Thực Trạng Khai Thác Các Lễ Hội Truyền Thống Trong Phát Triển Du Lịch Ở Đbscl‌

đường đua ghe ngo dài gần 3.000m dọc bên bờ sông Maspero tại thành phố Sóc Trăng với tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng phục vụ cho hội đua ghe ngo diễn ra mỗi năm hai lần trong dịp lễ hội Ok Om Bok truyền thống của đồng bào Khmer và vào dịp lễ kỷ niệm 30/4. Mỗi lần tổ chức thu hút khoảng 40 đội ghe trong và ngoài tỉnh tham gia các vòng đua nam, nữ với các cự ly 600m – 800m – 1.200m.

Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của của đồng bào dân tộc Khmer là ngày Hội Văn hóa, thể thao và Du lịch mang tính đặc trưng của tỉnh Sóc Trăng là một hình thức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Sóc Trăng; giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh, nhằm kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia góp phần xây dựng quê hương Sóc Trăng giàu đẹp văn minh.

Đến tham gia lễ Ok Om Bok và hội đua ghe Ngo Sóc Trăng , khách tham dự còn có thể kết hợp với việc tham quan bảo tàng dân tộc Khmer Sóc Trăng, các ngôi chùa nổi tiếng như chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa K’leng, chùa Chén Kiểu,…

Rõ ràng, các lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng là tiềm năng du lịch rất đặc sắc của vùng ĐBSCL, là điểm nhấn thật sự ấn tượng cho du lịch lễ hội của vùng.

Ở lễ hội đua ghe Ngo còn hạn chế về cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ lễ hội, du lịch, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách tham quan. Tuy nói là có khán đài, bờ kè nhưng vẫn không đủ sức chứa một lượng lớn khán giả, khách du lịch. Và với hàng trăm ngàn người đến đây thì chỉ một lượng nhỏ khách có thể trực tiếp xem đua ghe, phần lớn khách còn laịh không có cơ hộ chen chúc vào đám đông ở ha bên bờ sông cho nên cũng gây chán nản, thất vọng cho du khách. Chưa kể đến vấn đề an toàn cho khách khi chen lán, xô đẩy, leo trèo lên cây cao, nóc nhà để theo dõi cuộc đua. Tình trạng lộn xộn, lợi dụng đám đông, vấn đề an ninh không đảm bảo, các cơ sở, hàng quán tự phát đội giá lên so với ngày thường. Đến dự hội này chủ yếu là đồng bào dân tộc từ các phum sóc các địa đổ về, họ di chuyển chủ yếu bằng các phương tiện cá nhân như xe gắn máy nên dễ gây ùn tắc giao thông. Nhưng với phần đông khách địa phương này thì họ sẽ về trong ngày nên vấn đề thu hút họ ở lại tham gia các trong vui rất khó. Còn khách ở xa nếu nghỉ lại thì cũng chỉ những điểm đến là chùa chiềng, đi nhiều cũng chán trong khi các dịch vụ vui chơi, trò hội thì nhàm chán đã phần nào làm hạn chế khách đến và ở lại.

Lễ hội Ramadan (An Giang)

Người Chăm Hồi giáo ở An Giang sống tập trung tại các huyện An Phú, Tân Châu và Phú Tân, có tháng Thánh lễ rất thiêng liêng gọi là Ramadan. Ðây là tháng ăn chay diễn ra từ ngày 1-9 đến 30-9 theo lịch Hồi giáo.

Lễ Ramadan của người theo đạo Hồi thường được gọi là “tháng ăn chay” hay “tháng nhịn ăn”. Vào dịp này, người theo đạo Hồi nhịn ăn uống vào thời điểm mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Riêng người bị ốm đau, trẻ dưới 5 tuổi hoặc khi đi du lịch đến các nước mà đạo Hồi không là Quốc giáo thì được miễn nhịn ăn vào ban ngày. Ramadan cũng là tên gọi cho tháng thứ 9 của lịch Hồi Giáo (lịch Hijra). Với người theo đạo Hồi, nhịn ăn uống là để có sự thông cảm với những người nghèo đói, những đồng đạo chưa đủ ăn, đủ mặc; đồng thời, rèn luyện cho con người sự tiết chế, chống những cám dỗ vật chất... Cộng đồng người Chăm ở An Giang hầu hết theo đạo Hồi đều thực hiện quy định trên.

Những ngày hội sau tháng Thánh lễ được diễn ra trong ba ngày, từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 10 theo Hồi lịch. Ðây cũng là ngày hẹn truyền thống của những thành viên trong cộng đồng đồng bào Chăm theo Hồi giáo. Tất cả những người vì sinh kế, đi làm ăn phương xa đều trở về đoàn tụ với gia đình, thăm hỏi bà con thân thuộc, xóm giềng. Người Chăm ở An Giang xem đây là những ngày vui nhất, nhà nào cũng sẵn sàng cơm nước, và chuẩn bị đầy đủ đặc sản để đãi khách, bất kể thân, sơ, gọi là tết Roya, ngày này vui như người Việt ăn Tết Nguyên đán.

Nhiều năm nay, các làng Chăm ở An Giang đã trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. An Giang có tới 11 làng Chăm trải dài từ biên giới huyện An Phú, Tân Châu xuống tận huyện Châu Phú, trong đó nổi tiếng nhất có thể kể đến làng Chăm thuộc xã Châu Phong, với nghề dệt thổ cẩm. Đến với làng Chăm vào mùa lễ Ramadan, phần nhiều khách du lịch muốn được trải nghiệm, khám phá nét độc đáo về cuộc sống và lễ hội của người Chăm.

Trong số những Thánh đường đẹp nhất ở An Giang, phải kể đến Thánh đường Mubarak ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân (An Giang). Qua phà Châu Giang, rẽ trái vài trăm mét, chúng ta sẽ thấy ngay Thánh đường Mubarak. Đây là công trình có kiến trúc rất giống với các Thánh đường tại các nước Hồi giáo với những mái vòm, 4 tháp ở 4 góc. Được biết, công trình do kiến trúc sư người Ấn Độ Mô-ha-mét A-min thiết kế và xây dựng, hoàn thành vào năm 1992, được xem là công trình kiến trúc tiêu biểu của cộng đồng người Chăm ở An Giang. Tại Châu Giang, còn nhiều Thánh đường của người Chăm dọc hai bên đường hướng

về Tân Châu. Nếu từ Châu Đốc, khách du lịch qua cầu Cồn Tiên về cửa khẩu Khánh Bình thì cũng sẽ nhìn thấy nhiều Thánh đường khác.

Người dân tộc Chăm rất thân thiện và hiếu khách, đặc biệt là đối với khách lạ đến thăm làng. Nếu kết thân, khách tham quan sẽ được mời ngủ qua đêm tại nhà. Du lịch lễ hội Ramadan kết hợp với tham quan và mua sắm ở làng nghề dệt thổ cẩm, múa hát,... của cộng đồng người Chăm sẽ là sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo gắn với các điểm du lịch làng nhà nổi Châu Đốc, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, rừng tràm Trà Sư, chợ cửa khẩu Tịnh Biên tạo nên chuỗi sản phẩm phục vụ du khách. Hiện nay, cộng đồng người Chăm cũng tham gia dự án được tập huấn cách tiếp xúc, phục vụ khách du lịch.

Tiềm năng là thế, nhưng để đến được với làng Chăm cũng rất gian gây khó khăn không nhỏ cho khách du lịch, trừ tuyến từ Châu Đốc qua cầu Cồn Tiên để đến làng Chăm An Phú, còn nơi phát triển thu hút khách nhiều hơn thì lại thuộc về Châu Phong thì phải khách phải qua phà, nơi đây lại rất đông người dân dịa phương qua lại, nạn tắc phà, chờ đợi cũng là một trong những vấn đề gây trở ngại cho việc phát triển du lịch. Vì đây là nơi sinh sống của cộng đồng người dân, vấn đề phát triển du lịch cộng đồng nơi đây chỉ mới được mở rộng gần đây cho nên việc phối hợp giữa Sở Văn hóa thể thao du lịch, giữa các công ty du lịch với người dân địa phương chưa chặt chẽ và chuyên nghiệp nên công tác tổ chức, dịch vụ du lịch chưa thực sự hút khách. Khách du lịch đến đây vào mùa lễ hội thì điều kiện đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho du khách chưa đảm bảo, về lưu trú thì khách thường chọn phương án qua phà trở lại Châu Đốc để nghỉ ngơi vì buổi tối nơi đây rất buồn tẻ và không có dịch vụ giải trí bổ trợ. Vả lại, với dân tộc Chăm thì tôn giáo, giáo lý Islam đã thấm sâu vào gốc rễ, tuy là phát triển du lịch cộng đồng nơi đây tham gia vào tháng lễ hội nhưng quả thật hòa nhập vào cuộc sống của họ cũng không phải đơn giản. Vì vào tháng Ramadan, trước khi mặt trời lặn người dân phải nhịn ăn, uống, thuốc lá,… cho nên để sống cùng họ, hòa nhập cùng họ rất khó khăn.

Ở ĐBSCL hiện nay, lễ hội được đánh giá thu hút và có giá trị du lịch phải kể đến Lễ hội Bà Chúa Xứ An núi Sam (lớn nhất miền Nam), lễ hội vía Bà Chúa Xá Gò Tháp, Lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ hội Ok Om Bok và đua ghe Ngo là những lễ hội thu hút hàng trăm ngàn lượt khách trở lên, cho nên đây có thể xem là những lễ hội chủ lực trong phát triển du lịch lễ hội ở ĐBSCL. Ngoài ra, những lễ hội được đánh giá tiềm năng và trong tương lai còn có khả năng mở rộng và thu hút khách du lịch nữa đó là lễ hội cúng biển Mỹ Long, lễ hội Nghinh Ông Gành Hào, lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc, lễ hội đua bò Bảy Núi,

lễ hội Quán Âm Nam Hải,… là những lễ hội hàng năm thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch và đang dần được nhiều doanh nghiệp du lịch và khách quan tâm.


2.3. Thực trạng khai thác các lễ hội truyền thống trong phát triển du lịch ở ĐBSCL‌

2.3.1. Thực trạng phát triển du lịch ở ĐBSCL‌

2.3.1.1. Khách du lịch

Tốc độ tăng trưởng thị trường khách quốc tế giai đoạn 2001 – 2010 đạt khoảng 16%/năm. Trong năm 2010, 13 tỉnh vùng ĐBSCL thu hút được 1,3 triệu khách du lịch quốc tế (so với 3,1 triệu lượt của TP Hồ Chí Minh). Lượng khách quốc tế đến vùng ĐBSCL chủ yếu tập trung tại các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang,… chiếm tới 91% tổng lượng khách quốc tế toàn vùng, thời gian lưu trú trung bình chỉ đạt 1,8 ngày. Khách quốc tế đến ĐBSCL chủ yếu bằng đường bộ (tới Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ) và đường không (Phú Quốc). Các phương tiện khác như đường sông, đường hàng không chiếm tỉ lệ thấp hơn nhưng đnag có xu hướng tăng lên và đặc biệt là đường biển. 50% lượng khách quốc tế của vùng tới từ Đông Bắc Á, 31% đến từ Tây Âu, 9% đến từ Bắc Mỹ, 4% từ Australia và chỉ có gần 2% tới từ các nước Đông Nam Á.

ĐBSCL cũng là một trong những vùng đón nhiều khách du lịch nội địa với lượng khách trung bình chiếm khoảng 15% tổng lượng khách nội địa đi du lịch hàng năm trong cả nước. Năm 2010, ĐBSCL đón trên 14,8 triệu lượt khách nội địa, tuy nhiên có khoảng ½ lượng khách nội địa tập trung vào dịp lễ hội Bà chúa Xứ ở An Giang, thế nhưng 95% thị trường khách này không sử dụng dịch vụ lưu trú.

Được biết, trong năm 2010 vừa qua, tỉnh Tiền Giang đã đón 961 ngàn lượt khách, trong đó có 472 ngàn lượt khách quốc tế, TP. Cần Thơ cũng đón khoảng 880 ngàn lượt khách, trong đó có 163 ngàn lượt khách quốc tế, 716 ngàn lượt khách nội địa. Lượng khách du lịch đến với An Giang đã vượt ngưỡng 5,19 triệu lượt, tăng 8,7% so năm trước, trong đó số khách lưu trú chiếm gần 10%. Long An, Cà mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Vĩnh Long là những địa phương có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa nhanh trong giai đoạn 2001 – 2010, các tỉnh còn lại có tốc độ tăng trưởng khách nội địa thấp hơn.

Thị trường nội địa lớn nhất của ĐBSCL là TP Hồ Chí Minh (50%), sau đó là các tỉnh Nam Bộ khác (27%), các địa phương càng xa càng chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bảng 2.4. Lượt khách du lịch đến ĐBSCL hai năm 2009 – 2010

Đơn vị tính: lượt khách



TT


Tỉnh, Thành

Năm 2009

Năm 2010


Tổng lượt khách đến


Khách quốc tế


Khách nội địa


Tổng lượt khách đến


Khách quốc tế


Khách nội địa

1

Tp.Cần Thơ

723,500

150,300

573,200

879,800

165,500

714,300

2

An Giang

4,700,000

45,500

4,654,500

5,190,000

45,550

5,144,450

3

Bạc Liêu

350,000

12,000

338,000

423,000

15,700

407,300

4

Bến Tre

478,061

199,950

278,111

540,000

230,000

310,000

5

Cà Mau

705,500

13,400

692,100

760,000

14,600

745,400

6

Đồng Tháp

1,130,000

14,800

1,115,200

1,184,500

20,000

1,164,500

7

Hậu Giang

115,000

1,000

114,000

118,200

1,274

116,926

8

Long An

239,892

3,542

236,350

288,000

4,500

283,500

9

Sóc Trăng

597,105

6,590

590,515

642,750

7,800

634,950

10

Tiền Giang

866,401

410,756

455,645

960,991

488,152

472,839

11

Trà Vinh

230,000

46,000

184,000

235,000

47,000

188,000

12

Vĩnh Long

630,000

150,000

480,000

665,000

170,000

495,000

13

Kiên Giang

3,977,000

91,900

3,885,100

4,320,680

118,969

4,201,711


Khu vực ĐBSCL


14.742.459


1.145.738


13.596.721


16.207.921


1.329.045


14.878.876

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lễ hội truyền thống đồng bằng Sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch - 9

Nguồn: Hiệp hội du lịch ĐBSCL

2.3.1.2. Doanh thu du lịch

Tình hình thu nhập hoạt động từ du lịch của vùng ĐBSCL được tăng lến đáng kể. Năm 2000, tổng các nguồn thu từ hoạt động du lịch mới đạt được 373,42 tỷ đồng, đến 2005 tăng lên hơn 1.050 tỷ đồng và đến cuối 2008 con số này đạt mức tăng mạnh mẽ gần 2.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân về thu nhập du lịch thời kỳ 2000 – 2008 đạt 23,16%. Theo số liệu từ Hiệp hội du lịch ĐBSCL, trong năm 2010 vừa qua, doanh thu từ du lịch của khu vực này đã là 2.870 tỷ đồng, thế nhưng thu nhập du lịch chỉ tương đương 2,75% cả nước (96.000 tỷ đồng). Các địa phương đạt chỉ số thu nhập cao nhất là Cần Thơ và Kiên Giang.

Trong cơ cấu doanh thu du lịch của toàn vùng năm 2008, doanh thu từ các dịch vụ lưu trú chiếm tới 26,64% trong tổng doanh thu, từ dịch vụ ăn uống chiếm khoảng 38%,...

Điều đó chứng tỏ rằng du lịch vùng ĐBSCL chưa phát huy được hết những tiềm năng du lịch sẵn có của vùng để kéo dài thời gian lưu trú của khách, đa dạng hóa sản phẩm kích thích sức mua.

Bảng 2.5. Doanh thu du lịch ĐBSCL giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị: tỷ đồng


Tỉnh, thành

2000

2002

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Cần Thơ

79,74

133,72

189,14

231,26

270,98

365,09

455,20

508,00

647,60

Kiên Giang

42,90

66,18

138,79

168,70

248,62

316,24

372,30

478,00

560,00

Bến Tre

32,03

45,51

67,91

83,27

104,34

129,48

158,47

200,00

245,00

An Giang

30,55

53,20

69,00

84,65

93,00

118,00

150,00

172,00

185,00

Tiền Giang

49,79

70,52

88,89

78,68

84,66

130,13

146,91

185,00

211,09

Bạc Liêu

33,90

43,00

70,70

83,85

90,03

100,80

116,20

320,00

385,50

Cà Mau

42,00

54,60

63,00

73,50

75,00

91,00

104,00

181,00

192,00

Vĩnh Long

26,87

27,50

34,00

40,00

49,00

67,00

95,00

105,00

120,00

Long An

4,41

7,90

17,50

24,10

30,10

43,00

57,00

67,90

82,5

Đồng Tháp

10,56

14,01

23,27

28,93

30,42

39,80

53,17

57,18

117,95

Sóc Trăng

14,01

16,90

25,91

37,12

39,18

46,63

50,71

58,08

61,21

Trà Vinh

6,70

13,53

20,95

25,72

28,21

31,00

32,00

38,90

55,39

Hậu Giang

0,00

0,00

1,7

1,78

1,27

2,74

2,23

5,00

7,38

Tổng số

373,46

583,57

880,06

1.057,71

1.254,78

1.620,11

1.993,18

2.376,06

2.870,63

Nguồn: Hiệp hội du lịch ĐBSCL

2.3.1.3. Nguồn nhân lực ngành du lịch

Theo số liệu thống kê của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong vùng, năm 2000 lực lượng lao động trực tiếp phục vụ trong ngành du lịch là 5.956 người, đến năm 2008 là 17.397 người. Trong đó, 46,13% làm việc tại các cơ sở lưu trú (với tỷ lệ 12,6% cao đẳng, đại học trở lên, 14,1% trung cấp, 16,3% sơ cấp), phần lớn chưa qua đào tạo hoặc chỉ qua tập huấn ngắn hạn, rất đáng lo ngại. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 – 2008 là 14,32%/năm. Thế nhưng so với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Đông Nam Bộ thì tốc độ tăng trưởng về nguồn nhân lực trong ngành du lịch còn khu vực này còn quá ít. Các địa phương có đội ngũ lao động du lịch cao nhất là Bến Tre (3.574 người), Cần Thơ (2.336 người) và Kiên Giang (2.300 người).

Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang và An Giang – là các địa phương đầu tàu về phát triển du lịch của khu vực, lực lượng lao động phục vụ tại 4 tỉnh này chiếm đến gần ½ số lao động cả vùng. Nguyên nhân chính là do hầu hết các khách sạn, các hãng lữ hành, các cơ sở

ăn uống, vui chơi giải trí của trung tâm đều tập trung chính trên địa bàn thành phố hoặc các tỉnh có điểm du lịch hoặc khu du lịch thu hút khách, còn lại là các tỉnh khác có tỉ lệ nhỏ.

Nhìn chung chất lượng đội ngũ lao động tại thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang có cao hơn so với các địa phương khác, do hầu hết các cơ sở đào tạo du lịch đều tập trung tại thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, tại một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, đội ngũ lao động được đào tạo tại chỗ, hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài nên chất lượng có tốt hơn đáp ứng được yêu cầu và được đánh giá khá tốt. Thực trạng về cơ cấu và trình độ đào tạo của nguồn lao động du lịch là đáng lo ngạ. Tuy có gần một nửa số lao động được đào tạo qua các trường nghề, nhưng phần lớn chỉ được đào tạo ở loại hình cấp tốc (từ 1 tháng đến 1 năm) nên mức bậc nghề chung còn thấp.

Bảng 2.6. Lao động du lịch các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2000 – 2008

Đơn vị: người


Tỉnh, thành

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

An Giang

690

779

894

758

800

1.000

1.100

1.200

1.300

Bạc Liêu

320

850

855

900

950

1.010

1.150

1.205

1.255

Bến Tre

1.300

1.862

1.960

1.968

2.187

2.624

2.887

2.972

3.574

Cà Mau

500

570

600

609

613

830

1.200

1.350

1.400

Cần Thơ

950

1.208

1.520

1.732

1.900

1973

2.010

2.025

2.336

Đồng Tháp

216

255

241

278

271

358

363

377

424

Hậu Giang

0

0

0

0

0

174

185

190

205

Kiên Giang

90

111

284

289

1.029

1.264

1.600

2.161

2.300

Long An

170

250

297

363

406

496

557

614

659

Sóc Trăng

240

243

278

325

380

465

473

494

500

Tiền Giang

900

1.134

1.217

1.360.

1.443

1.572

1.600

1.700

1.800

Trà Vinh

200

215

225

234

275

318

342

413

490

Vĩnh Long

380

466

533

647

697

738

830

950

1.100

Tổng số

5.956

7.943

8.904

9.463

10.951

12.822

14.297

15.651

17.379

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh

Các cơ sở đào tạo ở cả ba cấp Đại học, Trung cấp và Sơ cấp về du lịch còn ít và phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Cần Thơ, An Giang. Ở các địa phương khác trong vùng, việc đào tạo nhân lực du lịch còn gặp nhiều khó khăn, số lao động có trình độ đại học chuyên ngành du lịch còn rất hạn chế.

Hiện nay các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch phần lớn tập trung ở TP Hồ Chí Minh và một số cơ sở đào tạo như: Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh - Bộ môn Quản trị kinh doanh Marketing – du lịch, Khoa Khoa học - Xã hội và Nhân văn (Đại học Cần Thơ), Khoa Quản trị kinh doanh (Đại học Cửu Long), Khoa Ngữ Văn – Ngành Việt Nam học (du lịch) (Đại học Tây Đô), Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ,… Trường Trung cấp nghiệp vụ du lịch Cần Thơ mới được thành lập vài năm nay, mặc dù đã bắt đầu triển khai đào tạo nhưng do đang trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, nên qui mô đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành.

3.2.1.4. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

a. Cơ sở lưu trú

Năm 2010, ĐBSCL hiện có khoảng 900 cơ sở lưu trú du lịch, với 17.000 buồng/phòng, có khả năng đón tối đa 6,2 triệu lượt khách trong 365 ngày. Tập trung nhiều nhất ở thành phố Cần Thơ (19,3%), Kiên Giang (25,6%), công suất sử dụng trung bình không cao, khoảng 57%.

Sự phân bố các cơ sở lưu trú du lịch ở ĐBSCL là không đồng đều, hầu hết các khách sạn đều tập trung ở một số địa phương như: thành phố Cần Thơ (174 cơ sở), Kiên Giang (230 cơ sở), An Giang (82 cơ sở), Tiền Giang (101),… Tại các địa phương, sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú cũng tập trung ở một số khu vực như Phú Quốc của Kiên Giang, quận Ninh Kiều của Cần Thơ và chủ yếu tập trung ở các đô thị.

Nói chung, các khách sạn nơi đây chủ yếu có quy mô nhỏ (bình quân 20 phòng/cơ sở lưu trú), mới có 19 cơ sở lưu trú từ 3 đến 4 sao (1.248 phòng), trong đó có 3 khách sạn 4 sao ở Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang mỗi tỉnh có 1 khách sạn 4 sao với 90 buồng. và nhất là, vẫn còn 656 cơ sở với 11.334 phòng chưa được xếp hạng (chiếm gần 70% tổng số phòng có thể đưa vào phục vụ du lịch của toàn vùng).

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí