Nghiên cứu mô hình đấu giá trực tuyến của EBAY và những đề xuất cho Việt Nam - 3

Có thể ứng dụng ngay vào các ngành dịch vụ (chính phủ điện tử, đào tạo trực tuyến, du lịch, tư vấn).

Khi hạ tầng ICT phát triển, nâng cao khả năng liên kết và chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Khi đó thương mại điện tử có thể ứng dụng mạnh mẽ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Có sự phân biệt tương đối giữa Thương mại điện tử và Kinh doanh điện tử: Thương mại điện tử tập trung vào mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin qua các mạng, các phương tiện điện tử và Internet. Kinh doanh điện tử tập trung vào sự phối hợp các doanh nghiệp, đối tác, khách hàng và tổ chức các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp dựa trên mạng nội bộ. Tuy nhiên ở đây thương mại điện tử được hiểu với nghĩa rộng nhất, vì tên gọi này đã trở nên quen thuộc và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.

Sự phát triển của Thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT. Nhờ sự phát triển của ICT mà Thương mại điện tử ra đời, tuy nhiên, sự phát triển của Thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyên dùng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử, đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực ICT như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng.


3.2. Phân loại thương mại điện tử

Có thể phân loại TMĐT theo các cách như sau:

Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Thương mại di động (không dây).

Phân loại theo hình thức dịch vụ:Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, tài chính điện tử.

Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin quamạng:Thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác.

Phân loại theo đối tượng tham gia:Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C). Cách phân loại thương mại điện tử phổ biến nhất là theo đối tượng tham gia, bao gồm ba chủ thể chính là chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo cách phân loại này thương mại điện tử bao gồm các hình thức được thể hiện trong bảng sau:


Chính phủ

(Government – G)

Doanh nghiệp

(Business – B)

Người tiêu dùng

(Consumer – C)

Chính phủ

(Government – G)

G2G

Ví dụ: Hợp tác giữa các chính phủ

G2B

Ví dụ: Hải quan điện tử

G2C

Ví dụ: Cung cấp thông tin

Doanh nghiệp (Business – B)

B2G

Ví dụ: Mua sắm của chính phủ

B2B

Ví dụ: TMĐT

B2C

Ví dụ: TMĐT

Người tiêu dùng (Consumer –

C)

C2G

Ví dụ: Thuế thu nhập

C2B:

Ví dụ: So sánh giá

C2C

Ví dụ: Đấu giá trực tuyến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mô hình đấu giá trực tuyến của EBAY và những đề xuất cho Việt Nam - 3


Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C):

Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. Mô hình B2C chủ yếu là mô hình bán lẻ qua mạng như www.Amazon.com, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người

tiêu dùng: doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc.

Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)

B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng Thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch Thương mại điện tử B2B (emarketplaces)... Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như www.alibaba.com. Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh.

Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G)

Trong mô hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website. Ví dụ, hải quan điện tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử.

Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C)

Đây là mô hình Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử, đặc biệt là Internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua.

Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có: ví dụ www.chodientu.com (2005).

Thương mại điện tử giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C)

Mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuy nhiên cũng có thể mang những yếu tố của Thương mại điện tử. Ví dụ: hoạt động đóng thuế qua mạng, trả phí đăng ký hồ sơ,...

Ngoài những mô hình cơ bản nêu trên, TMĐT cũng có một số mô hình được cấu thành bởi những chủ thể khác và hình thức giao dịch khác:

P2P (Peer-to-Peer): Mô hình TMĐT dựa trên công nghệ chia sẻ dữ liệu trực tiếp giữa những người dùng ngang cấp (Peer-to-Peer Data Transfer). Một số phần mềm P2P thông dụng: Bit Torrent, Ares, Limewire, Emule, Bearshare...

B2E (Business-to-Employees): Mô hình TMĐT cho phép một tổ chức cung cấp dịch vụ, thông tin hoặc sản phẩm đến từng cá nhân làm việc trong tổ chức đó.

E2E (Exchange-to-Exchange): Mô hình TMĐT liên kết nhiều sàn giao dịch với nhau. Đây là mô hình tương tự như B2B nhưng ở quy mô lớn hơn.

M-commerce (Mobile Commerce): Mô hình TMĐT mà các hoạt động và giao dịch diễn ra trong môi trường kết nối không dây (Wireless Environment).

E-learning: Mô hình TMĐT cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến, được nhiều tổ chức sử dụng để đào tạo và tái đào tạo nhân viên. E-learning cũng thường được triển khai dưới dạng đại học ảo (Virtural University).

II. Giới thiệu chung về eBay


Tập đoàn eBay là một công ty của Hoa Kỳ, quản lý trang Web eBay.com, một website đấu giá trực tuyến, nơi mà mọi người từ khắp nơi trên thế giới có thể mua hoặc bán hàng hóa và dịch vụ. Ngoài trụ sở tại Mỹ, eBay còn có chi nhánh tại một số quốc gia khác. Tập đoàn eBay cũng sở hữu hai thương hiệu nổi tiếng khác là PayPal và Skype.

eBay.com là trang thương mại điện tử chuyên về đấu giá và mua bán trực tuyến, là mô hình kinh doanh thuộc loại điển hình nhất từ khi Internet phát triển. Giống như hầu hết các công ty đấu giá, eBay không trực tiếp bán hàng của chính mình mà chỉ giúp cho các thành viên liệt kê và trưng bày sản phẩm của họ, đấu giá các sản phẩm và thanh toán chúng. Nó hoạt động giống như một nơi họp chợ cho các thành viên hoặc các doanh nghiệp sử dụng để đấu giá các sản phẩm và dịch vụ. Các ông chủ của eBay không cần phải bẩn tay với những công việc mệt mỏi như quản lý kho hàng, phân phối hay dịch vụ hậu mãi. Họ giao lại toàn bộ những công việc đó cho những người dùng đầu cuối tự lo.

Mô hình kinh doanh của eBay là mô hình C2C nơi các cá nhân đăng ký để trả một khoản phí nhất định bắt buộc để có thể hoạt động kinh doanh trên mạng eBay. Trong thương mại điện tử, đây được coi là mô hình kinh doanh hoàn hảo, một dạng "hiện hình" cụ thể của các mạng P2P.

Doanh thu hàng năm của eBay từ việc bán đấu giá có thể lên đến hàng tỷ USD. Hiện nay, eBay (www.eBay.com) là một trang web thành công nhất sử dụng mô hình này. Khi vào trang web này bạn có thể tìm kiếm loại sản phẩm, tham khảo mức giá sàn và đưa ra một mức giá mà mình có thể chấp nhận được. eBay có thể nói là nơi dễ tìm kiếm những món hàng rẻ nhất, nhưng bạn phải nắm được giá trị thật của nó cũng như phán đoán được mức giá mà người khác đưa ra. eBay chỉ có một khuyết điểm là thời gian mà bạn

muốn có được món hàng sẽ lâu hơn so với bạn đặt mua lập tức trên các website cửa hàng ảo với một mức giá nhất định.

Đối tác tại châu Mỹ Latinh của eBay là MercadoLibre. Đối thủ chính của eBay là Amazon.com và Yahoo! Auctions – website đấu giá của Yahoo!. Khác với phần lớn các đối thủ của mình, eBay chẳng có kho chứa hàng và cũng không cất trữ mặt hàng nào cả. Nhiệm vụ duy nhất của nó là bắc nhịp cầu nối giữa người bán với người mua để cuộc trao đổi diễn ra thuận lợi hơn mà thôi. (Và tất nhiên, eBay sẽ ăn hoa hồng trong mỗi vụ mua bán).

Theo số liệu thống kê của eBay, riêng trong quý I năm 2007, tổng giá trị hàng hóa giao dịch qua eBay đạt 14,3 tỉ USD.

1. Lịch sử hình thành và phát triển


1.1. Sự ra đời của eBay

eBay hình thành từ kết quả của một cuộc nói chuyện giữa Pierre Omidyar, một kỹ sư làm việc ở công ty General Magic, và vị hôn thê của ông. Bà là một nhà sưu tập và trao đổi đồ độc đầy tham vọng. Bà đã nói với Omidyar ý tưởng tuyệt vời về việc trao đổi các món đồ độc giữa những người sưu tập qua mạng Internet. Vốn là một người say mê mạng, Omidyar biết rằng người ta cần một địa điểm tập trung để mua và bán những món đồ độc và gặp gỡ những người sử dụng cùng chung sở thích khác. Ông bắt đầu thành lập trang web đấu giá trực tuyến đầu tiên để đáp ứng nhu cầu này.

Với tấm bằng cử nhân khoa học máy tính của Đại Học Tufts và nhiều năm kinh nghiệm điều hành các công ty mới, Omidyar không phải là một tay gà mờ trong ngành kinh doanh Internet. Ông đã mời bạn mình là Jeff Skoll, một cử nhân quản trị kinh doanh của Đại học Stanford, giữ cương vị chủ tịch đầu tiên của công ty. Họ đã cùng nhau thảo ra bản kế hoạch kinh doanh đầu tiên của công ty và cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến đầu tiên, AuctionWeb, vào ngày 3 tháng 9 năm 1995. Chỉ trong vòng vài tuần, những

người mua và người bán đã bắt đầu đổ xô đến trang web do tin tức về nó lan truyền rất nhanh bằng cách quảng cáo truyền miệng. Chỉ sau vài tháng thì Omidyar nhận ra rằng ông đã có công ty riêng của mình và từ bỏ công việc đang làm.

Vào năm 1996, eBay chính thức kí hợp đồng đầu tiên với một công ty chuyên bán vé máy bay và các sản phẩm du lịch tên là Electronic Travel Auction. Đến tháng 9 năm 1997, cái tên eBay chính thức ra đời. Thực ra dự định ban đầu của Omidyar là lấy tên miền EchoBay.com, nhưng tên này đã được một công ty khai thác mỏ vàng đăng kí mất nên ông quay sang lựa chọn thứ 2 là eBay.com. Kể từ đó, eBay xúc tiến và không ngừng đẩy mạnh các chiến dịch quảng bá thông qua các hình thức quảng cáo bằng banner và nhiều hình thức khác. Tính đến giữa năm đó, eBay đã tự hào là nơi diễn ra gần 800,000 vụ đấu giá mỗi ngày. Ngay từ khi mới ra đời, eBay đã thu lợi nhuận và những lời đề nghị vô điều kiện từ các nhà đầu tư bắt đầu đổ vào công ty. Công ty nhận được khoản tài trợ tài chính 3 triệu USD từ Benchmark Capital và gửi khoản tiền đó vào ngân hàng một cách an toàn mà không bao giờ phải động đến. “Chúng tôi muốn một cố vấn giàu kinh nghiệm, chúng tôi không cần tiền,” Jeff Skoll giải thích.

Vào đầu năm 1998, Omidyar chuyển vị trí CEO cho Magaret (“Meg”) Whitman, trước kia đã từng làm cho Bain Consulting, P&G, Disney, StrideRite, FTD, và Hasbro, để có thể tập trung vào các chiến lược. Vào tháng 9 năm đó, eBay tiến hành IPO rất thành công. Với việc đẩy mạnh marketing thông qua các chiến dịch quảng cáo quốc gia và việc liên kết với America Online và WebTV, eBay đã trở thành một cái tên quen thuộc đến mọi gia đình và được nhớ đến như một cộng đồng mua bán đấu giá trực tuyến lớn nhất. Số lượng người sử dụng đăng ký đã tăng lên con số hơn 6 triệu và eBay được xem là trang web được truy cập nhiều nhất, theo nghiên cứu của Nielsen/NetRatings vào quý 1 năm 1999. Một năm sau khi IPO, eBay đã có

tổng vốn thị trường lên đến 19 tỷ USD. Không giống như hầu hết các công ty Internet khác, eBay thực sự đã tạo ra lợi nhuận – 2.4 triệu USD lợi nhuận thu được từ doanh số 47.3 triệu USD trong năm tài khóa 1998.

Ngày nay trụ sở chính của eBay đặt ở San Jose, California. Meg Whitman đã giữ cương vị chủ tịch eBay và CEO kể từ năm 1998, và đến đầu năm 2008, bà đã nhường lại cương vị CEO cho người kế nhiệm John Donahoe. eBay nằm trong hàng ngũ những công ty Internet hàng đầu trong số những người khổng lồ của ngành kinh doanh trực tuyến như Amazon và Yahoo! và được xem là một trong những công ty phát triển nhanh nhất mọi thời đại.

1.2. Các mốc son lịch sử quan trọng

Ngày 3 tháng 9 năm 1995, eBay chính thức ra đời.

Tháng 5 năm 1999, eBay thâu tóm dịch vụ chi trả trực tuyến Billpoint, nhưng đã ngưng sử dụng dịch vụ này sau khi có được PayPal.

Năm 1999, eBay có được tòa nhà Butterfield and Butterfield, và đã bán nó vào năm 2002.

Tháng sáu năm 2000, eBay thâu tóm Half.com.

Tháng 8 năm 2001, eBay thâu tóm Mercado Libre, Lokau và iBazar, các site đấu giá ở châu Mỹ Latinh.

 Tháng 7 năm 2002, eBay thâu tóm PayPal.

Ngày 11 tháng 7 năm 2003, eBay thâu tóm EachNet, công ty thương mại hàng đầu ở Trung Quốc, trả bằng tiền mặt xấp xỉ 150 triệu USD.

Ngày 22 tháng 6 năm 2004, eBay thâu tóm Baazee.com, site đấu giá Ấn Độ với giá xấp xỉ 50 triệu USD bằng tiền mặt.

Ngày 16 tháng 12 năm 2004, eBay mua rent.com với 30 triệu USD tiền mặt và 385 triệu USD bằng cổ phiếu eBay.

Tháng 5 năm 2005, eBay thâu tóm Gumtree.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022