luận án đã lựa chọn trong giờ học GDTC. Nhóm đối chứng thực hiện tập luyện theo chương trình GDTC của Nhà trường.
Các biểu hiện về TTC của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.05. Kết quả thực nghiệm cho thấy, có 18 TCVĐ góp phần nâng cao TTC của trong hoạt động GDTC là mèo đuổi chuột, chuyền bóng, bắt chước tạo dáng, cáo và thỏ, nhảy ô, chim đổi lồng, lùa vịt, ai nhanh hơn, thỏ đánh trống, chìm - nổi, sóng đánh, đập bóng tiếp sức, bóng chuyền 6, cầu thủ bóng rổ, tàu hỏa chạy, nhảy vào nhảy ra, người thừa thứ ba, đuổi bắt.
Thông qua các TCVĐ, GV của các lớp thực nghiệm đánh giá khá cao về sự thay đổi tích cực của trẻ đặc biệt là trẻ rất hứng thú và thích tham gia các TCVĐ trong chương trình thực nghiệm khi giờ học trở nên hấp dẫn hơn, các bé vui vẻ và thân thiện hơn. Bên cạnh đó các vị phụ huynh cũng đánh giá cao các biểu hiện của trẻ khi thấy trẻ ăn khỏe, ngủ tốt đặc biệt là nhanh nhẹn hoạt bát và khả năng tập trung chú ý tốt hơn trước.
Những kết quả nghiên cứu trên chứng tỏ các TCVĐ được lựa chọn ứng dụng trong hoạt động GDTC mà cụ thể là giờ học thể dục, giờ TCVĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM đã có những tác động tích cực đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ mà thể là TTC của trẻ. Qua đó, có thể khẳng định TCVĐ là phương pháp GDTC hữu hiệu để phát huy TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.
Trước thực nghiệm, luận án đánh giá thực trạng thể lực, các biểu hiện TTC của trẻ trong hoạt động GDTC có sử dụng TCVĐ của cả hai nhóm. Kết quả cho thấy các test thể chất, các biểu hiện TTC của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là tương đồng nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Sau thực nghiệm, các test thể lực của 2 nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhóm thực nghiệm phát triển tốt hơn và rò rệt hơn nhóm đối chứng. Tuy chỉ có test Ngồi gập thân về trước (cm) sự khác biệt của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P>0.05, nhưng sự khác biệt theo chiều hướng tốt hơn, về kết quả này cho thấy ở lứa tuổi 5-6 sự phát triển tố chất dẻo ở trẻ theo qui luật phát triển lứa tuổi ít chịu sự tác động của nội dung tập luyện . Các test Chạy 10 m (giây), Bật xa tại chỗ (cm), Đập và bắt bóng bằng 2 tay (lần/phút), Ném xa bằng tay thuận (m) ở cả trẻ em nam và trẻ em nữ nhóm thực nghiệm sau thời gian thực nghiệm đều tốt hơn nhóm đối chứng, sự khác biệt của 2 nhóm có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.05.
Kết luận mục tiêu 3
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Các Test Đánh Giá Thể Lực Giữa Nhóm Thực Nghiệm Với Nhóm Đối Chứng Trước Thực Nghiệm
- Kết Quả Phỏng Vấn Phụ Huynh Trẻ Thực Nghiệm Về Quá Trình Ứng Dụng Tcvđ Cho Trẻ (N = 47)
- Sự Tăng Trưởng Thể Lực Của Nhóm Đối Chứng Trước Thực Nghiệm Và Sau Thực Nghiệm
- Phan Thị Thu (2006), Giáo Trình Phương Pháp Giáo Dục Thể Chất Cho Trẻ Mầm Non , Hà Nội: Giáo Dục .
- Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại thành phố Hồ Chí Minh - 23
- Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại thành phố Hồ Chí Minh - 24
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Luận án tiến hành xây dựng kế hoạch và triển khai ứng dụng 18 TCVĐ được lựa chọn vào thực tiễn hoạt động GDTC cho trẻ và đã mang lại những hiệu quả tích cực đối với sự phát triển của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM:
- Các tiêu chí đánh giá biểu hiện TTC của nhóm thực nghiệm đều có điểm TBC cao hơn nhóm đối chứng và có ý nghĩa thống kê. Cụ thể ở các tiêu chí: Hứng thú (TN=
2.33 điểm, ĐC= 2.18 điểm), Chủ động (TN=2.36 điểm, ĐC= 2.15 điểm), Giải quyết các vấn đề phát sinh khi chơi (TN=2.27điểm, ĐC= 1.16 điểm), Nỗ lực (TN= 2.32 điểm, ĐC= 2.19 điểm), Hợp tác (TN= 2.35 điểm, ĐC= 2.18 điểm).
- 4/5 test thể lực của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng ở cả trẻ nam và trẻ nữ, gồm test: Chạy 10 m (giây), Bật xa tại chỗ (cm), Đập và bắt bóng bằng 2 tay (lần/phút), Ném xa bằng tay thuận (m); riêng test Ngồi gập thân về trước (cm) cả 2 nhóm phát triển tương đồng nhau.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên, luận án rút ra các kết luận sau:
1.1. Các trường mầm non tại TP. HCM thực hiện đúng chương trình GDTC theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng chất lượng chưa cao, hiệu ứng giờ học chưa tốt.
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC còn thiếu, mức độ đáp ứng nhu cầu ở mức trung bình. Đa số các dụng cụ, thiết bị đã qua sử dụng
Số lượng GV có nhận thức rò về vai trò, tầm quan trọng của TCVĐ tương đối cao. Tuy nhiên, trong thực tế để khai thác những TCVĐ mang lại hiệu quả thì các GV còn rất lúng túng.
Khó khăn lớn nhất hiện nay của GV khi sử dụng TCVĐ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM là số trẻ trong lớp đông và thiếu TCCĐ mới.
Xác định được 16 tiêu chí để đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM và thực trạng TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM ở mức trung bình, trẻ chưa tích cực đối với các TCVĐ được tổ chức trong hoạt động GDTC.
Lựa chọn 05 test đánh giá thể lực và các test thể lực tốt hơn so với lứa tuổi trên bình diện so sánh chung với trẻ MG 5 – 6 tuổi thời điểm 2008. Quá trình phát triển thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM hiện nay phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.
1.2. Luận án đã xác định được 6 tiêu chí để lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC gồm: TCVĐ phải thu hút được sự tham gia của trẻ, TCVĐ phù hợp đặc điểm tâm lý và khả năng của trẻ, TCVĐ đảm bảo an toàn của trẻ, TCVĐ phù hợp với khả năng tổ chức của GV, TCVĐ phù hợp với điều kiện lớp học, sân học, TCVĐ phải tập trung phát triển các vận động cơ bản và các tố chất vận động nhất định. Trong đó, tiêu chí TCVĐ đảm bảo an toàn của trẻ là tiêu chí bắt buộc để lựa chọn TCVĐ cho trẻ.
24 TCVĐ được lựa chọn đảm bảo độ tin cậy và phù hợp để nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM đó là mèo đuổi chuột, chuyền bóng, nhảy dây, bắt chước tạo dáng, cáo và thỏ, ném trúng đích, nhảy ô, chim đổi
lồng, lùa vịt, ai nhanh hơn, thỏ đánh trống, chìm - nổi, tung bóng cho nhau, sóng đánh, đập bóng tiếp sức, rắn bò, bóng chuyền 6, kéo cưa lừa xẻ, cầu thủ bóng rổ, tàu hỏa chạy, diệt các con vật có hại, nhảy vào nhảy ra, người thừa thứ ba, đuổi bắt.
1.3. Luận án tiến hành xây dựng kế hoạch và triển khai ứng dụng 18 TCVĐ được lựa chọn vào thực tiễn hoạt động GDTC cho trẻ và đã mang lại những hiệu quả tích cực đối với sự phát triển của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM:
- Các tiêu chí đánh giá biểu hiện TTC của nhóm thực nghiệm đều có điểm TBC cao hơn nhóm đối chứng và có ý nghĩa thống kê. Cụ thể ở các tiêu chí: Hứng thú (TN=
2.33 điểm, ĐC= 2.18 điểm), Chủ động (TN=2.36 điểm, ĐC= 2.15 điểm), Giải quyết các vấn đề phát sinh khi chơi (TN=2.27điểm, ĐC= 1.16 điểm), Nỗ lực (TN= 2.32 điểm, ĐC= 2.19 điểm), Hợp tác (TN= 2.35 điểm, ĐC= 2.18 điểm).
- 4/5 test thể lực của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng ở cả trẻ nam và trẻ nữ, gồm test: Chạy 10 m (giây), Bật xa tại chỗ (cm), Đập và bắt bóng bằng 2 tay (lần/phút), Ném xa bằng tay thuận (m); riêng test Ngồi gập thân về trước (cm) cả 2 nhóm phát triển tương đồng nhau.
2. KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở những kết luận đã nêu ở trên, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:
2.1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng các dự án phát triển GDMN, tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và giảm số lượng trẻ ở mỗi lớp.
- Thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho GV về phương pháp tổ chức TCVĐ nâng cao TTC cho trẻ MG, với mục đích khắc phục những tồn tại của các trường mầm non hiện nay trong công tác GDTC nói chung và trong TCVĐ nói riêng.
- Biên soạn tài liệu về TTC của trẻ thông qua TCVĐ theo Chương trình GDMN hiện hành và nghiên cứu bổ sung vào Bộ chuẩn phát triển trẻ MG 5 – 6 tuổi.
2.2. Với Ban Giám hiệu
- Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm với sự tham gia của các chuyên gia hoặc các buổi sinh hoạt chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giữa các GV về việc lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC.
- Khuyến khích GV đưa ra sáng kiến kinh nghiệm, những giải pháp cải tiến trong việc tổ chức TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC.
- Thường xuyên quan tâm và có những giải pháp kịp thời để tháo gỡ những khó khăn mà GV gặp phải khi tổ chức TCVĐ cho trẻ.
- Có chính sách, chế độ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để GV tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp tổ chức TCVĐ nâng cao TTC cho trẻ MG.
2.3. Với GVMN
- Chủ động học hỏi, trau đồi kiến thức, thường xuyên cập nhật những kiến thức, quy định mới về GDMN, về TCVĐ và TTC của trẻ MG nhất là phát triển TTC trong TCVĐ.
- Tạo điều kiện để trẻ được tham gia các TCVĐ trong hoạt động GDTC một cách tích cực nhất, vui vẻ nhất bằng các tác động sư phạm.
- Có thể bổ sung các tiêu chí quan sát TTC của trẻ MG trong TCVĐ và có những phát hiện để điều chỉnh tổ chức TCVĐ trong GDTC sao cho hiệu quả góp phần phát triển TTC của trẻ.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phan Thị Mỹ Hoa (2020), Lựa chọn trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động Giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 17, Số 11, tr 2009-2019.
2. Phan Thị Mỹ Hoa, Dương Thị Thùy Linh (2021), Đánh giá thực trạng tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động Giáo dục thể chất tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua trò chơi vận động, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Thể dục Thể thao, số 1.2021, Trường Đại Thể dục thể thao TP.HCM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Đinh Lan Anh (2019), Thực trạng giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi đóng vai có chủ đề ở một số trường mầm non tại Hà Nội, Tạp chí Giáo dục, 7, 146–150.
2. Lê Thị Vò Lệ Anh (2015), “Biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non huyện Nhà Bè”, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Lý Thị Anh (2005), “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động chung có mục đích giáo dục thể chất”, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Chỉ thị 17 CT/TW ngày 23/10/2002 về phát triển Thể dục thể thao đến năm 2010, Hà Nội.
5. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Chỉ thị số 36/CT/TW ngày 24/03/1994 về tăng cường công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới, Hà Nội.
6. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (1979). Nghị quyết số 14-NQ TƯ ngày 11 01 1979 về cải cách giáo dục. Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Quyết định 14 2001 QĐ-BGD&ĐT ngày 03/5/2001 về việc ban hành quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 7 2009 ban hành chương trình giáo dục mầm non, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23 7 2010 ban hành quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24 01 2017 ban hành chương trình giáo dục mầm non, Hà Nội, Hà Nội.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08 8 2017 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành giáo dục, Hà Nội.
12. Chính phủ (2015), Nghị định 11 2015 NĐ-CP ngày 31 01 2015 Quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường, Hà Nội.
13. Lương Kim Chung và Đào Duy Thư (1994), Vun trồng thể lực cho đàn em nhỏ. Hà Nội: Thể dục Thể thao.
14. Covaliop, A. G. (1970), Tâm lý học cá nhân, tập 1, Hà Nội: Giáo dục.
15. Cục Y tế dự phòng (2015), Giải pháp phòng chống thừa cân, béo phì trẻ em giai đoạn 2016 – 2020.
16. Đào Việt Cường (2008), "Tìm hiểu tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non Thành phố Hồ Chí Minh", Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội: Chính trị quốc gia.
19. Trần Văn Điền (2000), Từ điển Văn phạm Anh văn (p. 495), Xí nghiệp In Bến Tre.
20. Ghecda Lenec. (1982), Rèn luyện thể lực và trò chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi, Hà Nội: Thể dục Thể thao.
21. Trương Thị Khánh Hà (2015), Giáo trình Tâm lý học phát triển (Tái bản lần thứ 01), Hà Nội: Đại học Quốc gia.
22. Đỗ Hồng Hạnh (2004), "Một số biện pháp tác động của gia đình nhằm phát triển tính tự lực cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi", Luận văn thạc sĩ Giáo dục học.
23. Hồ Thị Hạnh (2011), Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, Trường Đại học Vinh.