Giải Pháp Về Chính Sách, Quy Hoạch, Tổ Chức, Quản Lý Lễ Hội



Nguyên Tiêu



chùa lễ Phật

núi Ngự, sinh hoạt giao lưu, ngâm thơ, bình

thơ

3

Lễ hội

điện Hòn Chén

Đầu tháng 3

tháng 7


Thánh Mẫu Thiên Y Ana


Lễ cáo yết, chánh lễ, cung nghinh

Hội ở điện Huệ Nam (Điện Hòn Chén). Rước các bằng án trên sông Hương

4

Lễ Giỗ tổ ngành

tuồng

15/3, tháng 7

Tổ ngành tuồng

Lễ tế vào buổi trưa

Có phần hát và múa chèo lễ đại

hàn

5

Lễ hội truyền thống ngành ca

nhạc Huế

16/3 - 16/10

Các vị tiên sư, nghệ sĩ, ca công nam, nữ quá cố


Lễ tế


Liên hoan âm nhạc truyền thống

6

Lễ hội Phật Đản

8 - 15/4

Phật Thích Ca Mâu Ni

Nghi thức phật giáo

Văn nghệ, cắm

trại. Diễu hành xe hoa.

7

Lễ Rước

hến

24/6

Ghi nhớ công

ơn Thần Sông

Nghi lễ

cúng tế

Đoàn thuyền rước

trên Sông Hương

8

Lễ vu Lan

15/7

Phật và các vị

Bồ Tát

Theo nghi

thức Phật

Sinh hoạt văn hóa

Phật giáo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 11






giáo để báo

hiếu cha mẹ


9

Lễ Giáng Sinh

25/12 dương lịch

Chúa Giê Su

Theo nghi lễ Thiên Chúa

Giáo

Không khí sinh hoạt của Thiên

chú Giáo

10

Lễ hội festival Huế

Hai năm một lần vào các năm

chẵn



Giao lưu văn hóa các nước

Theo bảng thống kê trên cho thấy, mặc dù tại Huế có nhiều lễ hội với hình thức nội dung đa dạng phong phú nhưng chủ yếu các sinh hoạt lễ hội tại Huế đa số chỉ có phần lễ mà không có phần hội. Các lễ hội cung đình thì hầu như đã mai một và không phù hợp bởi các lễ hội đó đa số liên quan đến sinh hoạt cung đình và chế độ phong kiến đã không còn từ năm 1945.

Các lễ hội vẫn còn tồn tại và đang diễn ra chủ yếu thuộc về lễ hội dân gian, ngay tại thành phố Huế thì chủ yếu là các lễ tế tại các đình làng, đền đài tôn miếu. Tuy vậy với sự đa dạng độc đáo của văn hóa Huế ần chứa trong các di tích nơi diễn ra hoạt động nghi lễ cũng là sức hấp dẫn để xây dựng các chương trình du lịch lễ hội tại Huế.

3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể

3.2.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý lễ hội

Để phát huy vai trò của một di sản văn hóa thế giới, thành phố Huế cần đẩy mạnh hơn nữa công tác trùng tu, bảo vệ và khai thác tốt các di sản văn hóa của vùng đất cố đô. Có chính sách ưu đãi đối với các đối tượng trực tiếp tổ chức và điều hành hoạt động lễ hội. Xác định các lễ hội tiêu biểu để tiến hành lập qui


hoạch, định hướng cho sự phát triển. Đồng thời cần đổi mới công tác tổ chức hoạt động lễ hội tạo sự hài hòa giữa phần lễ và phần hội. Ban hành qui chế cụ thể về việc quản lý lễ hội.

Để khai thác các lễ hội cho loại hình du lịch lễ hội, cần có những hành động thiết thực, những chủ trương chính sách khuyến khích phát triển, xúc tiến cho hoạt động du lịch lễ hội một cách cụ thể để hướng tới sự thuận lợi, phát triển bền vững.

Việc đặt ra các tiêu chuẩn và qui định về quản lý du lịch lễ hội cũng cần đặc biệt quan tâm. Công tác kiểm tra, đảm bảo chất lượng của sản phẩm du lịch lễ hội cần được tiến hành thường xuyên. Để đảm bảo công tác kiểm tra, tạo hành lang thông thoáng cho các đơn vị đầu tư, khai thác loại hình du lịch lễ hội, các nhà quản lý cũng cần định hướng cho việc phát triển loại hình du lịch lễ hội. Cần tiếp tục hoàn chỉnh những qui định, hệ thống luật lệ nội qui pháp chế về luật pháp.

Tổ chức, có kế hoạch, qui hoạch, những chính sách ưu tiên hỗ trợ cho hoạt động du lịch lễ hội. Việc chọn lựa lễ hội để phù hợp với tưng đối tượng khách khách nhau cũng là vấn đề quan tâm. Lễ hội muốn trở thành sản phẩm du lịch thông qua các chương trình du lịch lễ hội thì phải đấm bảo tính đặc sắc, thuận lợi và có các dịch vụ đi kèm. Thông thường hoạt động lễ hội tại Huế nghiêng nặng phần nghi lễ nhưng chưa chú trọng các sản phẩm khác như hoạt động vui chơi, mua sắm hàng lưu niệm… Khi có sự qui hoạch trong lễ hội để phục vụ cho du lịch chắc chắn rằng kế hoạch sẽ được thiết lập sớm và tổ chức có định kỳ, điều này sẽ dẫn đến thuận lợi trong tuyên truyền và quảng cáo.

Chú trọng chắt lọc rà soát hình thức tổ chức cũng như nội dung của lễ hội:

- Về hình thức tổ chức


Lễ hội là nơi tập trung đông người, nơi thể hiện sinh hoạt của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên các lễ hội tại Huế lại nghiêng nặng về phần lễ, xem nhẹ phần hội. vì vậy nên tập trung đầu tư cho phần hội với các hình thức sinh hoạt dân gian để người tham gia hội có thể hòa mình cùng tham gia vào các hoạt động của lễ hội.

Trong Lễ hội: Cần có kế hoạch sắp xếp, bố trí các hình thức biểu diễn, việc bán và giới thiệu hàng lưu niệm: Làm dù, vẽ tranh... kết hợp với các hoạt động sinh hoạt văn hóa: Thả đèn… để khách cùng tham gia. Đồng thời Gìn giữ, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống dân gian góp phần làm cho lễ hội truyền thống dân gian sinh động nhưng không mất đi bản sắc riêng của lễ hội mang tính chất địa phương, vùng miền.

- Về nội dung lễ hội

Trong phần hội nên tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao góp phần làm phong phú và tăng sức lôi cuốn của lễ hội.

Khôi phục và tổ chức kết hợp các trò chơi dân gian như: Chọi gà, thi đấu bóng chuyền, đánh cờ, đánh đu, thả diều, đố chữ, kéo co, đập om, nhảy dây…

Kết hợp tổ chức các hình thức sinh hoạt sân khấu dân gian như: Hò đối đáp, diễn tuồng, thi hát ru, bài chòi…

Tổ chức các sinh hoạt mang tính cộng đồng như: Đua thuyền, thi nấu cơm, thả đèn trời, đèn hoa đăng...

Huế chứa đựng cả giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nên việc tổ chức du lịch lễ hội có nhiều điều kiện thuận lợi. Với bề dày văn hóa của vùng đất cố đô tạo nên kho tàng văn hóa lễ hội đa dạng, phong phú đặc sắc. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiến hành thống kê đánh giá hiệu quả của các hoạt động lễ hội đã từng tổ chức để có nguồn đầu tư kinh phí thích đáng cho việc nghiên cứu,


tổ chức, thực hiện hoạt động lễ hội góp phần làm phong phú đa dạng cho sản phẩm du lịch lễ hội.

Tại địa phương, các cơ quan như Sở văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm xúc tiến thông tin du lịch, hiệp hội du lịch lữ hành cần có sự phối kết hợp chặt chẽ. Thành lập tiểu ban chuyên trách các vấn đề về du lịch lễ hội gồm các bộ phận như nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm, quảng cáo tiếp thị, tổ chức thực hiện, kiểm soát đánh giá…

Để lễ hội thực sự là di sản, là sản phẩm du lịch văn hóa quý giá, nguồn tài nguyên du lịch nhân văn cho du lịch, khi tổ chức cần phải tôn trọng giá trị văn hóa đích thực của lễ hội và lễ hội phải mang đầy đủ ý nghĩa, không thể tổ chức phần lễ quá rườm rà mà thiếu đi phần hội dành cho công chúng, cho du khách tạo ra sự tẻ nhạt cho người tham gia lễ hội.

3.2.2. Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội

Cần có chiến lược đầu tư lâu dài cho việc bảo tồn, nghiên cứu và phát triển du lịch lễ hội. Ưu tiên đầu tư triển khai các chương trình dự án trọng điểm cho du lịch lễ hội. Hoạt động lễ hội là nhằm phục vụ cho đời sống tinh thần của cộng đồng người dân địa phương, xét về mặt kinh tế đây là hoạt động văn hóa thể hiện đời sống sinh hoạt thể hiện tâm tư, ước vọng tình cảm của người dân địa phương, không đặt nặng về kinh tế. Trong khi du lịch là một ngành kinh tế. Hoạt động du lịch coi trọng vấn đề doanh thu. Việc kết hợp giữa du lịch và lễ hội cần có tổ chức ban ngành đứng ra chuyên trách để đề ra các chủ trương chính sách, kế hoạch phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động văn hóa và du lịch. Có như vậy mới nhận được sự đầu tư và hoạt động có hiệu quả.

Một lễ hội diễn ra, đó mới chỉ là phần thô, cần có gọt dũa về nội dung, hình thức chương trình để giúp cho những giá trị văn hóa của lễ hội được tỏa sáng.


82


Đây là điều không phải dễ dàng do lễ hội là của cộng đồng địa phương, hình thành lâu đời từ tập quán sinh hoạt của người dân, do vậy một tổ chức chuyên trách là cầu nối để tạo nên sự hài hòa giữa lợi ích du lịch, lễ hội và nhu cầu của khách du lịch là điều cần thiết.

Sự đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho du lịch lễ hội để thu được hiệu quả kinh tế một phần phụ thuộc vào năng lực khai thác loại hình du lịch lễ hội. Tuy nhiên khi tính toán đến lợi ích kinh tế cần gắn với các lợi ích văn hóa. Muốn đạt hiệu quả về kinh tế thì cần có sự đầu tư. Vấn đề đặt ra là khi nhà đầu tư cho du lịch lễ hội nhưng sản phẩm du lịch lại dẽ bắt chước, vì vậy phải tính toán để đem đến lợi ích cho nhà đầu tư. Tránh việc người đầu tư thì ít nhưng khi thấy rõ lợi ích thì có nhiều người lại ngảy vào khai thác.

Đầu tư cũng cần có kế hoạch và đầu tư toàn diện. Đầu tư cho nguồn nhân lực đây là sự đầu tư thường xuyên. Đầu tư về công nghệ, phương pháp quản lý tổ chức lễ hội. đầu tư về máy móc cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật... Khi đầu tư cần có kế hoạch lập dự án và có sự chọn lựa lễ hội để đầu tư đảm bảo cho chương trình du lịch lễ hội đạt hiệu quả.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có sự tham gia của nhiều cơ quan ban ngành, nhiều đơn vị và lợi ích từ du lịch mang lại không chỉ cho một cá nhân hay đơn vị tổ chức nào. Chính vì vậy sự đầu tư cần chung tay của tất cả các thành phần, tùy theo năng lực, thẩm quyền, thế mạnh của mỗi thành phần để đầu tư. Chẳng hạn:

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể đây là chính quyền thành phố thông qua cơ quan chức năng đó là Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch có thể đầu tư vào sự quảng bá về lễ hội, du lịch lễ hội, có các chính sách ưu đãi, cơ chế ưu tiên cho hoạt động du lịch lễ hội.


83


Đối với các công ty doanh nghiệp du lịch cũng cần sự đầu tư cho du lịch lễ hội. Ngoài việc đầu tư trực tiếp kinh phí dưới hình thức nhà tài trợ cho các lễ hội tiêu biểu để đưa vào các chương trình du lịch đảm bảo cho các lễ hội được duy trì và phát triển thì việc đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị, hạ tầng dịch vụ cũng cần quan tâm. Hơn thế nữa đầu tư cho chính nguồn lực của doanh nghiệp đó chính là nguồn nhân lực những người sẽ tổ chức và thực hiện các chương trình du lịch lễ hội như các nhà điều hành, những hướng dẫn viên du lịch…

Các nhà đầu tư có thể khác nhau về mục tiêu và động cơ đầu tư do vậy cần có cơ chế hoạt động, thể chế chung và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích văn hóa.

Hoạt động du lịch lễ hội cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận, nhiều thành phần tham gia từ các cơ quan văn hóa, các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị, cá nhân đại diện cho nhóm cộng đồng là người trực tiếp tổ chức và quản lý thực hiện lễ hội do vậy việc đầu tư cũng nên quy về một đầu mối để thuận tiện trong việc tổ chức và quản lý. Hơn thế nữa cần xác định cụ thể nhiệm vụ của từng bộ phận để hoạt động được tiến hành có hiệu quả.

3.2.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường du lịch lễ hội

Tiến hành xây dựng các chương trình du lịch lễ hội, không ngừng đánh giá rút kinh nghiệm. Thường xuyên tiến hành các hội nghị, hội thảo rút kinh nghiệm, chia sẻ, trao đổi thông tin biện pháp và kinh nghiệm phát triển du lịch lễ hội.

Giá trị sức hấp dẫn của loại hình du lịch lễ hội đó là những chương trình cụ thể, với những chương trình giới thiệu được nét độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương thông qua hình thức tổ chức, nội dung và các yếu tố liên quan đến sinh hoạt của lễ hội. Lễ hội được chọn lựa kỹ càng, nội dung hình thức cô đọng. Cách tổ chức một chương trình du lịch lễ hội, chú ý đến không gian, thời gian của lễ hội phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.


Các chương trình du lịch lễ hội phải được đầu tư từ việc khảo sát thị trường khách, nhu cầu của khách, đến việc xem xét lễ hội đó có những giá trị nào nổi bật để giới thiệu đến du khách. Xem xét lễ hội đó có được tổ chức thường xuyên hay không, mức độ thu hút của lễ hội. Thông qua lễ hội có chuyển tải được những giá trị văn hóa, cảm xúc thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu của khách hay không.

Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra đánh giá và hoàn thiện sản phẩm du lịch gắn với các lễ hội cụ thể đang tồn tại, làm đa dạng hóa các sản phẩm để phù hợp với các nhu cầu khác nhau của du khách.

Trong sự cạnh tranh với các sản phẩm du lịch khác, các chương trình du lịch lễ hội cũng cần tính toán sự hợp lý về giá thành, về thời gian và đảm bảo sự kết hợp trong chương trình du lịch lễ hội gắn với các yếu tố khác như tham quan điểm di tích văn hóa lịch sử, giao lưu với người dân địa phương hay tìm hiểu về những khía cạnh mà khách quan tâm. Đảm bảo tính phù hợp, tiết kiệm, đa dạng của sản phẩm.

Để xúc tiến du lịch lễ hội, các sản phẩm phục vụ cho du lịch lễ hội cũng cần được chuẩn hóa chất lượng. Cần phải rà soát, đánh giá, lựa chọn trong sự đa dạng phong phú của lễ hội để có được những sản phẩm đặc sắc có sức thu hút mạnh mẽ khách du lịch.

3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội

Để phát triển du lịch lễ hội, nhân lực là yếu tố quan trọng cho sự thành công khi tổ chức và thực hiện. Việc đầu tư cho du lịch lễ hội không chỉ dừng lại ở đầu tư vật lực, cơ sở vất chất kỹ thuật mà đầu tư cho nguồn nhân lực cũng cần quan tâm. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu đáp ứng nhu cầu về tổ chức quản lý lễ hội. Nhân lực ở đây bao gồm nguồn nhân lực chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Từ các nhà quản lý, nhà tổ chức, nhân viên điều hành, nhân viên

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí