Tòa Giám mục Kon Tum, chùa Bác Ái, chùa Trùng Khánh....hầu hết là do các tín đồ đóng góp và thực tế, hiện trạng của các di tích này được giữ gìn khá tốt.
Bên cạnh đó, cần chú trọng khôi phục và giữ gìn các nghề thủ công truyền thống để lưu lại nhiều nét đẹp văn hóa, tăng thu nhập cho người dân. PGS.TS Đặng Văn Bài đã nhận định: Nên ưu tiên bảo tồn và phát huy các nghề thủ công truyền thống liên quan đến hoạt động tu bổ di tích. Cùng với đó, hình thức chứng chỉ chính quy cũng được đặt ra như một sự đảm bảo về chất lượng và điều kiện bắt buộc cho việc hành nghề trùng tu, tu bổ di tích. Như vậy, giữ gìn và phát triển nghề truyền thống cũng là một cách để bảo tồn di sản.
Khách nội địa
Giữ nguyên hiện trạng
7%
20%
Tăng cường vốn đầu tư
46%
27%
Vừa giữ nguyên hiện trạng vừa xây dựng bổ sung
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Gắn Với Bảo Tồn Di Sản Ở Thành Phố Kon Tum
- Đánh Giá Hiện Trạng Các Di Sản Của Thành Phố Kon Tum45
- Giải Pháp Bảo Tồn Phát Huy Các Giá Trị Di Sản
- Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Kon Tum (2012), Niên Giám Thống Kê
- Theo Ông (Bà) Hệ Thống Di Sản Của Thành Phố Nên Được Bảo Tồn Theo Hướng Nào?
- Một Số Văn Bản Pháp Quy Về Phát Triển Du Lịch Gắn Với Bảo Tồn Di Sản
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Khác
Khách quốc tế
Giữ nguyên hiện trạng
37%
0%
11%
Tăng cường vốn đầu tư
52%
Vừa giữ nguyên hiện trạng vừa xây dựng bổ sung
Khác
Biểu đồ 3.4. Đánh giá hướng bảo tồn di sản của thành phố Kon Tum46
46 Kết quả xử lý phiếu điều tra khách nội địa + khách quốc tế
3.2.5. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Ngoài các tuyến, tour du lịch mà Sở VH- TT- DL đã triển khai, vấn đề đa dạng hóa sản phẩm du lịch ở thành phố Kon Tum cần chú trọng một số điểm sau:
Sản phẩm lưu niệm
Với một hệ thống nghề truyền thống có giá trị như: nghề dệt, tạc tượng, đan lát, nghề gốm...(như đã trình bày ở mục 1.3.2), chính quyền thành phố có thể nghiên cứu đưa ra một số loại sản phẩm lưu niệm như là: móc chìa khóa có hình tượng người- vật được tạc thủ công; các giỏ hoa, ghế ngồi...ứng dụng vào trang trí nhà cửa theo đúng hoa văn của người Bahnar; tạo ra các sản phẩm bằng gốm theo phương pháp của đồng bào dân tộc, làm theo phương pháp thủ công, có in hoa văn riêng của người dân tộc.
Dịch vụ cơ bản
Tăng cường chất lượng dịch vụ của các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, quán ăn đạt tiêu chuẩn. Tăng số lượng khách sạn đạt chuẩn 2 sao trở lên; menu của các nhà hàng phong phú hơn, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.....Tránh tình trạng chặt chém khách, đặc biệt cần miễn phí các dịch vụ như: xem ti vi, sử dụng máy tính....như một số khách sạn, nhà nghỉ đang tiến hành thu phí như hiện nay.
Dịch vụ đặc trưng
Nâng cao chất lượng các tour du lịch: city tour, trekking tour- vốn là điểm mạnh của du lịch thành phố nhờ khoảng cách giữa các điểm di sản tương đối gần có thể di chuyển bằng hình thức: đi bộ, đi xe đạp, xe máy.
Tăng cường dịch vụ cho thuê xe máy, xe đạp, ô tô phục vụ nhu cầu của khách du lịch đồng thời giảm phí thuê các phương tiện này.
Dịch vụ bổ sung
Ngoài hệ thống các điểm vui chơi giải trí đã có, thành phố cần tăng cường một số dịch vụ mới, độc đáo hơn như : dịch vụ cho thuê thuyền độc mộc (đã có) cần được nhân rộng hơn, xây dựng tour làng nghề : kết hợp với city tour cho khách tham quan các điểm sản xuất nghề thủ công, để khách tham gia tự làm các sản phẩm : se sợi, dệt vải, nặn gốm hay là tự tạc tượng...theo sự hướng dẫn của các nghệ nhân.
3.2.6. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch văn hóa gắn với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên: Giá trị văn hóa bản địa là nét đặc trưng riêng của Tây Nguyên nói chung và Kon Tum, là sự khác biệt so với các vùng khác trong cả nước. Đây là một lợi thế so sánh để khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù riêng của Tây Nguyên. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa này lại có ở hầu hết các tỉnh trong vùng, do vậy để tránh trùng lặp giữa các địa phương trong việc khai thác phát triển sản phẩm du lịch, cần thiết phải có sự liên kết và hợp tác giữa các tỉnh để xây dựng những sản phẩm du lịch có chất lượng, mang hình ảnh chung của toàn Vùng.
Trước hết, thành phốKon Tum cần tập trung liên kết hợp tác trong việc đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch. Đây sẽ là sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm bản sắc Tây Nguyên (là sản phẩm du lịch chung cho tất cả các tỉnh trong Vùng).
Ngoài ra, thành phố cần khai thác các giá trị đặc trưng riêng của mình để xây dựng các sản phẩm du lịch, tránh trùng lặp (ví dụ, các sản phẩm du lịch gắn với hình ảnh nhà rông, Nhà Mồ là nét đặc trưng của Kon Tum, văn hóa của người Bahnar với các phong tục: bỏ mả, cưới hỏi, cúng nước giọt...)
Đặc biệt cần chú trọng việc nâng cao trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc; cần có các quỹ học bổng khuyến khích cho con em đồng bào được học tập tốt hơn, có nhiều học sinh người dân tộc được học lên cao đẳng- đại học. Từ đó, chính những nhân tố này sẽ tuyên truyền cho cha ông họ hiểu biết, trân trọng hơn các giá trị truyền thống. Chính quyền thành phố cần loại bỏ các hủ tục như: chữa bệnh bằng cúng thầy mo, ăn nước suối....làm ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của đồng bào. Thành phố cần giúp đỡ đồng bào các dân tộc nâng cao mức sống, giúp họ giới thiệu và bày bán các sản phẩm truyền thống (tìm đầu ra, tạo mẫu mã) để người dân tộc có thể sống, duy trì bằng nghề cổ truyền.
Tiểu kết
Thông qua việc phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đến hệ thống di sản tại thành phố đã chỉ ra ý nghĩa và những điểm cần phát huy của việc khai thác du lịch (phát huy giá trị di sản, bảo tồn quy hoạch), đồng thời
cũng chỉ ra mặt hạn chế cần khắc phục, điều chỉnh để vừa bảo lưu được các giá trị truyền thống vừa bảo vệ môi trường. Từ thực tế trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch và gìn giữ các di sản như là: giải pháp về tổ chức quản lý; giải pháp về đầu tư, giải pháp về bảo vệ môi trường; giải pháp về bảo tồn phát huy các giá trị di sản; giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch; giải pháp phát triển du lịch cộng đồng.
KẾT LUẬN
1. Kon Tum là một thành phố mang trong mình nhiều tiềm năng du lịch với hệ thống di sản phong phú, đặc sắc có sự đan xen giữa màu sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt là người Bahnar với văn hóa của người Kinh, giữa những nét truyền thống và hiện đại, dấu ấn của lịch sử và cách mạng..Sự chuyển dịch cơ cấu từ nông – lâm và thủy sản sang công nghiệp – dịch vụ như một sự xu thế tất yếu của thời đại đã làm thay đổi diện mạo của thành phố đồng thời đặt ra cho các nhà quản lý là cần phải có những chính sách hợp lý để Kon Tum có được những bước đi vững chắc nhất là khi lấy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc phát triển du lịch của thành phố không được tách rời quá trình bảo tồn các di sản và lưu giữ những nét văn hóa riêng bởi đó là thế mạnh, là nét độc đáo riêng để tạo ra sức hút cho ngành du lịch thành phố cũng như gìn giữ được văn hóa truyền thống không bị hòa tan trước sự tác động của văn hóa ngoại lai du nhập vào.
2. Nhìn chung, Kon Tum có nhiều sự thay da đổi thịt đặc biệt là từ năm 2009 đến nay với sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng nâng cao; các cơ sở lưu trú hầu hết có quy mô nhỏ, công suất sử dụng phòng ở mức trung bình nhưng hầu hết đều đạt mức tiêu chuẩn quy định của sở VH – TT – DL trong đó có 2 khách sạn 3 sao; dịch vụ ăn uống đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách du lịch và người dân địa phương, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, khai thác nhiều đặc sản của tỉnh. Tuy nhiên thành phố ít có nhà hàng lớn mà hầu hết chỉ có những quán ăn nhỏ, sức chứa không quá 50 khách/lượt, tác phong phụ vụ khá chậm; các cơ sở cung cấp dịch vụ giải trí còn rất hạn chế, so với các thành phố khác ngay trong khu vực Tây Nguyên, Kon Tum không có công viên giải trí, không có trung tâm thương mại, bar hay rạp chiếu phim nhỏ...bên cạnh đó các loại hình giải trí tương đối nghèo nàn, lạc hậu; dịch vụ vận tải trong thành phố hiện nay chỉ có một hãng taxi hoạt động chủ yếu (Mai Linh), muốn đến du lịch thành phố, khách du lịch chỉ có thể đi đường bộ bằng các loại phương tiện: xe khách, xe bus, xe máy...bởi Kon Tum không có sân bay và không có đường thủy khiến cho sự lựa chọn của du khách bị hạn chế rất nhiều.
3. Quá trình phát triển du lịch của thành phố hiện nay đang được thực hiện đồng thời với việc bảo tồn di sản. Đó là cách để phát triển du lịch một cách bền vững được rút ra từ nhiều mô hình du lịch cộng đồng, du lịch di sản. Việc bảo tồn di sản của thành phố hiện nay đã được tiến hành với những hoạt động kiểm kê các hạng mục di tích, lập hồ sơ công nhận di sản các cấp, phục dựng nhà rông ở các buôn làng, bảo lưu một số ngành nghề như: tạc tượng, dệt, đan lát... khôi phục một số nghi lễ và tổ chức thường niên các lễ hội truyền thống. Tuy nhiên với nguồn kinh phí hạn hẹp, những hoạt động được duy trì một cách cầm chừng; có rất nhiều hạng mục di tích cần tu sửa; các buôn làng của người dân tộc cần được đầu tư nhiều hơn để người dân được hưởng lợi từ hoạt động du lịch cũng như thấy yêu thêm văn hóa của chính họ.
4. Với nền văn hóa đặc sắc còn chưa chịu tác động nhiều từ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, du lịch thành phố có một sức hút đặc biệt đối với khách du lịch của loại hình tham quan, khám phá vàkhách quốc tế. Họ yêu thích vẻ mộc mạc của con người- cảnh vật, thích thú trước những phong tục, kiểu kiến trúc xen lẫn hiện đại và truyến thống, với cuộc sống gắn bó với thiên nhiên. Tuy nhiên, cho đến nay, Kon Tum chưa khai thác được triệt để tiềm năng này dù đã đưa ra nhiều mô hình và ý tưởng. Nguồn khách chủ lực của thành phố chủ yếu là khách công vụ với đặc tính thời vụ rõ rệt (tập trung chủ yếu vào tháng 2- tháng 5). Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do chính sách và khả năng thu hút vốn đầu tư của thành phố còn rất hạn chế, phụ thuộc vào vốn ngân sách nhiều trong khi đó lại ít có sức hấp dẫn với các doanh nghiêp, cá nhân.
5. Vốn đầu tư là một trong những vấn đề nan giải đối với thành phố Kon Tum hiện nay. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, UBND thành phố có rất ít nguồn kinh phí để đầu tư cho du lịch. Chính vì vậy, dù đã đưa ra đề án quy hoạch, xây dựng các công viên giải trí, các mô hình du lịch cộng đồng từ năm 2010 cho đến nay gần như không thực hiện được. Nguồn kinh phí dành cho du lịch từ năm 2011 trở lại đây rất ít ỏi, thành phố gần như không có bản kế hoạch nào cho ngành kinh tế; sự phân cấp quản lý nhà nước về du lịch tại thành phố chưa rõ ràng,
6. Sự tham gia của 07 công ty du lịch đặc biệt là hai công ty của thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khiến cho thị trường kinh doanh của ngành trở nên sôi động hơn. Tuy nhiên điều này lại cho thấy khả năng hạn chế của các công ty địa phương khi không “làm chủ” được “sân nhà”. Đến nay, công ty TNHH Du lịch Sinh thái Miền cao là đơn vị duy nhất đưa ra nhiều chương trình du lịch, có sự đầu tư vào việc xây dựng các công trình kiến trúc, các nhà rông, nhà dài, tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc để họ có thể sống bằng du lịch và có điều kiện bảo tồn các giá trị văn hóa. Đây là một hành động có ý nghĩa thiết thực và cũng mang nhiều giá trị nhân văn.
7. Vấn đề đại đoàn kết dân tộc, tự do tôn giáo có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình kinh tế -xã hội của thành phố Kon Tum nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung. Sự tồn tại của nhiều tôn giáo với số lượng tín đồ là người dân tộc khá cao, một mặt đã tạo ra bức tranh muôn màu về văn hóa – là nguồn tài nguyên quý giá của du lịch nhưng mặt khác lại đặt ra nhiều thách thức cho nhà quản lý. Quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế đã đem lại sự phát triển, nâng cao mức sống cho người dân Kon Tum nhưng đồng thời cũng đem lại vấn nạn ô nhiễm môi trường và suy giảm đi nhiều giá trị truyền thống.
8. Nhìn chung, cơ hội để phát triển du lịch thành phố có nhiều nhưng thách thức đặt ra cũng rất lớn. Để cải thiện được hoạt động khai thác du lịch, biến ngành kinh tế này trở thành mũi nhọn như chủ trương đề ra cần có sự tham gia của nhiều ban ngành và toàn thể nhân dân, gắn kết chặt chẽ vấn đề phát triển du lịch với bảo tồn di sản. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp: giải pháp về quy hoạch, giải pháp về tổ chức quản lý, giải pháp về đầu tư , giải pháp về bảo vệ môi trường, giải pháp bảo tồn phát huy các giá trị di sản, giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum tập I, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
2. Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch (2012), Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
3. Nguyễn Kính Chi, Nguyễn Đổng Chi (2011), Người Ba-Na ở Kon Tum, NXB Tri Thức, Hà Nội
4. Cục Di sản văn hóa xuất bản (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tập I
5. Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, NXB Đại học Văn Hóa, Hà Nội
6. Nguyễn Văn Đính (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao Động, Hà Nội
7. Hiến chương quốc tế về bảo tồn và trùng tu (2004), NXB Xây Dựng
8. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội
9. Nguyễn Văn Lê (1996), Xã hội học du lịch, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh
10. Luật Di sản Văn hóa và một số văn bản có liên quan (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội
11. Luật sửa đổi bổ sung Luật Di sản Việt Nam và nghị định hướng dẫn thi hành (2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
12. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch, NXB Giáo Dục, Hà Nội
13. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội
14. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2001), Marketing du lịch, NXB thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
15. Trần Nhạn (1995), Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội
16. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2001), Luật Di sản Văn hóa