Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Du Lịch Lễ Hội


canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem.

Căn cứ vào không gian (phạm vi) của lễ hội: Có lễ hội quốc gia (cả nước), Lễ hội vùng, lễ hội làng...

- Lễ hội quốc gia: như Giỗ tổ Hùng Vương, các ngày lễ kỷ niệm chiến thắng...

- Lễ hội vùng: Là loại hội lễ có tầm thu hút ảnh hưởng rộng lớn, mang tính chất tiêu biểu, sự tham gia của cả vùng.

- Lễ hội làng: Đa số gắn với tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Diễn ra tại Đình làng, Miếu, Đền, Lăng…

“Đó là một hình thức sinh hoạt văn hóa định kỳ, cộng đồng tổng hợp và tiêu biểu nhất của xã hội nông thôn ở đơn vị làng” [41trang 15]

Bao gồm:

+ Lễ hội thờ đức Thành Hoàng: Diễn ra ở các đình làng, còn gọi là hội đình hay đình đám.

+ Lễ hội thờ các nhân vật lịch sử: Đa số diễn ra ở các Lăng, Đền thờ các vị có công với nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

+ Lễ hội thờ cúng Cá Voi: Diễn ra tại các làng ven biển

+ Lễ - Hội Tết: Đây là sinh hoạt mang tính cộng đồng cao. Là một loại hội mùa gắn với các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian hoặc tôn giáo dựa theo âm lịch như lễ tết Nguyên Đán.

Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 4

+ Lễ hội tôn giáo: Gắn liền với những cộng đồng tín đồ tôn giáo đồng thời cũng là dịp hội họp, sinh hoạt văn hóa quần chúng của nhân dân sở tại. Các loại hình lễ hội tông giáo đó là: Lễ hội rằm tháng bảy hay còn gọi lễ vu lan; Lễ hội Phật đản; Lễ thiên chúa giáo (Lễ Noel, lễ Phục sinh...)


+ Lễ hội các dân tộc ít người: Mang màu sắc nghiêng về tâm lý, tín ngưỡng, phong tục tập quán…của các cộng đồng người dân tộc.

+ Lễ hội Vùng

+ Lễ hội gia đình (cưới, tang, giỗ…)

Căn cứ vào thời gian tổ chức Lễ hội: Có Lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa Thu.

Căn cứ vào mục đích, tính chất của lễ hội:

- Lễ hội thờ Tổ nghiệp truyền thống (Kim hoàn, Sân khấu, nghề may…)

- Lễ hội thờ cá voi (ngư dân miền biển)

- Lễ hội tôn giáo (Phật Đản, Noel, lễ hội thờ Mẫu - Nữ thần...)

Ngoài ra tùy theo hoạt động của lễ hội, mục đích lễ hội và tùy từng địa phương mà có cách gọi tên khác nhau về lễ hội như: Lễ hội tôn vinh các vị thần; Lễ hội làng nghề; Lễ hội văn hóa (ví dụ như lễ hội văn hóa các dân tộc ít người...)

Chức năng của lễ hội

- Gắn kết cộng đồng, nơi thể hiện đời sống tinh thần của cộng đồng.

- Không gian thể hiện sự sáng tạo của cá nhân cộng đồng...

Vai trò, vị trí của lễ hội trong đời sống văn hóa cộng đồng

Lễ hội là nơi thể hiện những giá trị văn hóa của cộng đồng, đề cao nhân vật được tôn thờ, hành lễ. Thể hiện tính chất xã hội hóa và sức sống của cộng đồng (Nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng...). Lễ hội là linh hồn của các kiến trúc văn hóa, đời sống của cộng đồng...

Lễ hội là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống của quần chúng nhân dân. Văn hóa người Việt có rất nhiều loại hình, trong đó lễ hội truyền thống dân gian là loại hình tiêu biểu đậm đà bản sắc của từng cộng đồng địa phương.

Lễ hội truyền thống dân gian là một dạng sinh hoạt ngoài trời xuất phát từ những nhu cầu của đời sống con người. Nó không những có phần lễ mà còn có


phần hội để thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh mang tính cộng đồng. Thông qua lễ hội con người thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, cộng cảm với cộng đồng được rộng rãi. Đó cũng là lúc con người được phổ cập và cảm nhận những giá trị văn hóa địa phương là dịp tập hợp để đua tài, đua sức thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội truyền thống dân gian giúp con người cảm nhận được những giá trị thẩm mỹ mà nó chứa đựng, một yếu tố tác động tích cực đến thế giới tâm hồn con người. Thông qua lễ hội để giáo dục truyền thống, giáo dục tư tưởng, tình cảm cho cộng đồng, giúp con người hiểu nhau hơn từ đó có sự điều chỉnh hành vi ứng xử có văn hóa.

Lễ hội truyền thống dân gian là hình thức trình diễn tổng hợp: Đó là sự kết hợp của người dân địa phương với đông đảo các thành phàn khách đến từ các địa phương khác. Lá sự kết hợp nhuần nhuyễn của không gian và thời gian. Sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật, phong tục tập quán khác nhau... tạo nên sự đa dạng và phong phú cho một thể loại sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền.

Tóm lại lễ hội là một yếu tố rất quan trọng có thể đáp ứng được các nhu cầu về tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, giao tiếp, tìm hiểu lẫn nhau… là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của một cộng đồng.

Vai trò lễ hội trong du lịch

Lễ hội truyền thống dân gian là một sản phẩm du lịch đặc thù. Với sự góp mặt của Lễ hội, các công trình kiến trúc nghệ thuật, chùa miếu trầm lặng trở nên có hồn, linh thiêng, sinh động. Nó đã tạo nên điểm du lịch hấp dẫn, làm phong phú cho sản phẩm du lịch của từng địa phương.

Hoạt động lễ hội làm phong phú, đa dạng cho nền văn hóa địa phương, lôi cuốn khách giao lưu, tìm hiểu, thưởng thức và để lại ấn tượng đặc thù sau mỗi


chuyến du lịch. Làm cho loại hình du lịch văn hóa có cả “Chất” và “Lượng”. Trong lễ hội khách du lịch có thể trở thành chủ thể của lễ hội cùng tham gia vào hoạt động của lễ hội. Đây là điểm mạnh. Yếu tố tích cực mà đối với các loại hình du lịch khác khó mà thực hiện được.

Qua thực tế Lễ hội truyền thống dân gian là nguồn hấp dẫn lôi cuốn khách du lịch. Thông qua hoạt động du lịch các lễ hội được tỏa sáng và thăng hoa.

Tóm lại, lễ hội truyền thống dân gian luôn có sức hấp dẫn và lôi cuốn du khách bởi những đặc điểm độc đáo và phong phú của mình và hơn thế nữa đó là thế giới tâm linh của mỗi con người, mỗi cộng đồng. Việc khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội để kết hợp với các hoạt động du lịch là mối quan tâm cần sự nghiên cứu của các ban ngành chức năng.

1.1.1.2. Du lịch Lễ hội

Khái niệm du lịch lễ hội

Du lịch lễ hội tức lấy lễ hội làm điểm tựa, hoạt động du lịch lễ hội góp phần tôn vinh, bảo vệ bản sắc văn hóa của lễ hội, gìn giữ và phát triển lễ hội.

Theo Trịnh Lê Anh và Nguyễn Thu Thủy thuộc khoa du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội: “Du lịch lễ hội là loại hình du lịch trong đó du khách thực hiện chuyến đi vì mục đích tham quan, tham gia vào các lễ hội tại điểm đến. Ở đây, lễ hội là yếu tố hấp dẫn đặc biệt lôi kéo du khách từ phương xa đến”. Du lịch lễ hội nghĩa là lấy các sự kiện (bao gồm và chủ yếu là lễ hội) làm sức hút du khách, làm chất xúc tác phát triển không chỉ cho ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế địa phương và quốc gia tổ chức, làm công cụ xây dựng hình ảnh cho điểm đến.

Du lịch lễ hội là một loại hình du lịch, mục tiêu là đi du lịch đến với các lễ hội của địa phương, tham gia vào các lễ hội được tổ chức ở một địa danh nổi tiếng nào đó. Qua đó nâng cao hiểu biết về văn hóa, tăng cường mở rộng quan hệ giao tiếp.


Mối quan hệ và tác động qua lại giữa văn hóa, lễ hội và du lịch

Văn hóa, lễ hội và du lịch luôn tương tác lẫn nhau:

- Văn hóa nuôi dưỡng du lịch một cách bền vững. Không thể phát triển du lịch bền vững khi không đặt văn hóa vào trong hoạt động du lịch

- Trong cuộc sống văn hóa là thực thể sống động luôn tồn tại hài hòa tạo nên mối quan hệ mắt xích giữa các phạm trù khác nhau trong du lịch văn hóa

- Trong xu hướng phát triển du lịch hiện nay, văn hóa là bộ phận nền tảng để phát triển du lịch. Có nhiều hoạt động văn hóa lấy du lịch làm điểm đến và là mục đích.

- Văn hóa làm động lực cho du lịch vừa mang yếu tố truyền thống vừa có sự tiếp nhận yếu tố văn hóa mới

- Xem xét dưới góc độ nhu cầu của du khách và yêu cầu của sản phẩm du lịch.

- Tóm lại trong cuộc sống hiện đại không thể thiếu hoạt động du lịch và cần phải trân trọng các giá trị văn hóa. Đến nay văn hóa trở thành thế mạnh của du lịch Việt nam. Đảng và nhà nước đã có những chủ trương để phát triển du lịch một cách đúng hướng và bền vững và lấy văn hóa làm cơ sở để phát triển du lịch.

1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội

1.1.2.1. Thời gian và địa điểm tổ chức

Du lịch lễ hội lấy lễ hội làm đối tượng chính trong mục đích đi du lịch. Tuy nhiên hoạt động lễ hội lại xảy ra trong thời gian và không gian nhất định. Mỗi lễ hội xảy ra tại một thời điểm khác nhau gắn với cộng đồng địa phương tại điểm đó. Lễ hội xuất phát từ nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương, được tổ chức trong các không gian nhất định. Ngược lại du lịch lại xuất phát từ nhu cầu, điều kiện của khách du lịch. Thời gian lễ hội diễn ra ngắn không phụ thuộc vào khách du lịch. Khách đi du lịch khi họ có thời gian nhàn rỗi và


diễn ra quanh năm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như dịp nghỉ lễ, phương tiện vận chuyển… vì vậy yếu tố thời gian và địa điểm cuả lễ hội cũng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch lễ hội.

1.1.2.2. Hình thức tổ chức

Hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ, của hình thức tổ chức theo khách đoàn, khách lẻ. Việc tổ chức các chương trình du lịch phụ thuộc theo từng đoàn khách khác nhau, theo quốc tịch, tôn giáo, đối tượng khách theo độ tuổi, theo nghề nghiệp… Nói chung hình thức tổ chức các loại hình du lịch phong phú đa dạng theo nhu cầu của từng đoàn khách khác nhau luôn có sự thay đổi. Trong khi đó về hình thức tổ chức các lễ hội lại bắt buộc phải tuân theo các qui định, các tập tục truyền thống khó có sự thay đổi. Lễ hội ở Việt Nam nói chung, đặc biệt tại Huế nói riêng nghiêng nặng về phần lễ, rườm rà, thời gian dành cho lễ nghi kéo dài và hạn chế sự tham gia về số lượng và đối tượng dự lễ nên cũng tác động đến việc tổ chức du lịch lễ hội.

1.1.2.3. Nội dung lễ hội

Lễ hội truyền thống Việt nam có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước, đa phần là lễ hội nông nghiệp (Không chỉ gắn trực tiếp mà nó còn bao hàm cả nghi thức và lễ nghi nông nghiệp).

Việt Nam đa sắc tộc và đa lễ hội do vậy lễ hội có các nội dung khác nhau:

- Lễ hội mùa Xuân

- Lễ Tết nguyên đán

- Lễ hội tôn vinh các vị thần

- Lễ hội làng nghề

- Lễ hội tôn giáo:

+Lễ hội rằm tháng bảy hay còn gọi lễ vu lan


+ Lễ hội Phật đản

+ Lễ thiên chúa giáo (Noel)

- Lễ hội gắn liền hình thành một vùng đất

Tinh thần của lễ hội, nội dung, hình thức, sự ảnh hưởng của lễ hội. Tất cả được thể hiện rõ nét qua:

Nội dung lễ hội

Chất lượng lễ hội

1.1.2.4. Sự tham gia của cộng đồng địa phương

Bản chất lễ hội là sản phẩm được hình thành phục vụ cho đời sống cộng đồng địa phương. Sự tham gia tích cực vào hoạt động lễ hội của cộng đồng địa phương không những làm cho chất lượng lễ hội được nâng cao đồng thời tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn du khách cùng tham gia vào hoạt động của lễ hội. Lễ hội càng có đông cộng đồng địa phương tham gia càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của lễ hội. Là tác nhân làm cho du lịch lễ hội phát triển.

1.1.2.5. Nhu cầu của khách du lịch

Ngày nay đời sống của con người ngày càng được nâng cao, đi du lịch đã trở thành hiện tượng phổ biển trong sự phát triển với tốc độ cao của hoạt động du lịch. Xu hướng đi du lịch có sự thay đổi, khách du lịch không chỉ đến với các loại hình du lịch truyền thống như thể thao, nghỉ dưỡng hay tham quan đơn thuần mà yêu cầu tìm hiểu sâu hơn về văn hóa hay tự nhiên của điểm đến. Nhu cầu của khách du lịch trước đây chú trọng đến lưu trú, mua sắm… thì nay khi đi du lịch khách không chỉ có tham quan đơn thuần các di tích lịch sử văn hóa tự nhiên mà còn muốn khám phá sâu về đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, các lễ hội của địa phương. Đến với lễ hội du khách sẽ được đắm chìm trong bản sắc văn hóa dị biệt của mỗi vùng đất mà lễ hội diễn ra. Du lịch lễ hội đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch khi đến với mỗi quốc gia, mỗi địa phương.


Đi du lịch là để khám phá điều mới lạ, điều mới lạ mang sắc thái riêng của mỗi vùng miền đó là sinh hoạt văn hóa. Du lịch văn hóa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch là được giao lưu với người dân địa phương. Du lịch lễ hội là môi trường tốt nhất để đáp ứng được nhu cầu của du khách.

1.1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch lễ hội

Để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch, các yếu tố cần chú ý đó là: Thời gian, không gian diễn ra lễ hội. Vị trí, mục đích, ý nghĩa, chủ đề, giá trị của lễ hội. Khi chọn lọc đầu tư lễ hội tiêu biểu cần lưu ý:

- Xác lập tiêu chí chọn lựa lễ hội tạo nên sản phẩm du lịch

- Định hướng hình thức, nội dung hoạt động của lễ hội cụ thể

- Thiết lập chiến lược phát triển du lịch lễ hội. Phát triển du lịch lễ hội nhưng không làm mất đi bẳn sắc của lễ hội.

- Điều kiện khai thác, đầu tư và phát triển của lễ hội

- Phát triển lễ hội phải phù hợp các nguyên tắc chung, dựa trên nhu cầu phát triển du lịch, hiệu lực của cơ chế quản lý đầu tư và khai thác, thời gian không gian lễ hội, điều kiện giao thông, dịch vụ, yếu tố con người...)

- Hoạt động du lịch lễ hội còn phải là hoạt động kinh doanh trên nền tảng văn hóa và phải có đạo đức.

1.1.4. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch lễ hội

1.1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế

Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia làm tốt công tác du lịch lễ hội trong nỗ lực nâng cao hình ảnh đất nước mình. Sự thành công thể hiện ở việc khi nhắc đến tên lễ hội thì sự náo nức và say mê đã được khơi dậy trong mỗi một du khách và tên của quốc gia đó đã được liên tưởng đến trong suy nghĩ của mỗi người. Ví dụ tuần lễ hội hóa trang carnaval tại Brazil, lễ hội bò tót ở Tây Ban Nha, lễ té nước mùa xuân Song-kran tại Thái Lan…

29

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí