Bảng 2.4. Doanh thu du lịch năm 2014 của tỉnh Kon Tum
Đơn vị tính | Thực hiện năm 2013 | Ước thực hiện năm 2014 | % so với cùng kỳ năm 2013 | % so với kế hoạch | |
Tổng lượt khách | Lượt khách | 193.540 | 208.887 | 7.9 | 91,3 |
Khách quốc tế | || | 66.403 | 72.029 | 8.5 | 91,6 |
Khách nội địa | || | 127.137 | 136.858 | 7.6 | 91,2 |
Tổng ngày khách | Ngày khách | 306.177 | 333.830 | 9.0 | 92,4 |
Khách quốc tế | || | 105.300 | 116.207 | 10.4 | 86,9 |
Khách nội địa | || | 200.877 | 217.623 | 8.3 | 95,6 |
Tổng doanh thu chuyên ngành | Triệu đồng | 94.572 | 108.485 | 14.7 | 98,3 |
Tổng thu nhập xã hội từ du lịch | Triệu đồng | 442.296 | 487.316 | 10.2 | 94,1 |
Công suất | % | 66,8 | 66,4 | -0,6 | 93,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Sự Tác Động Của Du Lịch Đến Truyền Thống Gia Đình Tại Thành Phố Kon Tum29
- Các Hình Thức Tổ Chức Du Lịch Của Khách Nội Địa Đến Thành Phố Kon Tum35
- Các Nguồn Cung Cấp Thông Tin Du Lịch Về Thành Phố Kon Tum Cho Du Khách 40
- Đánh Giá Hiện Trạng Các Di Sản Của Thành Phố Kon Tum45
- Giải Pháp Bảo Tồn Phát Huy Các Giá Trị Di Sản
- Đánh Giá Hướng Bảo Tồn Di Sản Của Thành Phố Kon Tum46
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở VH – TT – DL tỉnh Kon Tum
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở các thành phố đã được quan tâm đầu tư nâng cấp và xây dựng mới tạo nên một diện mạo mới cho các đô thị, cho các khu du lịch…, từng bước đáp ứng được nhu cầu cho phát triển du lịch như: khánh thành “Công viên Giọt Nước Đăk Bla” chào mừng 100 năm thành lập tỉnh (1913- 2013), tu bổ và dựng lại các nhà rông với nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước...
Nguồn nhân lực du lịch của thành phố ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, số lao động có trình độ đào tạo đại học và sau đại học ngày càng gia tăng, các hình thức đào tạo ngày càng đa dạng…, đang từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập. Số lượng hướng dẫn viên đã được cấp thẻ hướng dẫn theo quy định của là 23 người trong đó có 3 thẻ hướng dẫn quốc tế, 20 thẻ hướng dẫn nội địa...Phối kết hợp với phân viện đại học Đà Nẵng, tổ chức các
lớp ngắn hạn về đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn, nghiệp vụ khách sạn để các cán bộ ngành du lịch cũng như người dân có thể đăng kí học tập.
Công tác đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tại thành phố đã từng bước được hoàn thiện, chất lượng các công trình đều bảo đảm..., góp phần quan trọng vào cải thiện môi trường du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận đến các khu, điểm du lịch.
Du lịch đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, gắn với an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội của thành phố. Đối với một lãnh thổ có đường biên giới như Kon Tum, các điều kiện hạ tầng xã hội nhìn chung còn khó khăn, hoạt động phát triển du lịch đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của thành phố, thu hút ngày càng nhiều các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch, tạo động lực cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần nâng cao mức đóng góp vào GDP, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, ổn định an ninh chính trị tại các địa bàn trong tỉnh.
Thách thức
Mặc dù tốc độ tăng trưởng về số lượng khách và tổng thu nhập của toàn vùng Tây Nguyên nói chung tương đối cao, nhưng tỉ trọng so với cả nước còn rất thấp, chưa được cải thiện và chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh về du lịch. Trong đó Kon Tum luôn xếp áp chót trong 5 tỉnh Tây Nguyên về khả năng thu hút khách du lịch.
Xuất phát điểm và sức cạnh tranh của du lịch toàn vùng Tây Nguyên so với các vùng khác trong cả nước... còn thấp dẫn đến khả năng cạnh tranh của một tỉnh nghèo như Kon Tum cũng kéo theo. Bản thân tỉnh Kon Tum cũng như thành phố không có nhiều sự bứt phá hay vận động nội tại để có thể thay đổi được năng lực của chính mình nên trong những năm gần đây, nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển du lịch của thành phố rất hạn hẹp. Nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước khiến cho chính quyền thành phố không chủ động được trong việc quy hoạch, đầu tư cho du lịch.
Sản phẩm và dịch vụ du lịch của thành phố Kon Tum và tỉnh Kon Tum chưa đặc sắc, còn trùng lặp, chất lượng thấp và sức cạnh tranh còn hạn chế. Nếu xét về
tham quan nghỉ dưỡng, Kon Tum không thể bằng thành phố Đà Lạt. Xét về du lịch khám phá mạo hiểm, Kon Tum không bằng được Pleiku (Gia Lai). Xét về các loại hình du lịch khám phá buôn làng, sự đầu tư các dịch vụ bổ sung thì không thể bằng Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk). Việc xây dựng các sản phẩm du lịch ở Kon Tum thời gian qua gần như chưa rõ nét và còn mang tính chủ quan, dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có của các địa phương, thiếu đầu tư và chưa dựa vào thế mạnh đặc thù về tiềm năng tài nguyên và nhu cầu thị trường. Đặc biệt là các chương trình tham quan bản làng văn hóa các dân tộc như: Kon L’lor, Kon K’tu, các chương trình trekking... còn trùng lặp giữa các địa phương. Trong phát triển các sản phẩm du lịch, việc liên kết, hợp tác giữa các địa phương còn hạn chế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch mặc dù đã được cải thiện đáng kể, nhưng nhìn chung chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch hiện nay. Tính đa dạng và chất lượng các dịch vụ còn hạn chế. Hiện nay, phần lớn các cơ sở lưu trú ở Kon Tum có quy mô nhỏ, 02 khách sạn 3 sao là Indochine, Quang Trung có chất lượng phục vụ tốt hơn hẳn.
Hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp du lịch tại Kon Tum còn mỏng và thiếu tính chuyên nghiệp, khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường nước ngoài còn yếu, hiệu quả kinh doanh lữ hành thấp. Năng lực về nghiệp vụ của hầu hết các doanh nghiệp lữ hành hiện còn nhiều hạn chế. Khách du lịch quốc tế đến Kon Tum hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp lữ hành ở các trung tâm phân phối khách lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh khai thác, đưa đến. Họ gần như ít lưu trú mà chỉ dừng chân lại tham quan quanh thành phố rồi dời đi.
Hoạt động đầu tư là một điểm đáng lưu ý của du lịch Kon Tum khi khả năng thu hút đầu tư của thành phố và tỉnh rất hạn chế, phụ thuộc nhiều vào ngân sách, chưa huy động được nhiều vốn xã hội hóa. Nguồn tài nguyên dồi dào nhưng việc đầu tư rất nhỏ giọt và chỉ tập trung vào một số điểm di sản nổi bật như: nhà thờ Gỗ, Ngục Kon Tum...Các công trình về tôn giáo chủ yếu dựa vào sự đóng góp của tín đồ và cộng đồng địa phương.
Chất lượng lao động du lịch ở Kon Tum chưa cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình phát triển du lịch.
Số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng còn cao, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và kinh nghiệm chuyên ngành du lịch còn ít... Thực trạng này đã làm cho chất lượng dịch vụ du lịch nhìn chung còn thấp hơn so với yêu cầu, đòi hỏi của khách du lịch.
Môi trường du lịch có dấu hiệu xuống cấp, gây ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch. Tình trạng chèo kéo khách, ép giá, cạnh tranh thiếu lành mạnh... đã bắt đầu xuất hiện.
Công tác thống kê du lịch còn yếu kém do liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực…, chính vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giá, nhận diện các yếu tố tác động và dự báo các chỉ tiêu phát triển ngành cũng như hoạt động điều hành du lịch ở thành phố cũng như toàn tỉnh.
Tiểu kết
Nói tóm lại, thông qua việc phân tích thực trạng của ngành du lịch thành phố đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi phát triển du lịch đã cho thấy : trong những năm gần đây, bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước dồng thời huy động các nguồn vốn xã hội hóa, thành phố Kon Tum đã xây dựng và kiện toàn hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trên địa bàn. Về cơ bản, các công trình này đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân địa phương và khách du lịch. Sự quản lý nhà nước về du lịch bước đầu đã thể hiện được vai trò trong việc các hoạt động nghiệp vụ, thanh tra, quảng bá hình ảnh du lịch thành phố. Tuy nhiên, du lịch Kon Tum chưa đóng góp được nhiểu trong tỷ trọng GDP của thành phố, vẫn còn tồn tại nhiều yếu như : tận dụng được tiềm năng vốn có, doanh thu du lịch thấp, thời gian lưu trú của khách ngắn, sản phẩm du lịch không có nét riêng biệt ; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, cần đào tạo chuyên sâu ; khả năng tham gia hoạt động du lịch của cộng đồng dịa phương thấp...Trước thực trạng như vậy, du lịch thành phố Kon Tum cần nhìn nhận phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố trong thời gian tới.
Chương 3. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản ở thành phố Kon Tum
3.1. Thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản ở thành phố Kon Tum
3.1.1. Tác động của du lịch đến di sản
3.1.1.1. Tác động tích cực Phát huy giá trị di sản
Du lịch vừa tác động tích cực, vừa ảnh hưởng tiêu cực đến di sản. Thực tế, rất nhiều di sản, khu di tích nếu không có tiền thu từ việc bán vé tham quan thì công việc bảo tồn khó được thực hiện. Nhờ có du lịch, những nét đẹp văn hóa vật thể và phi vật thể mới có thể “hồi sinh” và được bảo tồn. Đồng thời, du lịch góp phần tăng cường đối thoại, trao đổi giữa các nền văn hóa, quốc gia, khu vực. Ở Kon Tum, nhờ kết quả của quá trình đầu tư phát triển du lịch vớinguồn thu từ các hoạt động tham quan, các dịch vụ ăn uống, lưu trú đã góp phần bảo lưu giá trị các di sản ví dụ như: hoạt động phục dựng lại các nhà rông, khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm, đan lát và tạc tượng đang bị mai một, tổ chức các lễ hội cũng như các hội thi cho nghệ nhân dân gian hàng năm...
5%
Tăng vốn đầu tư
25%
40%
Tổn hại hiện trạng các di sản
Gây ô nhiễm môi trường
Nâng cao hiểu biết
15%
Khác
15%
Biểu đồ 3.1. Đánh giá vai trò của hệ thống di sản đối với phát triển du lịch của thành phố42
42 Kết quả xử lý phiếu cộng đồng dân cư địa phương
Bảo tồn, quy hoạch
Để có thể biến các di sản trở thành nguồn tài nguyên du lịch, các nhà quản lý cần phải đưa ra kế hoạch bảo tồn các di sản. Ở thành phố Kon Tum, để phục vụ cho hoạt động khai thác du lịch song song với nhiệm vụ lưu giữ các nét giá trị văn hóa, UBND thành phố đã sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, kêu gọi sự ủng hộ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và từ cộng đồng địa phương, xây lại hệ thống các nhà rông, nhà dài, khôi phục các lễ hội và làng nghề truyền thống....Đây có thể nói là một mặt tích cực mà du lịch đem lại cho di sản.
3.1.1.2. Tác động tiêu cực Ô nhiễm môi trường
Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước.
Khách du lịch, đặc biệt khách từ các nước phát triển có nhu cầu sử dụng nước và những tài nguyên khác nhiều hơn hẳn so với người dân địa phương tương đương với lượng chất thải tính theo đầu người cũng như vậy.
Việc phát triển du lịch phần nào khiến đa dạng sinh học bị đe dọa do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật hoang dã quý hiếm như bị săn bắt trái phép phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm, buôn bán mẫu vật… của khách du lịch.
Do tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch, các nhu cầu tại thời kỳ cao điểm các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của thành phố; tiêu biểu là ách tắc giao thông, các nhu cầu về cung cấp nước, hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn bị quá tải. Đối với một thành phố có điều kiện kinh tế -xã hội còn thấp như Kon Tum, khả năng giải quyết tình trạng này trước mắt còn gặp nhiều khó khăn.
Thực tế cho thấy phát triển du lích thường đi kèm với những tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu trong quá trình phát triển, các tác động tiêu cực đến môi trường không được liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới suy thoái môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Do vậy, trong quá trình phát triển du lịch hiện nay của thành phố, phải lồng ghép các yêu cầu và giải pháp về bảo vệ môi trường, ngay từ khâu lập quy hoạch, xây dựng các chiến lược phát triển đến triển khai các dự án, thiết kế các sản phẩm du lich cụ thể.
10%
5%
85%
Không ảnh hưởng
Ảnh hưởng tốt Ảnh hưởng xấu
Biểu đồ 3.2. Đánh giá sự tác động của hoạt động du lịch đối với chất lượng môi trường tại thành phố Kon Tum43
Suy giảm các giá trị truyền thống
Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống. Ví dụ như hiện nay, khi tham dự đám cưới của người dân tộc tại Kon Tum, chúng ta không còn thấy bóng dáng của những phong tục truyền thống từ lễ nghi cho đến trang phục mà thay vào đó là những bộ váy trắng, comple như người Kinh, những rạp cưới dài, những bài hát nhạc trẻ đang thịnh hành.
Đối với những di sản phi vật thể, do cộng đồng phải tiếp đón quá nhiều đoàn khách du lịch khiến họ thay đổi hành vi, tập quán chạy theo lợi nhuận kinh tế. Chính điều này đã làm thay đổi bản chất của di sản. Hoặc, cái lợi từ du lịch cũng có thể khiến cộng đồng dân tộc đánh mất bản sắc, tuy điều này chưa thực sự rõ nét ở Kon Tum nhưng nhìn từ những mô hình du lịch cộng đồng như Mai Châu ( Hòa Bình) hay Sa Pa ( Lào Cai) thì đây quả là một vấn đề đáng báo động. Ví dụ như ở Kon Tum hiện nay, những hoạt động biểu diễn cồng chiêng hay kể sử thi đôi khi diễn ra do được các đoàn khách trả tiền chứ không còn lại những sinh hoạt tinh thần
43 Kết quả xử lý phiếu điều tra cộng động dân cư tham gia hoạt động du lịch
thường xuyên của đồng bào dân tộc...Ngoài ra, du lịch cũng gây ra những mâu thuẫn giữa các bên tham gia nếu không phân chia lợi ích công bằng: giữa công ty du lịch- cộng đồng địa phương- chính quyền cơ sở. Cho nên, muốn khai thác lâu bền các giá trị của di sản, nhất thiết phải thực hiện du lịch có trách nhiệm.
Theo kết quả điều tra cộng đồng dân cư địa phương tham gia du lịch về sự tác động của du lịch đối với truyền thống gia đình, có 4/20 phiếu chọn biến đổi tiêu cực. Điều này đã phản ánh mặt trái của quá trình khai thác du lịch tại thành phố hiện nay. Theo người dân nhận xét rằng: Kể từ khi có hoạt động du lịch tại thành phố, môi trường sống không còn trong lành như trước; đường xá đông hơn, bụi hơn và rất nhiều rác thải. Bản thân người dân để rác không đúng nơi quy định; khách nội địa hay vứt rác lung tung....
3.1.2. Quản lý bảo tồn di sản
Công tác quản lý, tu bổ các di sản văn hóa vật thể
Tính đến hết 2012, thành phố Kon Tum có tổng cộng67 di sản vật thể và 13 di sản phi vật thể trong đó có một số di sản đã được công nhận là di tích cấp quốc gia như: Ngục Kon Tum.
Thành phố cũng đang hoàn chỉnh hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng các di tích lịch sử khác (Phụ lục 4). Đồng thời thống kê các công trình kiến trúc văn hóa vật thể như nhà rông, nhà dài, nhà ở... tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa. Các loại hình văn hóa vật chất gắn với đời sống của các dân tộc bản địa, như: trang phục, trang sức, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, dụng cụ lao động sản xuất truyền thống, nhạc cụ; Những loại tài sản mang tính phi sản xuất như chiêng, ché, nồi đồng… Bên cạnh đó, còn có các di vật, di tích chiến tranh Cách mạng, với những kỷ vật chiến tranh được lưu giữ tại Bảo tàng Kon Tum, Ngục Kon Tum.
Đối với công tác quản lý, tất cả các di tích được Trung ương và Tỉnh xếp hạng thì được Ban Quản lý di tích, chính quyền các địa phương quản lý duy trì tổ chức hoạt động.
Thời gian qua, bảo tàng tỉnh Kon Tum đã tiến hành sưu tầm được khá nhiều tài liệu, hiện vật phục vụ cho công tác trưng bày giới thiệu lịch sử, văn hóa Kon Tum.