Tuyên Truyền Quảng Bá Du Lịch Lễ Hội Ở Huế


festival Huế, 06 kỳ festival làng nghề truyền thống và các lễ hội khác diễn ra ở Huế như lễ tế Đàn Nam, Giao, lễ tế Đàn Xã Tắc, các lễ hội Phật Đản, Nôen…

Những thành công đó mới chỉ xét trên góc độ tổ chức và quản lý lễ hội. Về góc độ du lịch lễ hội phải nhìn nhận rằng do “cái bóng quá đồ sộ của hệ thống quần thể kiến trúc cố đô Huế” quá lớn cùng với những tiềm năng thế mạnh khác của địa phương về tự nhiên, di tích văn hóa lịch sử nên loại hình “du lịch lễ hội” bị lu mờ. Du lịch văn hóa vẫn là thế mạnh ở Huế tuy nhiên loại hình du lịch này chỉ tập trung vào tham quan các di tích của vương triều Nguyễn để lại, đến với danh lam thắng cảnh như Bạch Mã, Lăng cô, Biển Thuận An... gần đây loại hình du lịch cộng đồng, du lịch tham quan các làng nghề cũng được chú trọng. Lễ hội thì đã được quan tâm chú trọng nhưng việc khai thác các lễ hội để tạo ra sản phẩm du lịch lễ hội thì chưa được chú trọng. Công tác tổ chức mang tính thụ động, chưa có kế hoạch cụ thể. Thiếu sự phối hợp các ban ngành đặc biệt là giữa du lịch và văn hóa.

Các cấp chính quyền có sự quan tâm, tuy nhiên việc tổ chức thực hiện lại ở bên dưới. Khi mà hoạt động du lịch ở Huế hiện tại đều do các đơn vị cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch. Hạn chế này do mục đích kinh doanh các cá nhân chủ yếu chỉ khai thác những sản phẩm có sẵn. Thực tế việc khai thác lễ hội để taoh thành sản phẩm du lịch không phải dễ dàng. Đơn cử như việc tổ chức quản lý một lễ hội lớn và đã đi vào qui mô nề nếp như lễ hội Festival được tổ chức hai năm một lần hoặc lễ hội làng nghề truyền thống cũng gặp nhiều khó khăn, khó chủ động tổ chức về mặt thời gian do các yếu tố bên ngoài như thành phần tham gia, thời tiết… dẫn đến thiếu sự chủ động trong việc lập kế hoạch tổ chức và quản lý.


Các lễ hội ở Huế, xét về bản chất đây là lễ hội mang tính chất cộng đồng, nhóm ngành nghề, cá nhân trong phạm vi địa phương, ẩn chứa giá trị văn hóa lớn, thể hiện đời sống tinh thần của người dân chưa chú trọng đến việc phát huy giá trị văn hóa đó ra bên ngoài và hiệu quả kinh tế, chính vì vậy việc tổ chức quản lý của chính quyền thực sự rất tốt nhưng về tổ chức loại hình du lịch lễ hội là điều khó khăn.

2.5.2. Dân cư địa phương

Các hoạt động lễ hội mang tính tự phát thể hiện đời sống sinh hoạt tinh thần. Thông qua lễ hội các giá trị về văn hóa được bảo tồn và phát triển. Ý thức của người dân địa phương trong việc tổ chức quản lý lễ hội rất cao, thể hiện qua tính chất trang nghiêm của mỗi lễ hội. Một số người dân đã nhận thức được vai trò của du lịch lễ hội tuy nhiên mới thể hiện tính chất đơn lẻ. Du lịch lễ hội cần sự tổ chức và quản lý ở tầm cao hơn.

Các hoạt động lễ hội đã được sự tham gia tích cực tự giác của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, nên hình thức lễ hội còn quá rườm rà, cầu kỳ. Quá chú trọng phần nghi lễ, người dân chưa nhận thức được các yếu tố khác đóng góp vào sự thành công cho lễ hội như môi trường vệ sinh, các dịch vụ bổ sung đi kèm. Vẫn còn tình trạng chặt chém đối với hàng hóa. Lễ hội do người dân tổ chức chưa có tầm ảnh hưởng ra bên ngoài.

2.6. Tuyên truyền quảng bá du lịch lễ hội ở Huế

Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu chưa phát huy được vai trò tác dụng. Ngay cả các thông tin về các lễ hội vẫn còn nằm trong phạm vi địa phương. Thực tế chỉ có các lễ hội festival truyền thống, festival làng nghề mới thấy xuất hiện các chương trình du lịch đến với lễ hội. Các chương trình này thường cận kề với thời gian hoạt động lễ hội diễn ra, Điều này cho thấy sự thụ


động trong công tác tuyên truyền quảng cáo để thu hút khách đến với các chương trình du lịch lễ hội. Mặt khác lễ hội diễn ra có tính chất tự phát, việc định hình một chương trình du lịch lễ hội chưa có, chưa khai thác thế mạnh lễ hội tại địa phương để tạo nên sản phẩm du lịch lễ hội cụ thể. Đây là khó khăn cho công tác tuyên truyền quảng bá.

Huế được chọn là thành phố Festival, ngay từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 2000, sau đó về phía cơ quan chức năng đã thành lập trung tâm thông tin festival, trung tâm thông tin xúc tiến du lịch… tuy nhiên hiệu quả công tác tuyên truyền quảng cáo chưa thực sự để lại ấn tượng. Thực tế cho thấy:

Sự bị động trong việc sắp xếp các chương trình, bị động về việc lệ thuộc thời gian diễn ra lễ hội, phụ thuộc thời tiết nên công tác tuyên truyền quảng bá cận kề với các lễ hội. Thông thường, khách đi du lịch luôn có kế hoạch trước cả năm, nhưng thông tin chi tiết về nội dung, thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội lại quá gần với thời điểm lễ hội diễn ra nên khách không có được sự chuẩn bị về tâm thế để tham gia.

Công tác tuyên tuyền quảng bá chưa sâu rộng, chủ yếu tập trung vào các lễ hội sự kiện lớn, trong khi lễ hội tại Huế rất đa dạng và phong phú. Mặt khác việc tuyên truyền quảng bá chưa có chất lượng, chưa tận dụng được thế mạnh của phương tiện truyền thông trong thời đại công nghệ thông tin. Đội ngũ nhân viên thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá chưa được đào tạo chuyên sâu và tiếp cận với công nghệ hiện đại quảng truyền thông đại chúng ngày nay.

Chưa tận dụng các cơ hội để tuyên truyền quảng bá về du lịch lễ hội. Qua thực tế những năm vừa qua, việc tuyên truyền quảng bá mới chỉ chú trọng giới thiệu về văn hóa Huế, các điểm di tích trong quần thể kiến trúc cố đô Huế… nói chung trên bình diện tổng quát nhưng chưa đi sâu vào quảng bá cho du lịch lễ hội.


72


Việc tuyên truyền quảng bá chưa được thực hiện thường xuyên, chủ yếu khi đến kỳ diễn ra lễ hội nào đó mới bắt đầu thực hiện theo kiểu hình thức, thiếu sự đầu tư cho các chiến lược quảng cáo dài hạn.

2.7. Bảo tồn văn hóa trong du lịch lễ hội ở Huế

Công việc nghiên cứu về du lịch lễ hội chưa tập trung. Chưa nhận thức sâu về vai trò lễ hội đối với du lịch. Cho đến nay, đã có sự nghiên cứu tổng hợp hệ thống về thời gian, địa điểm, hình thức, nội dung diễn ra lễ hội. Tuy nhiên du lịch lễ hội lại là một sản phẩm mới mẻ ở Huế. Du lịch lễ hội phát triển sẽ tạo điều kiện cho các giá trị văn hóa ẩn chứa trực tiếp trong nội dung lễ hội hay gián tiếp là các đối tượng liên quan như địa điểm diễn ra lễ hội, sinh hoạt cộng đồng người dân địa phương sẽ có điều kiện bảo tồn, duy trì và phát triển.

Thông qua du lịch lễ hội, các giá trị văn hóa địa phương sẽ được tỏa sáng, gạn lọc và phát huy giá trị tích cực của nó trong đời sống văn hóa xã hội. Văn hóa là thế mạnh của Huế, các giá trị văn hóa luôn được sự quan tâm của các ngành các cấp và chính quyền đặc biệt ý thức người dân Huế khá cao trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa. Các lễ hội tại Huế đều gắn liền với các di tích, các không gian mà nơi đó ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Các giá trị văn hóa này thể hiện trong các công trình kiến trúc, các họa tiết trang trí, trong lối sống sinh hoạt, phong tục tập quán, tín ngưỡng của người dân địa phương. Thực tế qua các lễ hội đã diễn ra, công tác bảo tồn văn hóa luôn được chú trọng. Không những vậy qua hoạt động du lịch lễ hội, các giá trị văn hóa càng có dịp để cọ xát, giao lưu, tiếp biến giữ lại được những nét đẹp về văn hóa và đã loại bỏ những yếu tố không phù hợp như những thủ tục rườm rà, cầu kỳ, mê tín dị đoan… du lịch lễ hội đã góp phần sống lại những giá trị văn hóa bị mai một, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy được nét văn hóa đặc trưng của vùng đất cố đô.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Với sự phát triển của hoạt động du lịch trong những năm vừa qua và qua số liệu thống kê lượt khách đến Huế trong năm 2014, chín tháng đầu năm 2015 cũng như thống kê các lễ hội tại Huế và xem xét thực trạng hoạt động du lịch lễ hội tại Huế. Lễ hội là tiềm năng rất lớn để tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của Huế một vùng đất văn hóa có cảnh quan tươi đẹp hữu tình, có sự phong phú về lễ hội dân gian, lễ hội cung đình.

Du lịch lễ hội là một loại hình du lịch văn hóa góp phần đảm bảo hoạt động du lịch hướng đến bền vững, du lịch có trách nhiệm, hướng đến cộng đồng. Theo thực tế thị trường khách du lịch đến Huế đều quan tâm đến các giá trị văn hóa, các lễ hội tại Huế.

Là một trong những điểm đến du lịch của cả nước, Huế có đủ các điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật dịch vụ để tổ chức loại hình du lịch lễ hội. Điều này được thể hiện qua việc Huế được chọn là thành phố Festival của cả nước và qua sự thành công trong việc tổ chức các kỳ lễ hội được diễn ra tại Huế.

Hoạt động du lịch lễ hội tại Huế chưa nổi bật, còn nhiều hạn chế về mặt tuyên truyền quảng bá cũng như xây dựng các chương trình để phát triển loại hình du lịch lễ hội.

Với kho tàng phong phú về lễ hội, Huế sẽ phát triển sản phẩm “du lịch lễ hội” xây dựng Huế là thành phố đặc trưng của cả nước và là điểm đến của các chương trình du lịch văn hóa “du lịch lễ hội”.


CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI TẠI HUẾ


3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Huế

Trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị di sản một cách hợp lý, ngay từ Đại hội Đảng bộ lần thứ XI của tỉnh đã xác định “Chuyển dịch co cấu kinh tế của tỉnh từ công nghiệp - nông nghiệp - du lịch - dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp - du lịch - dịch vụ - nông nghiệp”. Như vậy du lịch đã được xác định là ngành kinh tế quan trọng đứng thứ hai cần chú trọng đầu tư và khai thác.

Theo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định rõ:

Đảng bộ Thừa Thiên Huế khẳng định: tăng tốc bằng ba mủi nhọn có tính đột phá: Trong đó mủi nhọn thứ hai: tiếp tục hoàn thiện đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố du lịch, thành phố Festival.

Đặc biệt, trong phần phương hướng, nhiệm vụ thời kỳ 2006-2010 của văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005- 2010 đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát: “Phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh, khai thác tốt mọi nguồn lực xã hội, quyết tâm tạo bứt phá mạnh mẽ, toàn diện về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát huy tốt vai trò của trung tâm du lịch quốc gia… xác định: “Thành phố Huế: Phát huy lợi thế là Cố đô, di sản văn hóa thế giới để phát triển thành một trung tâm lớn về du lịch và dịch vụ, xứng đáng là đô


thị loại I, thành phố Festival của Việt Nam, xanh - sạch về mội trường, đẹp về văn hóa, giàu về kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa toàn tỉnh”.

3.1.2. Quy hoạch du lịch Huế

Trong điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tinh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Xác định mục tiêu: Phát huy tối đa lợi thế so sánh, tập trung xây dựng Huế trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước. Trong phần phát triển không gia du lịch, đã xác định: Thừa Thiên Huế có 01 đô thị du lịch là thành phố Huế; Cố đô Huế là điểm du lịch quốc gia.

Cũng trong quy hoạch phát triển du lịch Huế, định hướng không gian tuyến điểm du lịch ở Thừa Thiên Huế (Theo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020) đã chia ra 03 cụm du lịch bao gồm: Cụm du lịch thành phố Huế - Dải ven biển và phụ cận. Cụm du lịch A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh. Cụm du lịch Cảnh Dương - Lăng cô - Bạch Mã. Trong đó cụm du lịch thành phố Huế - Dải ven biển và phụ cận với hạt nhân trung tâm là thành phố Huế phát triển về hướng biển Quảng Điền, Thuận An, Vinh Thanh. Cũng đã xác định ưu tiên để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch lễ hội.

3.1.3. Thực tiễn du lịch lễ hội tại Huế

3.1.3.1. Về hình thức tổ chức

Du lịch lễ hội là loại hình du lịch thuộc về du lịch văn hóa. Cho đến nay hình thức tổ chức du lịch lễ hội vẫn chưa được rõ ràng. Phần tổ chức thực hiện thuộc các đơn vị lữ hành, các công ty du lịch. Khi tổ chức loại hình du lịch này, chủ yếu mang tính chất tự phát, do một số đơn vị du lịch hoặc chính cộng đồng


người dân địa phương tổ chức dưới các dạng nhóm khách nhỏ lẻ, có tính chất cá nhân gia đình. Chưa có sự đầu tư cho việc tổ chức loại hình du lịch lễ hội.

3.1.3.2. Về nội dung lễ hội

Lễ hội thường bao gồm hai nội dung là phần lễ và phần hội. Phần lễ là nội dung chính trong các lễ hội tại Huế, thể hiện được nết sinh hoạt văn hóa dân gian, cung đình hòa quyện với các nghi thức, nghi lễ cầu kỳ, khá phức tạp trong không khí trang nghiêm. Tại Huế lễ hội thiên về phần lễ là chính, đặc biệt là các lễ tế diễn ra tại các đình làng chủ yếu là lễ túc yết và lễ Thánh Giá để tôn vinh các thánh thần và tưởng nhớ công ơn của các vị tổ tiên khai canh, khai khẩn.

Một số lễ hội dân gian cổ truyền, lễ hội Tôn giáo… bao gồm cả phần lễ và phần hội nhưng số lượng lễ hội có đủ hai phần lễ và hội khá ít.

Tùy theo tính chất của lễ hội mà có nội dung cho buổi lễ khác nhau. Thống kê một số lễ hội tiêu biểu tại Huế bao gồm cả hai nội dung phần lễ và phần hội như sau:


TT


Tên lễ hội

Thời gian (Theo âm lịch)

Nội dung lễ hội

Đối tượng được tưởng

niệm

Phần lễ

Phần hội

1

Tết Nguyên Đán

30/12 - 3/1


Ông bà, tổ tiên

Cúng đưa Ông Táo, cúng tất niên, cúng

giao thừa

Thăm hỏi, cúng Tết, đi chùa, đi chạp và viếng mộ, tham gia các

trò vui chơi

2

Tết

15/1


Sáng rằm đi

Ngắm cảnh trên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 10

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí