H1: Mean1 ≠ Mean2
Mức kiểm định (α = 0,05),
- Nếu α <0,05, Bác bỏ H0 chấp nhận H1;
- Nếu α >0,05 chấp nhận H0 và bác bỏ H1.
Sử dụng phương pháp hồi quy logistics để đánh giá hiệu quả điều trị của bệnh viêm tử cung theo các phương pháp và theo các dạng bệnh lý khác nhau.
Logit (i) = 0 + 1 * DVTC + 2 * PPDT + e
Logit ( ) = ln ( P = Thành Công )
i P = Không thành công
Trong đó:
- Logit ( : hàm hồi quy logistics
- hàng số intercept
- DVTC: ảnh hưởng của dạng viêm tử cung (dạng mở và dạng đóng)
- 1 giá trị slope của dạng viêm tử cung
- PPDT: ảnh hưởng của phương pháp điều trị (phẫu thuật và bảo tồn)
- 2: giá trị slope của phương pháp điều trị.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ MANG ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM
4.1.1. Tỷ lệ các bệnh sinh sản trên chó được mang đến khám tại phòng khám
Bệnh sinh sản trên chó bao gồm các bệnh liên quan đến đường sinh dục như âm đạo, tử cung buồng trứng, ngoài ra còn liên quan đến chậm động dục, phối nhiều lần không chửa, sảy thai sau thụ tinh... Trong quá trình khám và chữa bệnh tại phòng khám và chăm sóc thú cưng Gaia, chúng tôi tiến hành khám, điều trị các bệnh sinh sản trên chó, kết quả được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ lệ các bệnh sinh sản trên đàn chó mang đến phòng khám
Số ca bệnh (con) | Tỷ lệ (%) | |
Đẻ khó | 972 | 76,36e |
Viêm tử cung | 136 | 10,68d |
Chửa giả | 13 | 1,02a |
Chậm động dục | 112 | 8,80c |
Sa âm đạo | 10 | 0,78a |
Sảy thai | 30 | 2,36b |
Tổng | 1273 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đường Sinh Dục Con Cái Bình Thường, Bên Trái Là Một Sơ Đồ Biểu Diễn Giải Phẫu Của Đường Sinh Dục Con Cái
- Tình Hình Nghiên Cứu Bệnh Viêm Tử Cung Ở Chó Trong Và Ngoài Nước
- Phương Pháp Chẩn Đoán Viêm Tử Cung Bằng Siêu Âm
- Thực Trạng Chó Đến Khám Bị Viêm Tử Cung Theo Lứa Đẻ
- Tần Suất Xuất Hiện Triệu Chứng Uống Nhiều Nước Ở Chó Bị Viêm Tử Cung
- Tần Suất Xuất Hiện Triệu Chứng Chảy Dịch Viêm Ở Chó Bị Viêm Tử Cung
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
Chú thích: Các chữ cái trên cùng một cột khác nhau là tỉ lệ viêm tử cung khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)
Trong tổng số 1273 ca chó được mang đến khám và điều trị sinh sản tại phòng khám, trong đó đẻ khó là bệnh thường gặp nhất với tỷ lệ 76,36%, các bệnh chửa giả, sa âm đạo và hiện tượng sảy thai chiếm tỷ lệ rất thấp. Riêng đối với bệnh viêm tử cung có tỷ lệ mắc 10,68%.
Sinh đẻ là thời điểm quan trọng nhất trong toàn bộ thai kỳ, và khó khăn trong quá trình chuyển dạ là vấn đề thường xuyên xảy ra trong động vật bao gồm cả loài chó (Smith, 2007; Ross & cs., 2018), nhưng sự xuất hiện chung của hiện tượng khó đẻ ở chó không cao so với toàn bộ quần thể của loài này, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 5% (Bergström & cs., 2006), ngoại trừ ở một số giống chó thậm chí có thể đạt tới 100% (Wydooghe & cs., 2013; Holinshead & Hanlon, 2017).
Ở Việt Nam, nhu cầu nuôi chó ngày càng phát triển, nhu cầu nhập các giống chó ngoại ngày càng nhiều, xu hướng nuôi chó sinh sản ngày càng tăng. Với quan tâm của chủ nuôi đến sức khỏe thú cưng (chó) ngày càng lớn, nên chó thường được mang đến phòng khám để kiểm tra sức khỏe thai sản và can thiệp khi đẻ khó. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chủ nuôi thiếu sự quan tâm đến sức khỏe sinh sản của đàn chó, chủ nuôi không thể nhận biết được hoặc có thể hiểu sai các triệu chứng chuyển dạ nên chủ quan trong quá trình sinh đẻ của chó và tìm kiếm sự hỗ trợ thú y muộn hơn nhiều so với mức cần thiết làm tăng nguy cơ chết chó mẹ và chó con (Mir & cs., 2011). Theo Jakub & cs. (2020) đã đánh giá về nguy cơ xảy ra hiện tượng đẻ khó trên chó phối giống không kiểm soát (46,6% (110/236) chó con sinh ra đã chết cao hơn so với trường hợp chó mẹ được quản lý phối giống (26,4% (864/3273)) (P<0,05).
Một số nghiên cứu trước đây đã đánh giá tỷ lệ khó đẻ trên chó dao động từ 5% đến 26% (Johnston & cs., 2001b). Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường do chó mẹ hoặc chó con hoặc kết hợp cả hai yếu tố cản trở sự đẩy thai ra ngoài như kích thước thai quá lớn, đặc biệt trên đàn chó phối giống không có kiểm soát khi phối giống tự do với đực giống không phù hợp. Các trường hợp mang thai đơn, thường tăng tỷ lệ đẻ khó bởi thai đơn thường có xu hướng kích thước lớn hơn (Mir & cs., 2011) và khi chó mẹ mang thai đơn thường có sự thay đổi sinh lý không rõ ràng, làm giảm sự chú ý của chủ nuôi trong quá trình chuyển dạ. Hơn nữa, nhiều giống chó mới 6 tháng tuổi đã mang thai nhưng trong điều kiện thể vóc chưa hoàn thiện nên quá trình rặn đẻ gặp khó khăn do khung xương chậu chưa phát triển và mất cân bằng về kích thước chó mẹ và thai. Theo ghi nhận của Jakub & cs. (2020) có tới 19,7% chó dưới 1 tuổi đã được phối giống, đồng thời đẻ khó cũng xuất hiện trên chó nhiều tuổi, khi chức năng cơ quan sinh sản bị suy giảm, trương lực cơ tử cung yếu khiến quá trình đẩy thai gặp khó khăn.
Nguy cơ mắc bệnh đẻ khó có mối tương quan chặt chẽ với giống chó như Chihuahua, Bull pháp, Bull dog. Đây là những giống chó ngoại đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các giống cho lai cũng là nhóm có nguy cơ đẻ khó, đặc biệt trên chó lai với đực giống không phù hợp làm mất cân bằng kích thước chó mẹ và chó con.
Tiếp theo là bệnh viêm tử cung, mặc dù bệnh chiếm tỷ lệ cao thứ hai nhưng thấp hơn nhiều so với đẻ khó. Bệnh viêm tử cung giai đoạn đầu thường biểu hiện bệnh chưa rõ ràng, có thể con vật vẫn ăn, uống, chạy nhảy bình thường
nên người nuôi không phát hiện ra bệnh. Chỉ đến khi con vật có một số biểu hiện bất thường như bụng to hơn bình thường, biếng ăn, uống nhiều nước và thấy chảy dịch nhiều ở âm hộ... mới cho đi khám và phát hiện ra bệnh viêm tử cung. Vì vậy, số lượng phát hiện viêm tử cung ở các phòng khám vẫn còn ít. Nhưng trong thực tế, có thể có rất nhiều trường hợp bị bệnh nhưng chưa được phát hiện. Bệnh viêm tử cung là một trong số các bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chó. Nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời con vật sẽ bị nhiễm trùng máu, thậm chí là chết. Bệnh viêm tử cung diễn ra khác nhau trên từng các thể, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nguyên nhân chủ yếu có thể chia ra làm hai nguyên nhân chính gồm nguyên nhân nguyên phát là do sự rối loạn hormone progesterone trên những chó cái không cho sinh sản hoặc sinh sản không đều theo chu kỳ động dục và nguyên nhân thứ phát có thể là do nhiễm trùng.
Hình 4.1. Chó đến ngày sinh nhưng đẻ khó, thai kẹt ở cổ tử cung và âm đạo
Tiếp theo là bệnh chậm động dục, nguyên nhân chủ yếu có thể do rối loạn điều tiết hormone sinh sản, chủ yếu là rối loạn các hormone FSH và LH hoặc hormone kích thích thùy trước tuyến yên của vùng dưới đồi tiết GnRH, thường xảy ra trong các trường hợp như u nang buồng trứng, thiểu năng buồng trứng, thể vàng tồn lưu... Hoặc do chăm sóc không cân đối, thiếu khoáng và vitamin, thiếu vận động và dinh dưỡng kém... Ngoài ra, bệnh có thể do chủ nuôi không quan tâm nhiều đến sinh sản, thậm chí không muốn cho sinh sản, đặc biệt là chó nhỏ nuôi tại các căn hộ cao tầng như Fox, Fox sóc, Chihuahua... nên việc gặp chó đực là ít có cơ hội, do đó cho cái bị ức chế lâu ngày nên rối loạn hormone sinh sản. Mặt khác, một số giống chó nhâp nội như Bull pháp, Chihuahua... thường xuyên đẻ khó phải can thiệp
mổ đẻ và hầu hết các trường hợp can thiệp thô bạo đều dẫn đến viêm tử cung, khi niêm mạc tử cung bị viêm sẽ ngăn cản tiết PGF2alpha, khi đó thể vàng sẽ tồn lưu dẫn đến chó đến chu kỳ mà không rụng trứng, không có biểu hiện động dục.
Các bệnh sa âm đạo, sảy thai, chửa giả chiếm tỷ lệ thấp, nguyên nhân dẫn đến sảy thai có thể do sự thay đổi thời tiết, chế độ chăm sóc không tốt, không đủ dinh dưỡng cho chó mẹ, hoặc trong quá trình mang thai do con cái tiếp xúc với chó đực gây lên hiện tượng hưng phấn, làm rối loạn hormone an thai. Bệnh sa âm đạo gặp chủ yếu sau khi sinh do sự rặn đẻ quá mạnh trong quá trình đẻ, hoặc sắp đến ngày sinh, thai quá to, quá nhiều chèn ép xuống dưới làm âm đạo lộn ra ngoài.
Bệnh sa âm đạo thường xảy ra ở giai đoạn nồng độ estrogen cao và cũng liên quan đến sự suy yếu của các mô quanh âm hộ chó cái. Sự thiếu calcium và phosphorus và sự gia tăng áp lực xoang bụng trong quá trình đẻ với sự căng quá mức của dây chằng vùng chậu và cơ âm đạo cũng được xem xét là nguyên nhân dẫn đến bệnh sa âm đạo (Das & cs., 2014; Talukdar & cs., 2015).
Nhìn chung, bệnh đẻ khó, sa âm đạo, chậm động dục hay rối loại hormone đều dễ dẫn đến viêm tử cung, hậu quả là chó không động dục, chậm sinh hoặc vô sinh… Do vậy, các phòng khám thú cưng hiện nay rất quan tâm đến bệnh viêm tử cung trên chó.
4.1.2. Thực trạng chó đến khám mắc bệnh viêm tử cung theo giống chó nội và giống chó ngoại
Hiện nay, nhu cầu nuôi chó ngày một tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Xu hướng du nhập nhiều giống chó ngoại từ các nước như Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Đức... đã góp phần làm đa dạng thêm giống và chủng loại chó ở Việt Nam. Ngoài ra, thỉnh thoảng ở phòng khám cũng tiếp nhận một số giống cho lai (giữa chó nội và chó ngoại), nhưng số lượng không nhiều do người nuôi chó thường chọn giống thuần để nuôi (đặc biệt là các các câu lạc bộ giống chó chuyên nghiệp) nên số chó lai đến khám là rất ít và tạm thời ghép vào nhóm giống chó nội. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện phân chia đánh giá tỷ lệ bệnh viêm tử cung theo hai nhóm gồm giống chó nội và giống chó ngoại. Kết quả về các giống chó mang đến khám và điều trị bệnh viêm tử cung được thể hiện ở bảng 4.2.
Kết quả đánh giá theo giống chó (nội, ngoại) cho thấy tỷ lệ giống ngoại mắc bệnh viêm tử cung cao hơn so với giống nội (86,77% so với 13,23%). Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa hai nhóm giống chó có thể liên quan đến tần suất giống chó được đưa đến phòng khám. Bởi giống chó ngoại là những giống thường được nuôi mục đích làm cảnh nên nhận được sự quan tâm của chủ nuôi hơn, do vậy chủ nuôi sẽ đưa chó đến phòng khám để kiểm tra sức khỏe nhiều và đều đặn hơn so với giống chó nội.
Bảng 4.2. Thực trạng chó đến khám mắc bệnh viêm tử cung theo giống chó nội và chó ngoại
Số chó bị bệnh (con) | Tỷ lệ (%) | |
Nội | 18 | 13,23a |
Ngoại | 118 | 86,77b |
Tổng | 136 | 100 |
Chú thích: Các chữ cái trên cùng một cột khác nhau là tỉ lệ viêm tử cung khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)
Các nghiên cứu trước đây đã đánh giá tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở một số giống chó như nghiên cứu của Jitpean & cs. (2012) tại Thụy Điển cho thấy trên 20.423 con của 10 giống chó có tỷ lệ mắc cao nhất là Leonberger (73%), Irish Wolfhound (69%), Bernese Mountain Dog (69%), Great Dane (68%), Staffordshire Bull Terrier (66%), Rottweiler (65%), Bullterrier (62%), Doberman (62%), Bouvier des Flandres (60%) và Airdaleterrier (60%). Theo Egenvall & cs. (2001), các giống chó Collies, Rottweilers, Cavalier King Charles Spaniels, Golden Retrievers, Bernese Mountain, và English Cocker Spaniels (bao gồm cả giống chó lai) có nguy cơ mắc viêm tử cung cao, trong khi đó các giống chó Drevers, German Shepherd Dogs, Miniature Dachshunds, Dachshunds (kích thước trung bình) và Swedish Hounds có xu hướng mắc thấp hơn.
Dựa trên loại giống được phân loại theo giống nhỏ, vừa và lớn, giống nhỏ có số lượng mắc bệnh viêm tử cung cao nhất (72,5%). Tiếp theo là giống trung bình với 18 trường hợp (22,5%) và giống lớn với 4 trường hợp với tỷ lệ 5% (Hui & cs., 2017). Một nghiên cứu trước đây ở Vương quốc Anh cũng cho thấy sự gia tăng tỷ lệ viêm tử cung ở các giống chó lớn (bullmastiff, golden retrieve, và Dogue de Bordeaux) mặc dù người ta cho rằng quần thể nghiên cứu có thể bị sai lệch do sở thích nuôi các giống chó lớn hơn. Sự tương quan
giữa các giống chó theo trọng lượng cơ thể và dạng viêm tử cung cũng đã được nghiên cứu, những giống chó nhỏ thường có xu hướng mắc bệnh viêm tử cung dạng mở cao hơn so với giống chó lớn và trung bình. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở một số giống chó cho thấy chúng có khuynh hướng do di truyền, vì vậy thiết lập các chương trình nhân giống để kiểm soát bệnh cần được xem xét (Rivera & cs., 2009).
Phương thức nuôi khác nhau giữa nhóm giống chó ngoại và nội cũng được cho là liên quan đến gia tăng nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung trên chó, đặc biệt là việc kiểm soát sinh sản trên đàn chó. Giống chó ngoại, người nuôi thường xuyên nuôi nhốt trong nhà với sự chăm sóc chu đáo hơn nên ít có cơ hội tiếp xúc với chó đực. Hơn thế nữa, nhiều chủ nuôi không muốn cho sinh sản hoặc cho sinh sản rất ít, nên sau mỗi lần đến chu kỳ động dục mà không cho giao phối thường dẫn đến rối loại hormone sinh dục. Giống chó ngoại có tỷ lệ thụ tinh nhân tạo hoặc can thiệp khi đẻ cao hơn so với giống chó nội, quá trình can thiệp và thụ tinh không đảm bảo vệ sinh có thể gây nhiễm khuẩn từ dụng cụ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của chó. Rối loạn nội tiết và nhiễm trùng là nguyên nhân cơ bản của quá trình bệnh lý chính xảy ra trong tử cung. Sự bất thường của buồng trứng và rối loạn nội tiết được cho là nguyên nhân chính của viêm nội mạc tử cung (Kida & cs., 2006). Những thay đổi về nồng độ hormone steroid buồng trứng trong máu và trong các thụ thể trong tử cung với viêm tử cung đã được nghiên cứu (De Bosschere & cs., 2002). Trong khi đó, các giống chó nội thường được nuôi thả rông, không nuôi nhốt, vì vậy chúng được tự do giao phối cũng như sinh sản theo chu kỳ, nên ít khi bị rối loạn hormone.
4.1.3. Thực trạng chó đến khám bị viêm tử cung theo mùa vụ
Bệnh viêm tử cung thường xảy ra giai đoạn sau sinh, trong khi đó mùa xuân thường là mùa sinh sản ở chó. Tuy nhiên, khi đánh giá mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung và mùa sinh sản qua bảng 4.3 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao nhất vào mùa hè 31,62%, trong khi đó mùa xuân và mùa thu có tỷ lệ mắc thấp hơn và không có sự khác biệt giữa hai mùa này (22,79% và 21,32%).
Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung có liên quan đến mùa sinh sản trên chó, mùa sinh sản ở chó thông thường vào mùa xuân, sự mở cổ tử cung trong quá trình đẻ tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, sau một thời gian ủ bệnh và phát triển thì đến mùa hè mới xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Mùa xuân cũng là
thời điểm chủ nuôi thực hiện phối giống nhiều cho chó, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tử cung gây ra quá trình viêm. Quá trình mang thai thường diễn ra trong khoảng 2 tháng sau khi phối nhưng cho đến khi khám thai bằng siêu âm ở giai đoạn cuối thai kỳ mới phát hiện bệnh. Theo Antonov & cs. (2015) phân tích sự xuất hiện của viêm tử cung theo mùa cho thấy bệnh xảy ra thường xuyên nhất vào tháng 9 (11,98%), tháng 5 (11,52%) và tháng 10 (10,6%). Số trường hợp mắc bệnh được quan sát thấy vào mùa đông không có sự khác biệt với các mùa còn lại (24,27%). Kết quả của chúng tôi tương tự với báo cáo của Laurusevicius & cs. (2009) khi tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao nhất vào mùa hè và thường được quan sát thấy nhiều nhất ở chó sau khi động dục được khoảng một tháng. Theo Egenvall & cs. (2001), điều này là do các yếu tố địa lý của địa phương với sự khác biệt về khí hậu và nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung theo mùa.
Bảng 4.3. Thực trạng chó đến khám bị viêm tử cung theo mùa vụ
Số ca bệnh (con) | Tỷ lệ (%) | |
Xuân | 31 | 22,79a |
Hạ | 43 | 31,62b |
Thu | 29 | 21,32a |
Đông | 33 | 24,27ab |
Tổng | 136 | 100 |
Chú thích: Các chữ cái trên cùng một cột khác nhau là tỉ lệ viêm tử cung khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)
4.1.4. Thực trạng chó đến khám bị viêm tử cung theo lứa đẻ
Qua khảo sát trực tiếp 136 chó đến khám và phát hiện bị viêm tử cung, chỉ có 119 ca bệnh chúng tôi thu thập được thông tin về lứa đẻ và kết quả được trình bày ở bảng 4.4.
Qua bảng 4.4 cho thấy, những chó đẻ nhiều lứa thì ít bị viêm tử cung hơn những chó không cho sinh sản hoặc chó đẻ ít lứa (sinh sản không đều đặn). Cụ thể, chó ở lứa đẻ 0 (chưa từng sinh sản) hoặc không được sinh sản có tới 55,46% mắc viêm tử cung, chó đã đẻ 1 lứa có tỷ lệ mắc bệnh là 25,21%, chó đẻ hai lứa có