Thị Trường Khách Quốc Tế Dẫn Đầu Tham Quan Huế Năm 2014


2.2.2. Khách quốc tế

Đối với khách quốc tế, đa số đến từ Châu Âu, Úc, Thái Lan, đối tượng này rất quan tâm tìm hiểu về văn hóa. Lễ hội là một trong những điểm thu hút đối tượng khách này. Tuy nhiên, lễ hội truyền thống chưa thực sự được biết đến trong lòng du khách, ngoại trừ lễ hội mới sau này là các dịp lễ hội festival hai năm tổ chức một lần vào các năm chẵn từ sau năm 2000. Một điều nghịch lý là qua phỏng vấn trực tiếp, du khách lại đánh giá khá cao tài nguyên du lịch lễ hội tại Huế. Điều này cho thấy tiềm năng lễ hội tại Huế là rất lớn nhưng việc khai thác chưa đúng mức. Sản phẩm du lịch lễ hội vẫn chưa được quan tâm.

Trên tổng thể, thị trường khách quốc tế truyền thống đến Huế vẫn ổn định, có sự gia tăng từ các nước Asian như Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan. Tuy nhiên trong số các thị trường này chỉ có khách du lịch Nhật Bản là quan tâm sâu sắc đến loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Các nguồn khách thị trường quốc tế khác đến Huế với số lượng không lớn, hơn nữa gần đây trong cuối năm 2014 khách đến từ Thái Lan và Trung Quốc giảm về số lượng, tuy nhiên thị trường khách này ít quan tâm đến du lịch lễ hội nên không ảnh hưởng đến phát triển loại hình du lịch lễ hội.

Bảng 2.3. 05 thị trường khách Quốc tế dẫn đầu tham quan Huế năm 2014


Tháng

1

2

3

4

5

6

Tổng

Năm

Pháp

6.550

8.432

13.990

17.040

11.630

6.768


Thái Lan

7.180

5.348

5.556

15.541

12.985

8.677


Anh

3.541

4.596

5.942

6.751

4.494

5.835


Úc

6.892

3.937

4.058

6.632

4.779

4.554


Đức

5.503

5.893

7.670

6.809

3.893

2.866


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 7


Tháng

7

8

9

10

11

12


Pháp

5.274

10.314

4.880

5.906

9.959

9.617

110.361

Thái Lan

9.381

5.267

3.993

10.498

7.508

8.440

100.372

Anh

4.756

5.262

3.978

4.147

5.667

4.101

59.070

Úc

6.985

2.816

3.766

6.081

4.012

4.128

58.639

Đức

1.498

2.858

4.030

3.863

7.898

5.184

57.965

(Nguồn: https://svhttdl.thuathienhue.gov.vn)

Bảng 2.4. Thống kê lượt khách Quốc tế tham quan Thừa Thiên Huế năm 2014


Tháng

Tháng

1

Tháng

2

Tháng

3

Tháng

4

Tháng

5

Tháng

6

Lượt khách

85.876

90.349

95.330

143.643

108.000

76.693

Tháng

7

8

9

10

11

12

Lượt khách

75.893

75.404

61.468

67.055

80.315

72.155

(Nguồn: https://svhttdl.thuathienhue.gov.vn)

Bảng 2.5. Thống kê lượt khách Quốc tế tham quan Thừa Thiên Huế năm 2015


Tháng

Tháng

1

Tháng

2

Tháng

3

Tháng

4

Tháng

5

Tháng

6

Lượt khách

90.349

95.199

97.340

116.610

98.876

81.615

Tháng

7

8

9

10

11

12

Lượt khách

87.449

75.602

61.234




(Nguồn: https://svhttdl.thuathienhue.gov.vn)

2.2. Các sản phẩm du lịch lễ hội tại Huế

2.2.1. Khái quát về các lễ hội tại Huế

Huế là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời. Huế là điểm hội giao về địa lý, nhân văn của hai miền Nam Bắc. Vùng đất tiếp nhận sự gặp gỡ của


nhiều luồng văn hóa khác nhau. Nhìn về nền văn hóa Huế là cái nhìn toàn diện, xuyên suốt tiến trình lịch sử. Bắt đầu từ buổi bình minh của “Mảnh đất vốn là nơi giao thoa của hai nền văn hóa Đông sơn Sa huỳnh cho đến khi trở thành nền Thuận hóa, Phú xuân, rồi Huế như mọi người biết đến” [6] để thấy được chiều sâu, bề dày của nền văn hóa Huế. Một nền văn hóa không chỉ nảy sinh và giới hạn trong thời nhà Nguyễn mà có truyền thống lịch sử lâu đời. Đó chính là cội rễ, mảnh đất ươm mầm cho các hình thức sinh hoạt lễ hội phong phú và đa dạng trên địa phương.

- Các lễ hội ở Huế ngoài ảnh hưởng của tư duy nông nghiệp lúa nước còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.

- Chịu ảnh hưởng sâu từ các quan niệm của tư tưởng Phật giáo, nho giáo, lão giáo.

- Trong xu thế hội nhập, nhất là được “vinh danh là thành phố Festival” của Việt Nam, lễ hội tại Huế có sự tác động của văn hóa ngoại Lai.

Quá trình hình thành và phát triển vùng đất ảnh hưởng của điều kiện môi trường tự nhiên tạo nên cộng đồng dân cư với phong tục tập quán, tâm linh tín ngưỡng, lễ hội có những nét riêng.

* Lễ hội cổ truyền:

+ Lễ hội thờ cúng thần thành hoàng và các nhân vật lịch sử

+ Lễ hội thờ tổ nghiệp các ngành nghề truyền thống

Lễ hội giỗ tổ nghề thợ may

Lễ hội giỗ tổ nghề tuồng

Lễ hội giỗ tổ nghề Đúc đồng...

+ Lễ hội thờ cúng cá voi

- Lễ hội tôn giáo: Lễ Noel (lễ giáng sinh), lễ Phật đản, lễ hội rằm tháng giêng (tết nguyên tiêu), lễ hội thuộc về tín ngưỡng người dân địa phương...

48


- Lễ hội cộng đồng các dân tộc

* Lễ hội mới (lễ hội hiện đại)

- Lễ hội festival, lễ hội làng nghề, lễ hội ẩm thực, lễ hội bia, lễ hội áo dài,

- Lễ hội truyền thống cách mạng

- Lễ hội văn hóa...

- Lễ hội mừng xuân, lễ hội giỗ tổ Hùng Vương, lễ hội kỷ niệm ngày giải phóng Huế.

Các lễ hội tại Huế hầu như diễn ra quanh năm. Một số lễ hội thu hút đông đảo số lượng người đến tham dự đặc biệt là các lễ hội cầu ngư vào ngày 11 và 12 tháng giêng, lễ vía thánh mẫu Thiên Yana vào thượng tuần tháng 3 và 7 âm lịch hàng năm ở điện Hòn Chén. Các ngày lễ lớn của nhân dân theo đạo Phật, Thiên chúa Giáo, lễ quốc khánh, lễ tiết thường niên cũng là một sinh hoạt văn hóa tinh thần đóng góp quan trọng trong hoạt động lễ hội tại Huế.

Nhìn chung các lễ hội có sự khác nhau về phương thức tổ chức, hình thức nội dung nhưng đề phản ánh khá rõ nét đời sống sinh hoạt và tập tục tín ngướng của người dân địa phương.

2.2.2. Hoạt động lễ hội hiện nay

Khi chọn lễ hội để nghiên cứu, khai thác phục vụ du lịch, chúng tôi chọn những “lễ hội đã định hình về thời gian (theo chu kỳ hàng năm), về qui mô tổ chức (số lượng đối tượng tham dự), về ý nghĩa xã hội, tính đặc sắc (chất lượng, giá trị văn hóa nghệ thuật mang nét đặc thù địa phương và có ý nghĩa liên quan đến hoạt động du lịch”

Câu hỏi đặt ra “Huế có những lễ hội nào thu hút khách du lịch?” từ đó tìm hiểu thời gian, không gian, mục đích ý nghĩa, nét đặc trưng của lễ hội... để khai thác, phát triển sản phẩm du lịch lễ hội.


49


Thời điểm và phạm vi tổ chức lễ hội

Các lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính chất tín ngưỡng tâm linh được tổ chức chỉ một lần, vào một thời gian cụ thể trong năm nên không có tính chất phổ biến.

Hoạt động lễ hội mới chỉ mang tính chất vùng, địa phương. Trong công tác quản lý còn thiếu sự quan tâm phối hợp của tất cả các ban ngành để có một ké hoạch chu đáo toàn diện, đồng bộ trên cơ sở nghiên cứu điều tra nghiêm túc, với sự đầu tư thích đáng để bảo vệ tôn tạo, phát huy giá trị của các di tích lien quan đến lễ hội và làm cho các lễ hội truyền thống dân gian ngày càng được nâng cao về chất; Phù hợp với yêu cầu xây dựng một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa lành mạnh.

Không gian linh thiêng tổ chức lễ hội

Nhìn chung các lễ hội diễn ra trong không gian, mặt bằng nhỏ hẹp nên khó bổ trí cho du khách cùng tham gia vào Lễ Hội. Phần nghi lễ thường được tổ chức vào đêm khuya, sáng sớm là khoảng thời gian không thích hợp để thực hiện các chương trình tham quan. Mặt khách Lễ hội cũng có tính chất mùa vụ được tổ chức chỉ một lần vào thời gian cụ thể trong năm nên không có tính chất phổ biến để tạo nên sản phẩm du lịch.

Hoạt động lễ hội tại Huế

Hoạt động lễ hội ở ở thành phố Huế được chia ra 3 loại hình tùy theo đối tượng suy tôn và mục đích bao gồm lễ hội dân gian, lễ hội cung đình, lễ hội tôn giáo. Nội dung nặng về tính chất tín ngưỡng, Trong tổ chức thiên về lễ hơn là phần hội.

Các lễ hội được tổ chức còn mang tính chất qui mô địa phương, làng xã. Đó là một hình thức sinh hoạt cộng đồng có tập tục từ lâu đời, là nếp sống sinh hoạt


50


văn hóa dân gian mang đậm nét tín ngưỡng với qui mô tổ chức còn hạn hẹp, chưa phổ biến sâu rộng, chưa được giới thiệu và tuyên truyền rộng rãi và chưa khai thác được sức hút của các lễ hội đối với du lịch.

Các lễ hội hiện nay đã được cách tân khá rõ nét, có nhiều thay đổi để phù hợp với quan điểm thẩm mỹ hiện đại và lối sinh hoạt của thời đại mới. Nghệ thuật trình diễn cũng có sự thay đổi trong hóa trang, phục trang, lề lối trình diễn. Chẳng hạn:

Lễ hội ở Điện Hòn Chén đã giảm bớt hình thức mê tín, lên đồng. Đồng thời góp phần làm phong phú thêm cho sắc màu của lễ hội là sự tham dự của bộ phận người Chăm với các trang phục rất đặc trưng cho nền văn hóa Chăm bản địa trước đây. Đây là lễ hội hấp dẫn nhất ở Huế có khả năng thu hút khách du lịch hiện nay. Ngoài việc lễ hội gắn liền với sông Hương, với điện Hòn Chén tạo nên không gian lễ hội rộng lớn dễ dàng tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho lễ hội như kết hợp tham quan di tích danh lam thắng cảnh sông Hương, chùa Thiên Mụ văn miếu, lăng tẩm các vị vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức. Kết hợp với các loại hình du lịch khác như du lịch xe đạp, tham quan nhà vườn… Phương tiện vận chuyển, đường đi đến cũng đa dạng có thể đi bằng thuyền, ô tô, xe máy…

Lễ hội Cầu ngư ở Thuận An có sự góp mặt của các tiết mục múa cung đình như “Long - Lân - Qui - Phụng”, các trích đoạn trong ca Huế “Trần Bồ cưới vợ lẻ”. Trong lễ làm trò bủa lưới trên bộ, các trẻ em được hóa trang thành cá bằng cách đội các hình con cá hoặc tôm bằng giấy trên đầu. Các bà đi mua cá mặc áo dài đủ màu sắc chứ không mặc áo dài kiểu cổ. Khách du lịch tham gia vào lễ hội có thể tìm hiểu các giá trị văn hóa qua kiến trúc đình làng với các họa tiết mỹ thuật trang trí kiến trúc… Đây là lễ hội để tưởng nhớ công ơn của người có công khai canh, khai khẩn, bậc tiền hiền của làng đồng thời cầu an, cầu lộc, cầu tài cho dân


làng. Sinh hoạt lễ hội đáp ứng đời sống sinh hoạt của người dân, tinh thần trọng đạo nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Nét văn hóa thể hiện trong lễ hội không chỉ là hình thức nghi lễ, sự hóa trang, các hình thức vui chơi hát múa mà còn là vẻ đẹp văn hóa cổ truyền hướng về cội nguồn, tôn sư trọng đạo của người Việt.

Hội vật làng Sình thì qui cách tổ chức vật võ đã được qui định chặt chẽ, mang tinh thần thượng võ tốt đẹp, đầy tính văn hóa chứ không quá quyết liệt như trước đây. Song song với sới vật được diến ra ở sân đình là trò chơi dân gian ở bên ngoài như chơi bầu cua, nhảy dây của trẻ em, giới thiệu các mặt hàng truyền thống địa phương cũng như các món ăn dân dã.

Các lễ hội tôn giáo, nổi bật là lễ Phật Đản, được tổ chức vào ngày 15 tháng 4 âm lịch. Các Phật tử và chư tăng trang trọng cử hành lễ Phật đản, tại các gia đình Phật tử, các đường phố, chùa chiền trang hoàng cờ hoa rực rỡ. Trên sông Hương 7 bông sen được thả nối đuôi nhau, các lễ hội diễu hành với xe hoa được trang trí cầu kỳ, đẹp mắt diễu hành qua các phố chính. Đây là lễ hội dược sự tham gia đông đảo người dân thành phố và điều đặc biệt là các chùa chiền và cá nhân đều tự giác đóng góp tham gia vào lễ hội. Lễ hội có tính chất Phật giáo ảnh hưởng khá sâu rộng khác là lễ hội Vu Lan vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Phật tử cũng như dân chúng hưởng ứng bởi nội dung báo hiếu. Đây là một sinh hoạt văn hóa tinh thần thu hút đông đảo người dân thành phố Huế và khách du lịch ở các tỉnh lân cận.

Lễ Tiết, là một loại hình lễ hội phản ánh tư duy, sinh hoạt của cư dân nông nghiệp lúa nước, được diễn ra theo âm lịch. Đó là các lễ hội như lễ hội nguyên tiêu, tết trung thu… đặc biệt hơn cả là lễ tết cổ truyền vào đầu năm mới theo âm lịch. Không khí lễ hội này kéo dài trước tết cả tuần với không khí rộn ràng háo


hức chào đón năm mới, dọn dẹp nhà cửa, thờ cúng tổ tiên, các vị thần linh. Đây là lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt.

Lễ tế tại các đình làng, các nhà thờ. Các lễ tế này nghiêng nặng về phần nghi lễ, hầu như không có phần hội hoặc phần hội chỉ diễn ra trong không gian nhỏ hẹp nằm trong phạm vi gia tộc dòng họ hay những người có cùng ngành nghề. Các lễ tế thường xảy ra vào xuân thu nhị kỳ tháng hai hoặc tháng bảy âm lịch. Nội dung để bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, người khai canh khai khẩn hay vị tổ sư của ngành nghề. Đến với các buổi lễ lễ nổi bật là hình thức tổ chức nghi lễ, các giá trị văn hóa qua đời sống tinh thần của cộng đồng người dân địa phương hay các công trình kiến trúc liên quan.

Các lễ hội đều có nguồn gốc lâu đời, được tổ chức một cách tự phát, tự giác đã thành lệ, là hình thức sinh hoạt vốn có của đời sống sinh hoạt làng xã, tâm linh tôn giáo. Thiếu sự chỉ đạo cụ thể, sát sao của các ban ngành chức năng cũng như sự hiểu biết sâu sắc về vai trò, nội dung của lễ hội của các nhân viên du lịch trong việc giới thiệu về lễ hội đến du khách. Chưa khai thác hết tiềm năng của lễ hội vào trong hoạt động du lịch. Các chương trình du lịch chưa định hình được vị trí, vai trò của lễ hội trong hệ thồng tuyến điểm tham quan. Theo Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn đã cho rằng “Cái bóng quá đồ sộ của quần thể di tích cung đình triều Nguyễn, di sản văn hóa vật chất che lấp những giá trị văn hóa tinh thần, một yếu tố làm đa dạng phong phú cho nền văn hóa Huế’ [40 trang 2].

Đối với một số lễ hội còn được gìn giữ, lưu truyền, qua khảo sát nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nổi bật một số đặc điểm sau:

Những lễ hội được phục hồi và ngày càng phát triển về qui mô hình thức tổ chức là những lễ hội tưởng nhớ những vị khai canh làng và tổ các nghề.

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí