Cơ Sở Định Hướng Mạng Lưới Thăm Dò Vàng Gốc Vùng Nghiên Cứu


- Diện tích thân quặng trên cùng mặt cắt AA’ giữa kết quả thăm dò và kết quả khai thác sai khác nhau 6%.

Kết luận: Để nhận thức đầy đủ về đặc điểm biến đổi quặng hoá vàng gốc trong vùng tốt nhất là sử dụng mô hình toán thống kê (một chiều và hai chiều), mô hình hình học mỏ và trọng tâm là mô hình hàm cấu trúc. Sử dụng phương pháp Kriging để đánh giá tài nguyên, trữ lượng (cho các diện tích thăm dò) và phương pháp tính thẳng theo thông số quặng hoá để dự báo tài nguyên quặng vàng gốc chưa xác định (cho diện tích tìm kiếm) ở vùng Phước Sơn là phù hợp với tài liệu thực tế và bảo đảm độ tin cậy theo cấp trữ lượng, tài nguyên.

3.1.6. Định hướng mạng lưới thăm dò phát triển mỏ

3.1.6.1. Cơ sở định hướng mạng lưới thăm dò vàng gốc vùng nghiên cứu


Khu Đăk Sa có cấu trúc địa chất mỏ khá phức tạp, thân quặng BĐMQ và QTZ3 có quy mô khá lớn, duy trì theo đường phương và hướng dốc, không lớp kẹp, hệ số biến đổi chiều dày từ không ổn định (TQ BĐMQ) đến rất không ổn định (TQ QTZ3), chu vi đường viền từ đơn giản (TQ BĐMQ) đến phức tạp (TQ QTZ3), hệ số biến đổi hàm lượng Au đặc biệt không đồng đều (Vc: 206-267%). Bằng kết quả nghiên cứu hàm cấu trúc (h) đã thể hiện rõ mức độ biến đổi, hơn thế còn thể hiện được hàm lượng Au có tính biến đổi cục bộ và dị hướng yếu, thể hiện giữa các vị trí trong không gian thân quặng tuy phân bố rất gần nhau, có quan hệ tương quan không gian, song biến đổi rất khác biệt nhau. Với tất cả các yếu tố nêu trên hai thân quặng đại diện ở hai phân khu phù hợp với nhóm mỏ thăm dò giữa II và III.

Từ những nghiên cứu trên cho thấy: thân quặng BĐMQ hệ số dị hướng là Idh= 1,17 (gần như đẳng hướng trong không gian), thân QTZ3 có dị hướng song, hệ số dị hướng Idh =1,4 nhỏ, không đáng kể. Vì vậy, có thể xem 2 thân quặng BĐMQ và QTZ3 là đẳng hướng. Mạng lưới thăm dò có thể bố trí theo hình vuông, hình tam giác đều, hình thoi. Cụ thể mạng lưới thăm dò ở bảng 3.46.


+ Mạng lưới định hướng thăm dò vàng gốc do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Công văn số 3006/BTNMT-VPTLKS ngày 14 tháng 7 năm 2006 (bảng 3.44).

Bảng 3.44. Mạng lưới định hướng công tác thăm dò vàng gốc


Cấp trữ lượng


Loại công trình

Nhóm mỏ

II

III

IV

Đường phương

Hướng dốc

Đường phương

Hướng dốc

Đường phương

Hướng dốc

121


Khoan, khai đào

20-40

20-30





122

40-80

40-50

10-20

10-20

10

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam - 18

+ Mạng lưới thăm dò đã sử dụng của Công ty vàng Phước Sơn không theo hình dạng mạng lưới hình học cụ thể, NCS hiệu chỉnh về mạng lưới như sau: mật độ công trình dày nhất (10-20)x(20-30)m; phổ biến (30-50)x(30- 50)m; thưa nhất (40-60)x(40-60)m.

3.1.6.2. Định hướng mạng lưới thăm dò phát triển mỏ

Như đã trình bày ở hình 2.8, có thể định hướng mạng lưới thăm dò bằng kích thước đới ảnh hưởng cho trữ lượng cấp 122. Song, theo nhiều nhà địa thống kê mà đại diện là D. Matheron, đối với các mỏ có cấu tạo phức tạp đến rất phức tạp, đặc biệt khi có hiệu ứng tự sinh, biến đổi cục bộ nên áp dụng (2/3)Hm (Hm kích thước đới ảnh hưởng) cho cấp trữ lượng cao nhất của nhóm mỏ [12]. Xuất phát từ quan điểm như vậy, chúng tôi đưa ra mạng lưới thăm dò đối với thân quặng BĐMQ và QTZ3 như bảng 3.45, 3.46.

Bảng 3.45. Mạng lưới thăm dò thân quặng BĐMQ và thân quặng QTZ3 dựa trên kết quả khảo sát Variogram


Thân quặng

Theo đường phương (m)

Theo hướng dốc (m)

BĐMQ

40-50

40-45

QTZ3

35-50

30-35


Bảng 3.46. Mạng lưới thăm dò thân quặng BĐMQ và thân quặng QTZ3 chuyển đổi sang mạng lưới hình vuông


Thân quặng


Theo đường phương (m)


Theo hướng dốc (m)


BĐMQ


40-47


40-47


QTZ3


32-41


32-41

3.2. BÀN LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu, ngoài những điểm mới và luận điểm đã nêu trên, NCS đưa ra bàn luận một số điểm sau:

1. Để nhận biết khách quan, toàn diện tính biến đổi (mức độ biến đổi, đặc tính, cấu trúc) các thông số phản ánh chất lượng quặng, nhất là đối với khoáng sản quý hiếm biến đổi phức tạp, ngoài áp dụng mô hình thống kê (thông qua hệ số biến đổi) nên sử dụng mô hình hàm cấu trúc. Bằng hàm cấu trúc, cho phép nhận thức đầy đủ về tính biến đổi, cấu trúc không gian, đặc tính quặng hoá, kích thước ảnh hưởng, tính dị hướng, đẳng hướng của các thông số thân quặng; còn là cơ sở cho áp dụng phương pháp Kriging trong đánh giá tài nguyên, trữ lượng khoáng sản và là cơ sở luận giải mạng lưới thăm dò.

2. Phương pháp Kriging nên được áp dụng có tính chủ đạo trong ước lượng khoáng sản, góp phần đánh giá tài nguyên, trữ lượng; đặc biệt đối với các khoáng sản quý, hiếm. Đây là phương pháp có nhiều điểm nổi trội, có thể dự báo được thông số nghiên cứu tại một điểm hoặc một khối bất kỳ trong không gian thân quặng, kể cả ở nơi chưa có mẫu (công trình) khống chế; tiện ích cho các nhà thiết kế, theo dõi, lập kế hoạch khai thác và cho phép định lượng sai số tính toán thông qua phương sai Kriging, trợ giúp giải các bài toán kinh tế địa chất; như tương quan giữa trữ lượng/hàm lượng để góp phần luận giải hàm lượng biên, hàm lượng công nghiệp tối thiểu.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu của luận án cho phép rút ra một số kết luận sau:

1.1. Vùng Phước Sơn nằm về phía bắc địa khối Kon Tum, trong á địa khu Nam Ngãi. Vùng có cấu trúc địa chất phức tạp, phân bố chủ yếu là các trầm tích biến chất hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên và magma xâm nhập pha 2 phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn. Tại vị trí tiếp xúc giữa trầm tích biến chất hệ tầng Núi Vú và xâm nhập phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn có sự phân bố các thân quặng thạch anh - sulfua đa kim - vàng.

1.2. Các thân quặng vàng gốc vùng Phước Sơn chủ yếu dạng mạch, mạng mạch, mạch thấu kính phân bố trong các mặt tách lớp của đá phiến thạch anh - biotit, phiến sét vôi hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên; phát triển chủ yếu theo phương đông bắc - tây nam, á kinh tuyến và ít hơn là phương tây bắc - đông nam, có ranh giới tương đối rõ ràng với đá vây quanh.

1.3. Thành phần khoáng vật quặng không phức tạp bao gồm pyrit, pyrotin, galenit, sphalerit, (có thể có electrum) và vàng tự sinh; song sự biến đổi không gian khá phức tạp. Tổ hợp cộng sinh khoáng vật chứa vàng: thạch anh - pyrit II - vàng I và thạch anh - pyrotin II - vàng II - galenit - sphalerit (có thể có electrum) rất điển hình. Biến đổi đá vây quanh là hiện tượng thạch anh hoá, dolomit hoá, calcit hoá và đôi khi gặp chlorit hoá, sericit hoá.

1.4. Hàm lượng Au và các nguyên tố đi kèm (Ag, Pb và Zn) trong các thân quặng phù hợp với hàm phân bố loga chuẩn, có thể mô hình hoá về cấu trúc cầu, có hiệu ứng tự sinh. Hàm lượng Au trong các thân quặng thể hiện tính biến đổi cục bộ và dị hướng yếu có thể xem như đẳng hướng trong không gian. Đây là luận cứu khoa học cho áp dụng mạng lưới thăm dò hình vuông, hình thoi, tam giác đều. Au có tương quan thuận với Ag, Pb và Zn, tuy nhiên, mối quan hệ giữa các thân quặng và các khu, phân khu có sự khác nhau ít nhiều.


1.5. Kết quả ứng dụng các mô hình: toán thống kê, hình học mỏ (đường đẳng trị); đặc biệt hàm cấu trúc đã khẳng định tính xác đáng trong đánh giá toàn diện về tính biến đổi quặng hoá và cơ sở cho lựa chọn phương pháp đánh giá tài nguyên, trữ lượng phù hợp.

1.6. Để đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn theo quy trình đề xuất ở hình 2.11, trong đó sự kết hợp giữa mô hình thống kê (một chiều, hai chiều) mô hình hình học mỏ và hàm cấu trúc (Variogram) đóng vai trò chủ đạo để nhận thức đặc điểm quặng hoá. Sử dụng phương pháp Kriging, nghịch đảo khoảng cách, trọng tâm là Kriging để tính tài nguyên xác định sẽ đảm bảo độ tin cậy và tiện ích cho thăm dò và khai thác mỏ. Áp dụng phương pháp tính thẳng theo thông số quặng hoá để đánh giá tài nguyên chưa xác định (tài nguyên dự báo) quặng vàng gốc trong các diện tích tìm kiếm là phù hợp với đới quặng hoá trong vùng.

2. Kiến nghị

Mô hình được lựa chọn để đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn là phù hợp với đối tượng nghiên cứu; có thể áp dụng mô hình này cho các khoáng sản có đặc điểm tương tự. Nên tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm ở một số loại khoáng sản khác để kiểm chứng tính đúng đắn của mô hình đã lựa chọn và khả năng khai thác phần mềm Surpac 5.1 trong tính trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn với nhiều loại khoáng sản, nguồn gốc thành tạo khác nhau.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Mai Quân, Lê Văn Lượng, Đỗ Ngọc Trung (2008), “Sử dụng phần mềm Surpac 5.1 trong tính trữ lượng tài nguyên khoáng sản rắn và áp dụng trong tính toán trữ lượng quặng sa khoáng titan ven biển”, Tạp chí Địa chất, Loạt A, số 307, 7-8/2008.

2. Nguyễn Mai Quân, Lê Văn Lượng (2008), “Sử dụng phần mềm Surpac 5.1 trong tính trữ lượng khoáng sản rắn và áp dụng cho mỏ sét nguyên liệu ximăng, Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Báo cáo Hội nghị Khoa học lần thứ 18, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, 14/11/2008.

3. Trương Xuân Luận, Dương Thị Tâm, Lê Văn Lượng (2010), “Nghiên cứu định lượng các thông số phản ánh chất lượng quặng. Ví dụ cho thân quặng bauxit trong vỏ phong hoá laterit”, Tạp chí Địa chất, Loạt A số 316/1-2/2010.

4. Lê Văn Lượng, Đỗ Văn Định (2010), “Sử dụng phương pháp mô hình cụ thể để mô hình hoá thân đá vôi ximăng Thanh Nghị, tỉnh Hà Nam”, Tạp chí Địa chất, Loạt A số 320, 9-10/2010.

5. Lê Văn Lượng, Đỗ Văn Định (2010), “Lựa chọn phương pháp mô hình hoá thân quặng để đánh giá tài nguyên, trữ lượng mỏ chì kẽm Bản Bó, tỉnh Cao Bằng”, Báo cáo Hội nghị Khoa học lần thứ 19/Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, 11/11/2010.

6. Lê Văn Lượng, Trương Xuân Luận, Đỗ Văn Đinh (2013), “Một số phương pháp địa tin học trong đánh giá tài nguyên khoáng, ứng dụng cho khoáng sản Au gốc khu vực Phước Sơn, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam”. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ Địa chất trường Đại Học Mỏ - Địa chất số 43/7-2013.

7. Lê Văn Lượng, Trương Xuân Luận, Nguyễn Phương (2014), “Nghiên cứu áp dụng mô hình toán thống kê để đánh giá đặc điểm phân bố và mối quan hệ tương quan giữa vàng với các thành phần có ích đi kèm trong quặng vàng gốc khu Đăk Sa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Địa chất, loạt A, số 339/1-2/2014.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Nguyễn Văn Bình (2008), “Đặc điểm chu kì kiến tạo Inđôsinia ở Miền Nam Việt Nam”, Tạp chí Địa chất Loạt A số 308, 9-10/2008, trang 9-17.

2. Võ Quang Bình (2005), “Đặc điểm thành phần vật chất và các yếu tố khống chế quặng hoá vàng vùng Nam Trà Nú - Phước Thành”, Luận Văn Thạc Sĩ, Thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất.

3. Đặng Trần Bảng, Nguyễn Văn Bỉnh, Phùng Văn Vui (1987), “Tính trữ lượng khoáng sản rắn”, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà nội.

4. Đỗ Văn Chi và nnk (1998), “Đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Đăk Glei – Khâm Đức tỷ lệ 1:50.000”, Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất.

5. Lê Văn Hải và nnk (2008, 2010), “Báo cáo thăm dò quặng vàng gốc tại khu Đăk Sa xã Phước Đức và Phước Xuân huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam”, Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất.

6. Nguyễn Kim Hoàng và nnk (2010), “Khoáng hoá vàng đới Đà Lạt và các nhân tố khống chế quặng”, Tạp chí Địa chất, Đại học quốc gia TPHCM

7. Trần Trọng Hoà và nnk (2005), “Báo cáo nghiên cứu địa chất thành tạo và quy luật phân bố khoáng sản quý hiếm liên quan đến hoạt động magma khu vực Miền Trung và Tây Nguyên”, Lưu trữ Viện Địa chất, Viện KHCNVN.

8. Kolida. A. A và nnk (1990), “Đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Tam Kỳ - Hiệp Đức tỷ lệ 1:50.000”, Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất.

9. Trương Xuân Luận (1992), “Tối ưu hoá hệ thống mạng lưới thăm dò và phương pháp đánh giá trữ lượng các mỏ thiếc sa khoáng”, Luận án tiến sỹ Địa chất, Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa chất.


10. Trương Xuân Luận, Nguyễn Mai Lương (2005), “Xây dựng mô hình máy tính để tìm kiếm thăm dò các tụ khoáng sản rắn dạng thân quặng”, Tạp chí Địa chất, loạt A, (288), tr61-73.

11. Trương Xuân Luận (2010), “Hệ thống thông tin địa lý và ứng dụng”, Bài giảng Trường Đại học Mỏ-Địa chất.

12. Trương Xuân Luận (2010), “Địa thống kê”, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.

13. Trương Xuân Luận và nnk (2008), “Phương pháp mô hình hoá và giải một số bài toán địa chất thông dụng”, Bài giảng Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

14. Đặng Văn Lãm (1999), “Hoàn thiện hệ thống các phương pháp dự báo phát hiện và đánh giá tài nguyên vàng gốc. Lấy vị dụ trên mỏ vàng Nà Pái (Bình Gia)”, Luận án tiến sỹ Địa chất, lưu trữ trường Đại học Mỏ - Địa chất.

15. Nguyễn Quang Luật (2000), “Nghiên cứu thành hệ quặng và sinh khoáng”, Bài giảng dành cho NCS ngành Tìm kiếm Thăm dò, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

16. Đồng Văn Nhì, Lương Quang Khang, Nguyễn Phương, Nguyễn Văn Lâm (2006), “Phương pháp xử lý thông tin địa chất để nghiên cứu tìm kiếm địa chất”, Bài giảng cho học viên Cao học và NCS chuyên ngành Tìm kiếm - Thăm dò Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

17. Phạm Đức Nhiệm (2005), “Cơ sở dữ liệu quan hệ”, Nhà xuất bản Hà Nội.

18. Đặng Xuân Phong, Nguyễn Phương (2006), “Phương pháp tìm kiếm và dự báo tài nguyên khoáng sản”, Bài giảng dùng cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh chuyên ngành Địa chất, Khoáng sản và Thăm dò. Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

19. Nguyễn Phương, Nguyễn Văn Lâm (2009), “Mô hình hoá các tính chất của khoáng sản và phương pháp thăm dò mỏ”, Trường Địa học Mỏ - Địa chất

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí