Tiềm Năng Và Thực Trạng Hoạt Động Của Lễ Hội Truyền Thống Ở Đbscl Trong Phát Triển Du Lịch‌

Lễ hội thu hút khách du lịch và đến lượt mình khách du lịch, hay nói chính xác hơn là hoạt động du lịch thúc đẩy cộng đồng bảo tồn và phát triển lễ hội. Có thể nói, bất cứ thành viên nào trong cuộc đời cũng tham dự ít nhất một lần lễ hội của cộng đồng mình. Lễ hội thấm sâu và lan toả rộng ra khắp nơi, tác động lên các hoạt động của con người, trở thành động lực và mục tiêu của mọi hoạt động xã hội cũng như sự phát triển văn hóa, kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch.

Mỗi dân tộc có những sự khác nhau trong ăn mặc, nói năng, sinh sống, đi lại, lễ nghi, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng,... Cùng một dân tộc, nhưng ở các vùng, miền khác nhau thì tính chất, kết cấu, mô thức văn hoá cũng đã khác nhau. Sự khác nhau đó dẫn đến sự khác nhau trong lễ hội, ngay cả những lễ hội có cùng tên gọi và chính sự khác nhau đó là sự hấp dẫn du lịch, tạo ra loại hình du lịch lễ hội đậm nét bản sắc đặc trưng của cộng đồng, dân tộc. Như vậy lễ hội là một loại tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc của đất nước. Sự tồn tại của lễ hội quyết định sự tồn tại và phát triển của loại hình du lịch lễ hội.

Có thể khẳng định rằng: Du lịch có mối quan hệ mật thiết đối với lễ hội. Lễ hội tạo ra sức hấp dẫn du lịch. Lễ hội đã tạo ra sự gắn kết giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân văn, thống nhất trong hệ thống văn hoá hoàn chỉnh nên có sức hấp dẫn du lịch lâu dài và bền vững. Cộng đồng dân cư nơi có lễ hội, những người tổ chức cho khách du lịch đến với lễ hội đều cần phải có trình độ văn hoá nhất định nào đó, phải hiểu biết về lễ hội mới có thể phục vụ được khách du lịch, mới có thể tạo ra được môi trường du lịch lễ hội tốt.

Được hình thành trên nền văn hóa nói chung và lễ hội nói riêng, phát triển phải dựa trên nền tảng văn hóa, lễ hội, nhưng du lịch lễ hội không thụ động mà có những tác động trở lại lễ hội, góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của lễ hội. Bên cạnh sự giao lưu ngày càng tăng giữa các nền văn hoá trên thế giới nhờ vào sự phát triển của giao thông, thông tin liên lạc, ngoại giao và thương mại, thì hoạt động du lịch lễ hội thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hoá một cách trực tiếp và nhanh nhất, làm cho lễ hội mở rộng quy mô và loại hình.

Như vậy, du lịch lễ hội là một hoạt động văn hoá mang tính tổng hợp và xã hội hoá cao. Mọi hoạt động của nó đều theo đuổi hoặc chứa đựng một hình thức văn hoá nào đó. Dù ý thức hoặc vô thức từ phía người làm du lịch, văn hoá đều phải xuyên suốt các mặt hoạt động của du lịch lễ hội. Tham quan và vui chơi giải trí là nhu cầu đặc trưng của chuyến đi du lịch lễ hội thể hiện rõ nét tính văn hoá. Khách du lịch trải nghiệm những giá trị văn hóa trong lễ hội theo hai cách:

- Một là trải nghiệm thụ động, chỉ tham gia lễ hội với tư cách người “xem hội”, tham quan, đứng “ngoài” chiêm nghiệm.

- Hai là trải nghiệm chủ động, tham gia lễ hội với tư cách như một thành viên của cộng đồng ấy, hay nói chính xác hơn là hóa thân thành người của động đồng để tham gia lễ hội.

Du lịch lễ hội đáp ứng thoả mãn được các nhu cầu tìm đến cái mới, cái khác biệt của nơi họ đến du lịch so với nơi ở thường ngày của mình thông qua lễ hội. Hoạt động du lịch lễ hội sẽ góp phần giới thiệu giá trị lễ hội của đất nước, của một vùng, của một địa phương, một cộng đồng, một bản làng nào đó thông qua xúc tiến du lịch lễ hội, tổ chức tạo sản phẩm phục vụ khách và tổ chức các chương trình du lịch lễ hội. Tuy nhiên không phải chỉ có ngành Du lịch giới thiệu lễ hội Việt Nam với khách, mà các ngành, địa phương và nhân dân nơi khách đến đều phải có trách nhiệm và truyền tải được giá trị độc đáo của lễ hội của làng, bản mình, cộng đồng mình, địa phương mình đến với du khách nội địa và quốc tế.

Trong chuyến du lịch lễ hội, khách du lịch không phải chỉ có tham quan hoặc tham gia các sự kiện gắn với lễ hội mà còn sử dụng các dịch vụ, hàng hoá và tiếp xúc với cư dân địa phương. Thông qua giao tiếp đó, văn hoá của cả khách du lịch và của cộng đồng dân cư nơi khách đến được trau dồi và nâng cao. Du lịch lễ hội tạo khả năng cho con người mở mang và tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống, văn hoá, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội,... của đất nước, một vùng, một địa phương. Như vậy du lịch lễ hội là một kênh giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc. Thông qua chuyến du lịch lễ hội, khách du lịch nội địa được làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử, văn hoá dân tộc, qua đó càng thêm yêu đất nước mình; cộng đồng dân cư địa phương cũng thấy được sự hấp dẫn của lễ hội, của văn hoá bản địa, nhận thức ngày một sâu sắc việc bảo tồn di sản văn hoá vật thể và phi vật thể địa phương mình, góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên và xã hội. Du lịch lễ hội sẽ góp phần giáo dục tinh thần quốc tế, làm cho mọi người thấy cần thiết phải phát triển và củng cố các mối quan hệ quốc tế, làm cho các dân tộc gần gũi nhau hơn, góp phần bình thường hoá quan hệ, giữ gìn, củng cố hoà bình và tăng thêm tình hữu nghị giữa các dân tộc, tăng cường sự hợp tác, hội nhập trên mọi lĩnh vực vì lợi ích phát triển chung.

Về mặt kinh tế rất khó thống kê chính xác được nguồn lợi kinh tế mà du lịch lễ hội mang lại do khó tách rõ ai là khách du lịch lễ hội theo đúng nghĩa chỉ đi du lịch lễ hội, khó phân biệt khách du lịch, khách tham quan trong ngày đến với một lễ hội. Nhưng có thể khẳng định được rằng lợi ích kinh tế mà du lịch lễ hội và lễ hội mang lại mang rất lớn và

ngày càng tăng. Nguồn thu từ việc đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch tham quan lễ hội chủ yếu bao gồm vận chuyển, phục vụ ăn uống, lưu trú, mua sắm, tham quan, vui chơi giải trí là con số không nhỏ. Nhờ thế tạo thêm các điều kiện và nguồn lực cho giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di sản, lễ hội. Đây là một hiệu ứng rất quan trọng mà các cấp, các ngành, các cộng đồng cần nắm để khai thác tốt hơn.


1.3.4. Khái quát lễ hội truyền thống ở Việt Nam‌

Trên khắp đất nước ta, đâu đâu cũng có lễ hội. Lễ hội diễn ra quanh năm, mỗi ngày bình quân có đến 22 lễ hội và đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống nhằm thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân. Lễ hội nước ta có thể chia thành nhiều loại. Theo tiêu chí địa chính trị có thể chia lễ hội thành lễ hội quốc gia, lễ hội vùng, lễ hội địa phương, hội làng. Theo cách chia này có những lễ hội mang tính toàn quốc như Lễ hội Đền Hùng là Quốc Giỗ của dân tộc Việt Nam, lại có những lễ hội mang tầm vóc của một làng, một bản như hội vật, hội ném còn,... Để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia ra lễ hội theo 2 cách, một là theo cấp quản lý (lễ hội cộng đồng quản lý, lễ hội do cấp tỉnh quản lý và lễ hội do cấp bộ quản lý) và hai là theo đối tượng lễ hội (có lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo, lịch sử cách mạng, lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam và Lễ hội khác). Theo cách chia thứ hai thì lễ hội Văn hóa du lịch, lễ hội văn hóa thể thao đưa vào nhóm các lễ hội khác.

Theo thống kê của Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở (BộVH – TT & DL), cả nước hiện có 8.902 lễ hội, trong đó có 7.005 lễ hội dân gian truyền thống, 1.399 lễ hội tôn giáo, 409 lễ hội lịch sử cách mạng, 25 lễ hội nhập từ nước ngoài vào,... trong đó ít nhất có 24 tỉnh, thành phố có từ 100 lễ hội trở lên.

Với sự phong phú của hệ thống lễ hội tại Việt Nam, với sự trải dài cả về không gian và thời gian của các lễ hội (ở mọi miền đất nước, ở mọi thời điểm), sức hấp dẫn với du khách quốc tế do chứa đựng những nét văn hóa đặc sắc, lễ hội dân gian truyền thống của Việt Nam là một tài nguyên vô giá đối với sự phát triển của du lịch. Lễ hội như một “bảo tàng sống” chứa đựng các giá trị văn hóa, lịch sử phong phú, các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, trang phục, ẩm thực, trò chơi dân gian, lối ứng xử,... của từng dân tộc, tạo nên bản sắc độc đáo và rất riêng của nền văn hóa Việt Nam. Lễ hội dân gian của đồng bào các dân

tộc thiểu số thường gắn với tín ngưỡng, tâm linh, chu trình canh tác, nông lịch sản xuất, nghi lễ vòng đời,... với nhiều nghi thức, lễ thức, trò diễn độc đáo. Chẳng hạn như: Lễ hội Tịch điền, Lễ hội Thánh Gióng, Hội chợ Viềng, Lễ Cầu ngư ở Quảng Bình, Hội Chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), Hội đền Hùng, Hội Chùa Hương, Hội Phủ Giầy,... Đây chính là tiền đề quan trọng góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Vài năm gần đây, nhiều lễ hội của Việt Nam thu hút khá đông du khách quốc tế như hội chợ Viềng (Nam Định), chợ âm dương và hội Lim (Bắc Ninh), lễ hội Cổ Loa (Hà Nội), lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình), Hội xuân Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội chùa Hương (Hà Nội),... Họ đến đây vừa cầu mong những điều may mắn, hạnh phúc, vừa thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên để tìm thấy những giây phút thanh thản trong tâm hồn.

Hơn nữa, chính sự phát triển của du lịch cũng góp phần rất quan trọng trong việc bảo tồn các lễ hội truyền thống cũng như khôi phục một số lễ hội đã bị mai một của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mặt khác, giao lưu, khám phá nhằm hiểu biết truyền thống, bản sắc văn hóa của các cộng đồng, các dân tộc, các quốc gia khác nhau là nhu cầu không thể thiếu của khách du lịch hiện nay.

Ngay từ khi bắt đầu thực hiện Chương trình hành động quốc gia du lịch từ năm 2000, để phát triển sản phẩm du lịch mới gắn với các lễ hội truyền thống, ngành du lịch đã chọn 15 lễ hội tiêu biểu cho các vùng, miền, các dân tộc như lễ hội chùa Hương, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đền Trần, lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam,…. để đầu tư, chuẩn hóa thông tin, kịch bản với mục đích vừa tôn trọng tính truyền thống đặc sắc của lễ hội, vừa bảo đảm tính khoa học trong công tác tổ chức, đáp ứng yêu cầu của du khách.

Năm 2010, lễ hội đền Hùng đã đón 5,5 triệu lượt khách, lễ hội Chùa Hương hơn 1 triệu lượt, lễ hội Yên Tử khoảng 3 triệu,… Đặc biệt, mới đây Hội Gióng được công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại đã trở thành động lực lớn để ngành du lịch đưa vào khai thác, phát huy giá trị, tạo điều kiện cho du khách khám phá, tìm hiểu di sản.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, lễ hội phục hồi và phát triển mạnh mẽ, thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Sinh hoạt lễ hội đã góp phần làm cho sản phẩm du lịch Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành Du lịch, thì sinh hoạt lễ hội cũng đã bộc lộ không ít những hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Du lịch gắn liền với lễ hội là một xu hướng tất yếu và cũng là một cách khai thác hiệu quả những lợi thế vốn có của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Tuy nhiên, làm như thế

nào và mức độ ra sao thì rất cần sự cân nhắc và định hướng đúng đắn của những cơ quan chức năng, những nhà quản lý văn hóa. Nếu làm một cách khoa học, với tinh thần trách nhiệm cao đối với văn hóa thì chẳng những không bị mang tiếng là tầm thường hóa lễ hội mà còn góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một và biến tướng.

CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở ĐBSCL TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH‌


2.1. Tổng quan ĐBSCL

2.1.1. Vị trí địa lý‌

ĐBSCL gồm 13 đơn vị hành chính là thành phố Cần Thơ, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

ĐBSCL là một phần của châu thổ sông Mekong có diện tích tự nhiên toàn vùng là

40.519 km2. Đây là vùng đất quan trọng và giàu có của nước ta, về địa lý kinh tế có vị trí thuận lợi cho giao lưu phát triển. Trên đất liền, từ ĐBSCL qua các đường giao thông thủy bộ có thể nối liền với Campuchia ở phía Tây rồi sau đó đi qua Lào, Thái Lan; về phía Đông và Đông Bắc có thể nối liền với vùng Đông Nam Bộ; phía Đông và Tây Nam của ĐBSCL được bao bọc bởi vùng biển Đông với các tuyến đường biển, đường hàng không quan trọng nối liền với các nước trong khu vực ASIAN, Australia và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương.

ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 phía Đông, Nam và Tây Nam giáp biển (có đường bở biển dài 700km), phía Tây giáp với Campuchia dài trên 400km lại nằm cạnh TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước và là đầu mối giao thông quan trọng nhất của Việt Nam tại khu vực phía Nam. ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng ở nước ta. Với vị trí như vậy, ĐBSCL có ý nghĩa rất quan trọng không những trong giao lưu kinh tế mà cả đối với quan hệ quốc tế, gìn giữ hòa bình với các nước lần cận và ổn định trong khu vực.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số ĐBSCL năm 2009



Tỉnh, thành

Diện tích (km2)

Dân số (nghìn người)

Mật độ dân số

(người/km2)

Khoảng cách

với Tp.HCM (km)

An Giang

3536,8

2149,2

608

189

Bạc Liêu

2501,5

858,4

343

280

Bến Tre

2360,2

1255,8

532

85

Cà Mau

5331,6

1207,0

226

247

Cần Thơ

1401,6

1189,6

849

169

Đồng Tháp

3375,4

1667,7

494

162

Hậu Giang

1601,1

758,0

473

240

Kiên Giang

6346,3

1687,9

266

250

Long An

4493,8

1438,5

320

47

Sóc Trăng

3311,8

1293,2

390

240

Tiền Giang

2484,2

1673,9

674

70

Trà Vinh

2295,1

1004,4

438

200

Vĩnh Long

1479,1

1029,8

696

135

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lễ hội truyền thống đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch - 5

Nguồn: Niên giám thống kê, 2010

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên‌

ĐBSCL nằm trên địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông đường thủy và đường bộ. Ngoài ra với bờ biển dài 700 km là nhân tố quan trọng để vùng này phát triển kinh tế biển, du lịch, hàng hải và thương mại. ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông, một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích trũng thấp (như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau).

ĐBSCL có một nền nhiệt độ cao, ổn định trong toàn vùng, trung bình là 280C. Chế độ

nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ 2.226 - 2.790 giờ, ít xảy ra thiên tai. Một năm chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.

Nguồn nước trong vùng được lấy từ 2 nguồn chính là sông Mê Kông và nước mưa. Sông Mekong chảy qua ĐBSCL hàng năm đem lại lượng nước bình quân khoảng 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa. Việc ĐBSCL hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 3 - 4 tháng tạo nên một đặc điểm nổi bật của vùng, một mặt là hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân cư, nhưng mặt khác cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và bổ sung độ phì nhiêu cho đất trồng trọt.

Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và sông, từ lâu ở ĐBSCL đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo. Đó là hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt (Vườn quốc gia Tam Nông, rừng Trà Sư, vùng Đồng Tháp Mười), hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển (Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc Gia U Minh Hạ), hệ sinh thái nông nghiệp. Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre,... có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái toàn khu vực.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội‌

2.1.3.1. Dân cư, dân tộc

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số vùng ĐBSCL là 17.191.470 người sinh sống trên diện tích 40.519 km2, chiếm 20,5% dân số cả nước. Đây là khu vực có mật độ dân số cao thứ hai trong cả nước, sau vùng đồng bằng sông Hồng. Mật độ dân số bình quân của vùng là 436 người/km2. Mật độ dân số cao nhất tại Cần Thơ (849 người/km2), sau đó là Vĩnh Long, Tiền Giang; Cà Mau là tỉnh có mật độ dân cư thấp nhất chỉ 226 người/km2 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009). Ở khu vực này dân cư ở độ tuổi dưới 40 chiếm tới hơn 80% dân số, trong đó nữ chiếm hơn 52%.

Ở ĐBSCL, tỉ lệ dân cư đô thị chiếm 22,8% thấp hơn so với mức 29,2% của vùng đồng bằng sông Hồng và 29,6 % của cả nước hiện nay. (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009). Như vậy có thể thấy, tính chất nông thôn, nông nghiệp ở vùng ĐBSCL thể hiện rất rõ ở chỉ số dân cư.

Thành phần dân cư chủ yếu ở ĐBSCL là dân tộc Kinh (86%), còn lại là các dân tộc ít người (chiếm tỉ lệ khoảng 14% dân số toàn vùng) như Hoa, Khmer, Chăm,… Trong đó, người Khmer có số lượng đông nhất trong các dân tộc ít người (10,5%), phân bố chủ yếu ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; tiếp theo là bộ phận người Hoa, rồi đến Chăm,…

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023