Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 18


đó, chúng tôi nhận thấy về cơ sở vật chất có thể cải tạo, nâng cấp cũng như huy động nguồn lực từ nhân dân nhằm duy trì, sửa chữa để phát triển phong trào TDTT trong nhân dân và có thể phát triển thành các CLB, các tụ điểm tổ chức sinh hoạt TDTT lồng ghép với các sinh hoạt văn hóa và phát triển các môn thể thao thế mạnh của làng cũng như xây dựng phong trào một số môn thể thao trọng điểm của quận, huyện nhằm tham gia thi đấu hàng năm do quận, huyện tổ chức. Phát triển một số môn thể thao và tổ chức thường niên trở thành hoạt động thi đấu truyền thống của làng, lấy các ngày lễ kỷ niệm hàng năm như ngày 18/07 ngày thành lập thể thao Lào, 08/03 quốc tế phụ nữ, 02/12 ngày quốc khánh Lào, 20/01 ngày thành lập quận đội nhân dân Lào tổ chức thi đấu thể thao trên đia bàn toàn làng, giao cho Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ phối hợp với ủy ban nhân dân làng cùng với sự phối hợp với các nhà trường phổ thông đóng trên địa bàn làng huy động cơ sở vật chất cũng như nguồn lực tài chính để tổ chức các môn thể thao cho nhân dân như Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng đá, Bi sắt. Từ những vấn đề nên trên đề tài ứng dụng các giải pháp được lựa chọn với các nội dung trọng điểm sau:

Thứ nhất, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân hiểu về ý nghĩa của việc tập luyện TDTT thường xuyên; ban hành chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển TDTT đối với các đối tượng xã hội đặc biệt, người cao tuổi, người khuyết tật; huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển TDTT quần chúng; củng cố và tăng cường hệ thống thiết chiế văn hóa – thể thao đối với từng cụm, điểm dân cư.

Thứ hai, Phối hợp với cán bộ làng, phong Giáo dục và Thể thao quận, huyện, các thầy cô và các giáo viên giảng dạy TDTT tại các trường phổ thông trên địa bàn tập huấn, xây dựng điều lệ, bồi dưỡng nghiệp vụ về chuyên môn, nghiệp vụ trọng tài và công tác tổ chức thi đấu nhằm làm tốt công tác tổ chức cũng như điều hành các giải cho quần chúng nhân dân thi đạt kết quả cao nhất.

Thứ ba, Phân công Đoàn thanh niên làng, phối hợp với Ban văn hóa làng tham mưu cho ủy ban nhân dân làng để phát triển một số môn thể thao trọng


điểm để tổ chức thành các giải đấu thường niên từ cấp làng hàng năm, tang chi ngân sách từ nguồn thu của ủy ban nhân dân làng cho riêng phong trào TDTT, kêu gọi các doanh nghiệp đóng trên địa bàn như Công ty Beer Lào, tại trợ ủng hộ cho phong trào tập luyện, thi đấu và duy trì CLB TDTT cho nhân dân; chú trọng cải tạo các khu đất trống thành các tụ điểm tập luyện TDTT cho nhân dân như các Bóng đá, Bóng chuyền....

Thứ tư, Cải tạo nhà văn hóa làng thành khu sinh hoạt cộng đồng để tổ chức tập luyện cho các môn thể thao như Cầu lông, Bóng chuyền, thể dục dưỡng sinh cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ của Hội người cao tuổi; Phân công một Phó chủ tịch phụ trach chung các hoạt động của CLB TDTT, Trưởng làng, Đoàn thanh niên. Từ vấn đề nêu trên lựa chọn một số môn thể thao để đề nghị chính thức duy trì thành giải thể thao truyền thống phục vụ cho nhân dân địa phương.

3.3.4.2 Bàn luận về quá trình hoàn thiện thiết chế thể thao cơ sở tại địa bàn thực nghiệm

Trong quá trình thực hiện chủ trương XHH TDTT ở cơ sở rất cần có sự góp sức cũng như vào cuộc của các tổ chức ở cơ sở từ chính quyền, người dân và các nguồn lực trong xã hội, do vậy khi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia và các nhà làm công tác quản lý, TDTT họ đều cho rằng khi thực hiện chủ trương XHH cần có chính quyền tạo điều kiện, người dân quản lý và điều hành, nguồn vốn được huy động ở mọi nguồn lực xã hội, người dân đóng góp công sức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Hoàn thiện thiết chế và hoạt động văn hóa TDTT ở cơ sở là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình xây dựng XHH TDTT. Để khai thác, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở, Đảng ủy, Hội đồng nhân, Ủy ban nhân dân, cần chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhân dân trong việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở cơ sở. Qua đó, tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, góp phần nâng cao chất lượng sống.


Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 18

Ở một số địa phương đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất sân bãi phục vụ tập luyện TDTT và đã thành lập ban chủ nhiệm tổ chức hoạt động Nhà văn hóa xã, TDTT đã giao trách nhiệm quản lý, khai thác và sử dụng cho ban quản lý nên hoạt động khá hiệu quả. Do vậy các thiết chế văn hóa cơ sở ở nhiều địa phương đã phát huy được hiệu quả sử dụng như: Dùng làm nơi hội họp, tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật cho nhân dân; là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT; là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thanh thiếu nhi.

Thiết chế TDTT dù ở cấp xã, phường, thị trấn phải hội tụ đủ các yếu tố: Bộ máy điều hành gọn nhẹ; cơ sở vật chất sân bãi ổn định; kinh phí hoạt động và nôi dung TDTT phù hợp truyền thống và điều kiện thực tại. Những yếu tố đó hợp thành một thiết chế tổ chức không nên coi nhẹ một mặt nào khi vận hành dưới sự quản lý của Nhà nước và cơ chế XHH.

3.3.4.3. Bàn luận về xây dựng cơ sở vật chất, nguồn kinh phí cho hoạt động thể dục thể thao

Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho công tác TDTT phù hợp, Đề tài không những đưa ra giải pháp xây dựng cơ sở vật chất theo hướng XHH mà còn theo hướng phúc lợi, an sinh xã hội thông qua chương trình ưu đãi, đầu tư của Chính phủ, sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động sức dân và xã hội

Sở Giáo dục và Thể thao chỉ đạo các phòng chức năng, chuyên môn xây dựng kế hoạch, hỗ trợ về chuyên môn, lực lượng trọng tài, cơ sở vật chất, các nguồn kinh phí để tổ chức các cuộc thi đấu thể thao; tư vấn, hỗ trợ xây dựng và nhân rộng hệ thống CLB TDTT ở cơ sở; tạo điều kiện về cơ sở vật chất khi sử dụng các hạng mục, công trình thể thao để phục vụ các hoạt động TDTT cho quần chúng nhân dân ở cơ sở, tư vấn cho các đơn vị ngoài công lập trong việc xây dựng các công trình TDTT đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật nhằm phục vụ thi đấu thể thao; tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác quản lý TDTT, huấn luyện viên tại cơ sở dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về TDTT...


Để việc xây dựng cơ sở vật chất và tạo nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT quần chúng, đề tài đã phỏng vấn các chuyên gia và các nhà quản lý TDTT, chính quyền tại địa phương và được sự đồng thuận cao nhằm xác định các tổ chức đầu tư ban đầu về cơ sở vật chất đó chính là Nhà nước.

Về kinh phí cho hoạt động TDTT quần chúng của thủ đô Viêng Chăn do Nhà nước cấp cho chủ yếu là tổ chức các ngày lễ hội lớn của đất nước trung bình là 999.947kip/năm.

Về kinh phí cho hoạt động TDTT trên 09 quân, huyện là do Nhà nước cấp cho các quận, huyện mỗi năm vừa tổ chức giải thi đấu thể thao chúc mừng các ngày lễ hội, vừa tham gia các thể thao cấp huyện, trong khi đó mỗi quận, huyện trung bình chỉ được cấp 08 – 10 triệu kip/năm không đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ thể thao của người dân địa phương. Các quận, huyện hầu như phải vận động kinh phí XHH từ người dân để duy trì tổ chức các hoạt động TDTT.

Xây dựng và phát triển mạng lưới chủ nhiệm CLB, hướng dẫn viên, trọng tài nhà tài trợ cho phong trào TDTT cơ sở đó chính là quy hoạch và tạo nguồn cán bộ TDTT tại chỗ, gắn bó với phong trào TDTT lâu dài, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng theo chương trình đặc thù riêng cho địa phương, sử dụng cán bộ công tác viên, hướng dẫn viên tại chỗ như công chức xã, giáo viên thể dục tại nhà trường phổ thông các cấp, cán bộ đoàn, trưởng thôn. Trong khi đó cần xây dựng cơ chế để tạo chế độ cho những người làm công tác TDTT tự nguyện đó, có chế độ thù lao, bồi dưỡng, những điều kiện này hoàn toàn có thể giải quyết được theo chức năng nhiệm vụ để tháo gỡ những khó khăn về công tác cán bộ này.

Những năm qua, đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên thể thao ở thủ đô Viêng Chăn đã có những đóng góp quan trọng trong việc hướng dẫn người dân tập luyện các môn TDTT, tham gia tổ chức thi đấu các môn thể thao tại cơ sở và tuyển chọn, bồi dưỡng vận động viên năng khiếu, góp phần thúc đẩy phong trào TDTT ngày càng phát triển, đây là lực lượng rất cần thiết cho sự phát triển bền vững phong trào TDTT cơ sở.


Các giải pháp được lựa chọn và ứng dụng hoàn toàn phù hợp với cơ sở ứng dụng và sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo từng giai đoạn sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội nói chung, địa ban thủ đô Viêng Chăn cũng như các quận, huyện nói riêng theo hướng quản lý nhà nước.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


 Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, đề tài rút ra một số kết luận sau:

(1) Qua khảo sát thực trạng phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn bằng những tiêu chí đã lựa chọn cho thấy các chỉ số: Số người tập luyện thường xuyên; Số gia đình tập luyện TDTT; Số câu lạc bộ TDTT; Số giải thể thao quần chúng, số lượng người tham gia; Cơ sở vật chất phục vụ phong trào TDTT quần chúng; Số cán bộ thể dục thể thao quần chúng; Số kinh phí chi cho hoạt động TDTT quần chúng hàng năm tăng trưởng thấp và phân bổ chưa đồng đều giữa các quận, huyện của thủ đô. Đặc biệt, công tác TDTT quần chúng của thủ đô Viêng Chăn còn chưa có những giải pháp khoa học và phù hợp được sử dụng thường xuyên để phát triển phong trào TDTT quần chúng của thủ đô.

(2) Qua nghiên cứu, luận án đã lựa chọn được 3 nhóm, gồm 7 giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào đó là:

Nhóm giải pháp về con người bao gồm: (1) Giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp xã hội về giá trị và vai trò của TDTT; (2) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TDTT quần chúng.

Nhóm giải pháp hành chính bao gồm: (3) Hoàn thiện bộ máy quản lý TDTT; (4) Xây dựng hệ thống thi đấu TDTT quần chúng

Nhóm giải pháp kinh tế bao gồm: (5) Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa TDTT; (6) Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, và nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT; (7) Kịp thời động viên khen thưởng trong phong trào TDTT quần chúng thủ đô Viêng - Chăn;

(3) Trên cơ sở kiểm chứng khoa học, 3 nhóm gồm 7 giải pháp mà đề tài lựa chọn bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả sau 1 năm áp dụng thông qua các tiêu chí kiểm tra đánh giá các giải pháp đều tăng trưởng từ 12.99% đến 200% và các chỉ số phát triển phong trào TDTT quần chúng của thủ đô Viêng Chăn


như: Số người tập luyện thường xuyên; Số gia đình tập luyện TDTT; Số câu lạc bộ TDTT; Số giải thể thao quần chúng, số lượng người tham gia; Cơ sở vật chất phục vụ phong trào TDTT quần chúng; Số cán bộ thể dục thể thao quần chúng; Số kinh phí chi cho hoạt động TDTT quần chúng hàng năm Các chỉ số này có sự tăng trưởng từ 4.20% đến 51.91% sau khi áp dụng các giải pháp.

 Kiến nghị

Từ những kết luận trên, cho phép chúng tôi có một số kiến nghị sau:

(1) Bộ giáo dục và Thể thao, Sở giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn, Phòng thể thao quần chúng nên tiếp tục triển khai rộng rãi việc ứng dụng các giải pháp mà đề tài đã lựa chọn và đề xuất các cấp lãnh đạo để xác định những nội dung cần tập trung quản lý, chỉ đạo phong trào thể dục thể thao quần chúng đạt hiệu quả cao.

(2) Cần tiếp tục đánh giá và nghiên cứu sâu rộng hơn nữa nhằm lựa chọn được các giải pháp tối ưu phù hợp với từng quận/huyện, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý công tác TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn.


CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


(1). Koulap Keomany (2019), Actual situation of some factors affecting the mass sports movement in Vientiane capital Lao people’s democratic republic. Ministry of culture, sports and tourism Bac Ninh sport University, Page 73-74.

(2). Koulap Keomany (2021), Thực trạng phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào, Tạp chí khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao - Trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh, Số 2/2021, trang 46 -51.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022