Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Của Du Lịch Lễ Hội Ở Huế


trình nghề mang đậm tình chất lễ nghi và đặc trưng riêng của địa phương. Đây là tập tục lâu đời của địa phương rất có ý nghĩa và diễn ra hết sức hấp dấn, lôi cuốn đông đảo mọi người tham gia.

Sau khi tiến hành các nghi lễ trong Đình, Trò diễn “Bủa lưới” là nhịp nối giữa phần lễ và phần hội. Trò diễn “Bủa lưới” được diễn ra trước sân Đình làng. Bắt đầu buổi lễ: Một ông lão cao niên, có uy tín trong làng đứng trước bàn thờ van vái cho mưa thuận gió hòa, dân làng làm ăn thịnh vượng. Sau đó cầm dùi trống có quấn khăn đỏ đánh ba hồi trồng báo hiệu buổi lễ khai diễn. Một vị bô lão bước ra giữa sân đình tung từng nắm tiền làm mồi nhử cá (Đó là các em bé đã hóa trang đội mũ thành tôm cá), có một số ngư phủ buộc tiền vào đầu dây câu, dùng cần câu tung mồi nhử cá. Các “Đàn tôm cá” đang tranh nhau nhặt thì các ngư phủ sẽ tiến hành tung lưới bắt cá. Tiếp đến là hoạt cảnh thuyền về bến và Quang cảnh nhộn nhịp mua bán cá. Các “Chú cá nhỏ” được bỏ vào trong thúng và gánh đi bán tạo nên quang cảnh nhộn nhịp, vui vẻ. Trò này diễn ra cả trên bờ và dưới nước (Do vị trí trước sân đình là bến nước của phá Tam Giang). Kết thúc trò diễn này là phần đua ghe trên phá với tiếng trống, tiếng reo hò cổ vũ của khán giả.

Lễ hội Cầu Ngư ở Thuận An là một sinh hoạt văn hóa dân gian đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân địa phương, mang đậm màu sắc tâm linh. Nó thể hiện tính văn hóa vùng, tính nghề nghiệp của cư dân sông nước và những ước mơ hồn nhiên tốt đẹp của ngư dân miền duyên hải Trung Bộ Việt Nam. Nó biểu hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong làng, góp phần làm phong phú cho kho tàng văn hóa dân gian người dân xứ Huế.

Tóm lại, nằm trong nét chung của văn hóa Việt Nam. Huế là vùng đất có rất nhiều lễ hội truyền thống dân gian với hình thức và nội dung của lễ hội đa dạng và phong phú. Đặc biệt là các lễ hội gắn liền với sông nước. Đây chính là tiềm


62


năng cần được khai thác để vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng sản phầm du lịch vừa bảo tồn, phát huy được các giá trị của văn hóa dân gian, giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của mảnh đất miền Trung.

2.2.3.2. Lễ hội truyền thống cung đình

Triều đại các vua nhà Nguyễn tồn tại từ năm 1802 đến năm 1945, trải qua 143 năm, để phục vụ cho các nghi thức, nghi lễ của vương triều đã có rất nhiều loại hình lễ hội phong phú với các nghi tiết phức tạp, là sinh hoạt tiêu biểu cho đời sống cung đình, lễ nghi phong kiến triều Nguyễn tại kinh đô Huế.

Đa số Lễ hội truyền thống cung đình được tổ chức trong không gian của Hoàng thành Huế và tại các di tích triều Nguyễn. Một số lễ hội có tính chất “quốc lễ” như Lễ tế Đàn Nam Giao, lễ tế Đàn Xã tắc...

Thời gian tổ chức các lễ hội diễn ra rải rác trong năm, chủ yếu diễn ra vào mùa xuân và mùa thu.

Lễ hội truyền thống cung đình tại Huế nặng về phần lễ, đối tượng tưởng niệm là để tôn vinh các vị thần, tổ tiên. Các buổi lễ được tổ chức bài bản, qui mô và diễn ra trong không khí trang nghiêm với các phần như đại tự, trung tự và quần tự với các nghi thức, lễ tiết khác nhau do Bộ Lễ trước đây qui định. Phần lễ thể hiện tính trang trọng biểu hiện cho vương quyền và thần quyền. Nội dung cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc gia hưng thịnh. Điều đặc biệt của các buổi lễ là có sự góp mặt của sự đi kèm nhạc vũ trong hệ thống âm nhạc của nhã nhạc cung đình.

Thông qua các lễ hội cung đình, nội dung, hình thức lễ hội phản ánh được nhận thức, tư tưởng của xã hội phong kiến về tự nhiên, văn hóa, khoa học, phong tục tập quán… nó là diện mạo, văn hóa tinh thần của vương triều Nguyễn, cũng như di sản văn hóa của dân tộc. Một số lễ hội cung đình chỉ có tính chất trong nội bộ hoàng gia, trong cung cấm nhưng cũng có những lễ hội diễn ra bên ngoài


hoàng thành và có sự góp mặt, tham gia của người dân, dưới đây là một số lễ hội cung dình tiêu biểu:

Các lễ hội cung đình tiêu biểu diễn ra trong Đại Nội, Hoàng Thành Huế:


TT

Loại lễ

Nội dung

1

Lễ đăng quang

Tổ chức khi mở đầu triều Vua. Địa điểm liên quan đó là Lễ tế tại Đàn Nam Giao, Thái Miếu, Triệu Miếu để Kính cáo thiên địa, liệt thánh. Lễ lên ngôi tại Điện Thái Hòa. Điểm nổi bật của buổi lễ này là hình thức tổ chức nghi lễ trang nghiêm, thể hiện sự thành kính, mô tả được một buổi lễ mang đậm tính chất vương quyền,

thần quyền của hệ tư tưởng Nho Giáo.

2

Lễ sách phong

lễ sách lập Hoàng hậu, lễ sách phong Cung giai, lễ

sách phong Hoàng Tử, Công Chúa.

3

Lễ Ngự cung của Vua và Hoàng Thái Hậu

Vua ngự cung mới: Còn gọi là lễ ngự điện. Được tổ chức mỗi khi khánh thành cung điện nào vừa xây xong hoặc đổi tên hay có sữa cữa lớn, triều đình đều tổ chức lễ mừng long trọng để rước vua đến khai trương. Buổi lễ tương tự cũng diễn ra khi Hoàng Thái Hậu ngự

cung mới.

4

Lễ mừng nhà vua và Thái hậu nhân dịp tết

nguyên đán

Diễn ra nhân dịp tết nguyên đán tại Điện Thái Hòa. Xuất phát từ phong tục của người Việt cầu chúc cho nhau một năm mới mọi sự tốt lành, thành công, vượng

phát.

5

Lễ Vạn thọ đại

Vạn thọ đại khánh là lễ mừng sinh nhật của vua.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 9



khánh, Thánh thọ đại khánh

Thánh thọ đại khánh là lễ lớn do triều đình tổ chức nhân dịp sinh nhật các năm chẵn mười của mẹ vua - Bà Hoàng Thái Hậu. Không gian diễn ra khắp mọi nơi trong kinh thành với cờ xí, đèn hoa lung linh rực rỡ, nghi lễ chính diễn ra tại Điện Cần Chánh, Điện

Thái Hòa.

6

Lễ tấn tốn Hoàng Thái Hậu

Mỗi một vị vua triều Nguyễn sau khi lên ngôi Hoàng đế đều làm lễ suy tôn danh hiệu, ngôi vị chính thức cho bà mẹ sinh thành ra mình. Mục đích của buổi lễ này là tỏ rõ “Hiếu nghĩa” của nhà vua. Qua đó muốn thể hiện tư tưởng, ý nghĩa trong luân thường đạo lý của Nho Gia người quân tử phải trọn vẹn hiếu lễ, trách nhiệm cuả con cái đối với cha mẹ. Đây cũng là dịp để nhà vua tăng cường tính thuyết phục trong thiên hạ đối với ngôi vị hoàng đế của mình và là dịp để siết chặt

nền tảng tam cương (quân, phụ, tử) và ngũ thường (Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín)

Một số lễ hội cung đình diễn ra ngoài phạm vị Hoàng thành Huế


TT

Loại lễ

Nội dung

1

Lễ Tế tại Đàn Nam Giao

- Mục đích: Cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an

- Địa điểm, thời gian: Được cử hành tại Đàn Nam Giao (nằm ở phường Trường An, cuối đường Điện

Biên Phủ ngày nay). Dưới triều Nguyễn, lễ tế trời




được diễn ra vào trung tuần tháng hai âm lịch hàng năm. Sau triều vua Thành Thái (1890 trở về sau) ba năm tổ chức một lần.

- Hình thức và nội dung tổ chức: Lễ tế Nam Giao là một nghi lễ quan trọng bậc nhất của triều đình. Ngày diễn ra lễ tế, triều đình tổ chức một đoàn ngự đạo xuất hành từ cửa Ngọ Môn với nhiều thành phần, ngoài nhà vua còn có hoàng thân quốc thích, quan lại binh lích, áo mão, nghi trượng, tàn lọng voi ngựa chia ra thành từng tốp tiến về Đàn Nam Giao. Vua sẽ ở lại Trai Cung chuẩn bị để khoảng 2 giờ sáng hôm sau đến Đàn chuẩn bị tế lễ. Buổi lễ diễn ra với rất nhiều nghi tiết khác nhau kéo dài 3 đến 4 tiếng. Sau khi hoàn tất tế lễ đoàn ngự đạo sẽ hồi cung trong màu sắc rực rỡ, không khí hội lễ tưng bừng khi từng đoàn người dân đi xem hội dọc hai bên đường chào đón vua trở về cung.

Lễ tế tại Đàn Nam Giao diễn ra lần cuối dưới thời phong kiến vào ngày 23/03/1945 dưới thời vua Bảo Đại. Ngày nay lễ tế tại Đàn Nam Giao đang được phục dựng lại, đặc biệt là trong các dịp lễ hội Festival.

Đến với lễ hội tế lễ đàn Nam Giao, du khách thấy được sự hoành tráng, đặc sắc của văn hóa nghi lễ cung đình. Hơn thế nữa, du khách cảm nhận được những

giá trị nhân văn trong lễ hội

2

Lễ tế tại Đàn Xã

Tắc

Diễn ra ở trong kinh thành Huế, phường Thuận Lộc

ngày nay. Lễ được tổ chức hai năm một lần vào tháng




hai hoặc tháng 8 âm lịch. Nghi lễ khá rườm rà gồm các lễ như:

- Lễ Thánh tiến: Nhà vua rửa tay cho tinh sách để tới vị trí chủ lễ.

- Lễ Ế mao huyết: Lễ bưng khay và lông của con vaatj tế ddem chôn.

- Lễ Dâng Hương: Vua dâng hương cho trời đất

- Lễ Nghinh Thần: Vua quan cùng nghinh đón thần linh.

- Lễ Hiến ngọc Bạch và Truyền chúc: Dâng ngọc lụa lên thần linh

- Lễ Tứ Phúc tộ: Lễ nhận lộc thần linh ban cho

- Lễ Triệt soạn: Lễ thu dọn bàn cỗ.

- Lễ Tống thần: Lễ đưa tiễn thần linh

- Lễ phúng nghệ ế sở: Lễ đem chôn văn tế, lụa là, cỗ bàn...

Đây là buổi lễ tiêu biểu cho các hình thức tiến hành nghi lễ cúng tế ở Huế, khá phức tạp trong công tác tổ chức nhưng nó thể hiện sự trang nghiêm kính cẩn đối với thần linh và ước nguyện cầu cho mưa thuận gió

hòa, quốc thái dân an.

3

Lễ Tịch Điền

Diễn ra vào tháng 5 âm lịch, ở trong kinh thành Huế, nay thuộc địa phận phường Tây Linh. Do đích thân nhà vua cày ruộng nhằm khuyến khích dân chúng

chăm lo việc cày cấy, phát triển nông nghiệp.

3

Các lễ hội khác:

Lễ ban sóc, lễ tiếp sứ thần, lễ dâng nêu...


Cùng với sự cáo chung của triều Nguyễn các lễ hội cung đình cũng dần vào quên lãng. Gần đây, nhận thức được vai trò của các giá trị văn hóa phi vật thể Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đang dần cho khôi phục lại các lễ hội truyền thống cung đình nhằm làm phông phú đa dạng cho sản phẩm du lịch địa phương. Các lễ hội tế đàn Nam Giao, lễ tế đàn xã tắc, yến tiệc hoàng cung, lễ đổi gác… đang được phục hồi.

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch lễ hội ở Huế

Huế là mảnh đất giàu tài nguyên văn hóa và nhân văn. Các ban ngành đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác cá yếu tố văn hóa trên cơ sở bảo tồn và phát triển. Chính vì vậy đại phương đã chủ trọng cho việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch lễ hội.

Trước tiên hết, phải nói đến thuận lợi cho việc phát triển du lịch lễ hội, đó chính là không gian tổ chức. Hầu hết các lễ hội được diễn ra tại di tích nổi tiếng. Các lễ hội tại các điểm trong kinh thành Huế đều có mặt bằng không gian rộng rãi, các vị trí đều nằm rải rác trong các khuôn viên khang trang sạch sẽ. Địa điểm để khách tham gia lễ hội gắn liền với cảnh quan đẹp hài hòa, phù hợp cho sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên đối với các lễ hội dân gian ở thành phố Huế, rất nhiều lễ hội diễn ra tại các đình làng, các đền thờ của các tổ ngành nghề về mặt không gian còn mang tính bó hẹp trong phạm vi có tính chất của phường nhỏ, của các hội cùng ngành nghề nên chưa thuận tiện cho việc phát triển du lịch lễ hội có tính chất đại chúng với số lượng người tham dự đông.

2.4. Nhân lực du lịch lễ hội ở Huế

Dân số ở Huế ước tính đến 350.000 người. Sống trong môi trường một thành phố có nhiều trường Đại học, Cao đẳng với ảnh hưởng lối sống kinh kỳ, sống đẹp, coi trọng học vấn. Người dân Huế không ngừng hoàn thiện bản thân


chăm lo hoc hành, trong giao tiếp ứng xử chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến nên luôn hướng tới nét đẹp của chân - thiệ - mỹ. Chính vì vậy nhân lực phục vụ du lịch lễ hội là thế mạnh ở Huế.

Thực tế qua các lễ hội sự tham gia của người dân vào các lễ hội gián tiếp chỉ là người tham gia hay trực tiếp là người tổ chức, thực hiện lễ hội đều cho thấy ý thức cũng như năng lực của những chủ nhân làm nên thành công cho lễ hội của chính mình.

Tuy nhiên khi nói đến du lịch lễ hội, đây là hoạt động kết hợp giữa du lịch và lễ hội. Là việc đưa lễ hội trở thành một sản phẩm của du lịch lại cần sự hiểu biết sâu sắc của mọi người về loại hình sản phẩm này. Đó chính là những người làm du lịch. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng nhận thức về vai trò cũng như điều hành cho hoạt động du lịch lễ hội còn hạn chế. Đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên chưa thực sự thấy được vai trò ý nghĩa của du lịch lễ hội. Hơn nữa du lịch lễ hội liên quan đến nhiều lĩnh vực do vậy đối với các lễ hội đã diễn ra, khi thực hiện hoạt động hướng dẫn thuyết minh kiến thức thuyết minh của hướng dẫn sơ sài, chưa giới thiệu được giá trị nổi bật của lễ hội. Ngoài ra nhân lực liên quan gián tiếp, là chất xúc tác và là cầu nối giữa lễ hội và du lịch là cán bộ chuyên môn ngành du lịch, nhân viên trong các doanh nghiệp du lịch vẫn chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức, tuyên truyền quảng bá cho du lịch lễ hội.

2.5. Tổ chức, quản lý du lịch lễ hội ở Huế

2.5.1. Các cơ quan quản lý chính quyền

Nhìn nhận tiềm năng to lớn cũng như vai trò của du lịch lễ hội, ở Huế các cơ quản lý chính quyền đã tổ chức các hội thảo khoa học, đã thực hiện các đề tài nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau về lễ hội và du lịch lễ hội, bước đầu đã đạt được kết quả rõ rệt. Điều này thể hiện rõ qua thành công của 08 kỳ tổ chức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023