Nghiên cứu lễ hội truyền thống đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch - 8

tình trạng móc túi, cướp giật, ăn xin,… diễn ra thường xuyên gây mất trật tự, vẻ mỹ quan, linh thiêng và an toàn cho khách.

Lễ hội Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang)

Đình thần Nguyễn Trung Trực – nơi diễn ra lễ hội, tọa lạc bên bờ sông Kiên, gần với bến tàu khách đi các đảo trong tỉnh Kiên Giang. Ngôi đền xây dựng từ năm 1882. Ông sinh năm 1839 tại tỉnh Long An nhưng sự nghiệp chống giặc ngoại xâm lẫy lừng khiến ông trở thành vị thần trong lòng người dân các tỉnh ĐBSCL.

Với người dân miền Tây thì ông Nguyễn chính là vị thần và việc dựng “đình thần Nguyễn Trung Trực” đã minh chứng cho sự ngưỡng mộ và kính trọng của nhân dân với vị anh hùng dân tộc, hi sinh cho sự nghiệp chống ngoại bang. Cùng với các lãnh tụ khác trong phong trào khởi nghĩa chống Pháp, ông Nguyễn đã ghi một dấu son chói lọi vào lịch sử hào hùng của dân tộc bằng câu nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Cứ vào trung tuần tháng 8 âm lịch hằng năm, đoàn người từ các tỉnh bạn như An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Long An,... tấp nập đổ về Rạch Giá để dự lễ giỗ Nguyễn Trung Trực. Người ta tôn kính gọi là đi “cúng đình”. Dù bận bịu đến đâu thì bà con cũng thu xếp để về cho kịp ngày cúng đình chính thức vào các ngày 27 và 29 tháng 8 âm lịch.

Lễ hội Nguyễn Trung Trực là một ngày hội văn hóa truyền thống của tỉnh Kiên Giang đã có từ hơn 100 năm nay, diễn ra từ ngày 26 đến 27.8 Âm lịch. Sức thu hút của Lễ hội Nguyễn Trung Trực rất lớn, là nguyên nhân vì sao mỗi năm lượng khách đến tham dự mỗi tăng một cách tự phát. Những người đến tham dự lễ hội thường xuyên, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng còn có sự mong muốn hưởng thụ hoạt động văn hóa lớn của cộng đồng, còn là dịp để họ tìm hiểu vùng đất Kiên Giang.

Phần hội của lễ giỗ có nhiều chương trình hấp dẫn, từ khu phố ẩm thực trên đường Trần Hưng Đạo đến chương trình biểu diễn thư pháp và triển lãm ảnh về thân thế và sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Nhiều đội lân sư rồng đến từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, về Rạch Giá thi tài và phục vụ du khách hành hương vào các buổi tối trong thời gian diễn ra lễ hội. Tại sân khấu khu trung tâm, các đoàn nghệ thuật địa phương và TP Hồ Chí Minh cũng liên tục trình diễn những chương trình, tiết mục đờn ca tài tử, thi đố,... đậm đà bản sắc văn hóa Nam bộ. Các đoàn văn hóa nghệ thuật các tỉnh ĐBSCL đã tự nguyện về đây phục vụ giúp cho du khách và bà con địa phương được hưởng thụ những tinh hoa văn hóa.

Kỷ niệm ngày mất ông Nguyễn đã trở thành một hoạt động văn hóa có tính truyền thống từ hơn 100 năm nay ở Rạch Giá. Chính giỗ chỉ trong hai ngày, nhưng từ trước đó hàng ngàn người khắp các tỉnh ĐBSCL đã về đây để chung tay góp sức sửa sang, quét dọn đình thần, nhiệt tình tham gia các công việc cho đến khi chu tất mới trở về nhà.

Ngay bên dưới bến sông trước cổng đình tấp nập ghe xuồng chở những sản vật của bà con ở các tỉnh về cúng đình như rau củ, gạo, muối, đậu nành (dùng để chế biến tàu hủ). Bên cạnh khuôn viên đình thần là những dãy nhà đa năng được lắp ghép cơ động chỉ để đem ra sử dụng duy nhất vào dịp này. Khách hành hương sẽ được tiếp đón đãi ăn chay bất kể lúc nào trong ngày. Khi đêm xuống những dãy nhà này sẽ được dọn dẹp sạch sẽ đủ đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cho bà con.

Trong những ngày diễn ra lễ giỗ, thành phố Rạch Giá tổ chức các chương trình ca nhạc ở sân khấu ngoài trời phục vụ đông đảo bà con, cùng với đó là ngày hội ẩm thực với các gian hàng xinh xắn được dựng dọc theo đường Trần Hưng Đạo cắt ngang trục đường chính hướng về phía công viên Nguyễn Trung Trực cách đó không xa. Từ năm 2003, lễ hội Nguyễn Trung Trực được coi là một sự kiện văn hóa cấp quốc gia và nó càng trở nên thu hút du khách thập phương về tham dự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Trước hết, khách hành hương đến đây là để tưởng nhớ công ơn trong ngày giỗ cụ. Người dân nơi đây xem cụ như vị công thần, có công bảo vệ bờ cõi, vùng đất vên biển này.

Lễ hội có tổ chức ăn uống miễn phí cho khách hành hương: Ăn cơm đình miễn phí, coi hát miễn phí, ai đau bệnh được khám và phát thuốc điều trị tại chỗ miễn phí, thậm chí, du khách khó khăn cũng được lo chỗ ngủ miễn phí trong những ngôi nhà dân gần đó. Cho nên khách đến đây để hốt thuốc nam chữa bệnh cũng chiếm một lượng đáng kể. Nếu lễ hội ở một số nơi khác người ta lợi dụng những ngày diễn ra lễ hội để tăng giá phòng trọ, giá bán thức ăn, thức uống lên thì ở lễ hội đình Nguyễn Trung Trực, người dân có nhà xung quanh đình tự giác cho bà con ở xa nghỉ nhờ, phòng trọ giá bình dân còn được ăn uống miễn phí và phục vụ quá chu đáo.

Nghiên cứu lễ hội truyền thống đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch - 8

Trước ngày khai mạc khoảng một tuần, không khí của thành phố ven biển Rạch Giá đã nhộn nhịp hẳn lên với đường phố đầy hoa, đèn lồng, băng cờ và nhiều hoạt động thông tin cổ động khác. Những ngày này, Ban tổ chức cũng tổ chức hàng loạt các hoạt động mang tính chất lễ hội như tổ chức hội chợ thương mại, phố mua sắm, các khu vui chơi mở cửa suốt ngày đêm để phục vụ khách về dự lễ. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật, chơi cờ người, thi múa lân sư rồng, thi cộ hoa, thả hoa đăng trên dòng sông Kiên,...

Dĩ nhiên không thiếu các sân khấu đờn ca tài tử được dựng lên bên cạnh khuôn viên đình thần, khu ẩm thực,...

Đến Rạch Giá dịp lễ hội, khách du lịch còn có thể kết hợp mấy ngày nghỉ cuối tuần để tham quan khu lấn biển – một công trình xây dựng có qui mô hoành tráng và hiện đại, kết hợp mua sắm đặc sản của Kiên Giang, đi Hà Tiên để chiêm ngưỡng Hà Tiên thập cảnh như khu du lịch Mũi Nai, Tao đàn Chiêu anh các, hòn Chông, hòn Phụ Tử, Thạch động, núi Voi Phục,... Tuy nhiên, các tour du lịch được tổ chức chuyên nghiệp vào dịp lễ hội này cần được các doanh nghiệp lữ hành quan tâm. Tour du lịch đến với danh thắng Hà Tiên gắn với hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực là một tour hấp dẫn đối với du khách.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn trong khai thác lễ hội này phục vụ du lịch là trước hết phải kể đến vấn đề vì lễ hội diễn ra ngay đình thần, nằm ngay trung tâm thành phố Rạch Giá, ngay cạnh bến tàu đi Phú Quốc cho nên dẫn đến tình trạng ùn tắt giao thông cho cả khách dự hội và người dân địa phương. Mặt khác, đối tượng khách lễ hội chủ yếu là những người trung niên trở lên, chủ yếu đến dự hội để cúng viếng, hốt thuốc nam, cầu nguyện nên xong thì về trong ngày chứ ít khi lưu trú du lại qua đêm, trừ những khách ở xa, khách mua tour. Lại thêm công tác tổ chức lễ hội, tuy đã được sự quan tâm chỉ đạo từ cấp trên, nhưng các trò chơi kèm theo, các chương trình văn nghệ, gian hàng hội chợ,… chưa thật sự hấp dẫn, mới lạ, còn trùng lấp giữa năm trước với năm sau.

Lễ hội Quán Âm Nam Hải (Bạc Liêu)

Lễ hội Quán âm Nam Hải luôn gắn liền với Quán âm Phật đài là một công trình văn hóa tâm linh nổi bật nhất, một nơi có sức thu hút lớn đối với khách hành hương, du lịch đến Bạc Liêu, một điểm du lịch mang màu sắc văn hóa Phật giáo. Số lượng du khách từ các nơi về đây chiêm bái những năm gần đây đều trên dưới hai trăm ngàn lượt người. Đây là một công trình văn hóa tâm linh nổi bật nhất ở Bạc Liêu. Thánh tượng Bồ tát Quán Thế Âm đã được khởi công xây dựng từ năm 1973 do chủ trương của Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Bạc Liêu .Thánh tượng cơ bản hoàn thành vào đầu năm 1975, tượng cao mười một mét (chưa kể chân đế), đứng sừng sững bên bờ biển Đông thuộc khu vực ấp Nhà Mát xã Hiệp Thành (nay là phường Nhà Mát thị xã Bạc Liêu), mặt xoay ra biển.

Đến năm 1995, ban Đại diện Phật giáo thị xã Bạc Liêu được chính quyền cho phép trùng tu chân đế của tượng đài. Từ đó đến nay, đồng bào Phật tử và du khách đến chiêm bái càng lúc càng đông, để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách và thể hiện chủ trương về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tỉnh nhà, năm 2004 UBND tỉnh Bạc

Liêu đã phê duyệt dự án và cho phép Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu xây dựng Quán Âm Phật Đài trên diện tích 250.000m2 chung quanh vị trí cũ của tượng đài với nhiều hạn mục khác nhau, kinh phí đầu tư dự kiến trên năm tỷ đồng. Công trình đang được tiến hành, hiện nay chỉ mới hoàn thành cổng Tam quan và một số hạn mục nhỏ, điện thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn còn đang xây dựng dỡ dang chờ sự đóng góp của đồng bào Phật tử và các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh.

Mặc dù vậy các ngày lễ người ta đến chiêm bái và tham quan thật đông đúc, nhất là vào lễ vía Quán Thế Âm trong ba ngày 19 tháng 2, 19 tháng 6, 19 tháng 9 âm lịch và trong ba ngày vía Bà 22, 23, 24 tháng 3 âm lịch hàng năm người ta đến rất đông, không những người địa phương mà người các tỉnh khác kể cả du khách và Phật tử ở một số tỉnh xa từ miền Trung, miền Bắc cũng có mặt.

Từ khi UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành công văn số 14/UBND ngày 07/01/2008 về việc phân cấp lễ hội trong toàn tỉnh, trong đó có phân cấp lễ hội Quán Âm Nam Hải là lễ hội cấp thị xã (nay là thành phố Bạc Liêu). Thực hiện tinh thần này, UBND thành phố Bạc Liêu đã chỉ đạo cho các ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức lễ hội Quán âm Nam Hải đúng với nội dung và quy mô của lễ hội cấp thị xã (nay là thành phố Bạc Liêu).

Lễ hội Quán âm Nam Hải là loại lễ hội tôn giáo nổi tiếng cả nước do Hội Phật giáo tỉnh tổ chức. Khách hành hương và du khách đến dự lễ ngày càng đông, đáp ứng nhu cầu tâm linh. Được sự cho phép của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với UBND thành phố Bạc Liêu quy hoạch nơi đây thành khu du lịch có tên là Khu du lịch.

Đến với Lễ hội Quán Âm Nam Hải tại Bạc Liêu, bên cạnh thực hiện các nghi lễ tôn giáo, khách thập phương được Ban Tổ chức lễ hội giới thiệu khái quát về sự tích của Bồ tát Quán Thế Âm để tạo nên niềm tin vững chắc đối với Phật pháp.

Hằng năm, vào các ngày lễ, khách du lịch đến đây rất đông, nhất là vào lễ vía Mẹ. Đời sống tâm linh là một điều không thể thiếu đối với mỗi người. Khu Phật Bà Nam Hải đã và đang đáp ứng nhu cầu đó kết hợp với tham quam du lịch một cách thành công. Không những người địa phương mà người dân các tỉnh khác, kể cả du khách và Phật tử ở một số tỉnh xa từ miền Trung, miền Bắc cũng có mặt. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 16-18/4 (tức 22-24/3 âm lịch) với nhiều hoạt động như biểu diễn lân – sư – rồng, lễ cầu quốc thái an sinh, chương trình văn nghệ, phóng liên đăng tạo một không gian văn hóa tín ngưỡng lành mạnh cho người dân địa phương và du khách.

Đoạn đường từ trung tâm thành phố Bạc Liêu ra Quán Âm Phật Đài chỉ có 8km, khách có thể di chuyển bằng taxi hay xe ôm. Gần khu Quán Âm Phật Đài cũng có nhiều nhà trọ phục vụ tập thể khách hành hương giá rất rẻ, chỉ vài chục ngàn mỗi phòng, vấn đề tiện nghi ở nhà trọ dĩ nhiên hạn chế nhưng cũng không đến nỗi thiếu thốn. Quán ăn rất nhiều chay mặn đều có, trong những ngày lễ các hàng quán ở đây mở cửa suốt cả ngày đêm. Chung quanh Quán Âm Phật Đài có nhiều quầy hàng, bán đủ các loại đồ đạc cần dùng cho khách, kể cả những món quà lưu niệm, tranh ảnh nghệ, nhất là lực lượng nhiếp ảnh ở đây đều được Ban Văn hoá Tỉnh hội Phật giáo tuyển chọn và tổ chức ngăn nắp, lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ du khách để ghi lại hình ảnh kỷ niệm cho cá nhân, gia đình hoặc đoàn thể. Chẳng những thế, kết hợp với đi lễ hội, khách còn có thể tham quan những địa điểm du lịch lịch nổi bật, đặc sắc của Bạc Liêu như: nhà Công tử Bạc Liêu, vườn nhãn cổ, sân chim Bạc Liêu,…

Mặc dù công việc xây dựng đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh, nhưng trong tương lai, nơi đây sẽ là một trong những nơi thu hút khách lịch lễ hội cao ở khu vực.

Mặt khó khăn trong vấn đề khai thác lễ hội chính là đây là lễ hội tôn giáo, mang tín ngưỡng Phật giáo, trước hết chỉ thu hút các tín đồ, những người dân địa phương, vùng lân cận đặc biệt là bậc trung niên. Phần lễ tuy những năm qua đã giản lược nhưng nhiều người đánh giá còn rập khuôn gây nhàm chán cho khách. các cơ sở phục vụ nghỉ ngơi, ăn uống hầu như mang tính tự phát, chưa có sự kết hợp chặt chẽ trong quản lý, kết hợp giữa việc tổ chức lễ hội với việc phục vụ cho khách hành hương.

Các cơ sở lưu trú tuy là vẫn có nhưng về cách phục vụ vẫn chưa chuyên nghiệp, chủ yếu nhân viên với phong thái là phục vụ như cho người địa phương. Các hiện tượng chèo kéo, lừa gạt, mê tín,… vẫn diễn ra không thể kiểm soát làm mất đi tính linh thiên của lễ hội, sự an toàn, an tâm của khách giảm đi đáng kể khi đến với lễ hội.

Lễ hội Nghinh Ông

Lễ hội nghinh Ông là lễ hội cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh miền ven biển Việt Nam từ Quảng Bình tới Kiên Giang. Cũng nhiều lễ hội khác, lễ hội Nghinh Ông là lễ cầu cho mkưa thuận gió hòa, cầu cho quốc thái dân an. Đặc biệt các ngư dân cầu xin được “phù hộ độ trì” trong những chuyến đi biển đánh bắt được nhiều tôm, cá. Diễn ra song song với lễ Nginh ông là các trò chơi dân gian như đua ghe trên cạn, thi kéo co, đi cà kheo, thi đập niêu (nồi), thi thả diều, hội thi giao lưu ẩm thực, hội chợ thương mại, triển lãm trưng bày hình ảnh, sách báo, hiện vật giới thiệu về đời sống vật chất, tinh thần của 3 dân tộc anh em Kinh

– Hoa – Khmer cùng chung sống trên địa bàn. Tất cả là niềm tin tích tụ từ bao đời nay và ăn

sâu vào tâm trí của từng ngư dân ĐBSCL nói chung. Đó là cả một nền văn hóa miền biển cần được giữ gìn và phát huy trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.

Lễ hội nghinh Ông là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Có nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ông", lễ nghinh ông Thuỷ tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông" là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương, lễ hội nghinh Ông diễn ra vào một thời điểm khác nhau.

Lễ hội cầu ngư là lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân các làng biển, phát triển từ lễ cúng lăng tức lễ tế Ông Nam Hải. Lễ hội gồm có hai phần: Lễ đình và Hội làng.

Lễ hội nghinh Ông là lễ cúng cá voi gắn liền với tục thờ cá ông phổ biến từ đèo Ngang trở vào đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc. Khu vực ĐBSCL gồm nhiều tỉnh tiếp giáp biển mỗi năm đều có lễ nghinh ông như ở Vàm Láng (Tiền Giang), Bình Thắng - Bình Đại, Ba Tri (Bến Tre), Long Phú (Sóc Trăng), Mỹ Long (Trà Vinh), Gành Hào – Đông Hải (Bạc Liêu), Sông Đốc (Cà Mau), Kiên Hải (Kiên Giang).

Vì đây là lễ hội đặc trưng cho cư dân vùng biển, nên tỉnh nào giáp biển cũng đều có lễ hội riêng của địa phương mình và thời gian tổ chức cũng không đồng nhất. Ở ĐBSCL. Lễ hội được đánh giá có sức hút đối với khách du lịch hiện nay của vùng có thể kể đầu tiên là lễ hội cúng biển Mỹ Long (Trà Vinh), lễ hội nghinh Ông Gành Hào (Bạc Liêu), lễ hội nghinh Ông sông Đốc (Cà Mau) thu hút hàng chục ngàn lượt người tham dự. Ngoài sự tham dự của cư dân vùng biển địa phương, những lễ hội này dần được quan tâm đầu tư, quảng bá và thu hút đông đảo khách du lịch ở những địa phương khác.

Tham dự lễ hội này có nhiều tiết mục văn nghệ theo thể loại hát bội rất là sôi động, đặc biệt là màn các cô bóng múa bóng rất sôi động và hấp dẫn phục vụ khách du lịch, ngoài ra còn có các chương trình văn nghệ lành mạnh, góp phần đẩy lùi các trò chơi mê tín.

Trong nỗ lực thu hút đầu tư, ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch Trà Vinh đang phối hợp với chính quyền địa phương nâng tầm Lễ hội cúng biển Mỹ Long lên cấp tỉnh, cao hơn nữa là cấp đồng bằng để kết nối liên hoàn tour du lịch từ Ba Động đến Cồn Nghêu, Cồn Bần tạo ra cơ hội mới “tăng tốc” trong phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh vùng biển.

Tuy nhiên, điểm hạn chế trong khai thác du lịch của hầu hết các lễ hội này là địa điểm diễn ra lễ hội hầu hết nằm ở vùng nông thôn ven biển, cơ sở hạ tầng, dịch vụ ăn uống hầu như chưa phát triển và chưa thể đáp ứng nhu cầu của du khách. Khách chỉ đến đây xem hội rồi ra về, hầu như không nghỉ lại qua đêm, các trò hội ban đêm thì chủ yếu còn người địa phương tham gia. Một điều đáng nói nữa là các lễ hội Nghinh Ông hầu hết là người dân địa phương tham dự, gần như chưa có tour của các công ty du lịch khai thác đến đây, chưa xem đây là một sản phẩm du lịch cần phải đẩy mạnh khai thác.

Lễ hội đua bò bảy Núi (An Giang)

Lễ hội đua bò Bảy núi là nét sinh hoạt văn hoá, là một trong những lễ hội được tổ chức hằng năm vào dịp Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer Nam Bộ, từ ngày 29 - 8 đến ngày 1 tháng 9 âm lịch hằng năm. Đây là một môn thể thao “độc nhất vô nhị” mang đậm màu sắc dân gian truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và đồng bào Khmer tỉnh An Giang nói riêng vào dịp lễ Dolta. Trong không khí ấy, người dân dành trọn cả đêm để thưởng thức dàn nhạc ngũ âm biểu diễn hoặc hào hứng uốn mình trong điệu múa lăm-vông đầy ấn tượng. Hằng năm đều tổ chức lễ hội đua bò (được công nhận cấp quốc gia từ vài năm nay) hoặc ở chùa Thamit (Vĩnh Trung, Tịnh Biên) hoặc ở chùa Tà Miệt (Lương Phi, Tri Tôn) thuộc vùng Bảy Núi (An Giang).

Dần dần, lễ hội đua bò được nâng cấp và trở thành một sản phẩm du lịch lễ hội, thể thao độc đáo của địa phương. Ngay từ đêm hôm trước diễn ra ngày hội chính, nhân dân, du khách về dự hội được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc và những điệu múa lăm vông đầy lôi cuốn, để rồi sáng sớm hôm sau cùng nhau vào cuộc đua bò đầy tính đua tranh, đòi hỏi sự khéo léo và quả cảm. Bắt đầu từ năm 1992 lễ hội đua bò thu hút hàng chục ngàn người từ các nơi đến xem và hai huyện Tịnh Biên, Tri Tôn sẽ luân phiên tổ chức định kỳ. Năm 2003 lễ hội đặc sắc này đã được Tổng cục Du lịch công nhận là sản phẩm du lịch. Là môn thể thao hấp dẫn, nên lễ hội đua bò Bảy Núi ngày càng thu hút nhiều du khách, không những trong khu vực ĐBSCL mà còn từ TP.HCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và cả một lượng đông khách từ Campuchia tề tựu về đây tham dự.

Khách đến hội đua bò còn có thể kết hợp với mua sắm ở chợ cửa khẩu quốc tế Tịn Biên, tham quan rừng tràm Trà Sư, Lâm Viên núi Cấm, đồi Tức Dụp,… Đây được xem như một tour liên kết được nhiều khách du lịch ưu thích.

Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề rất tiếc mà nếu chúng ta khắc phục được sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc thu hút khách tham quan cũng như tăng kinh tế cho người dân địa

phương. Chẳng hạn như hội đua Bò bảy Núi, đây quả thật là một lễ hội có qui mô, rất nổi tiếng, có truyền thống lâu đời, nhưng việc đầu tư tổ chức và khai thác chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó như khách đến dự rất đông nhưng lại không có khán đài cho khách ngồi cổ vũ, tuyến đường giao thống đến địa phương diễn ra lễ hội nhỏ, hẹp, mặt đường xấu, thời gian diễn ra lễ hội vào mùa mưa, thi đấu ngoài trời,… đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút lượng khách tham gia. Đã vậy, lễ hội này diễn ra ở một vùng nông thôn, chủ yếu người dân tộc Khmer sinh sống nên điều kiện sống, sinh hoạt còn gặp rất nhiều khó khăn cho nên khách du lịch gặp khó khăn nếu muốn nghỉ ngơi qua đêm, ăn uống chế biến dân gian, chưa đảm bảo vệ sinh và nhu cầu cho du khách. Đã thế, vì là vùng nông thôn, người nông dân không thể có nghiệp vụ chuyên môn trong công tác hướng dẫn, thuyết mình hay phục vụ được, mà chủ yếu là phong cách “cây nhà lá vườn”.

Lễ hội đua ghe Ngo (Sóc Trăng)

Sóc Trăng, nơi đồng bào Khmer đông nhất ở ĐBSCL, có khoảng 354.000 người với 90 chùa. Hàng năm vào các ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch, trong dịp lễ hội Ok Om Bok đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và ở ĐBSCL nói chung tổ chức hội đua ghe Ngo, không những hấp dẫn bà con dân tộc vùng nông thôn ra thành phố mà còn thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe Ngo đã được công nhận là lễ hội du lịch cấp quốc gia năm 2003, nhằm nâng cấp lễ hội xứng tầm với hình thức, quy mô, nội dung, ý nghĩa vốn có, Sở VH – TT & DL Sóc Trăng phối hợp Viện nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật tiến hành tổ chức hội thảo, phục dựng lễ hội nhằm nâng giá trị của lễ hội thành di sản văn hóa của quốc gia và thế giới. Trong lễ hội Ok Om Bok - đua ghe Ngo, ngoài hội đua ghe Ngo là điểm nhấn thu hút hàng trăm ngàn cổ động viên đến chiêm ngưỡng các đội quân bơi chèo đến từ các địa phương, khu vực còn có lễ cúng trăng (pi thi thvai pres khe) và lễ thả đèn nước (pi thi lôi pro tip).

Hội đua ghe ngo được tổ chức hàng năm ở thành phố Sóc Trăng, những năm gần đây có nhiều địa phương đến tham gia như Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, thậm trí còn có đội ghe ngo đến từ nước bạn Campuchia. Điều này chứng tỏ lễ hội gắn liền với môn thể thao truyền thống này đang phát triển mạnh mẽ, trở thành sự kiện văn hoá truyền thống lớn ở Việt Nam.

Để tạo điều kiện cho lễ hội hoạt động thuận lợi, năm 2009, từ nguồn kinh phí của Trung ương hỗ trợ, tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch như: khán đài, bờ kè,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023