Thực Trạng Một Số Lễ Hội Tiêu Biểu Ở Thành Phố Huế


Những lễ hội hiện không còn tồn tại là những lễ hội mắt tính thời sự hoặc do có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại nên không được tổ chức như thời kỳ nông nghiệp lạc hậu, hoặc do có sự thay đổi trong nếp sống, tư tưởng và do các phương tiện giải trí ngày càng phong phú đa dạng. Đó là những lễ hội theo mùa vụ như hội mùa xuân (hát sắc bùa), hội mùa thu (hát múa tập chèo).

Các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được đông đảo mọi người hưởng ứng tham dự và đây là các lễ hội cần được nghiên cứu để tạo nên sản phẩm du lịch lễ hội hấp dẫn.

Các sinh hoạt văn nghệ thể thao trong các lễ hội truyền thống không phải là sinh hoạt văn nghệ thuần túy, mà biểu hiện những tín ngưỡng gắn liền với lễ hội mang tính chất địa phương một cách rõ nét, tưởng niệm tổ nghề như đua trải gắn liền với tục cầu mưa thuận gió hòa. Đấu vật làng Sình là lễ tục nhằm tưởng nhớ công của vị tổ vật võ, đề cao tinh thần thượng võ. Hoạt động làm trò, bủa lưới trong lễ cầu Ngư ở làng Thái Dương Hạ để tưởng nhớ vị khai canh ra làng và truyền nghề cho địa phương. Các trò diễn được tổ chức có mục đích làm sống lại các sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Những lễ hội tưởng nhớ vị khai canh làng hay kỷ niệm một sự kiện lịch sử ở Huế và vùng phụ cận đầm phá ven biển không nặng tính chất thần bí, siêu nhiên mà gần gũi với sinh hoạt đời thường của người dân.

Trong các lễ hội truyền thống ở Huế và vùng phụ cận đầm phá ven biển, ảnh hưởng của nghi lễ cung đình rất rõ nét. Sự tổ chức cúng bái, cách thể hiện nghi thức buổi lễ một cách trang trọng. Nghi lễ truyền thống không chỉ là dấu ấn văn hóa dân gian mà còn chịu sự tác động của nghi thức xuất phát từ nghi lễ cung đình Huế.


2.2.3. Thực trạng một số lễ hội tiêu biểu ở thành phố Huế

2.2.3.1. Lễ hội truyền thống dân gian

Nguồn gốc của lễ hội truyền thống dân gian phản ánh bề dày của lịch sử văn hóa của một cộng đồng địa phương “Lễ hội truyền thống văn hóa dân gian là nét sinh hoạt văn hóa của quần chúng, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, vốn đã có truyền thống lâu đời mà ngày nay chúng ta vẫn còn lưu giũ nhũng nét cơ bản nhất, thục sự đã trở thành lẽ hội cổ truyền hàng năm trên mọi miền đất nước

Như vậy lễ hội truyền thống dân gian là một hình thức sinh hoạt cần được đầu tư quan tâm tạo điều kiện phát triển để góp phần giữ gìn những tinh hoa bản sắc văn hóa dân gian của cộng đồng địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Lễ hội truyền thống dân gian Thừa Thiên Huế có nhiều đặc điểm để hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Quan sát một số lễ hội truyền thống dân gian được tổ chức tại Thừa Thiên Huế, ta sẽ thấy được phần nào đời sống tinh thần của nhân dân xứ Huế. Những lễ hội ấy đã phản ánh một cách trung thực tâm tư và nguyện vọng của nhân dân trước những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc của tình hình chính trị văn hóa đang diễn ra trong nước và trên thế giới.

Lễ hội dân gian truyền thống được duy trì, phát triển từ nguồn gốc bề dày của một nền văn hóa đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa vùng. Về lâu dài cần khai thác một cách có bài bản, qui mô, tính chất của từng lễ hội để áp dụng một cách phù hợp vào từng chương trình du lịch cụ thể.

Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 8

Nét đặc sắc của văn hóa Huế là có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình. Đó chính là nét đặc trưng rất riêng của Huế tạo cho vùng đất này có được truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc “Thừa Thiên Huế có rất nhiều lễ hội dân gian. Đặc điểm của các lễ hội tại Huế là được tổ chức rất công phu bài bản và có thể xem đó là các sản phẩm du lịch văn hóa” [28 trang 16].


Các Lễ hội truyền thống dân gian thường được tổ chức tại các điểm du ngoạn tuyệt vời, nhất là ở các làng ngoại ô xung quanh Huế. Đến với các lễ hội là đến với các làng quê Việt Nam thanh bình, đến với một không gian mở của núi đồi sông biển. Đến với không khí lễ hội tưng bừng nghiêm trang với các hình thức tế lễ, diễu hành, nghênh thần, tống thần, các trò sinh hoạt hội hè, giao lưu…Nét văn hóa cung đình thể hiện rất rõ ở một số lễ hội cũng như văn hóa dân gian qua cách thức phục trang và hình thức cử hành nghi lễ.

Ngoài ra đến với các lễ hội, du khách còn thấy được sự đan xen văn hóa giữa người Việt Nam với người Chăm, người Trung Quốc…Du khách đến với lễ hội truyền thống dân gian là đến với bản sắc văn hóa của dân tộc. Hiểu được bề dày nét đẹp văn hóa của một vùng đất, đồng thời cảm nhận được một sản phẩm du lịch lôi cuốn, hấp dẫn.

Cũng như các vùng miền khác ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng của nên văn minh nông nghiệp lúa nước, các lễ hội chủ yếu diễn ra 3 tháng đầu của mùa xuân. Lễ hội chính là nơi mọi người giao lưu cộng cảm, thể hiện tính cộng đồng của cư dân nông nghiệp lúa nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn trọng tổ tiên của người Việt.

Lễ hội là hình thức sinh hoạt cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong một thời gian không gian xác định nhằm nhắc lại những sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại đồng thời là dịp để thể hiện hành động văn hóa của con người với tự nhiên, thần thánh và con người trong xã hội.

Thừa Thiên Huế từ xưa đến nay vốn là vùng đất có nét văn hóa đặc thù, phong phú đa dạng, cư dân Huế tuyệt đại đa số là nông dân có trình độ học thức khá cao. Mặt khác vùng đất này còn là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa Sa huỳnh, Chăm Pa. Đây còn là địa bàn cư trú của tộc người theo ngữ hệ Môn Khơ me,


56


người Việt cổ và có sự cộng cư của một bộ phận tộc người Hán cư trú. Do vậy Huế là nơi tập trung rất nhiều lễ hội truyền thống dân gian rất đáng được quan tâm và tìm hiểu.

Lễ hội truyền thống dân gian là hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng do nhân dân lao động tạo nên, nó mang đậm sắc thái của địa phương gắn với tập tục địa phương. Thông thường phần đầu luôn gắn với các hình thức nghi lễ gắn với các tập tục địa phương. Khi phần lễ kết thúc tiếp đến là phần hội với các trò chơi dân gian được bắt đầu. Có những trò chơi cho người lớn, những trò chơi cho trẻ con. Tất cả đều cuốn hút người tham gia lễ hội cùng hướng về ngày hội, tham gia sinh hoạt cộng đồng chung.

Nhìn chung các lễ hội được chia ra theo các thể loại:

- Lễ hội tưởng nhớ vị khai canh, Thành Hoàng, khai khẩn: Xuân tế (VD: lễ thu tế làng Dương nổ…)

- Lễ hội cầu ngư: Mong được mùa, làm ăn phát đạt, ra khơi thuận buồm xuôi gió. (VD: Lễ hội Cầu ngư ở làng Thái dương Thuận An)

- Lễ hội tưởng niệm vị tổ ngành nghề: Tổ ngành Ca nhạc - Tuồng, Tổ làng rèn, may….

- Lễ hội theo tục lệ địa phương như cầu an, vụ mùa: Hội đua ghe truyền thống, hội thả diều, hội rước các vị thần bảo trợ nghề…

- Lễ hội tín ngưỡng tôn giáo: Lễ hội Điện Hòn Chén, Lễ Phật đản...

- Lễ tưởng nhớ các danh nhân anh hùng liệt sỹ: Lễ tế Bà Trần Thị Đạo, Lễ hội Huyền Trân Công chúa, Kỷ niệm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh...

Để góp phần khai thác các hoạt động lễ hội và bảo tồn những lễ hội truyền thống dân gian, xin được khảo sát một số lễ hội tiêu biểu sau:

Lễ hội Điện Hòn Chén


57


- Đối tượng suy tôn: Thiên Y Ana Thánh mẫu

- Thời gian: Tháng hai (Xuân Tế), tháng ba (Thu tế). Thời gian diễn ra lễ hội thường kéo dài 3 ngày.

- Địa điểm: Trung tâm diễn ra tại Điện Hòn Chén trên núi Ngọc Trản và Đình làng Hải Cát thuộc huyện Hương Trà, Huế.

- Đặc điểm: Bao gồm lễ rước trên sông Hương, giữa Điện Hòn Chén và Đình làng Hải Cát cả đi và về.

Đây là lễ hội truyền thống dân gian ở Huế thuộc loại lễ hội tín ngưỡng tôn giáo với nhiều nghi thức hấp dẫn tạo nên một không khí sinh hoạt cộng đồng tôn giáo thiêng liêng.

Lễ hội Điện Hòn Chén được nhiều người biết đến và hàng năm thu hút du khách thập phương khá đông, không phải chỉ vì bản thân Điện Hòn Chén là một di tích kiến trúc nghệ thuật tôn giáo mà còn vì công trình kiến trúc này được người xưa lồng vào khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình của sông núi xứ Huế.

Sức hấp dần của lễ hội được thể hiện qua nhiều khía cạnh: Phục trang và hình thức cử hành nghi lễ chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống dân gian, văn hóa bản địa, văn hóa cung đình... Lễ hội thực sự là cuộc trình diễn hóa trang nổi bật sắc thái cung đình. Các con công, đệ tử của Mẫu phục trang khăn chầu áo ngự lọng lẫy cùng tham gia vào lễ tế diễn ra tại Minh Kính Đài.

Sau lễ tế tại Điện là đám rước Thánh Mẫu từ Huệ Nam Điện tới Đình làng Hải Cát. Đám rước được cử hành long trọng trên những chiếc thuyền ghép lại thành những chiếc bề lớn được người dân địa phương gọi là “Bằng”. Những chiếc “Bằng” cùng các thuyền rồng nối tiếp nhau trên đoạn sông Hương từ bến sông nơi Điện Hòn Chén về đến bến làng Hải Cát, sau đó đám rước với cờ xí,


lọng… đi bộ lên đình làng. Đám rước tiến hành vào ban đêm, đèn nến áng trưng, cờ xí sặc sỡ với đông đảo thiện nam tín nữ ăn mặc đủ màu sắc trên các chiếc ‘Bằng” phản chiếu xuống dòng song lấp lánh. Sau Khi đoàn thuyền khởi hành trước bến Huệ Nam Điện, các Bà Đồng con công đệ tử của Mẫu cũng bắt đầu lên Đồng ngay trên chiếc ‘Bằng” có bàn thờ Thánh Mẫu cho đến khi thuyền cập bến làng Hải Cát nơi đám rước được chuyển từ sông lên bờ.

Ở bến này, dân làng, khách hành hương đi theo đám rước cùng các thiện nam tín nữ trong làn hương khói tỏa bay, ánh đuốc đèn điện rực sáng cùng rước kiệu về đình làng. Đám rước sôi động tấp nập nhưng đầy vẻ tôn nghiêm.

Khi kiệu đã rước về đến nơi an vị, dân làng tiến hành làm lễ nghênh thần túc yết theo các nghi thức cổ truyền. Sau đó là các cuộc hát thờ, lên đồng hầu bóng diễn ra suốt đêm trên mặt sông, trước mặt đình làng. Sáng hôm sau là lễ tế chính tại Đình và chiều là lễ tống thần. Đám rước được long trọng trở về Điện Hòn Chén theo trật tự, không khí trang nghiêm trong màu sắc sặc sỡ.

Lễ hội Điện Hòn Chén được đánh giá là một lễ hội đầy màu sắc và tưng bừng đông đảo tín đồ vào bậc nhất tại Huế” [3 trang 167]

Hội vật Làng Sình - Phú Mậu, Phú Vang, Huế

- Đối tượng suy tôn: Ngài Khai canh

- Thời gian: Ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm

- Địa điểm: Đình làng Sình (Lại Ân)- Phú Mậu, huyện Phú vang, Huế.

- Đặc điểm: Làng Sình nằm ở Hạ lưu, bờ Nam sông Hương ngay ngã ba Sông Bồ và Sông Hương hợp lưu trước khi đổ ra biển. Lễ hội Vật làng Sình được tổ chức ngay ở Đình làng Lại ân sát bên sông theo tập tục từ xưa. Nó không chỉ là một hội vật võ thông thường mà còn là hình thức tranh tài thể lực, mang tính chất nghi thức tâm linh tín ngưỡng bản địa. Đó chính là sự tưởng niệm người quá cố


đã có công lao với làng, người khai canh. Dựa vào tập tục để lại, dân làng hàng năm tổ chức vật võ một cách đều đặn. Điều này cho thấy đây không phải là một cuộc thi đấu theo phong trào mà theo tục lệ đã trở thành sinh hoạt dân gian không thể thiếu của người dân địa phương. Họ quan niệm rằng nếu không tổ chức hội vật thì làng sẽ làm ăn trì trệ, không phát đạt và không cho động thổ.

Lễ tế ngài khai canh được cử hành vào ngày 10 tháng giêng lúc 2 giờ sáng. Sau khi kết thúc phần lễ mới dến phần vật võ. Trước khi vật có tục thả một khinh khí cầu được đan bằng nan tre phết giấy nhằm tôn vinh nghề làm khinh khí cầu đồng thời tạo nên sự bắt đầu cho phần hội sau khi đã gửi gắm ước nguyện của dân làng vào thế giới cao siêu.

Hội Vật không hạn chế số đô vật ở các làng xã tham dự. Do vậy đến ngày hội, đô vật ở các làng xã trong vùng kéo đến hội vật võ làng Sình để tranh tài, đoạt giải. Ngoài trai tráng trong vùng còn có hàng trăm ngàn người từ các huyện và thành phố cũng kéo về tham dự. Nguyên thủy “Đấu vật là trò chơi dân gian mang tính cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Gọi là Đấu vật bởi đây là trò chơi nhằm thể hiệ sức mạnh và tinh thần thượng võ của các đô vật. Trước đây trò chơi chỉ giới hạn trong một làng, một vùng. Nhưng nay, trò chơi đã được mở rộng ra phạm vi rộng lớn hơn, chẳng hạn có những cuộc thi mang tầm quốc gia và quốc tế”.

Buổi vật diễn ra: Thứ tự các cuộc tranh tài bắt đầu là lứa tuổi thiếu niên, thanh niên, trung niên. Sự tổ chức cũng theo thời gian mà thay đổi theo qui định của ban tổ chức.

Ngoài hình thức vật võ ở sân đình thì quang cảnh xung quanh sân Đình cũng rất nhộn nhịp với các sinh hoạt mang tính làng xã nông nghiệp, tính cộng đồng như: Đánh bài tứ sắc, múa lân, đá cầu, các sinh hoạt mua bán, chế biến các món ăn dân dã…


Hội vật làng Sình đã thể hiện được truyền thống thượng võ tốt đẹp của người dân kinh thành Huế. Đồng thời là một lễ hội mang ý nghĩa thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc.

Vì vậy Vật võ làng Sình được xem như là truyền thống thượng võ tốt đẹp của người dân Huế trong nhiều thế kỷ qua. Để lại trong lòng những ai đã một lần đến với ngày hội không thể quên để rồi:

Dù ai đi đó đi đây, Ngày mười hội vật nhớ quay về Sình”.

Duy trì Lễ hội làng Sình là duy trì được tinh thần thượng võ tốt đẹp, đầy đủ tính văn hóa, rất cần thiết để xây dựng xã hội văn minh hiện đại.

Lễ hội cầu ngư ở làng Thái Dương Hạ - Thuận An, Huế

Lễ hội cầu ngư do người dân làm nghề đánh cá sống thành làng chài dọc theo vên biển miền Trung tổ chức kể từ sau tết nguyên đán trở đi và kéo dài suốt mùa xuân trước khi vào mùa đánh cá mới. Lễ Cầu ngư thường được tổ chức linh thiêng hơn cả tết nguyên đán.

Theo tục truyền Lễ Cầu ngư là lễ cúng tế ông Nam Hải để xin ông luôn cho sóng yên biển lặng, để tàu bè ra khơi đánh bắt nhiều hải sản.

- Đối tượng suy tôn: Vị thành hoàng Trương Qúy Công (Trương Thiền)

- Thời gian: Từ ngày 10 đến ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm

- Địa điểm: Đình làng Thái Dương Hạ, xà Thuận An, Thừa Thiên Huế

- Đặc điểm: Lễ hội tưởng nhớ vị Thành Hoàng. Ông là người có công lập ra làng và bày cho dân làng nghề đánh cá và buôn bán sản vật biển.

Đây là lễ hội văn hóa dân gian mang tính truyền thống gắn liền với sinh hoạt nghề nghiệp đi biển của cộng đồng dân cư địa phương. Đặc biệt cứ ba năm một lần được tổ chức rất linh đình. Trong phần lễ nghi có sự kết hợp giữa nghi lễ với sinh hoạt dân gian như hoạt cảnh sân khấu hóa trò “Bủa lưới” là trò diễn


61

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023