Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch Văn Hóa Chăm Ở Khánh Hòa

tham dự của cư dân địa phương và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, những du khách thuộc lứa tuổi về hưu, trung niên, khách có thu nhập và trình độ văn hóa ở dạng trung bình,… cũng là những thị trường khách du lịch thường quan tâm, yêu thích loại hình du lịch văn hóa. Tiếp cận được vấn đề thị trường và khách du lịch tìm hiểu văn hóa, tham dự lễ hội … nhằm tạo cơ sở lý luận vững chắc trong đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch văn hóa của người Chăm ở Khánh Hòa.

Sản phẩm du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa

Theo từ điển tiếng Việt, “sản phẩm do lao động của con người tạo ra”. Theo lý thuyết marketing, “Sản phẩm (product) là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, địa điểm, tổ chức và ý tưởng”. Theo Khoản 5 Điều 3, Luật Du lịch (2017), “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.

Còn có nhiều quan điểm về sản phẩm du lịch, nhưng có thể xem xét 3 quan điểm cơ bản sau:

Theo quan điểm: Người ta xem xét mối quan hệ giữa các cơ sở cung ứng sản phẩm cho khách du lịch trong quá trình đi du lịch.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), liên quan đến hoạt động du lịch có 70 dịch vụ trực tiếp và trên 70 dịch vụ gián tiếp. Thông thường, khi đi du lịch, khách sẽ sử dụng những sản phẩm dịch vụ cơ bản do các cơ sở kinh doanh cung ứng.

Có thể thấy rằng: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại dịch vụ và hàng hóa hợp thành với mục đích cơ bản là thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch trong quá trình đi du lịch”.

Vậy, có thể hiểu sản phẩm du lịch là những cái nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cho du khách, được tạo nên bởi yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một vùng, một cơ sở nào đó. Sản phẩm du lịch bao gồm 2 thành phần quan trọng là tài nguyên du lịch và các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Do đó, sản phẩm du lịch vừa mang tính hữu hình vừa mang tính vô hình. Sản phẩm du lịch văn hóa là sự

kết hợp giữa hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý các giá trị văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu về văn hóa của du khách.

Sản phẩm du lịch đặc thù được xác định trên cơ sở phân tích những lợi thế, sự khác biệt, nổi bật mang tính đặc trưng về tài nguyên du lịch của tỉnh Khánh Hòa so với các tỉnh vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Trong đó, di sản văn hóa Chăm là một bảo tàng sống động, là nơi lưu trữ những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hóa văn nghệ thuật,… Tất cả sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Chăm. Đây cũng là điểm nhấn, tạo sự khác biệt, độc đáo giữa du lịch tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa sẽ giải quyết được vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho tỉnh, không trùng lắp với sản phẩm du lịch của các tỉnh khác. Chính vì thế, sản phẩm du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa mới được khai thác một cách hiệu quả. Sản phẩm du lịch văn hóa là một trong những sản phẩm du lịch quan trọng tạo sức hấp dẫn du khách đến với điểm đến Khánh Hòa. Nếu được quy hoạch và phát triển theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn văn hóa Chăm thì Khánh Hòa trở nên hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế.

1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa

Co sở vạ t chất kĩ thuạ t trong tiếng Anh được gọi là Material and Technical facilities. Co sở vạ t chất kĩ thuạ t trong du lịch đu ợc hiểu là phu o ng tiẹ n vạ t chất kĩ thuạ t đu ợc huy đọ ng tham gia vào viẹ c khai thác các tài nguye n du lịch nhằm tạo ra và thực hiẹ n các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ.

Theo cách hiểu này, co sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cả co sở vạ t chất kĩ thuạ t thuọ c bản tha n ngành du lịch và co sở vạ t chất kĩ thuạ t của các ngành khác cũng nhu của cả nền kinh tế quốc da n tham gia vào viẹ c khai thác tiềm năng du lịch

nhu hẹ thống đu ờng sá, cầu cống, bu chính viễn thông, điẹ n nu ớc...

Những yếu tố này đu ợc gọi chung là yếu tố thuọ c co sở hạ tầng xã họ i. Co sở hạ tầng xã hội đuợc xem là những yếu tố đảm bảo điều kiẹ n chung cho viẹ c phát triển du lịch. Điều này cũng khẳng định mối lie n hẹ mạ t thiết giữa du lịch với các

ngành khác trong mối lie n hẹ ngành (Nguồn: Giáo trình bồi du ng Nghiệp vụ cho

Thuyết minh viên Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch).

Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa cần đảm bảo sự hợp lý, tối ưu trong đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng du lịch, nhưng ngoài thông lệ quốc tế, còn phải có phần đặc thù của nó. Theo các tuyến, điểm du lịch đã được quy hoạch chi tiết, phải từng bước xây dựng hệ thống đường xá, phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú: khách sạn, nhà hàng, nơi mua sắm; phương tiện thông tin liên lạc...theo tiêu chuẩn quốc tế, càng hiện đại, càng thuận lợi càng dễ thu hút khách. Tuy nhiên, bên cạnh phần thông lệ quốc tế, trong du lịch còn có những phần cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc hấp dẫn du khách. Ví như tại các danh thắng, các khu cảnh quan phải giữ được con đường gập ghềnh uốn khúc qua các sườn núi, ven sông, lên các hang động, chùa chiền mới là du lịch. Không thể hoặc nhất quyết không được bê tông hoá/gạch hoá/đá hoá hoàn toàn những con đường quanh co, uốn lượn, đó là “phần hồn” của điểm du lịch. Đánh mất phần hồn ấy, giá trị của du lịch sẽ bị giảm sút và chất lượng du lịch cũng sẽ bị suy giảm. Hay trong điểm du lịch là các ngôi làng, đô thị cổ, khi quy hoạch, xây dựng phải đảm bảo không làm tổn hại đến không gian, bảo tồn những con đường cổ, nhà cổ, cây cầu cổ, chợ, nơi sinh hoạt của cộng đồng cư dân thì điểm này mới khẳng định được những giá trị đặc sắc, riêng có của nó một cách đầy đủ. Kể cả trong trang thiết bị khách sạn, nhà hàng cũng vậy, ngoài phần quốc tế, phải tăng tỷ lệ cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng mang phong cách riêng như tạo dáng kiến trúc, trang trí nội thất, hoa văn trang trí, các vật dụng... làm từ các đồ thủ công truyền thống như thêu ren, lụa, gốm, đá, cói...

1.2.4. Nhân lực phục vụ du lịch văn hóa

Vấn đề nhân lực trong du lịch văn hóa là nội dung cơ bản của việc tổ chức, thực hiện hoạt động du lịch văn hóa. Trong đó, có hai nội dung cơ bản là tổ chức bộ máy, nhân sự, phân công nhiệm vụ điều hành các hoạt động du lịch văn hóa và công tác bảo tồn các giá trị văn hóa. Tính văn hoá còn được biểu hiện bởi thái độ ứng xử, hiểu biết rộng, thói quen chính xác khoa học của người môi giới du lịch nhất là ngư- ời thiết kế sản phẩm và đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch - người trực tiếp đi cùng với khách du lịch.

Ngoài ra, chính quyền địa phương cần xác định vai trò quan trọng của chủ thể văn hóa; đó chính là cư dân địa phương. Để hoạt động du lịch văn hóa thực sự trở thành một hoạt động mang ý nghĩa văn hóa và phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cứ thuộc vùng văn hóa Chăm thì cần phải đào tạo, phát triển được nguồn nhân lực phục vụ du lịch văn hóa là người dân địa phương, người thuộc cộng đồng dân tộc Chăm.

1.2.5. Xúc tiến du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa

Theo Điều 3 Luật du lịch Việt Nam 2017, Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch

Du lịch văn hóa là một hoạt động mang tính tổng hợp cao, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi có sự tham gia của nhiều lĩnh vực kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục,… Trong đó, hoạt động xúc tiến du lịch góp phần quan trọng nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan du lịch ở Khánh Hòa.

Trong từ điển Việt – Việt, quảng cáo được giải thích là “sự trình bày, giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng”. Theo tài liệu “Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch” của Trịnh Xuân Dũng, quảng cáo du lịch là một bộ phận của tuyên truyền du lịch, bản chất của quảng cáo du lịch là tổng hợp các biện pháp sử dụng để phổ biến những tài nguyên du lịch, các cơ sở dịch vụ, các điều kiện đi du lịch cho nhân dân trong nước và người nước ngoài nhằm mục đích thu hút khách du lịch, phát triển du lịch của đất nước và phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh du lịch. [15, tr.13]

Hiện nay, đối với du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, các phương tiện thường được sử dụng để quảng cáo bao gồm: báo, đài, internet, phim ảnh, ấn phẩm bằng băng hình, đĩa hình, các tạp chí chuyên nghành, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng… hay các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.

1.2.6. Quản lý du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa

Theo từ điển bách khoa Việt Nam, quản lý là chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau, đảm bảo thực hiện những chương trình

và mục tiêu của hệ thống đó… Do tính chất lao động của con người, quản lý tồn tại trong mọi xã hội, ở bất kì lĩnh vực nào và trong bất cứ giai đoạn phát triển nào. Quản lý là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển của các đối tượng khác nhau, quy luật tự nhiên và quy luật xã hội, đồng thời, quản lý còn là một nghệ thuật, đòi hỏi nhiều kiến thức xã hội, tự nhiên hay kỹ thuật… Những hình thức quản lý có ý thức luôn gắn liền với hoạt động có mục tiêu, có kế hoạch, và được thực hiện qua những thể chế xã hội đặc biệt. [7, tr.580]

Dựa vào khái niệm trên để nghiên cứu vấn đề tổ chức, quản lý du lịch văn hóa. Điều này thể hiện rõ hai nhiệm vụ chính của quản lý du lịch văn hóa: một là việc xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến du lịch văn hóa; hai là tham gia tổ chức điều hành văn hóa theo một quy trình đã định trước.

Người quản lý hoạt động du lịch văn hóa phải nắm vững các giá trị văn hóa.

Phát huy các giá trị văn hóa Chăm trong du lịch đồng chú trọng công tác bảo tồn.


Tiểu kết chương 1

Những khái niệm về văn hóa,di sản văn hóa, du lịch, các lĩnh vực nghiên cứu của du lịch văn hóa, những bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước, đã tạo nền tảng cho việc nghiên cứu phát triển du lịch di văn hóa Chăm ở Khánh Hòa. Đồng thời, cũng đặt ra vấn đề: làm sao khai thác và phát triển hiệu quả các di sản văn hóa Chăm ở Khánh Hòa trong hoạt động du lịch. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa và việc nghiên cứu du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa nhằm góp một phần nhỏ vào cơ sở lý luận về du lịch văn hóa.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

DU LỊCH VĂN HÓA CHĂM Ở KHÁNH HÕA

2.1. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa

2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa ở về phía khu vực duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam, phía Bắc tỉnh Phú Yên, phía Tây tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông.

Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh độ Đông.

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển dài và đẹp nhất Việt Nam, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh.

Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh, người ta phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì.

Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60 m. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dải Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng.

Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển. Chẳng những thế, địa hình rừng núi của tỉnh không thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa, nên nhìn chung Khánh Hòa không phải là nơi thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp, địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền. Các nhánh núi Trường Sơn đâm ra biển trong quá khứ địa chất như dãy Phước Hà Sơn, núi Hòn Khô, dãy Hoàng Ngưu không chỉ dừng lại ở bờ biển để tạo thành các mũi Hòn Thị, mũi Khe Gà (Con Rùa), mũi Đông Ba... mà còn tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã bị nước biển phủ kín. Vì vậy, dưới đáy biển phần thềm lục địa cũng có những dãy núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các hòn đảo như hòn Tre, hòn Miếu, hòn Mun ... Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa nằm ở phía nam biển Đông, cách Cam Ranh 250 hải lý (khoảng 450km).

Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5-7 km có một cửa sông.

Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và riônit, đaxit có nguồn gốc mắc-ma xâm nhập hoặc phún xuất kiểu mới. Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông-Nam của địa khối cổ Kom Tum, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. So với các tỉnh, thành phía Bắc khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26.7°C.

Bảng 1. Bảng phân bổ nhiệt độ trung bình trong năm ở khánh hòa


Nhiệt độ trung bình/tháng


Một


Hai


Ba



Năm


Sáu


Bảy


Tám


Chín


Mười

Mười một

Mười hai

Cao nhất (°C)

27

28

29

31

32

32

32

32

32

30

28

27

Thấp nhất (°C)

22

22

23

25

26

26

26

26

25

24

24

22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa - 6


Lượng mưa (cm)


2.4


0.56


2.07


1.98


5.08


3.48


2.62


3.23


13.38


25.43


25.12


12.2

Nguồn: MSN Weather “Monthly Averages for Nha Trang, VNM

2.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội tỉnh

- Điều kiện lịch sử

Các cứ tư liệu khảo cổ học đã khẳng định ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh sống ở đây. Ở Hòn Tre trong vịnh Nha Trang từ đầu thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của một nền nông nghiệp dùng cuốc. Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào tháng 2 năm 1979 trong địa bàn cư trú của tộc người Raglai, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên. Sang thời đại đồ sắt, các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa có niên đại khoảng gần 4000 năm và phát triển sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh. Nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có nhiều di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này như: Diên Sơn (huyện Diên Khánh), Bình Tân, Hòn Tre (Thành phố Nha Trang), Ninh Thân (huyện Ninh Hòa).

Khánh Hòa ngày nay là phần đất của nước Tây Đồ Di thuở trước, sau bị nước Chiêm Thành thôn tính và đổi làm xứ Kauthara. Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau, một trong hai bộ tộc lớn của người Chăm Pa thời bấy giờ, đã thành lập nên một tiểu quốc và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm, hay còn gọi là Panrãn hay Panduranga. Tiểu quốc này gồm hai xứ là Panduranga (khu vực ngày nay là Phan Rang, Phan Thiết) và Kauthara (khu vực Khánh Hòa ngày nay). Đối địch với Tiểu quốc Nam Chăm là Tiểu quốc Bắc Chăm ở khu vực thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay. Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa được thành lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm. Đến thế kỷ thứ 8, dưới sự ra đời của vương triều Panduranga (Hoàn Vương Quốc), vùng Kauthara phát triển đến mức cực thịnh chỉ sau kinh đô với những khu đền tháp to lớn và linh thiêng mà tiêu biểu là ngôi đền thánh Ponagar thờ vị nữ thần mẹ xứ sở Yang Pô Y Na Gar.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí