Trọng số của giải pháp bậc 1 | Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 2 | Giải pháp cụ thể (bậc 2) | Trọng số của giải pháp bậc 2 | Hệ số CR bậc 2 | Thứ tự ưu tiên của giải pháp bậc 2 | |
GP2.3. Bổ sung thông tin các loài quý hiếm dựa vào nguồn điều tra ĐDSH. | 0.14 | 3 | ||||
GP2.4. Phát triển các khu nhân nuôi cứu hộ động vật, vừa bảo tồn loài cùng với phát triển du lịch | 0.52 | 1 | ||||
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động DLST (GP3) | 0.44 | 1 | GP3.1. Nâng cao nhận thức về DLST cho cộng đồng | 0.38 | 6.63% | 1 |
GP3.2. Xây dựng cơ chế phối hợp rõ ràng giữa VQG - doanh nghiệp - người dân. | 0.1 | 4 | ||||
GP3.3. Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng làm du lịch | 0.29 | 2 | ||||
GP3.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách | 0.23 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Thức Của Cộng Đồng Về Các Lợi Ích Của Dlst
- Thái Độ Của Cộng Đồng Đối Với Phát Triển Dlst
- Xác Định Các Giải Pháp Thúc Đẩy Hoạt Động Dlst
- Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng - 24
- Bảng Thống Kê Lượng Khách Du Lịch Đến Vqg Cát Bà
- Bảng Kết Quả Phân Tích Thống Kê Biến Độc Lập T-Test
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Trọng số của giải pháp bậc 1 | Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 2 | Giải pháp cụ thể (bậc 2) | Trọng số của giải pháp bậc 2 | Hệ số CR bậc 2 | Thứ tự ưu tiên của giải pháp bậc 2 | |
và vốn đầu tư cho người dân | ||||||
Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch (GP4) | 0.23 | 2 | GP4.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du dịch trong các cấp, các ngành và nhân dân. | 0.2 | 4.3% | 2 |
GP4.2. Tạo lập hình ảnh, giới thiệu tiềm năng du lịch đến cả nước và thế giới, thu hút đầu tư. | 0.1 | 4 | ||||
GP4.3. Xác định các thị trường trọng điểm, nghiên cứu thị yếu khách hàng. | 0.13 | 3 | ||||
GP4.4. Tuyên truyền, quảng bá dựa vào các ứng dụng thông tin hiện đại, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng. | 0.57 | 1 |
Trọng số của giải pháp bậc 1 | Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 2 | Giải pháp cụ thể (bậc 2) | Trọng số của giải pháp bậc 2 | Hệ số CR bậc 2 | Thứ tự ưu tiên của giải pháp bậc 2 | |
Đào tạo nguồn nhân lực (GP5) | 0.07 | 5 | GP5.1. Bổ sung số lượng nguồn nhân lực | 0.08 | 6.5%% | 4 |
GP5.2. Đào tạo cán bộ chuyên phục vụ trong ngành DLST | 0.17 | 3 | ||||
GP5.3. Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ về chuyên môn, Đ DSH, văn hóa địa phương. | 0.56 | 1 | ||||
GP5.4. Ổn định thu nhập, cuộc sống cho cán bộ nhân viên, tạo động lực, yên tâm cống hiến, công tác trong ngành. | 019 | 2 | ||||
Hệ số CR (%) | 7.7% |
Từ kết quả cho thấy hệ số CR của các cặp ma trận quyết định bậc 1 và bậc 2 của các nhóm giải pháp đều nhỏ hơn 10% (Phụ lục 5) nên thoả mãn điều kiện đặt ra.
* Nhóm giải pháp bậc 1: Từ kết quả tính được tại Bảng I và bảng II- Phụ lục 5 cho thấy, trong tổng số 5 nhóm giải pháp đặt ra, giải pháp số 3, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động DLST (GP3) có trọng số cao nhất chiếm 44% trong tổng số. Ở vị trí thứ 2 là nhóm giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch (GP4) chiếm 23% trong tổng số 5 nhóm giải pháp. Vị trí thứ 3 là nhóm giải pháp về quy hoạch tổng thể vùng tiềm năng phát triển DLST (GP1) chiếm 16%. Tiếp ngay sau đó vị trí thứ 4 là nhóm giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù (GP2) chiếm 10%. Cuối cùng, là nhóm giải pháp về công tác đào tạo nguồn nhân lực (GP5), chỉ chiếm 7%.
* Nhóm giải pháp bậc 2 :
- Nhóm giải pháp 1 (GP1): Từ kết quả ở phụ lục 5 (bảng III và bảng IV), ta thấy trong nhóm giải pháp 1 được phân ra làm 3 giải pháp nhỏ, kết quả tính trọng số các giải pháp cho ra GP1.1 quy hoạch tổng thể, chỉ rõ phân vùng cho hoạt động DLST là giải pháp ưu tiên hàng đầu chiếm 65%. Hai giải pháp theo sau có tỷ lệ nhỏ hơn nhiều, thứ 2 là giải pháp về phân vùng tiềm năng du lịch đang khai thác và chưa khai thác (19%) và cuối cùng là giải pháp về xây dựng bản đồ khu vực tiến hành hoạt động DLST (16%).
- Nhóm giải pháp 2 (GP2): Kết quả xác định mức độ ưu tiên của 4 giải pháp thuộc nhóm giải pháp 2 được tính ở phụ lục 5 (bảng V và bảng VI). Kết quả cho rằng GP2.4 phát triển các khu nhân nuôi cứu hộ động vật, vừa bảo tồn loài cùng với phát triển du lịch được đánh giá là cần thiết nhất, với trọng số chiếm 54%. Thứ 2 là giải pháp 2.1 xây dựng tuyến, điểm xem động vật hoang dã ban ngày và ban đêm, chiếm 22%. VQG Cát Bà đang thực sự thiếu hoạt
động này trong việc phát triển du lịch, trong khi cơ sở để thực hiện lại rất lớn. Thứ 3 là giải pháp bổ sung thông tin các loài quý hiếm dựa vào nguồn điều tra đa dạng sinh học (14%). Xếp cuối cùng trong 4 giải pháp là mở rộng quy mô khai thác các sản phẩm du lịch địa phương chỉ chiếm 12%.
- Nhóm giải pháp 3 (GP3): Kết quả xác định mức độ ưu tiên của 4 giải pháp thuộc nhóm giải pháp 3 được tính ở phụ lục 5 (bảng VII và bảng VIII). Từ cột trọng số của Phụ lục 5 (bảng VII) thấy rằng, đối với nhóm giải pháp 3 thì giải pháp 3.1 nâng cao nhận thức về DLST cho cộng đồng được cho là cần ưu tiên nhất với tỷ lệ chiếm 38%. Thứ 2 là giải pháp 3.3 tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng làm du lịch chiếm 29%. Tiếp sau, là giải pháp 3.4 giải pháp về cơ chế, chính sách và vốn đầu tư cho người dân chiếm 23%. Mức ưu tiên thấp nhất là giải pháp 3.2 xây dựng cơ chế phối hợp rõ ràng giữa VQG – doanh nghiệp – người dân (10%).
- Nhóm giải pháp 4 (GP4) : Kết quả xác định mức độ ưu tiên của 4 giải pháp thuộc nhóm giải pháp 4 được tính ở phụ lục 5 (bảng IX và bảng X). Trong đó, giải pháp tuyên truyền, quảng bá dựa vào các ứng dụng thông tin hiện đại, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng (GP4.4.) được cho là quan trọng nhất trong 4 giải pháp, chiếm tới 57%, hơn một nửa. Ở vị trí thứ 2 về mức độ ưu tiên là giải pháp 4.1 tuyên truyền nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du dịch trong các cấp, các ngành và nhân dân, với 20%. Mức ưu tiên thứ 3, giải pháp 4.3 xác định các thị trường trọng điểm, nghiên cứu thị yếu khách hàng (13%). Xếp vị trí cuối cùng là giải pháp 4.2 tạo lập hình ảnh, giới thiệu tiềm năng du lịch đến cả nước và thế giới, thu hút đầu tư chỉ chiếm 10%, trên tổng số 4 giải pháp.
- Nhóm giải pháp 5 (GP5) : Kết quả xác định mức độ ưu tiên của 4 giải pháp thuộc nhóm giải pháp 5 được tính ở phụ lục 5 (bảng XI và bảng XII) Trong đó, giải pháp 5.3 thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức
cho cán bộ về chuyên môn, đa dạng sinh học, văn hóa địa phương, đang chiếm mức độ ưu tiên áp đảo với 56%. Vị trí số 2 là giải pháp 5.4 ổn định thu nhập, cuộc sống cho cán bộ nhân viên, tạo động lực, yên tâm cống hiến, công tác trong ngành, chiếm tỷ lệ 19%. Giải pháp 5.2 đào tạo cán bộ chuyên phục vụ trong ngành DLST, có tỷ lệ không thấp hơn nhiều so với GP5.4 chiếm 17%. Mức ưu tiên thấp nhất thuộc về giải pháp 5.1 bổ sung số lượng nguồn nhân lực, chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 8% trên tổng số.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận
Nghiên cứu phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH rất ít được thực hiện ở trong các VQG, KBT ở Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho các nhà làm chính sách và quản lý trong việc xây dựng chiến lược phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Bà thông qua việc đánh giá thực trạng và tiềm năng DLST cũng như sự tham gia, thái độ và nhân thức của cộng đồng đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH.
Về thực trạng phát triển DLST tại VQG Cát Bà, kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động DLST tại VQG Cát Bà đã được tổ chức khá bài bản và tiềm năng DLST của VQG đã phần nào được khai thác. Cụ thể, VQG đã thành lập Trung tâm DLST, xây dựng khai thác các 16 tuyến điểm du lịch trên rừng và trên biển và cơ sở hạ tầng phục vụ DLST cũng đã được trú trọng cải thiện. Các tuyến điểm DLST tại VQG Cát Bà đã thu hút một lượng lớn khách du lịch nội địa và quốc tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2010 đến 2018 đạt 32,6 %. Kết quả đánh giá về hiện trạng của đề tài cung cấp một bức tranh tổng thể về hoạt động DLST tại VQG Cát Bà và là cơ sở để đề xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững tại VQG Cát Bà.
Về hiện trạng ĐDSH, kết quả nghiên cứu khẳng định VQG Cát Bà có ưu đãi rất lớn về tài nguyên ĐDSH và rất nhiều loài là tiềm năng cho phát triển các hoạt động DLST về cả hệ thực vật và hệ động vật rừng. Đặc biệt VQG đang sở hữu các loài động thực vật quí hiếm và độc đáo của đảo như loài Voọc cát bà, Thạch sùng mí cát bà, Sơn Dương, Cao cát bụng trắng và rất nhiều loài chim nước ở khu vực rừng ngập mặn. Đây là các yếu tố tiềm năng cho phát triển DLST mà VQG vẫn chưa khai thác.
Về đánh giá vùng tiềm năng cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà, dựa trên tích hợp công cụ GIS và phân tích thứ bậc AHP đề tài đã xác định phần lớn diện tích 9676,04 ha (55,7%) của VQG là thích hợp với phát triển DLST.
Tiếp đến là các vùng ít thích hợp chiếm 7.242,90 ha (41,7%). Diện tích rất thích hợp chỉ chiếm 444,02 ha (2,6%). Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà quản lý ra các quyết định trong việc quy hoạch phát triển DLST tại VQG Cát Bà. Đây là lần đầu tiên việc đánh giá vùng tiềm năng DLST dựa trên sự kết hợp các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, con người, cơ sở hạ tầng kết hợp với các công cụ GIS và AHP.
Về mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt động DLST cũng như thái độ và nhận thức của họ đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của DLST chủ yếu là tham gia thụ động. Tức là sự tham gia mới ở mức tham gia vào quá trình thực hiện các hoạt động mà chưa tham gia và quá trình ra quyết định. Cộng đồng có thái độ ủng hộ đối với các hoạt động DLST là khác nhau, người có trình độ học vấn cao, những người có độ tuổi < 45, nam giới nằm trong, nhóm những người có công việc ổn định có thái độ ủng hộ phát triển DLST cao hơn. Việc tham gia vào các hoạt động DLST giúp người dân địa phương có cơ hội việc làm, tăng thu nhập và đặc biệt thay đổi nhận thức về phương thức sử dụng tài nguyên rừng. Đây là kết quả đánh giá rất quan trọng vì sự tham gia cộng đồng địa phương vào quá trình phát triển DLST là nhân tố quan trọng trong việc gắn phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH. Đây là một mảng đang còn thiếu trong phát triển DLST tại VQG Cát Bà.
Về đề xuất các giải pháp phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH, kết quả xác định các giải pháp ưu tiên dựa trên phương pháp phân tích thứ bậc AHP cho thấy VQG Cát Bà trong tổng số 5 nhóm giải pháp đặt ra, giải pháp số 3, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động DLST (GP3) có trọng số cao nhất chiếm 44% trong tổng số. Ở vị trí thứ 2 là nhóm giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch (GP4) chiếm 23% trong tổng số 5 nhóm giải pháp. Vị trí thứ 3 là nhóm giải pháp về quy hoạch tổng thể vùng tiềm năng phát triển DLST (GP1) chiếm 16%. Tiếp ngay sau đó vị trí thứ 4 là nhóm giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch đặc