chỉ chiếm 25,3%, nấm chiếm 2,7%, ký sinh trùng chiếm 26,5%. Bệnh do vi khuẩn chủ yếu là các bệnh do Vibrio gây ra, chúng được báo cáo trong các hệ thống nuôi tôm trên toàn thế giới gồm có ít nhất 14 loài: Vibrio harveyi, V. splendidus, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. anguillarum, V. vulnificus, V. campbelli, V. fischeri, V. damsella, V. pelagicus, V. orientalis,
V. ordalii, V. mediterrani và V. logei.
Theo Venkateswara Rao và cộng sự, 2010, Vibriosis là bệnh vi khuẩn có liên quan đến tỉ lệ chết ở tôm nuôi trên toàn thế giới. Sự nhiễm vi khuẩn Vibrio thường xuất hiện trong các trại sản xuất giống, nhưng dịch bệnh lại hay xảy ra ở ao nuôi tôm. Sự bùng phát dịch bệnh có thể xảy ra khi các yếu tố môi trường gây nên sự nhân lên nhanh chóng mật độ vi khuẩn đã nhiễm ở mức thấp trong máu tôm hoặc do sự xâm nhập của vi khuẩn vào rào cản vật chủ (Sizemore và Davis, 1985).
Nghiên cứu về tác nhân gây bệnh Vibrio ở tôm sú (P. monodon), Jiravanichpaisal (1995) cho rằng có 2 con đường xâm nhập của vi khuẩn là xâm nhập vào gan tụy và xâm nhập vào biểu mô phụ. Sự xâm nhập theo con đường gan tụy lại rất mạnh và thường xảy ra ở giai đoạn ấu trùng và tôm giống, trong khi đó sự xâm nhập theo đường biểu mô phụ xảy ra chủ yếu trên tôm trưởng thành. Điều này là bởi vì ở giai đoạn tôm trưởng thành, hoạt động kháng khuẩn có thể mạnh ở ống gan tụy (Stewart, 1980). Theo Anderson (1988), khi bề mặt cơ thể tôm bị tổn thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio xâm nhập qua con đường này.
Khi nghiên cứu về bệnh do Vibrio trong các trại sản xuất tôm giống, Adam (1991) và nhiều tác giả khác cho rằng: Tôm ấu trùng và hậu ấu trùng khi bị nhiễm khuẩn nặng có thể gây hiện tượng phát sáng và chết hàng loạt. Lightner và cộng sự (1996) cũng đã thông báo, trong số các bệnh gây ra ở ấu trùng tôm, bệnh phát sáng là bệnh nhiễm trùng toàn thân và gây thiệt hại lớn
nhất, hiện tượng phát sáng trong bóng tối là dấu hiệu đặc thù của bệnh này. Ngoài ra, theo Tonguthai (1995), ấu trùng tôm bị bệnh phát sáng thì cơ thể trở nên yếu ớt, chuyển màu trắng nhợt và lắng xuống đáy, tỷ lệ chết có thể lên tới 100% trong 1 đến 2 ngày, khi bệnh phát sáng xuất hiện trong trại sản xuất thì việc ngăn ngừa giữa các bể ương nuôi là rất khó khăn và có thể đợt sản xuất đó bị thất bại hoàn toàn. Tiến hành giải phẫu ấu trùng tôm bị nhiễm bệnh phát sáng và quan sát dưới kính hiển vi cho thấy vi khuẩn nhiễm dày đặc trong khoang máu của ấu trùng phát quang đã gần chết (Pitogo, 1995).
Nghiên cứu về tác nhân gây bệnh phát sáng trên ấu trùng tôm sú, Baticados (1988) và nhiều tác giả khác đều có chung nhận định: V. harveyi được coi là vi khuẩn chủ yếu gây ra bệnh phát sáng. Tác nhân gây bệnh V. harveyi tồn tại tự nhiên trong môi trường nước biển, ở đó có thể tìm thấy chúng trong những thành viên bậc thấp (Ruby and Nealson, 1978). Khi bệnh phát sáng xảy ra trong bể ương ấu trùng tôm, số lượng vi khuẩn Vibrio tăng dần theo thời gian. Tuy vậy, Lightner (1996) cho rằng ấu trùng tôm sú có thể bị phát sáng khi nhiễm ở mật độ cao các loại vi khuẩn V. harveyi, V. parahaemolyticus và V. vulnificus. Theo Pẽna và cộng sự (2001), vi khuẩn gây bệnh phát sáng V. harveyi đã gây ra tỉ lệ chết cao trên tôm sú (Penaeus monodon) nuôi ở Philippin và là loài hiện diện trong ao nuôi với tỷ lệ rất cao, chiếm 65,5%. Liên quan tới tần số xuất hiện Vibriosis trên tôm nuôi tại một số trang trại ở Ấn Độ, theo Otta và cộng sự (2000) thì V. alginolyticus chiếm tỉ lệ cao nhất từ 7,8% đến 50%, sau đó là V. harveyi 13% - 23%, V. parahaemolyticus 6,6% - 11,5% và một số loài khác.
Khi nghiên cứu về khả năng gây bệnh do vi khuẩn Vibrio trên tôm, nhiều tác giả đã khẳng định hầu hết vi khuẩn Vibrio là tác nhân gây bệnh thứ cấp. Theo Lightner (1998), cơ thể tôm có khả năng đề kháng với vi khuẩn Vibrio, cho nên ngay cả trên tôm khỏe vẫn tồn tại một lượng vi
khuẩn này, chúng chờ cơ hội để tăng số lượng và độc lực gây bệnh cho tôm. Các nghiên cứu về bệnh tôm ở Châu Á cho thấy có sự kết hợp giữa vi khuẩn Vibrio với các tác nhân khác như virus, ký sinh trùng... gây tác hại tổng hợp trên tôm. Theo Chanratchakool (1995), vi khuẩn Vibrio là tác nhân cơ hội tấn công vào tôm nuôi khi tôm bị nhiễm virus đốm trắng, nghiên cứu mẫu bệnh phẩm thì ngoài việc tìm thấy các tiểu thể virus còn có một số lượng lớn vi khuẩn Vibrio.
Theo nhiều báo cáo nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn Vibrio nhiễm trên tôm ở Châu Á thì dịch bệnh ngày càng trở nên phổ biến ở các trang trại nuôi tôm thuộc các quốc gia này; Theo Daud (1992), mầm bệnh vi khuẩn phổ biến nhất trên tôm he ở Philippine là V. ordalii, V. anguillarum, V. vulnificus, V. harveyi và V. splendilus . Theo Kou và cộng sự (1998) ở Đài Loan những loài vi khuẩn Vibrio được tìm thấy gồm: V. tubiashii, V. anguillarum, V. harveyi,
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu khả năng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp của một số loài vi khuẩn vibrio trên tôm nuôi nước lợ tại một số tỉnh phía Bắc - 1
- Nghiên cứu khả năng gây bệnh hoại tử gan tụy cấp của một số loài vi khuẩn vibrio trên tôm nuôi nước lợ tại một số tỉnh phía Bắc - 2
- Tình Hình Hội Chứng Gan Tụy Cấp Trên Tôm Nuôi Nước Lợ
- Phân Lập Và Định Danh Vi Khuẩn (Frerichs Và Millar (1983, 1993))
- Xác Định Sự Có Mặt Của Vi Khuẩn Trên Tôm Bị Ahpnd
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
V. mereis hoặc V. damsela. Ruangpan và Kitao (1991) đã phân lập và xác
định được 5 loài Vibrio (V. parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. vulnificus,
V. fluvialis và Vibrio spp) từ tôm sú bị bệnh nuôi ở Thái Lan.
Nghiên cứu sự phân bố của vi khuẩn Vibrio trong tự nhiên cho thấy, một lượng đáng kể vi khuẩn Vibrio tồn tại trong nước biển, trong các bể ương ấp và đặc biệt là trong ruột tôm bố mẹ. Trong ruột tôm bố mẹ, vi khuẩn Vibrio có thể nhiễm với mật độ 2x109 cfu/g, chiếm từ 63 - 67% và khoảng 16 - 18% trong tổng số vi khuẩn Vibrio là tác nhân gây bệnh phát sáng (Pitogo, 1998).
Ruangpan (1995) cho rằng, số lượng vi khuẩn Vibrio tồn tại và phát triển trong bể ấp và ao nuôi phụ thuộc vào mật độ nuôi, ao nuôi tôm mật độ cao thì số lượng vi khuẩn này luôn cao hơn so với ao nuôi mật độ thấp.
Một số loài vi khuẩn Vibrio là tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi, chúng là vi khuẩn cơ hội vì bình thường chúng luôn tồn tại trong môi trường ương nuôi. Khi điều kiện sống có những thay đổi bất lợi như các yếu
tố về khí hậu, môi trường, dinh dưỡng... hoặc do mắc các bệnh gây trạng thái “stress” làm giảm sức đề kháng của tôm nuôi, lúc đó chúng mới tấn công gây nên bệnh. Theo Pitogo (1995), bệnh vi khuẩn ở tôm nuôi luôn xuất hiện cùng với những quá trình bệnh lý khác hoặc phản ánh hậu quả của việc phá vỡ cân bằng sinh thái trong bể hoặc ao nuôi. Theo Chanratchakool (1995), tôm nuôi trước khi cảm nhiễm bệnh vi khuẩn Vibrio đã có sự thay đổi màu sắc tự nhiên sang màu đỏ, điều đó chứng tỏ là tôm nuôi bị “stress”. Sự suy giảm môi trường ao nuôi đóng một vai trò quan trọng trong việc gây stress này của tôm, dẫn đến vi khuẩn Vibrio nhiễm thứ phát.
Để giảm thiểu tác hại của các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên tôm nuôi, người ta đã sử dụng một số loại hóa chất và thuốc kháng sinh trong công tác phòng trị bệnh. Hóa chất thường được sử dụng rộng rãi là Chlorin A, tuy nhiên chúng luôn có tác dụng hai mặt; theo Pitogo (1995) Chlorin chỉ có tác dụng kìm hãm vi khuẩn ở nồng độ 15 - 30 ppm và vi khuẩn xuất hiện lại trong 12 giờ sau khi ngừng khử trùng bằng hóa chất này; ngoài ra khi sử dụng Chlorin còn kích thích sự phát triển của gen kháng kháng sinh ở vi khuẩn và tiêu diệt tảo (David, 1999)
Một số loại kháng sinh đã được sử dụng nhiều trong các trại nuôi tôm trên thế giới như Chloramphenicol, Furazolidone, Oxytetracycline và Streptomycin... Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả trước mắt nhưng để lại hậu quả về hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn, đồng thời thị trường tiêu thụ của một số nước nhập khẩu không chấp nhận do sự tồn dư thuốc trong sản phẩm dẫn đến sự ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
Nhằm hạn chế nhược điểm của thuốc kháng sinh, đã có một số nghiên cứu với nhiều giải pháp thay thế như: Dùng chế phẩm sinh học để bổ sung vào ao nuôi hoặc vào thức ăn cho tôm được cho là rất an toàn và có hiệu quả. Theo David (1999), tôm nuôi ở một số nông trại thuộc Negros – Philippines
đã bị bệnh do vi khuẩn phát sáng Vibrio, thay vì sử dụng kháng sinh người ta đã bổ sung vi khuẩn có ích vào ao nuôi tôm và kết quả cho thấy số lượng lớn vi khuẩn phát sáng giảm khi bổ sung dòng chọn lọc Bacillus. Thử nghiệm bổ sung probiotic Arthrobacter XE – 7 vào thức ăn cho tôm chân trắng (Penaeus vannamei), sau đó cảm nhiễm V. parahaemolyticus bằng cách tắm, kết quả cho thấy tỉ lệ chết của tôm giảm đáng kể so với lô đối chứng (Li và cộng sự, 2008). Hiện nay một số nước Châu Á như Philippin, Trung Quốc, Việt Nam đã sử dụng chế phẩm sinh học như một chất không thể thiếu để bổ sung vào thức ăn hoặc cho vào môi trường ao nuôi nhằm phòng và trị bệnh do Vibrio gây ra trên tôm, hiệu quả là giảm thiểu bệnh xảy ra và tăng tỉ lệ sống cho tôm, một số chế phẩm sinh học được sử dụng: ES 2A Aquakit, EMS và Bio – DW.
Việc nghiên cứu sử dụng các chất kích thích hệ miễn dịch cho tôm cũng đã được quan tâm như: Felix và cộng sự (2004), thử nghiệm nâng cao khả năng miễn dịch của tôm sú (P. monodon) đối với vi khuẩn V. parahaemolyticus bằng cách sử dụng các hợp chất chiết xuất từ một loại tảo biển (Sargassum wightii) phối hợp vào thức ăn cho tôm, kết quả cho thấy tôm có khả năng miễn dịch cao (tỉ lệ sống 83%), đây là nghiên cứu mở đầu để sử dụng nguồn thực vật tự nhiên dồi dào ở biển thay thế cho một số chất kích thích miễn dịch được lấy từ động vật. Chen (2008) đã thử nghiệm dùng các hợp chất chiết xuất từ cây cỏ biển (Chondrus crispus) để tiêm cho tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), sau đó cảm nhiễm V. alginolyticus lên tôm, kết quả cho thấy tôm có khả năng miễn dịch với loại vi khuẩn này.
Ngoài ra, người ta cũng đã nghiên cứu các hình thức nuôi ghép để hạn chế mật độ vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi tôm như: Eleonor (2007) nuôi ghép tôm sú (P. monodon) với vẹm hoặc hầu đã làm giảm mật độ vi khuẩn phát sáng V. harveyi; thí nghiệm của ông chỉ ra rằng khi nuôi ghép vẹm xanh (Perna viridis), vẹm nâu (Perna indica) hoặc hàu (Crassostrea sp) với tôm sú
theo mật độ phù hợp đã làm giảm mật độ vi khuẩn phát sáng trong ao từ 104 cfu/ml xuống còn 101 cfu/ml, ngoài ra động vật thân mềm còn góp phần làm sạch môi trường ao nuôi.
1.2.2 Ở Việt Nam
Tình hình dịch bệnh đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm ở Việt Nam, đây là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu khoa học Thuỷ sản. Để giải quyết vấn đề thực tiễn này đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về bệnh tôm sú và tôm thẻ chân trắng của Việt Nam được tiến hành:
Lý Thị Thanh Loan (2003), đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vi sinh vật gây bệnh quan trọng như nhóm Vibrio, MBV, WSSV trên tôm sú nuôi ở các mô hình khác nhau tại các tỉnh ĐBSCL. Khi xác định tần số xuất hiện của Vibriosis trong các hệ thống nuôi, kết quả cho thấy các loài gây bệnh thường gặp gồm: V. parahaemolyticus, V. harveyi và V. alginolyticus chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn những loài khác trong các mẫu phân tích.
Nghiên cứu về bệnh Vibriosis ở tôm thì theo một số tác giả, những loài gây bệnh cho tôm là: Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. vulnificus, V. splendidus, V. alginolyticus, V. anguilarum và V. damsela gây bệnh phát sáng, đỏ thân và ăn mòn vỏ ki tin. Những loài này thường là tác nhân cơ hội; khi tôm bị sốc do môi trường biến đổi xấu hoặc bị nhiễm các bệnh khác như virus, nấm, ký sinh trùng thì chúng sẽ tấn công gây bệnh, làm tôm chết rải rác tới hàng loạt. Tôm bị bệnh phát sáng thường biểu hiện yếu, lờ đờ, kém bắt mồi, nặng có thể bỏ ăn, trong bóng tối phát ra ánh sáng xanh liên tục; bệnh xảy ra ở trong các trại giống tác hại thường lớn, đặc biệt ở các giai đoạn tiền ấu trùng như Zoea, Mysis. Nếu bệnh xảy ra ở dạng cấp tính, có thể làm tôm ấu trùng chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% trong bể ấp do sự nhiễm khuẩn toàn thân; đặt ấu trùng bị phát sáng lên kính hiển vi ở độ phóng đại > 400X có thể quan sát thấy từng đám vi khuẩn đang họat động chiếm chỗ ở một số nội quan như: máu, gan tụy, mang... Bệnh phát sáng thường gây tác hại lớn ở giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng, giai đoạn ấu niên trong ao nuôi
thịt cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng tác hại thấp hơn. Từ mẫu tôm bị phát sáng, người ta đã phân lập được V. harveyi, V. vulnificus, và V. Parahaemolyticus (Bùi Quang Tề và cộng sự, 2004).
Theo Bùi Quang Tề và cộng sự (2004), tôm nuôi ngoài ao khi bị bệnh do Vibrio thì có hiện tượng: Nổi lên mặt ao, dạt bờ, kéo đàn bơi lòng vòng. Tôm ở trạng thái hôn mê, lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn. Có sự biến đổi màu đỏ hay màu xanh, vỏ mềm và xuất hiện các vết hoại tử, ăn mòn trên vỏ, các phần phụ bị mòn gẫy hoặc cụt dần; ông cho rằng tác nhân gây ra là do các loài V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. Vulnificu và V. anguillarum. Còn ở tôm sú ấu trùng V. alginolyticus gây ra bệnh đỏ thân, với các dấu hiệu xuất hiện các điểm đỏ ở gốc râu, vùng đầu ngực, thân và các phần phụ của ấu trùng.
Trong các hệ thống nuôi thủy sản, vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào ao, bể theo một số con đường bao gồm nguồn nước, dụng cụ dùng, tôm mẹ, tôm giống và thức ăn tươi sống; hoặc chúng có thể nằm sẵn trên thành bể, dưới đáy ao. Trong bể ương ấu trùng thì mật độ Vibrio tăng theo thời gian nuôi, tầng đáy cao hơn tầng mặt, do đó khi xiphông tầng đáy có tác dụng giảm mật độ Vibrio trong bể ương.
Xác định mức độ nhiễm bệnh do vi khuẩn Vibrio trên tôm thông qua
định lượng, Đỗ Thị Hòa và cộng sự (1994) đưa ra các thông số:
Tôm ấu trùng: Tôm khỏe trung bình nhiễm 358 khuẩn lạc/cá thể, tôm bệnh trung bình nhiễm 3.255 khuẩn lạc/cá thể.
Tôm giống: Tôm khỏe trung bình nhiễm 3.008 khuẩn lạc/cá thể, tôm bệnh trung bình nhiễm 14.450 khuẩn lạc/cá thể.
Nhằm hạn chế tác hại của bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên tôm nuôi, các tác giả đã khuyến cáo việc áp dụng các biện pháp phòng trị thích hợp như: Để phòng bệnh, cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp như sát trùng ao