Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 15


Ngày công lao động của các thành viên

Để cộng đồng tham gia nhiệt tình đảm bảo tính công bằng và hợp tác lâu dài giữa các bên cần có định mức ngày công làm việc của các tổ dịch vụ, định mức này có thể điều chỉnh cao hơn hoặc thấp hơn một chút tùy theo thu nhập từ mỗi đoàn khách và phải được sự thống nhất của tất cả các tổ dịch vụ và ban quản lý.

- Các thành viên tham gia biểu diễn văn nghệ được hưởng 40.000 đồng cho mỗi xuất diễn.

- Các thành viên phục vụ nấu ăn được hưởng 50.000 đồng một người nếu nấu cho 1 bữa ăn chính và 15.000 đồng nếu nấu cho bữa ăn sáng.

- Các thành viên tổ phục vụ đón tiếp và nghỉ qua đêm tại nhà sàn được hưởng 80.00đồng/ngày làm việc

- Các hướng dẫn viên đưa khách đi tham quan suối, rừng thác được hưởng

100.000 đồng cho mỗi chuyến đi

- Các hướng dẫn viên đưa khách đi tham quan thôn bản được hưởng 50.000 đồng cho mỗi chuyến tham quan.

- Các hộ gia đình làm nghề dệt vải, đan lát và làm vườn có nhận khách tham quan tại nhà được hưởng 20.000 đồng cho mỗi đoàn tham quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

- Thành viên các tổ thủ công mỹ nghệ không được trả công mà chỉ được hưởng lợi khi bán được sản phẩm cho khách

Xây dựng cơ chế luân phiên

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 15

Ban quản lý du lịch bàn họp với dân để xây dựng cơ chế luân phiên tham gia cũng như phục vụ khách để lợi ích kinh tế được phân phối công bằng và rộng rãi trong cộng đồng.

Xây dựng quỹ phát triển cộng đồng

Nguồn thu:

- Đóng góp của các hộ dân cung cấp dịch vụ homestay và những người tham gia phục vụ du lịch với mức 15% doanh thu mỗi lần phục vụ khách

- Ủng hộ tự nguyện của khách du lịch và công ty du lịch bằng tiền hoặc hiện vật.

- Hỗ trợ của nhà nước.

- Các hộ tham gia làm du lịch sẽ trích phần trăm theo quy định vào quỹ phát triển du lịch cộng đồng.

Danh mục chi:


- Phụ cấp cho Ban quản lý

- Chi dọn vệ sinh môi trường và bảo dưỡng các tiện nghi chung của bản như đường xá, nhà vệ sinh chung tại nhà văn hóa bản…

- Ủng hộ các gia đình nghèo khi có việc khẩn cấp như đám tang, bệnh nặng hoặc bị thiệt hại do thiên tai.

- Khen thưởng cho những người có công, có những sáng kiến hay, việc làm tốt cho phát triển du lịch tại đây

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

- Kiến nghị Chính phủ và bộ kế hoạch và đầu tư tiếp tục cấp vốn quy hoạch các khu du lịch quốc gia trên địa bàn huyện, cần có kế hoạch quy hoạch chi tiết các khu, các điểm du lịch. Định hướng các loại hình du lịch văn hóa, tập trung phát triển các loại hình du lịch như: du lịch lễ hội (Đèo De- Phú Đình), du lịch làng nghề (Lam Vỹ, Điềm Mặc), du lịch sinh thái (suối Khuôn Tát)… và mở rộng hơn nữa nếu đã có.

- Kiến nghị Chính phủ và Bộ văn hóa Thể thao và du lịch ưu tiên vốn đầu tư để bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn huyện đặc biệt có kế hoạch đầu tư vốn cho các khu du lịch như khu sinh thái Khuôn Tát, hồ Bảo Linh để tăng thêm sự đa dạng sản phẩm du lịch.

- Tổng cục du lịch tập trung giúp đỡ du lịch huyện trong các công tác đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực chính là những người dân địa phương. Giúp huyện tuyên truyền, xúc tiến phát triển du lịch văn hóa, thu hút các nguồn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Các Bộ ngành ở Trung ương lồng ghép các chương trình các dự án có liên quan phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn huyện để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch văn hóa cho địa phương.

- Xúc tiến quảng bá du lịch tới du khách thông qua các sự kiện văn hóa, qua báo, truyền hình, đặc biệt sử dụng tối đa trang web điện tử của Đài truyền hình Thái Nguyên hoặc một số trang quảng cáo tiếp thị sản phẩm và dịch vụ du lịch trực tuyến…

- Tăng cường kiểm tra chất lượng các cán bộ, nhân viên, các dịch vụ ở các đơn vị, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Xây dựng quy chế, có quy định phạt thích đáng đối với các cơ quan không đủ tiêu chuẩn, xa thải hoặc có chương trình


đào tạo đào tạo thêm cho các cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, kĩ năng trong làm du lịch văn hóa.

- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trong ngành, mời những người có kiến thức vững vàng về nghiệp vụ du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng để dạy cho cán bộ công nhân viên cũng như khuyến khích người dân tham gia làm du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

3.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

- Lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, hàng năm dành một khoản kinh phí để đầu tư phát triển sản phẩm mới, tổ chức các cuộc thi nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch.

- Giáo dục toàn dân về nền du lịch bền vững, nền du lịch dựa vào văn hóa bản địa vốn có.

- Lập kế hoạch cụ thể và quản lý những thông tin về mục tiêu, ý nghĩa, trách nhiệm và quyền lợi của du lịch văn hóa. Thông tin đó cần được chuyển tải đến mọi thành viên của cộng đồng cư dân nơi làm du lịch văn hóa bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Trú trọng công tác giữ vững an ninh trật tự, đảm bảo an ninh cho cư dân địa phương cũng như du khách.

3.3.3. Kiến nghị đối với công ty lữ hành

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ, tuyên truyền quảng cáo hình ảnh du lịch văn hóa trên mọi phương tiện: đài, báo, tập gấp, mạng internet…

- Tạo ra nhiều tour du lịch văn hóa kết hợp với các loại hình du lịch khác, tạo ra sự khác biệt và tăng tính hấp dẫn của tour du lịch, thu hút khách du lịch đến với Định Hóa.

- Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ nhân viên của các đơn vị học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch.

- Cùng với huyện Định Hóa có các chính sách hỗ trợ các hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa, tham gia vận động cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt đông du lịch văn hóa


3.3.4. Kiến nghị đối với cộng đồng địa phương

- Bảo đảm an ninh và an toàn cho khách du lịch trong thời gian khách đến viếng thăm tại khu, điểm du lịch.

- Giá cả dịch vụ và hàng hóa hợp lý và thống nhất. Bán hàng đúng giá quy định, tuyệt đối không lừa khách du lịch và các công ty lữ hành.

- Không xin bất cứ thứ gì của khách ví dụ như tiền, bánh kẹo, vật dụng..

- Giữ mối quan hệ đúng mực, văn hóa với khách đến thăm thôn bản

- Giữ vệ sinh môi trường trong thôn và bảo quản tốt cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

- Không gây tổn hại đến cây cối và động vật ở trong khu vực

- Khuyến khích và giám sát các công ty lữ hành và khách du lịch thực hiện đúng nội quy du lịch văn hóa.

- Thông báo ngay cho Ban quản lý du lịch văn hóa của bản nếu công ty lữ hành hoặc du khách vi phạm nội quy.

- Tôn trọng và thực hiện đúng các nội quy do Ban quản lý đưa ra.

- Ăn mặc lịch sự đúng theo phong tục truyền thống khi có khách du lịch đến thăm thôn

- Tôn trọng sự riêng tư của khách khi nghỉ qua đêm.

- Sự tham gia của cộng đồng địa phương là vô cùng quan trọng, vì vậy cần có sự tham gia của số lượng lớn cộng đồng địa phương tham gia phát triển du lịch văn hóa, trên tình thần tự nguyện làm du lịch văn hóa.

3.3.5. Kiến nghị đối với khách du lịch

Điểm du lịch văn hóa đó có hấp dẫn hay không được thể hiện bằng số lượng du khách tơi tham quan tại đó, số lượng khách du lịch càng nhiều thì chứng tỏ điểm du lịch đó có độ hấp dẫn càng cao. Để du lịch văn hóa ở Định Hóa phát triển một cách bền vững, du khách nên:

- Ăn mặc lịch sự, áo quần nên phủ gối và vai; đồng thời tôn trọng văn hóa truyền thống và tập quán của các dân tộc

- Bảo vệ môi trường bằng cách không chặt cây, bẻ cành, không săn bắt động vật hoang dã.

- Không nên cho trẻ em kẹo và tiền bởi hành động này khuyến khích sự xin cho và ỷ lại.


- Nếu bạn muốn ủng hộ quà hoặc tiền cho địa phương hãy trao cho Ban quản lý hoặc bỏ vào thùng quỹ ủng hộ phát triển cộng đồng.

- Giúp cộng đồng giữ gìn thôn xóm sạch đẹp bằng cách không xả rác, vứt rác bừa bãi, phải vứt đúng nơi quy định

- Khách nam và khách nữ không ngủ chung khi qua đêm ở nhà dân bản, trừ trường hợp là vợ chồng.


Tiểu kết chương 3


Định Hóa là huyện có tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch văn hóa. Hoạt động du lịch văn hóa ở đây đang từng bước phát triển nhưng qua nghiên cứu thực trạng, chúng ta thấy vẫn còn nhiều tồn đọng trong phát triển du lịch văn hóa. Nhằm đưa hoạt động du lịch văn hóa trở nên phổ biến hơn và trở thành một trong những hoạt động kinh tế chủ lực tại huyện Định Hóa, chính quyền địa phương cần phải đầu tư phát triển hệ thống giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và di chuyển của khách du lịch. Bên cạnh đó, muốn du lịch văn hóa Định Hóa giữ chân được du khách ở lại dài ngày, huyện phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sản phẩm du lịch đa dạng, đội ngũ cán bộ quản lý làm việc phải có trách nhiệm, sáng tạo, luôn đưa ra các ý tưởng mới nhằm tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch văn hóa tại Định Hóa. Ngoài ra, du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa hiện nay chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa có sự quản lý thống nhất, từ các ban ngành lãnh đạo của huyện. Chính vì vậy huyện phải có sự liên kết chặt chẽ các ban ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư để cùng đưa ra chính sách, chiến lược lâu dài và hiệu quả nhất cho phát triển du lịch văn hóa của huyên.


KẾT LUẬN


Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có bề dày truyền thống lịch sử, cách mạng. Nơi đây có tới 128 di tích quốc gia và hàng trăm di tích cấp tỉnh/huyện. Ngoài ra, với sự cộng cư của 9 dân tộc anh em, đồng bào Định Hóa đang bảo lưu một khối lượng di sản văn hóa tộc người quý giá. Nó được xem là chìa khóa của các quốc gia trong nền văn minh nhân loại. Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc Định Hóa ấy đã trở thành nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch văn hóa nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội nói chung. Hiện nay giá trị văn hóa các dân tộc ngày nay càng được phát huy và tuyên truyền rộng rãi với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế góp phần vào việc nhận rõ chân dung văn hóa của ta cho nhân loại hiểu ta. Đặc biệt trong đó hoạt động du lịch là một việc rất quan trong “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc”. Tuy nhiên du lịch lại khác với các ngành kinh tế ở chỗ nó được khai thác trên giá trị văn hóa của các tộc người, bởi đây chính là nhân tố làm nên diện mạo văn hóa vùng miền tạo thành diện mạo văn hóa vật thể, phi vật thể.

Văn hóa tộc người được coi là tiềm năng, là nguồn tài nguyên để khai thác du lịch và ngược lại chính hoạt động du lịch đã có tác động mạnh mẽ đến nghiên cứu làm hồi sinh nhiều giá trị văn hóa giúp chúng ta có thể ngược dòng thời gian trở về với những phong tục tập quán truyền thống, văn hóa nếp sống sinh hoạt mà trải qua bao thăng trầm, bao biến thiên của lịch sử vẫn còn giữ được. Trên cơ sở ấy, cộng với đặc điểm quần cư của 9 tộc người ở Định Hóa mà nơi đây có một nền văn hóa vô cùng phong phú, với các phong tục tập quán, các lễ hội, và thói quen sinh hoạt đa dạng. Đây chính là một lợi thế tạo nên tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu vực này.

Thời gian qua, sự phát triển du lịch văn hóa của Định Hóa chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của huyện và quá trình phong tục còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu thiếu bền vững, thay đổi tiêu cực di sản văn hóa của đồng bào nơi đây, suy giảm nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vốn có. Những nguyên nhân khiến điều đó xảy ra là quy hoạch du lịch văn hóa của Định Hóa còn chưa đồng bộ, dù đã được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm nhưng nguồn vốn dành cho phát triển du lịch văn hóa còn thiếu.


Đặc biệt, cộng đồng địa phương còn chưa được nâng cao nhận thức đối với việc làm du lịch văn hóa dựa vào cộng đồng. Các chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch còn gặp nhiều khó khăn. Và hơn thế nữa, sản phẩm du lịch văn hóa của Định Hóa còn thiếu và yếu, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Hiện nay, dù đã có ý thức và một số hành động thiết thực để phát triển du lịch văn hóa dựa vào cộng đồng song sản phẩm du lịch ở đây vẫn chỉ tập trung vào các tour tham quan di tích lịch sử cách mạng. Làng Văn hóa Du lịch bản Quyên đã được đầu tư xây dựng nhưng vì hạn chế trong xúc tiến quảng bá và cộng thêm các lý do khác nên lượng khách đến đây không nhiều, doanh thu từ du lịch ít.

Bởi vậy, ngoài những tài nguyên du lịch văn hóa sẵn có, Định Hóa cần có những giải pháp đồng bộ và ráo riết để thực hiện hiệu quả việc đưa du lịch trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Đồng thời phải xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng, phong phú nhưng không kém phần đặc sắc, độc đáo. Không chỉ dựa vào quần thể di tích lịch sử cách mạng ATK mà Định Hóa còn phải chú trọng đến vấn đề bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của người Tày, người Nùng, người Dao, người Sán Chay… đang sinh sống trên địa bàn. Chính quyền, doanh nghiệp du lịch phải bắt tay với cộng đồng để hướng tới phát triển du lịch văn hóa bền vững. Các nhà chuyên môn cần nghiên cứu những phương án xúc tiến, quảng bá hình ảnh Định Hóa sao cho hiệu quả để thu hút khách du lịch đến đây ngày càng nhiều hơn. Và cần có sự liên kết phát triển với các điểm du lịch phụ cận, điểm du lịch cùng chuyên đề, điểm du lịch theo những tour/tuyến hợp lý để nâng cao chất lượng và sức hấp dẫn của du lịch văn hóa Định Hóa nói riêng và của du lịch Định Hóa nói chung.

Tuy còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại trong phát triển loại hình du lịch văn hóa huyện Định Hóa nhưng du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng đang không ngừng đóng góp vào sự phát triển của ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu nhập cho người dân. Chọn đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là tác giả muốn góp phần giải quyết các vấn đề trên trong phạm vi huyện Định Hóa nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung qua loại hình du lịch văn hóa.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn nhiều hạn chế, tuy nhiên tác giả đã cố gắng vận dụng những tư liệu của các ngành có liên quan, tham khảo thêm các ý


kiến của chuyên gia về du lịch học, văn hóa học, lịch sử học, các tổ chức du lịch có uy tín trong nước và trên thế giới để từng bước tiếp cận đề tài. Để giải quyết các vấn đề được đặt ra, luận văn lần lượt làm rõ các thuật ngữ cũng như cơ sở lý luận có liên quan đến du lịch văn hóa; nghiên cứu các kinh nghiệm làm du lịch văn hóa trong nước, đặc biệt là kinh nghiệm du lịch văn hóa của Điện Biên - một điểm đến có nhiều nét tương đồng về hệ thống di tích lịch sử với địa bàn mà luận văn đang nghiên cứu; trình bày một cách có hệ thống về tài nguyên du lịch phục vụ cho phát triển du lịch văn hóa của Định Hóa. Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu trình bày, phân tích thực trạng hoạt động du lịch văn hóa trên địa bàn huyện và rút ra nhận xét đánh giá. Đồng thời, dựa vào những căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế, luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa của huyện Định Hóa theo hướng bền vững nhằm vừa đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, lại vừa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí