Kết Quả Cao Hỗn Hợp Nguồn Gốc Từ Thực Vật Có Khả Năng Hạ Đường Huyết


trong mô hình in vitro in vivo đã được khẳng định ở nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới. Hoạt động chống viêm của flavonoid liên quan đến ức chế tổng hợp và hoạt động của các chất trung gian gây viêm khác nhau như eicosanoid, cytokine, yếu tố phiên mã NFκB và protein phản ứng C [139]. Hoạt động chống viêm của các hợp chất phân lập từ chè dây và lá đắng đã được chúng tôi nghiên cứu, trong đó chỉ có hợp chất phloretin và vernonioside E có hoạt tính chống viêm thông qua ức chế các cytokine tiền viêm: IL-6; IL-8 và TNF–α. Hiện nay, các loại thuốc chính được sử dụng trong điều trị bệnh ĐTĐ như: Sulfonylurea, metformin và thiazolidinedione cũng cho thấy là thuốc có khả năng chống viêm thông qua làm giảm TNF-α, IL-6, CRP và các dấu hiệu viêm khác. Trong nghiên cứu lâm sàng, nhiều thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và chất ức chế cyclooxygenase (ibuprofen, naproxen) có thể cải thiện giải phóng insulin và giảm tình trạng kháng insulin, tăng hấp thụ glucose ở bệnh nhân ĐTĐ [74]. Từ đó có thể thấy, các chất phloretin và vernonioside E có cơ chế tế bào tương tự như các thuốc chống ĐTĐ phổ biến hiện nay, do đó chúng có khả năng trị bệnh ĐTĐ có hiệu quả. Trên thực tế, hợp chất phloretin đã được chứng minh tác dụng chống bệnh ĐTĐ trên mô hình in vivo [160]. Nghiên cứu của chúng tôi ở đây đã góp phần làm sáng tỏ một trong những cơ chế điều trị ĐTĐ của phloretin, và có thể của vernonioside E, là con đường tăng độ nhạy của vị trí thụ thể insulin và cải thiện tính kháng insulin thông qua giảm nồng độ các cytokine tiền viêm [125].

Như đã đề cập ở trên, tăng tiết cytokine bởi cả tế bào miễn dịch và gây kháng insulin thông qua nhiều cơ chế bao gồm kích hoạt serine/threonine kinase, giảm biểu hiện IR, IRS-1, GLUT-4. Vì vậy, để giúp hiểu thêm về cơ chế hạ đường huyết của các hợp chất này, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của các hợp chất này thông qua khả năng làm giảm tính kháng insulin bằng cách tăng cường hấp thu đường và biểu hiện của hai protein Y20 và p-IRS-1. Trong số các hợp chất thử nghiệm chỉ có phloretin (chè dây) đã cải thiện khả năng hấp thu đường đáng kể trong các tế bào 3T3-L1 kháng insulin. Từ đó chúng tôi tiếp tục nghiên cứu tác động của phloretin đối với biểu hiện p-IRS1 và Y20 (đây là hai protein rất cần thiết cho con đường truyền tín hiệu insulin). Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, phloretin có hiệu quả trong con đường truyền tín hiệu insulin thông qua phục hồi biểu hiện của hai protein


Y20 và IRS-1, điều này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của GLUT-4 để tăng sự hấp thu đường vào trong tế bào. Đã có nhiều công trình nghiên cứu công bố tác dụng trị bệnh ĐTĐ của các dịch chiết cây cỏ ngọt, trà xanh cũng như các hợp chất được phân lập từ các dịch chiết thực vật như genipin, epigallocatechin gallate, naringenin và procyanidin thông qua cơ chế làm giảm tính kháng insulin bằng cách tăng cường quá trình phosphoryl hóa IR, IRS-1 và tăng cường dịch chuyển của GLUT-4 đến màng tế bào từ đó làm tăng cường quá trình hấp thu glucose vào tế bào [107], [77], [101].

Như vậy, có thể khẳng định rằng các hợp chất phân lập được từ chè dây và lá đắng có tác dụng trị bệnh ĐTĐ thông qua các cơ chế hạ đường huyết sau: làm chậm quá trình hấp thu glucose vào máu thông qua ức chế enzyme enzym α-glucosidase và α-amylase (myricitrin; quercetin; myricetin; phloretin và cynaroside); hoạt động chống viêm liên quan đến ức chế tổng hợp và hoạt động của các chất trung gian gây viêm (phloretin và vernonioside E) và đã cải thiện khả năng hấp thu đường đáng kể của tế bào thông qua tăng cường biểu hiện của hai protein Y20 và IRS-1 (phloretin). Kết quả về khả năng điều trị ĐTĐ của các hợp chất này góp phần vào việc phát triển dược phẩm mới từ những nguồn nguyên liệu sẵn có ở miền Trung.

3.5. Kết quả cao hỗn hợp nguồn gốc từ thực vật có khả năng hạ đường huyết

3.5.1. Phối hợp các cây thảo dược để tăng hiệu quả trong điều trị ĐTĐ

Ngoài sử dụng cây thảo dược đơn lẻ trong điều trị ĐTĐ, nhiều nghiên cứu ở Ấn độ, Trung quốc, Hàn quốc và một số quốc gia khác đã chứng minh vai trò của sự kết hợp nhiều loại cây thảo dược dưới dạng công thức (polyherbal formulation), giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh ĐTĐ đáng kể [1]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, những thảo dược có nguồn gốc tự nhiên với ưu thế của sự kết hợp nhiều nhóm hoạt chất khác nhau, đã gây hạ đường huyết, đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn kèm với tính an toàn cao [109].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành kết hợp các thực vật đã nghiên cứu có hiệu quả trong điều trị ĐTĐ để tạo thành cao hỗn hợp có hiệu quả hơn trong điều trị ĐTĐ, khi phối hợp các thực vật với nhau, mỗi cao hỗn hợp cho khuyết một thành


30.00


25.00


20.00


15.00

*

10.00

0 giờ

21 ngày

5.00


0.00

DC Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7

Nồng độ đường huyết

(mmol/l)

phần, được phối trộn theo tỷ lệ 1:1:1:1:1:1:1:1 (được trình bày ở phụ lục 8), kết quả lựa chọn cao hỗn hợp được trình bày ở hình 3.25.


*

Hình 3.25. Phối hợp các cây thảo dược để tăng hiệu quả trong điều trị ĐTĐ


Ghi chú: *p <0,05 (p so với nhóm điều trị ở cùng thời điểm khảo sát)

Kết quả ở hình 3.25 cho thấy, cao hỗn hợp khuyết mẫu lá đu đủ (lô 6), hạt đu đủ (lô 5), quả chuối hột (lô 7) và lá đắng (lô 3) là không làm ảnh hưởng đến hoạt tính hạ đường huyết trên chuột (p > 0,05), ngược lại sản phẩm khuyết mẫu chè dây (lô 2) và cỏ ngọt (lô 4) thì hoạt tính hạ đường huyết suy giảm (p < 0,05). Kết quả này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của chè dây trong điều trị bệnh ĐTĐ. Mẫu lá đu đủ, hạt đu đủ và quả chuối hột được loại ra khỏi cao hỗn hợp. Cuối cùng, chúng tôi đã chọn ra 5 loài thực vật làm thành phần cao hỗn hợp, bao gồm: chè dây, lá đắng, cỏ ngọt, giảo cổ lam và dây thìa canh.

3.5.2. Hiệu quả hạ đường huyết của cao hỗn hợp

Do điều kiện thời gian chúng tôi đưa ra tỷ lệ phối trộn của cao hỗn hợp (bao gồm: chè dây, lá đắng, cỏ ngọt, giảo cổ lam và dây thìa canh) theo tỷ lệ 1:1:1:1:1. Đây có thể chưa phải là tỷ lệ tối ưu nhất của cao hỗn hợp, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu nhiều tỷ lệ phối trộn khác để thu được cao hỗn hợp có tác dụng tốt nhất.

3.5.2.1. Tác dụng hạ đường huyết của các cao chiết riêng lẻ và hỗn hợp trên mô

hình chuột ĐTĐ type 2


Khả năng hạ đường huyết của các cao chiết trên mô hình chuột ĐTĐ type 2 được thể hiện trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Nồng độ đường huyết của chuột ĐTĐ type 2 sau khi uống các cao chiết


Nhóm (n=5)

Nồng độ đường huyết (mmol/L)

0 giờ

21 ngày

Nước cất (đối chứng)

19,68 ± 0,99

23,66 ± 1,20

Cao lá đắng (350 mg/kg)

19,84 ± 1,28

19,08 ± 1,84

Cao chè dây (350 mg/kg)

22,06 ± 2,21

21,18 ± 2,32

Cao cỏ ngọt (350 mg/kg)

20,78 ± 2,44

20,64 ± 2,99

Cao giảo cổ lam (350 mg/kg)

22,26 ± 1,83

21,26 ± 1,80

Cao dây thìa canh (350mg/kg)

21,00 ± 2,25

19,64 ± 1,86

Cao hỗn hợp (350 mg/kg)

20,34 ± 1,40

12,56 ± 1,86*

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phân lập và tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường type 2 của các hoạt chất sinh học từ một số loài thực vật thu hái tại miền Trung - 16

Ghi chú: số chuột trong mỗi nghiệm thức 5, *p <0,01 (p so với lô chứng bệnh ở cùng thời điểm khảo sát)

Kết quả trình bày ở bảng 3.12 cho thấy, chuột ĐTĐ uống cao chiết riêng lẻ của của lá đắng, chè dây, cỏ ngọt, giảo cổ lam và dây thìa canh với liều 350 mg/kg sau 21 ngày điều trị nồng độ đường huyết có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng ở cùng thời điểm (p > 0,05). Trong khi đó, nồng độ đường huyết của chuột ĐTĐ sau khi uống cao hỗn hợp cũng ở liều 350 mg/kg giảm đáng kể (p < 0,05). Sau 21 ngày điều trị cao hỗn hợp đường huyết giảm 38,25 % so với thời điểm 0 giờ. Như vậy, sự kết hợp các loại thảo dược riêng lẻ với nhau làm giảm đáng kể nồng độ đường huyết ở chuột bị bệnh ĐTĐ so với nhóm chứng.

3.5.2.2. Tác dụng hạ đường huyết của cao hỗn hợp trên mô hình chuột ĐTĐ

type 2

Kết quả khảo sát nồng độ đường huyết của chuột ĐTĐ type 2 ở các nhóm thử nghiệm sau khi cho uống cao hỗn hợp được trình bày trong bảng 3.13.

Bảng 3.13. Nồng độ đường huyết của chuột ĐTĐ type 2 sau khi uống các

cao hỗn hợp



Lô (n = 10)

Nồng độ đường huyết (mmol/l)

Ngày 0

Ngày 2

Ngày 7

Ngày 14

Ngày 21

Nước cất

(Đối chứng)

21,0 ± 1,47

22,27±1,26

23,70±1,43

24,32±1,07

25,94 ±1,23

Pioglite (20

mg/kg)

21,49±1,39

17,54±1,06*

13,16±1,50**#

10,67±0,90**#

7,9±0,59**#

Cao hỗn hợp

(500 mg/kg)

21,60±1,44

18,59±1,49

16,18±1,53*#

10,91±1,01**#

7,69±0,60**#

Cao hỗn hợp

(1000

mg/kg)


19,73±1,04


19,20±0,97


15,52±1,01*#


11,22±0,78**#


8,12±0,50**#

Ghi chú: *p < 0,05, **p < 0,01 (p so với thời điểm trước khi điều trị của cùng

nhóm), #p <0,01 (p so với lô chứng bệnh ở cùng thời điểm khảo sát)

Kết quả có thể thấy, ở thời điểm 2 ngày sau khi sử dụng thuốc pioglite đường huyết của nhóm chuột ĐTĐ giảm (từ 21,49 xuống còn 17,54 mmol/l) có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước khi điều trị trong cùng nhóm (p < 0,05) và có tác dụng hạ đường huyết nhanh chóng trong vòng 7 ngày, 14 ngày (13,16 và 10,67 mmol/l). Vào ngày thứ 21 đường huyết giảm còn 7,90 mmol/l (p < 0,01).

Trong khi đó, chuột ĐTĐ type 2 uống cao hỗn hợp trong vòng 2 ngày nồng độ đường huyết thấp hơn đối chứng bệnh và thấp hơn trước khi điều trị nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Từ ngày thứ 7, đường huyết của cả hai nhóm điều trị bằng cao hỗn hợp ở liều 500 mg/kg và 1000 mg/kg giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng tại cùng thời điểm khảo sát (p < 0,01) và có tác dụng hạ đường huyết tốt sau 14 và 21 ngày điều trị. Sau 21 ngày điều trị bằng cao hỗn hợp đường huyết giảm lần lượt là 64,40% và 58,84% so với trước khi điều trị bằng cao hỗn hợp 500 mg/kg và 1000 mg/kg (p < 0,01).

Ngoài ra, kết quả cho thấy đường huyết của hai nhóm sau khi uống cao hỗn hợp và thuốc pioglite 20 mg/kg không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) sau 21 ngày điều trị. Chuột ĐTĐ sau khi điều trị bằng cao hỗn hợp ở liều


500 mg/kg và 1000 mg/kg khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.5.3. Hiệu quả của cao hỗn hợp ở các chỉ số mỡ máu trên chuột ĐTĐ

5

4.37

4

Bình thường

3

2.93

Không điều trị

*

2.11

Cao hỗn hợp

* *

2

1.87 1.86

*

1.28

*

1.40

*

1.33

Thuốc pioglite

1

0

Cholesterol

Triglyceride

Nồng độ (mmol/l)

Trong bệnh ĐTĐ type 2, các tế bào β tuyến tụy trở nên rối loạn chức năng vì nồng độ glucose hoặc lipid liên tục ở mức cao, chất trung gian gây viêm giải phóng từ mô mỡ và lưới nội chất, hoặc stress oxy hóa [113]. Vì vậy, duy trì chức năng của tế bào β tuyến tụy cũng như các chỉ số mỡ máu ở mức ổn định có thể là một cách tiếp cận chiến lược để phòng ngừa và điều trị bệnh ĐTĐ.


Hình 3.26. Chỉ số triglyceride và cholesterol của chuột ĐTĐ type 2 sau 21 ngày

uống cao hỗn hợp

Ghi chú: *p<0,01 (p so với nhóm không điều trị)

Từ kết quả trình bày ở hình 3.26 cho thấy các chỉ số mỡ máu của nhóm chuột ĐTĐ type 2 không điều trị (chỉ uống nước cất) tăng cao đáng kể và có ý nghĩa thống kê khi so với lô chuột bình thường (p < 0,01). Với nhóm chuột ĐTĐ type 2 không điều trị nồng độ cholesterol và triglyceride ở mức cao hơn khi so với chuột uống cao hỗn hợp (p < 0,01). Chuột ĐTĐ type 2 chỉ uống nước cất do ăn thức ăn chứa nhiều chất béo trong thời gian khá dài nên các chỉ tiêu mỡ máu cholesterol (4,37 mmol/l) và triglyceride (2,93 mmol/l) đều rất cao. Trong khi đó, chuột được điều trị bằng cao hỗn hợp nồng độ cholesterol và triglyceride giảm đáng kể so với chuột không được điều trị lần lượt là 1,87 và 1,4 mmol/l.

Lá đắng và giảo cổ lam đã được nghiên cứu là những thực vật giàu saponin [28], [78]. Saponin ức chế enzyme acetyl coenzyme và carboxylase, do đó, ức chế tổng


hợp acid béo, làm tăng tỷ lệ cholesterol HDL so với cholesterol LDL, và nó có thể có hiệu quả trong việc giảm các biến chứng tim mạch của bệnh ĐTĐ. Nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh rằng cao chiết lá đắng và giảo cổ lam có hiệu quả của trong việc giảm triglyceride, cholesterol ở chuột [115], [104]. Vì vậy cao hỗn hợp cho thấy có tác dụng giảm các chỉ số lipid máu của chuột ĐTĐ type 2 có thể là do sự kết hợp của các cao chiết có tác dụng hạ lipid như đã trình bày ở trên.

3.5.4. Hiệu quả cao hỗn hợp lên hàm lượng glycogen ở gan chuột ĐTĐ

5

4.*49

4.25

*

4.29

*

4


3

2.42

2


1


0

Bình thường Không điều trị Cao hỗn hợp Thuốc pioglite

Hàm lượng glycogen (mg/g mô

gan)

Glycogen là một dạng dự trữ của glucose do đó việc đánh giá hàm lượng glycogen là một khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu các cơ chế tác dụng của thuốc trên chuyển hóa glucide cũng như để chẩn đoán những bệnh liên quan trong có có bệnh ĐTĐ đang ngày càng gia tăng.


Hình 3.27. Hàm lượng glycogen gan ở chuột bệnh ĐTĐ type 2 sau khi uống cao hỗn hợp

Ghi chú: *p<0,01 (p so với nhóm không điều trị)

Tác dụng của cao hỗn hợp và pioglite lên hàm lượng glycogen ở chuột bệnh ĐTĐ trình bày ở hình 3.27. Kết quả cho thấy chuột ĐTĐ type 2 không điều trị giảm đáng kể hàm lượng glycogen gan khi so sánh với chuột bình thường (giảm 46,10%), trong khi chuột uống cao hỗn hợp và pioglite hàm lượng glycogen tăng lên đáng kể lần lượt là 75,62% và 77,27% so với nhóm chuột không điều trị (p < 0,01) và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hàm lượng glycogen ở nhóm chuột bình thường (p > 0,05). Việc ngăn chặn sự suy giảm glycogen trong mô gan có thể là do


sự kích thích giải phóng insulin từ các tế bào β của tuyến tụy từ đó kích hoạt hệ thống tổng hợp glycogen [121].

3.5.5. Khả năng ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của cao hỗn hợp

90

80

70

% Ức chế

60

50

40 α-amylase

30 α-glucosidase

20

10

0

5 25 50 100 200

Nồng độ cao chiết (µg/ml)


Hình 3.28. Sự ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của cao chiết hỗn hợp

Tác dụng của cao hỗn hợp ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase được trình bày ở hình 3.28. Kết quả cho thấy cao hỗn hợp có tác dụng ức chế hoạt động của cả enzyme α-glucosidase và α-amylase phụ thuộc vào nồng độ cao chiết. Cao hỗn hợp cho thấy khả năng ức chế 84,69 và 80,99 % hoạt tính của enzyme α-glucosidase và α-amylase ở nồng độ 200 μg/ml. Từ tương quan tuyến tính giữa nồng độ mẫu thử và giá trị % ức chế enzyme α-glucosidase và α-amylase (hình 3.27) có được giá trị IC50 ức chế hai enzyme này của mẫu cao chiết hỗn hợp lần lượt là 40,55 μg/ml và 102,29 μg/ml. Trong khi đó, các cao chiết riêng lẽ đã được nghiên cứu trước đây như cao chiết dây thìa canh, cỏ ngọt, lá đắng có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase với IC50 lần lượt là 182,26; 596,77; 490,00 μg/ml và α-amylase là 195,30; 198,40; 510 μg/ml [163], [130], [30]. Như vậy, từ kết quả thí nghiệm này cho thấy cao chiết hỗn hợp có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase và α-amylase tốt hơn khi so với cao riêng lẽ được nghiên cứu trước đó.

3.6. Nghiên cứu độc tính cấp của cao hỗn hợp

Thuốc muốn sử dụng phải an toàn và có hiệu lực. Để chứng minh thuốc có an

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022