Tiềm Năng Lễ Hội Truyền Thống Ở Đbscl Trong Phát Triển Du Lịch‌

hoạt động văn hóa du lịch, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” . Như vậy, lễ hội và du lịch trở thành sản phẩm văn hóa đem lại những lợi nhuận kinh tế đáng kể cho địa phương và đất nước. Trong điều kiện cơ chế thị trường, quá trình tổ chức lễ hội cũng có những thách thức và tiêu cực của nó.

Trước tiên, lễ hội có điều kiện nâng cao chất lượng về hình thức, nội dung, qui mô tổ chức và mở rộng đối tượng tham dự. Vấn đề này đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với cán bộ quản lý văn hóa và những người hoạt động chuyên môn nghề nghiệp. Mặt khác, những đầu tư, đóng góp của các “mạnh thường quân” thường gắn với lợi ích cá nhân của họ. Trong một số trường hợp cái cá nhân đã chi phối làm biến dạng cảnh quan, di tích, lễ hội. Bài toán được đặt ra ở đây là làm thế nào phát huy được sức mạnh của các “mạnh thường quân” mà vẫn đảm bảo được việc bảo tồn và phát triển lễ hội.

Nhu cầu tâm linh được mở rộng, đi đôi với nó là sự hồi sinh của các hiện tượng mê tín, dị đoan trong lễ hội. Bên cạnh đó còn phải kể đến những yếu kém về mặt an ninh, y tế và an toàn thực phẩm trong lễ hội. Khắc phục được những yếu kém này, lễ hội mới thu hút được khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài. Điều này còn trông chờ vào mức độ kiên quyết hay không của các cơ quan quản lý của Nhà nước.

2.2.2. Tiềm năng lễ hội truyền thống ở ĐBSCL trong phát triển du lịch

2.2.2.1. Khái quát chung

Sức hút khách du lịch của lễ hội truyền thống ở ĐBSCL không dừng lại ở đặc sắc của văn hóa các dân tộc mà còn thể hiện qua yếu tố tâm linh, tín ngưỡng của những người đi hội. Lớn nhất là lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam, hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách, sức hút của lễ hội theo đánh giá của hầu hết mọi người đến đây là tính linh thiêng của Bà, khách hành hướng đến đây để cúng bái, cầu nguyện, có thể khẳng định: hướng du lịch lễ hội ở đây hoàn toàn là một nguồn lợi dồi dào. Ngoài ra, du lịch lễ hội của vùng còn phải kể đến từ sự thành kính các vị anh hùng có công khai phá, bảo vệ vùng đất mới. Các lễ hội dạng này thường được tổ chức ở các ngôi đình, lăng, miếu,… ngoài việc khách đến đây du lịch, cúng bái, khấn nguyện, họ còn có thể tham gia và công tác từ thiện, làm những việc công quả,… như ở lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực, đình thần Châu Phú,…

Vấn đề là kèm theo trong lễ hội ấy là những nghi thức tín ngưỡng, các đám rước nhiều màu sắc, nhiều phong tục khác nhau và đặc biệt là các sinh hoạt văn hoá nghệ thuật xung quanh nó như múa bóng rỗi, hát bội và các loại hình diễn xướng khác. Bên cạnh đó là những vui chơi phong tục, trò chơi, ca cải lương, hò, đờn ca tài tử,... Một giá trị to lớn khác

và cũng là những sản phẩm du lịch hết sức thú vị, đó là các sản phẩm của văn hoá ẩm thực mang sắc thái địa phương, hàng hóa, quà đặc sản của vùng ĐBSCL trù phú.

Sức hút du lịch của các loại lễ hội truyền thống ở ĐBSCL thì loại hình lễ hội truyền thống liên quan đến sinh hoạt cộng đồng và tôn giáo tín ngưỡng sẽ thu hút khách du lịch lớn hơn, bởi vì đối tượng khách du lịch có thể mở rộng ra các địa phương xa, các vùng phụ cận, màu sắc văn hóa trong các lễ hội dạng này đa dạng, đặc sắc và có sức hấp dẫn. Chẳng hạn như lễ hội Bà chúa Xứ núi Sam còn thu hút một lượng rất lớn khách từ Đông Nam Bộ, miền Trung hay lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer thì có sức hút, hấp dẫn không chỉ riêng ở khu vực đồng bằng.

Trong khai thác du lịch lễ hội truyền thống, điều quan trọng là chúng ta phải đánh giá được giá trị và khả năng khai thác thác du lịch của lễ hội. Trong bước đầu nghiên cứu, khảo sát thực tế, tác giả cũng xin đưa ra một số đánh giá về vấn đề này trong phạm vi nghiên cứu một số lễ hội truyền thống ở ĐBSCL.

Các tiêu chí đưa ra để đánh giá khả năng khai thác du lịch của các lễ hội ở khu vực này là: 1. Qui mô lễ hội; 2. Thời gian diễn ra lễ hội; 3. Thời điểm diễn ra lễ hội; 4. Giao thông thuận lợi; 5. Nơi ăn nghỉ đầy đủ tiện nghi; 6. Các dịch vụ và các hoạt động bổ trợ.

Lễ hội đạt từ 5 - 6 tiêu chí (+++), lễ hội đạt từ 3 - 4 tiêu chí (++), lễ hội chỉ đạt 1 - 2 trong các tiêu chí (+).


Bảng 2.3. Khả năng khai thác du lịch của một số lễ hội ở ĐBSCL


TT

Lễ hội

Khả

năng

TT

Lễ hội

Khả

năng

1

Bà Chúa Xứ núi Sam

+++

9

Chol Chnam Thmay

+++

2

Gò Tháp

+++

10

Đua bò Bảy Núi

+++

3

Nguyễn Trung Trực

+++

11

Đua Ghe Ngo

+++

4

Cúng biển Mỹ Long

++

12

Thác Côn

+

5

Nghinh Ông Vàm Láng

++

13

Chiêu Anh Các

+

6

Nghinh Ông Gành Hào

++

14

Quán Âm Nam Hải

++

7

Nghinh Ông Sông Đốc

++

15

Thiên Hậu Thánh Mẫu

++

8

Ramadan

++

16

Đình Bình Thủy

++

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lễ hội truyền thống đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch - 7

Ghi chú:

Khả năng khai thác: +++ Rất thuận lợi ++ Thuận lợi + Không thuận lợi

Với vùng đất có có lịch sử khai phá còn non trẻ nên lễ hội ở ĐBSCL khó có thể so sánh với các lễ hội của vùng khác trong cả nước. Tuy vẫn khẳng định là ĐBSCL có những lễ hội có sức hút đặc trưng nhưng nhìn tổng thể thì hầu như chưa có một lễ hội nào được tổ chức, được khai thác thác một cách chuyên môn hóa cho vấn đề phục vụ phát triển du lịch. Trước hết, trong các vùng miền hiện nay, không đâu có nhiều lễ hội có sức hút du lịch du khách như đồng bằng Bắc bộ. Với lợi thế là chiếc nôi của nền văn hóa Việt Nam, nơi đây cứ vừa qua Tết là bước vào mùa lễ hội, có những lễ hội diễn ra hàng tháng trời, thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước,…

Với chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, sự phong phú về truyền thống, văn hoá thể hiện qua qua các di sản văn hoá phi vật thể - lễ hội, có thể khẳng định ĐBSCL hội đủ các yếu tố để trở thành một trung tâm du lịch của nước ta trong tương lai với những tuyến điểm du lịch văn hóa lễ hội hấp dẫn. Theo dặm dài lịch sử, ĐBSCL giữ được những nét văn hoá mang đặc trưng của nền văn hoá lúa nước và được thể hiện rõ nét qua các di tích lịch sử văn hoá, qua những hoạt động lễ hội. Người dân ĐBSCL cũng như du khách trong nước và quốc tế khi đến với đất trời miền Tây rất thích tham gia các lễ hội truyền thống. Bởi lễ hội là dịp để mỗi người gặp gỡ, gần gũi nhau, cùng cầu mong mưa thuận gió hoà, tổ tiên phù hộ và mong ước cho người thân gặp nhiều may mắn. Hàng năm ở ĐBSCL diễn ra nhiều lễ hội lớn, nhỏ với đủ loại hình lễ hội như: lễ hội tôn giáo, lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng và các lễ hội khác. Đa số các lễ hội, phần nghi lễ và phần hội đã thể hiện ý nghĩa tích cực như khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý nghĩa hướng về cội nguồn, giữ gìn và hát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Một số lễ hội thu hút được nhiều du khách do mang tính cộng đồng cao, tái hiện được nhiều phong tục tập quán của từng vùng, địa phương. Phát huy thế mạnh của lễ hội, ĐBSCL đang nỗ lực phát triển một số lễ hội tiêu biểu thành những sản phẩm văn hoá du lịch đặc thù để thu hút du khách. Với hệ thống nhiều về về số lượng, độc đáo về nội dung, phong phú về loại hình, chắc chắn rằng du lịch lễ hội ở ĐBSCL sẽ là sự lựa chọn tốt, bởi mảnh đất này từ lâu đã là địa chỉ hấp dẫn đối với nhiều du khách.

2.2.2.2. Các lễ hội truyền thống tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch của vùng

Hiện nay, du lịch ĐBSCL đang từng bước được các cấp ban ngành rất quan đầu tư phát triển, trong đó có du lịch lễ hội truyền thống. Tuy không nhiều lễ hội như các địa phương miền Bắc, miền Trung nhưng vẫn phải khẳng định rằng tiềm năng về khía lễ hội của vùng trong khai thác phát triển du lịch cũng vô cùng đặc sắc.

Với truyền thống hàng trăm năm xây dựng, kế thừa nền văn hóa của nhiều dân tộc, ĐBSCL là nơi diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc, hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và khách du lịch như: Lễ hội đua bò ở Bảy Núi An Giang cùng các lễ hội Ok Om Bok - đua ghe Ngo ở Sóc Trăng đã trở thành các sản phẩm du lịch lễ hội có thương hiệu. Bên cạnh đó là một hệ thống lễ hội nghinh ông ở ven biển Nam Bộ mà điển hình là Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau,… Những lễ hội cúng đình ở các đình làng Nam Bộ hay các lễ ở các miếu có ở khắp nơi tuy lớn nhỏ khác nhau có thể khai thác theo những quy mô thích hợp. Trong đó có những lễ hội thu hút hàng triệu lượt khách như lễ hội vía Bà Chúa Xứ ở An Giang.

Ở ĐBSCL đã có một số lễ hội mang tầm vóc lễ hội quốc gia như: lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam, lễ Ok Om Bok và hội đua ghe Ngo ở Sóc Trăng, lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang,…

Trong những năm qua, khách du lịch đến các lễ hội ở ĐBSCL ngày một tăng lên, tuy so sánh tương quan vùng miền vẫn chưa là bước đột phát đáng kể nhưng xét về mặt bằng chung thì đó cũng là tín hiệu đáng mừng. Về tiềm năng du lịch lễ hội của vùng, có thể điểm qua một số lễ hội sau đây có giá trị và khả năng thu hút khách du lịch.

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang)

Lễ hội Bà Chúa xứ núi Sam là một lễ hội tín ngưỡng dân gian được diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng tư âm lịch hàng năm tại miếu Bà Chúa xứ thuộc xã Vĩnh Tế (nay là phường núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang). Hàng năm lễ hội này đã thu hút hơn 2 triệu lượt khách hành hương đến đây để viếng Bà kết hợp với tham quan – du lịch.

Đã trở thành thông lệ, hàng năm vào tháng 4 âm lịch, mùa lễ vía Bà Chúa Xứ lại bắt đầu vào hội. Mặc dù lễ hội chính thức được diễn ra vào những ngày cuối tháng tư, nhưng bắt đầu từ rằm tháng giêng dòng người từ khắp nơi đã bắt đầu đi hành hương để vía Bà. Người dân trong vùng và các tỉnh khác hành hương về Núi Sam (Châu Đốc) vía Bà, nhưng đông đúc nhất là vào những ngày từ 23 – 27/4 âm lịch, vía chính là ngày 24/4 âm lịch. Đây cũng là dịp người dân trong vùng xuống giống đã xong, có thời gian rảnh rỗi để tổ chức lễ hội ăn mừng và tạ ơn bề trên. Tuy chính thức cử hành vào cuối tháng tư âm lịch hàng năm, nhưng ngày nay đã trở thành một lễ hội truyền thống được cộng đồng hưởng ứng mạnh mẽ và có thời gian kéo dài lâu nhất, bắt đầu ngay sau Tết Nguyên đán đến giữa năm dương lịch. Vì thế, hiện nay người ta gọi thời gian này là “mùa lễ hội” để chỉ sự nhộn nhịp, sung túc kéo dài trên địa bàn và chính điều này đã giúp Châu Đốc trở thành một địa bàn du lịch, thương mại nổi tiếng ở khu vực ĐBSCL và cả nước.

Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam hàng năm thoạt đầu chỉ do dân làng Vĩnh Tế tham gia cúng tế, dần dần lượng du khách từ khắp nơi trong cả nước về đây trẩy hội rất đông, có thể nói đây là một lễ hội dân gian lớn nhất ở ĐBSCL. Những năm gần đây, tại đây đã thu hút hàng triệu lượt du khách đến chiêm bái và tham quan khu danh thắng.

Song song với phần lễ tại Miếu Bà, các hoạt động văn nghệ, vui chơi, giải trí văn hoá nghệ thuật dân gian, thể thao, các dịch vụ cũng diễn ra sôi nổi, hào hứng đó là hình thức hội hè – đã thu hút, hấp dẫn mọi người cùng tham gia và đáo lệ hàng năm.

Lễ hội vía Bà là một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đã trở thành thông lệ và có phạm vi qui mô tác động rộng lớn, lan xa, thoả mãn nhu cầu tâm linh, củng cố đức tin trong cuộc sống, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của con người.

Chính vì vậy mà năm 2001, Bộ Văn Hoá Thông Tin & Tổng Cục Du Lịch đã chính thức công nhận lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là lễ hội cấp quốc gia, trở thành một trong những lễ hội tiêu biểu của cả nước.

Có thể khẳng định rằng, về mặt khai thác du lịch thì đây là lễ hội thu hút khách du lịch lớn nhất cả ĐBSCL. Vì thời gian diễn ra lễ hội diễn ra 5 ngày, vào tháng 4 Âm lịch thì thời gian này đã xong vụ mùa thu hoạch nên rõ ràng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lễ hội ở đây thu hút khách hành hương, du lịch rất lớn. Khách hành hương đến lễ hội có thể đi theo đường bộ từ Long Xuyên lên Châu Đốc theo tỉnh lộ 10, rẽ vào 7km là tới núi Sam; hoặc đi bằng đường thủy từ Cần Thơ, Sóc Trăng lên hay từ TPHCM xuống. Một điều thuận lợi nữa, đây là lễ hội cấp Quốc gia cho nên cũng được sự quan tâm quản lý, đầu tư của các ban ngành. Quy mô của lễ hội Bà Chúa Xứ không kém gì một chùa Hương của Hà Tây, một Phủ Dầy của Nam Định hay Bà Chúa Kho của Bắc Ninh.

Sức hút của lễ hội Bà chúa xứ Núi Sam đầu tiên phải kể đến vấn đề tâm linh, dòng người ồ ạt kháp nơi đến đây mục đích đi du lịch nghỉ ngơi rất hiếm, mà chủ yếu là những người hành hương đến viếng Bà, đến xin Bà ban ơn, phù hộ,… hoặc đến trả lễ cho những lời cầu nguyện trước đó. Đặc biệt, khách du lịch, hành hương sẽ có dịp tham gia vào lễ rước tượng Bà, đây là một hoạt động có số lượng người tham gia rước vào khoảng vài chục ngàn người. Ngoài ra, vào đêm diễn ra lễ Tắm Bà vào lúc 0h ngày 23/4 (Âm lịch), thu hút sự tham gia của rất nhiều khách. Thường thường lễ tắm Bà kéo dài khoảng một giờ, sau đó bức màn ngăn được kéo lên để cho khách tự do chiêm bái, dâng hương, hoặc xin lộc Bà.

Trong thời gian diễn ra lễ hội này, tại nhiều nơi trong thị xã cũng tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ hát bội, đua thuyền rồng,... sôi nổi để phục vụ nhân dân, khách

hành hương. Cuộc đua thuyền rồng thu hút các đội đến từ các huyện và tỉnh lân cận tham gia tranh tài như huyện Phú Tân, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, thị xã Châu Đốc (An Giang), tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ.

Khách du lịch về đây không những chỉ xin lộc của Bà mà còn có thể tham quan những chứng tích lịch sử dân tộc khác gần đó như thăm lăng Thoại Ngọc Hầu cùng với công trình vĩ đại của ông thời mở đất là dòng kinh đào Vĩnh Tế, kinh Thoại Hà, chùa Tây An, đồi Tức Dựp, di tích Ba Chúc,… Đó là chưa kể đến việc đi thăm và thưởng thức các sản phẩm văn hoá ở làng nghề kết hợp mua sắm đặc sản của vùng như đường thốt nốt, các loại mắm,… Rồi từ đây du khách có thể đi lên biên giới thăm cửa khẩu Tịnh Biên, thăm chợ Tịnh Biên giáp ranh với Campuchia và mua sắm đồ. Do đó nó vừa đáp ứng vấn đề tín ngưỡng (đi lễ) và sinh hoạt văn hoá (đi thăm các danh thắng và di tích lịch sử), cùng nhu cầu mua bán hàng hóa (chợ biên giới).

Đối với An Giang, lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam ngày nay không còn phạm vi ở một tỉnh mà đã trở thành lễ hội của cả vùng và của cả nước kể từ khi được đưa vào danh sách các lễ hội du lịch cấp quốc gia. Có thể thấy rằng, kể từ 2001, việc tổ chức lễ vía Bà Chúa Xứ của An Giang đã trở thành một công nghệ tổ chức du lịch lễ hội với các tour hấp dẫn là du lịch lễ hội kết hợp với chợ biên giới và các di tích vùng Bảy Núi. Hầu hết các tour du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đến đây đều là tour du lịch liên hoàn. Đường giao thông đi lại đã tương đối thuận tiện, các dịch vụ ăn nghỉ cũng rất thuận lợi để phục vụ khách tham quan, du lịch.

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác lễ hội này phục vụ du lịch thì cũng còn vấp phải những khó khăn như vấn đề quá tải khách du lịch. Trong thời gian diễn ra lễ hội, hàng triệu lượt người từ khắp nơi tập trung lại, dễ gây ra hiện tượng lạm phát cục bộ, mất an ninh, trật tự. Các tuyến đường đến lễ hội, đặc biệt là đoạn từ Châu Đốc đến khu vực núi Sam đã xuống cấp và nhỏ hẹp, cũng một phần cản trở công tác lưu thông, đặc biệt vào những ngày cao điểm của lễ hội. Khách đến vía Bà, tuy nói là thu hút được khách từ phương xa nhưng số lượng này không đáng kể, chủ yếu là người dân địa phương, họ đến đây vị tìn ngưỡng là chính cho nên hầu như đi về trong ngày chứ ít có nhu cầu lưu trú và các dịch vụ du lịch nên cũng ảnh hưởng đến doanh thu lưu trú và dịch vụ du lịch lễ hội. Điều kiện phục vụ về ăn uống, nghỉ ngơi tuy là rất phát triển nhưng rất bát nháo, hàng quán tự phát khó kiểm soát về vệ sinh an toàn, hiện tượng chèo kéo giành giật khách liên tục gây mất vẻ mỹ quan, gây tâm lý khó chịu cho khách thập phương. Ngoài ra, một vấn đề nữa cần phải nói đến đó là tuy đây

là một trong những lễ hội lớn nhất nước, thu hút đông đảo khách gần xa nhưng đến nay hầu như chưa có hướng dẫn viên tại điểm, các hướng dẫn viên dẫn đoàn thì kiến thức về lễ hội cũng còn hạn chế.

Lễ hội Gò Tháp (Đồng Tháp)

Lễ hội Gò Tháp là lễ hội lớn và quy mô nhất Đồng Tháp, tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Từ 10 năm nay lễ hội Gò Tháp đã trở thành một lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam Bộ.

Hai lễ hội đầu và cuối năm ở Gò Tháp đều tấp nập hàng chục ngàn du khách từ TP.HCM và các tỉnh lân cận về đây cầu tài, cầu lộc và hành hương đi lễ. Từ chiều 14 đến rạng sáng 16 tháng 3 âm lịch là lễ hội tưởng niệm Bà Chúa Xứ, tương truyền là nguời có công lao khai phá, tạo dựng và phát triển vùng này. Từ chiều 14 đến rạng sáng 16 tháng 11 âm lịch là lễ tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều).

Lễ hội ở Gò Tháp có 2 phần rõ rệt: phần nghi thức cúng lễ và phần hội hè. Ngoài các lễ cúng chính trong mỗi kì hội như cúng Bà chúa xứ, cúng Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều còn có một số lễ phụ khác như: cúng Thần nông, lễ cầu an, lễ thỉnh sinh,… Mỗi nội dung lễ cúng có nghi thức hành lễ không giống nhau nhưng có nét chung nhất là đều có bài văn tế do bô lão chánh bái vừa đọc vừa diễn; kèm theo là các tiết mục lễ nghi phụ họa như: dàn nhạc lễ réo rắt, dâng trà, rượu, hương,… Nội dung văn tế là ca ngợi công đức của các bậc tiền nhân hay cầu khẩn đất trời cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trong khi đó, phần hội hè có nhiều tiết mục vui chơi giải trí rất hấp dẫn như múa hát, trò chơi dân gian, hát bội, đấu võ,…

Lễ hội Gò Tháp mang đậm tính chất dân gian và in dấu ấn một thời mở cõi, phản ánh những khát vọng và ước mong tha thiết của người nông dân Đồng Tháp Mười. Được đến thăm các di tích kiến trúc, được cầu nguyện, được chứng kiến các sinh hoạt văn hoá văn nghệ truyền thống, đó chính là nguyên nhân cuốn hút ngày càng đông khách đến tham dự lễ hội Gò Tháp từ xưa đến nay. Lễ hội Gò Tháp đã trở thành một lễ hội lớn, vượt ra khỏi phạm vi địa phương của tỉnh Đồng Tháp để trở thành một lễ hội mang tính chất vùng, miền.

Về dự lễ hội đặc sắc Gò Tháp, trước hết khách có thể thăm các di tích cổ: Gò Tháp Mười, Tháp Cổ tự, miếu Bà Chúa Xứ,... sau đó còn được tham gia vào không khí lễ hội dân gian, được thưởng thức các hoạt động văn hoá nghệ thuật, trò hội,…

Ở lễ hội Gò Tháp là khách đến có thể được ăn cơm chay miễn phí trong nhà chùa nhờ có đội ngũ tình nguyện viên phục vụ và hàng tấn gạo, rau quả do khách thập phương mang đến. Điều này đã tạo điều kiện cho rất nhiều bà con nghèo và ở những nơi xa về đây tham dự. Ngoài ra, tại khu hội chợ, khách còn có thể mua được nhiều đặc sản hay hàng hoá của địa phương về làm quà cho gia đình, bè bạn,… Nhờ sự tổ chức chu đáo của chính quyền, ý thức của nguời đi lễ và tính tự quản của nhân dân địa phương mà lễ hội Gò Tháp đông hàng chục vạn nguời hằng năm vẫn luôn diễn ra tương đối yên ổn và trật tự.

Khách chủ yếu đến từ các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,… và điều đặc biệt là một bộ phận du khách từ miền Trung cũng vào tham dự lễ hội. Có đến hơn vài trăm hàng quán tự phát buôn bán đủ các dịch vụ phục vụ trong lễ hội (chưa tính những hàng bán tại các nhà dân lân cận khu vực lễ hội).

Du lịch đến đây, đang khai thác tour du lịch kết hợp tham dự lễ hội và du lịch sinh thái vùng Đồng Tháp Mười, vườn cò Tháp Mười, và có thể nối tour đến các điểm du lịch trong tỉnh như: Khu di tích cụ Phó Bảng, Tràm Chim,… Hầu như đến Đồng Tháp, khách du lịch được thiết kế tour như thế này.

Tuy nhiên, vấn đề gặp phải khi khai thác lễ hội này là, đây là lễ hội qui tụ một lượng lớn người dân hành hương tín ngưỡng, khách đến chủ yếu là để cúng bái, cầu nguyện, đi về trong ngày là chủ yếu nên việc lưu trú qua đêm khó có thể khai thác. Đường vào lễ hội từ thị trấn Mỹ An vào đến Mỹ Hòa đã được trải nhựa tuy xe lớn đã vào được, nhưng đường vào trong rất nhỏ hẹp tuy là tráng nhựa nhưng chỉ khoảng đủ cho hai xe máy qua mặt nhau dẫn đến quá tải vào những ngày diễn ra lễ hội. Ngoài ra, không một tấm biển nào chỉ dẫn hay giới thiệu khu di tích, gây khó khăn cho du khách mới đến đây. Đây là một lễ hội lớn, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách hành hương, rất nổi tiếng với người dân địa phương trong vùng nhưng trên bản đồ du lịch thì gần như đây là một điểm rất mới, chưa có sự quan tâm khai thác của các công ty du lịch. Các trò hội còn hạn chế, quá đi sâu vào phần lễ mà còn sơ sài trong công tác tổ chức trò hội nên chưa thu hút nhiều người tham gia cũng như làm giảm sức hút của lễ hội đối với khách du lịch.

Vả lại, đây là lễ hội diễn ra ở một địa phương nông thôn, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn cho nên hầu như không có nhiều dịch vụ phục vụ khách du lịch, hầu như chỉ là những hàng quán tạm bợ phục vụ những ngày diễn ra lễ hội cho nên đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho vấn đề phát triển du lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023