Các Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Lễ Hội Ở Thành Phố Huế


- Lễ hội đường phố Rio de Janeiro - Brazil:

Đây là lễ hội có qui mô nhất toàn cầu với những bộ trang phục lộng lẫy và các vũ điệu samba bất tận. Các nhà tổ chức đã tận dụng thế mạnh của địa phương, tâm lý con người muốn phô trương những bộ trang phục của mình, kết hợp với văn hóa bản địa, quê hương của những vũ điệu sôi động say đắm lòng người tạo nên sự rộn ràng vui vẻ. Nhìn lại thành phố Huế có nhã nhạc cung đình cung đình cũng không kém hấp dẫn. Trang phục ở Huế đa dạng, nơi phát sinh nguồn gốc của chiếc áo dài, trang phục quan lại triều Nguyễn. Hàng năm lễ hội áo dài tổ chức tại Huế cũng thu hút khách tham gia chiêm ngưỡng.

- Lễ hội đêm trắng ở Saint Peterburg - Nga:

Tận dụng điểm đặc biệt về vị trí địa lý tạo nên những đêm hè không tắt ánh sáng mặt trời, người dân ở thành phố phương Bắc Saint Peterburg Nga đã tổ chức lễ hội tưng bừng dựa trên đặc điểm tự nhiên của địa phương.

- Ngoài ra từ lễ hội khinh khí cầu quốc tế New Mexico - Mỹ, lễ hội đèn trời Bình Khê - Đài Loan, lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan, lễ hội chọi Cam Ivrea ở Ý đều để lại những bài học đó là việc tổ chức lễ hội phải dựa trên nét đặc trưng của địa phương, phù hợp với nền văn hóa của địa phương đó. Việc tổ chức lễ hội cần chú ý đến yếu tố cộng đồng, sinh hoạt của người dân địa phương và đặc biệt là sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương. Không gian tổ chức của lễ hội cung là yếu tố quan trọng trong thành công của lễ hội.

- Thông qua việc tổ chức du lịch lễ hội tại các nước trên thế giới, trước khi xây dựng chương trình du lịch lễ hội phải xem xét các yếu tố như Lễ hội nào phục vụ cho du lịch, được diễn ra ở đâu, sẽ diễn ra khi nào, tại sao lại khai thác lễ hội đó phục vụ cho du lịch, mục tiêu tổ chức loại hình du lịch lễ hội để đạt được những mục đích gì trong hoạt động du lịch. Vai trò để cho du lịch lễ hội


30


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

hấp dẫn và thành công đó là sự kết hợp của các cơ quan chính quyền, người dân địa phương và đặc biệt các cơ quan du lịch luôn đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng chương trình, cổ động tích cực cho du lịch lễ hội.

1.1.4.2. Kinh nghiệm trong nước

Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 5

Chúng tôi lấy điển hình một thành phố cách Huế gần 130 km - Hội An cho việc tổ chức mô hình du lịch lễ hội.

Hội An đô thị cổ nằm ven bờ sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam, một di sản văn hóa Thế giới cũng đã tận dụng lễ hội như một sản phẩm du lịch. Theo như khảo sát, Hội An có 53 lễ hội trải dài từ đầu năm đến cuối năm bao gồm các loại như lễ hội Thành Hoàng Làng, lễ hội tưởng niệm tổ sư ngành nghề, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo…

Khai thác lễ hội thành một sản phẩm du lịch, người dân Hội An đã có những bước cải tiến phần lễ cho phù hợp như giảm thời lượng phần lễ, lễ nghi cũng đơn giản hóa nhưng vẫn giữ tính chất trang nghiêm, kính cẩn. Phần hội được bổ sung lựa chọn những yếu tố “mới” “lạ” trên nguyên tắc tương ứng thính nghi với hoạt động du lịch nhưng vẫn phù hợp với truyền thống đã được vận dụng để phát huy các giá trị nhân văn của lễ hội. Khi tổ chức lễ hội phục vụ du lịch, Hội An đã tận dụng tính đồng cảm, cộng cảm của cộng đồng dân cư địa phương. Việc tổ chức đêm phố cổ lồng ghép với các hoạt động như chơi bài chòi, hát hò khoan đối đáp… đã tạo được sự kết nối của quần chúng với lễ hội và khách du lịch. Chính người dân địa phương - chủ nhân của lễ hội đã mang đến cho lễ hội sâu lắng, gần gũi và có một sắc thái riêng, một nét hấp dẫn của lễ hội. Sản phẩm du lịch lễ hội đã được sự quan tâm của chính quyền, các ngành hữu quan, nhất là sự tham gia của cộng đồng dân cư bằng ý thức, trách nhiệm và sự đồng tình chia sẻ.


Trong việc tổ chức các lễ hội, đội ngũ cán bộ hành chính và chuyên môn được được đào tạo chuyên môn chuyên sâu đồng thời được huy động tối đa để vận động tuyên truyền động viên công chúng tham gia và trực tiếp hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về nội dung, hình thức lễ hội. Việc tổ chức du lịch lễ hội được triển khai đồng đều, cả từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng trực tiếp nằm trong ban tổ chức lễ hội, việc phối kết hợp giữa các cấp chính quyền, các bộ phận hoạt động của ngành văn hóa, các đoàn thể quần chúng đã trở thành chủ thể của hoạt động.

Hội An đã thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ hội với nhiều cấp độ, qui mô, hình thức và nội dung khác nhau đã tạo nên sức hấp dẫn thu hút của du lịch lễ hội đồng thời tạo nên bề dày kinh nghiệm, củng cố cơ sở vật chất nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động lễ hội. Qua nhiều năm triển khai, tổ chức các hoạt động lễ hội, theo Ông Nguyễn Sự chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hội An cho biết Hội An đã đúc rút được một số kinh nghiệm tổ chức lễ hội như sau:

- Tổ chức lễ hội nhưng không làm phá vỡ cảnh quan. Phải giữ gìn, không ngừng tôn tạo tôn vinh giá trị của di tích, di sản. Lễ hội, du lịch lễ hội luôn gắn liền với khoảng không gian nhất định và thướng gắn liền với các điểm di sản, di tích văn hóa lịch sử nên muốn khai thác du lịch lễ hội, chính quyền và người dân Hội An đã đầu tư giữ gìn và tu bổ các di tích đồng thời với việc thường xuyên tổ chức các hoạt động tôn vinh di sản đô thị cổ Hội An. Tập trung đầu tư cho văn hóa để làm nền tảng cho hoạt động lễ hội thành công nhằm phục vụ cho loại hình du lịch lễ hội.

- Muốn hoạt động lễ hội thành công thì phải đầu tư cho văn hóa. Sự đầu tư này phải mang tính chiến lược dài hạn cho công tác nghiên cứu sưu tầm, đầu tư cho cơ sở vật chất, nguồn nhân lực điều hành hoạt động lễ hội. Việc đầu tư này


bao gồm đầu tư cả cho chính người dân địa phương trong việc định hướng thị hiếu, đầu tư cho việc phát triển các loại hình văn hóa văn nghệ dân gian ở tận cơ sở. Chăm lo đầu tư đào tạo, tạo điều kiện sống, nghiên cứu, hoạt động của đội ngũ làm công tác tác tổ chức và điều hành lễ hội.

- Du lịch lễ hội đã là sản phẩm du lịch thì cần có sự chọn lọc, bỏ bớt các nghi thức phức tạp, kéo dài thời gian, bỏ bớt những nghi lễ không còn phù hợp với đời sống mới; giữ lại những nghi thức mang tính giáo dục cao, các nghi thức mẫu mực răn dạy về tôn ti trật tự, về thái độ tôn trọng các bậc có công với nước, với làng xóm. Chú ý đến yêu cầu về kế thừa và phát triển trong lễ hội. Kết hợp hài hòa giữa truyền thống với hiện đại, giữa cái cũ tốt đẹp với cái mới. Cần tạo được sự đồng cảm, đồng tình tự nguyện, tự giác tổ chức hoặc tham gia lễ hội của đông dảo quần chúng nhân dân.

- Việc tổ chức lễ hội có sự chọn lựa phù hợp với khả năng, điều kiện và yêu cầu. Không tổ chức tràn lan mà chọn những lễ hội có khả năng hấp dẫn được đông đảo công chúng, hấp dẫn được du khách, dễ huy động lực lượng tham gia để tổ chức trước, sau đó đưa thành định kỳ thực hiện.

- Khai thác thế mạnh của địa phương để phát huy yếu tố lạ, tính độc dáo trong lễ hội nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

- Khuyến khích khách và cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào hoạt động của lễ hội như là một chủ thể sáng tạo trong hoạt động lễ hội đặc biệt là trong các hoạt động thuộc phần hội.

- Đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của cộng đồng trong hoạt động lễ hội.

Phải vận động, huy động được trách nhiệm làm lễ hội của cả cộng đồng.

- Sự chuẩn bị kỹ lưỡng trông việc tổ chức du lịch lễ hội. Từ khâu thăm dò ý kiến nhân dân, công tác tuyên truyền, thuyết phục, giải thích về lợi ích từ lễ hội đem lại cho cộng đồng đến việc huy động tất cả các ban ngành cùng đồng lòng


chung sức phối hợp thực hiện về các mặt phụ trợ trong lễ hội như an ninh trật tự hậu cần, cơ sở hậu cần…

- Chú trọng đảm bảo tính định kỳ các lễ hội và kết hợp chặt chẽ với các đơn vị lữ hành du lịch để tăng cường quảng bá, xây dựng các chương trình du lịch lễ hội phong phú và đều đặn phù hợp với mọi đối tượng, nhu cầu du khách khi tham gia du lịch lễ hội có sự chọn lựa đến với lễ hội theo tháng, theo mùa, theo mục đích nghiên cứu tìm hiểu hoặc theo sở thích của mình.

- Xác định để tổ chức tốt hoạt động du lịch lễ hội thì công việc nghiên cứu và tiến hành hoạt động lễ hội là nhiệm vụ thường xuyên của ngành văn hóa và du lịch. Cùng với sự đầu tư để thường xuyên làm công tác nghiên cứu sưu tầm các lễ hội truyền thống; học tập sáng tạo các hình thức mới để làm phong phú các lễ hội đã có, để đáp ứng yêu cầu nội dung cho các lễ hội phục vụ hoạt động du lịch.

- Khai thác lễ hội cho du lịch nhưng không tràn lan mà có sự chọn lựa các lễ hội để tập trung đầu tư bảo tồn và khai thác yếu tố lạ, độc dáo trong sinh hoạt lễ hội.

1.2. Các điều kiện phát triển du lịch lễ hội ở thành phố Huế

1.2.1. Giới thiệu chung về thành phố Huế

Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở dải đất hẹp miền Trung Việt Nam. Mảnh đất này vốn dĩ trước đây thuộc vương quốc Chăm Pa có tên gọi là Indrapura - vùng đất của thánh thần đối với suy nghĩ của người Chăm Pa. Sau đám cưới của Huyền Trân công chúa vào năm 1306, vua Chiêm là Chế Mân đã dâng hai Châu Ô, châu Rí cho Đại Việt như là sính lễ từ đó vùng đất Huế ngày nay trực thuộc Đại Việt. Lúc đầu có tên là châu Thuận, châu Hóa rồi được đổi tên là Thuận Hóa, kẻ Huế, Huế. Qua những lần phân chia ranh giới hành chính ngày nay thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính. Gồm 27 phường. Tuy nhiên,


34


danh xưng “Huế” với không gian văn hóa không chỉ giới hạn trong địa giới hành chính mà còn lan tỏa ra các vùng phụ cận.

Bước chân các chúa Nguyễn trong việc mở mang xứ đàng trong ghi lại dấu ấn vào năm 1558, khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm mảnh đất Thuận Hóa, đặt dinh thự tại Ái Tử (Quảng Trị), Bác Vọng, Phước Yên đến Kim Long, Phú Xuân. Trải qua các đời chúa Nguyễn, triều đại Tây Sơn và đặc biệt dưới thời 13 vị vua nhà Nguyễn, Huế trở thành kinh đô cả nước từ năm 1802 đến năm 1945. Với bề dày lịch sử như vậy đã để lại cho cố đô Huế khối lượng di sản phong phú và đa dạng.

Thành phố Huế nằm hai bên dòng sông Hương thơ mộng, địa hình đa dạng bao gồm cả đồng bằng, đồi núi, đầm phá. Vùng đất mặc dù có khí hậu khắc nghiệt lắm mưa nhiều nắng, Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít. Khí hậu ở Huế là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động du lịch. Tuy nhiên thiên nhiên ưu ái cho Huế có cảnh vật thơ mộng, khoảng không gian tự nhiên lớn cho những hoạt động cộng đồng. Giới hạn hành chính thành phố Huế chỉ khoảng 71,68 km2 nhưng sông núi, cây cỏ, ao hồ hòa quyện, tạo nên sự đa dạng về mặt địa hình rất thuận lợi để phát triển du lịch.

Dân số thành phố Huế ước tính 344.581 người (năm 2012), vốn ảnh hưởng của hệ tư tưởng phông kiến lại ở trên địa bàn tập trung các trường Đại học cao đẳng nên trình độ dân trí, nhận thức về văn hóa khá đồng đều, có nghiệp vụ chuyên môn ý thức trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa. Trong quá trình phát triển của vùng đất cố đô, sinh hoạt người dân Huế đã chịu sự ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa, văn hóa Thăng Long…


35


Trong xu hướng hội nhập, phấn đấu xây dựng Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương, bộ mặt thành phố Huế ngày càng chỉnh trang, hoàn thiện. vị trí thuận lợi, nằm trên trục giao thông đường bộ, đường sắt. Cảng biển không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện đảm bảo đón các đoàn du khách tàu biển cập cảng Chân May. Giao thông thuận lợi, mặt bằng cơ sở hạ tầng thông thoáng. Mạng lưới điện đầy đủ từ nguồn điện Bắc Nam, nguồn điện từ nhà máy thủy điện tại địa phương. Hai nhà máy nước Quảng Tế, Giã viên cung cấp nguồn nước sạch đến mọi nơi trong thành phố…

Một thời kỳ Huế là kinh đô, đặc biệt là dưới vương triều nhà Nguyễn đã để lại cho Huế một khối lượng lớn các công trình kiến trúc, các di tích danh thắng và sự qui hoạch tổng thể về mặt không gian cho thành phố Huế, các qui tắc ứng xử, đời sống sinh hoạt tinh thần của người dân cố đô là tiền đề để Huế có điều kiện để phát triển loại hình du lịch lễ hội.

Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến một quần thể di tích kiến trúc cố đô bao gồm các cung điện, thành quách, đền đài, lăng tẩm... không chỉ có vậy, sức hấp dẫn lớn của Huế là trải qua bao biến thiên lịch sử huế vẫn bảo tồn được chân dung của một cố đô với hàng trăm công trình kiến trúc nghệ thuật tinh vi tuyệt mỹ, phong phú và đa dạng về mỹ thuật, trang trí, kiến trúc, lối sống sinh hoạt đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc, hòa quyện với cảnh quan kỳ diệu của thiên nhiên, có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa nghệ thuật. Các đình làng, các phong tục tập quán lễ hội…. tất cả hòa quyện tạo nên giá trị văn hóa riêng biệt của vùng đất cố đô. Tất cả thành phần đó là nhân tố chủ yếu cấu thành đặc thù riêng của Huế, là nền tảng để Huế trở thành trung tâm văn hóa du lịch của cả nước.

1.2.2. Tài nguyên du lịch lễ hội ở Huế

Thành phố Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn

36


600 năm, với hai châu Ô, Rí đến Thuận Hóa - Phú Xuân - thị xã Huế năm 1889 dưới thời vua Thành Thái, thành phố Huế sau năm 1945, từng là kinh đô dưới hai triều đại Tây Sơn (1788 - 1801) và các vị vua nhà Nguyễn (1802 - 1945). với khoảng thời gian ấy đã hình thành nên bề sâu văn hóa Huế với sức lan tỏa rộng, đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnh tạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây... Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống...

Tài nguyên du lịch lễ hội tại Huế phong phú đa dạng từ sự góp phần làm nên những giá trị vật chất như các công trình kiến trúc, không gian, địa điểm diễn ra lễ hội cho đến cả một kho tàng văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú đó là những câu ca, lời hò, điệu múa, lễ hội, trò chơi, sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật ẩm thực, các ngành nghề truyền thống… được người dân Huế sáng tạo trong quá trình phát triển. Những giá trị này ẩn chứa trong tâm thức của mỗi người dân xứ Huế đó chính là hệ thống các quan niệm, tính cách Huế được biểu hiện qua tập quán, ứng xử, cách thờ phụng, cúng tế… Cư dân Huế chịu ảnh hưởng hưởng của lối sống suy nghĩ văn hóa làng xã, mọi sinh hoạt gắn liền với ngôi làng, nơi tổ tiên sinh ra đồng thời cũng chịu sự ràng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023