Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 15



thao

Nhóm giải pháp kinh tế bao gồm:

Giải pháp 5: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xã hội hóa thể dục thể


Mục đích: Huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư, hỗ trợ cho phát triển

phong trào TDTT quần chúng của thủ đô.

Nội dung: Xây dựng và triển khai đề án thí điểm phát triển phong trào TDTT quần chúng cấp xã phường ở các quận, huyện của thủ đô.

Phát triển các mô hình quản lý mới cho các tổ chức hoạt động TDTT quần chúng dựa trên XHH thể thao và các đơn vị tư nhân. Đưa ra chính sách khuyến khích cộng đồng địa phương cung cấp dịch vụ TDTT quần chúng bằng cách giảm thuế thu nhập, đồng thời hỗ trợ hoạt động đào tạo, nâng cao kỹ năng tham gia cộng đồng đối với việc cung cấp dịch vụ TDTT quần chúng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Xem xét hiệu quả, đánh giá tác động và xếp hạng khen thưởng các hoạt động TDTT quần chúng dựa trên các sự kiện văn hóa, thể thao. Dựa vào đó, các tổ chức TDTT quần chúng và các doanh nghiệp sẽ xây dựng riêng cho tổ chức những kế hoạch phát triển các dịch vụ thể thao quần chúng phù hợp với năng lực cũng như đặc điểm riêng của doanh nghiệp.

Tạo nguồn quỹ cho TDTT quần chúng ngoài ngân sách Nhà nước cấp, hỗ trợ phát triển phong trào tại các địa phương.

Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 15

Tận dụng những cơ sở vật chất TDTT quần chúng ở địa phương hoạt động không hiệu quả, liên kết đầu tư với tư nhân để tối ưu hóa nguồn lực về cơ sở vật chất cho TDTT quần chúng. Tận dụng các sự kiện văn hoá để phát triển thể thao quần chúng phù hợp với địa phương.

Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng tác viên TDTT với giáo viên thể dục trường phổ thông và cán bộ đoàn cấp xã/phường để xây dựng phong trào TDTT ở cơ sở và phát hiện năng khiếu thể thao.

Tăng cường vận động thành lập, hướng dẫn hoạt động đối với các Hội thể thao quần chúng, các CLB các môn thể thao, tạo sức mạnh XHH các hoạt động TDTT trong thủ đô.


Tổ chức các hoạt động văn hoá, TDTT nông thôn: liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, hội thi, tổ chức giải thi đấu các môn TDTT ở nông thôn… xây dựng CLB TDTT ở làng, huyện, trường học, hoặc ở đơn vị cơ sở của các ngành hoạt động theo quy chế CLB TDTT ở cơ sở do Sở giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn quy định.

Cách thức tổ chức thực hiện:

Sở giáo dục và Thể thao chỉ đạo phát động phong trào XHH TDTT quần chúng sâu rộng đến tận các địa phương, khu dân cư để thu hút các nguồn đầu tư, tài trợ cho phát triển phong trào.

Hàng năm Sở giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn xây dựng kế hoạch hoạt động TDTT tham mưu cho Bộ giáo dục và Thể thao phê duyệt, liên kết phối hợp giữa các cơ quan ngành tại địa phương tổ chức thực hiện, bên cạnh đó công khai minh bạch về nội dung, quy mô tổ chức, nguồn kinh phí bố trí từ ngân sách, nguồn còn thiếu hụt, nguồn cần vận động XHH để kêu gọi các tổ chức xã hội đóng góp hỗ trợ; xây dựng cơ chế đóng góp kinh phí và vận động xã hội đóng góp kinh phí tài trợ cho công tác tổ chức phong trào và tham dự các hoạt động thi đấu thể thao của tuyến trên.

Tiêu chí đánh giá: Có đề án phát triển phong trào TDTT quần chúng theo hướng XHH được các cấp phê duyệt; Số lượng CLB do chủ sở hữu tư nhân đầu tư; Số lượng các giải thi đấu TDTT quần chúng trên địa bàn được các tổ chức hoặc cá nhân tài trợ; tạo được nguồn quỹ từ các cuộc vận động tài trợ;

Giải pháp 6: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nguồn kinh phí cho hoạt động thể dục thể thao

Mục đích:

Nhằm xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT, đảm bảo cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ và nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT quần chúng, đầu tư phát triển phong trào TDTT quần chúng sâu rộng và vững chắc.

Nội dung:

Trong quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới, các trường học phải dành quỹ đất xây dựng các công trình thể thao, khu GDTC, các điểm tập luyện TDTT


cho nhân dân, đặc biệt là thiếu nhi và người cao tuổi. Quan tâm xây dựng các công trình cùng các trang thiết bị, dụng cụ của các môn thể thao mũi nhọn, các điểm tập luyện ở các phường.

Hoàn thành việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế TDTT phường, thị trấn, trung tâm TDTT các quận, huyện, làng đáp ứng nhu cầu tập luyện của người dân.

Để đảm bảo tốt cơ sở vật chất cho thể thao quần chúng phát triển cần huy động ngân sách Trung ương hỗ trợ hoặc đảm bảo thực hiện các chương trình, dự án được phê duyệt theo quy định để thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển phong trào TDTT quần chúng. Ngoài ra mỗi địa phương cũng cần phân bố ngân sách địa phương, tạo nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển phong trào TDTT quần chúng của địa phương.

Cách thức tổ chức thực hiện:

Cấp uỷ đảng và chính quyền tiếp tục chỉ đạo và quan tâm tạo điều kiện để mỗi trường học, mỗi phường có sân chơi, bãi tập cho nhân dân trọng tâm là học sinh. Những nơi có điều kiện nên xây dựng các cơ sở tập luyện TDTT gắn liền với trường học; hình thành khu trung tâm TDTT của xã gắn với trường học, được dùng chung cho học sinh và nhân dân địa phương.

Tập trung đầu tư xây dựng trung tâm TDTT của thủ đô theo hướng đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc gia, từng bước hiện đại, có cơ chế chính sách thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động TDTT. Thực hiện cải tạo nâng cấp các công trình thể thao đã có, đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật áp dụng nhu cầu hoạt động TDTT quần chúng của thủ đô và hỗ trợ tổ chức các giải trên địa phương.

Khuyến khích và hỗ trợ các mô hình dịch vụ TDTT tư nhân hoặc doanh nghiệp để tận dụng cơ sở vật chất phát triển TDTT ở các địa phương. Tổ chức khai thác dịch vụ từ cơ sở vật chất TDTT ở các địa phương để tạo nguồn thu cho TDTT.

Tiêu chí đánh giá: Số lượng sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị tập luyện; Kinh phí dùng để phát triển phong trào TDTT quần chúng (kinh phí từ nguồn


ngân sách nhà nước và kinh phí ngoài nguồn ngân sách (từ nguồn khai thác dịch vụ, tài trợ...).

Giải pháp 7: Kịp thời động viên khen thưởng trong phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn

Mục đích:

Kịp thời biểu dương, khen thưởng, vinh danh những tổ chức, cá nhân đã có những thành tích xuất sắc, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện chính sách XHH TDTT. Đặc biệt vinh danh những doanh nhân kinh doanh trong lĩnh vực TDTT, những CLB, những tổ chức xã hội về TDTT đã tập hợp rộng rãi nhiều hội viên tham gia tập luyện, xây dựng những thần tượng về TDTT nhằm lôi kéo lớp trẻ tích cực tham gia sinh hoạt TDTT lành mạnh.

Nội dung:

Thi đua khen thưởng trong hoạt động TDTT được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực của TDTT như TDTT quần chúng; TDTT trong nhà trường; TDTT trong lực lượng vũ trang; TDTT trong công nhân viên chức, lao động, người cao tuổi, phụ nữ, thanh niên; TTTTC, thể thao chuyên nghiệp, thể thao giải trí… có thành tích xuất sắc đều được xét khen thưởng xứng đáng cả về tinh thần và vật chất.

Công tác khen thưởng phải kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, đúng người, đúng việc, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn làm thước đo khen thưởng. kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần và khuyến khích vật chất. Một hình thức khen thưởng có thể áp dụng nhiều lần cho nhiều đối tượng, thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể và những người tiếp thừa hành nhiệm vụ. đảm bảo thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.

Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong hoạt động TDTT là xây dựng, ban hành và tổ chức chỉ dạo thực hiện các chính sách khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực TDTT. Đồng thời tổ chức và hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua yêu nước chung


của cả nước và các đợt thi đua riêng cho mỗi đối tượng cụ thể trong lĩnh vực TDTT; xây dựng điểm các mô hình hoạt động thể thao để rút kinh nghiệm nhân rộng thành phong trào thi đua tiên tiến về TDTT cho từng đối tượng, địa bàn và cả nước.

Ban hành các tiêu chí thi đua khen thưởng trong hoạt động TDTT đòi hỏi phải rất cụ thể, khoa học, dễ hiểu, thống nhất, phù hợp với thực tiễn là khâu quan trọng bảo đảm tính khả thi có hiệu quả cao của phong trào thi đua. Các biện pháp và hình thức thi đua trong hoạt động này cũng rất phong phú đa dạng bởi có nhiều đối tượng khác nhau nhất là các phong trào TDTT quần chúng còn phải tính đến yếu tố vùng, miền, phong tục tập quán của các dân tộc. Công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá phong trào thi đua thường xuyên, đột xuất vô cùng quan trọng, có kiểm tra đánh giá khách quan trung thực, chính xác thì mới khen thưởng đúng người có công, phong trào thi đua khi ấy mới có nhiều người hưởng ứng thi đua đích thực. Tổng kết đánh giá phong trào thi đua và thường xuyên nghiên cứu để đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp thi đua khen thưởng là nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về TDTT.

Cách thức tổ chức thực hiện:

(1). Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn tổ chức phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua của toàn ngành, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành.

(2). Sở giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn, khen thưởng tham mưu, phối hợp với cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đề xuất với Bộ trưởng về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức phong trào thi đua; hướng dẫn dân tộc kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong ngành; thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng trình Hội đồng Thi đua – khen thưởng


Bộ giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn xem xét, trình Bộ trưởng xét tặng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

(3). Vụ trưởng vụ thể thao quần chúng, GDTC và giáo dục nghệ thuật, có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cấp uỷ đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ cùng cấp cụ thể hoá nội dung, chỉ tiêu, các biện pháp tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thiện hiện; sơ kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến; đề xuất khen thưởng và kiến nghị đổi mới công tác Thi đua – khen thưởng Bộ yêu cầu.

(4). Phòng thể thao quần chúng có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện gương người tốt, việc tốt, cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua để nêu gương, nhân rộng, phổ biến các điển hình tiên tiến; phê phán các hiện tượng tiêu cực và hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

(5). Cá nhân, tập thể được đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định về trình tự, thủ tục và thời hạn gửi hồ sơ, để nghị khen thưởng theo quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Tiêu chí đánh giá: Số lượng đơn vị, địa phương được khen thưởng về phong trào TDTT quần chúng hàng năm; số lượt quần chúng được khen thưởng vì có thành tích trong phong trào, thành tích trong thi đấu giải TDTT quần chúng các cấp của thủ đô.

3.2.4. Bàn luận về lựa chọn giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng thủ đô Viêng Chăn.

3.2.4.1. Bàn luận về tính phù hợp của giải pháp trong công tác TDTT quần chúng

Xuất phát những nguồn tư liệu trong và ngoài nước cùng với các nguyên tắc quản lý và phát triển phong trào TDTT quần chúng trong điều kiện thực tiễn ở thủ đô Viêng Chăn, khi lựa chọn giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn cần phải đảm bảo giải pháp đưa ra phải phù hợp


với thực tiễn. Trong đó để nhấn mạnh đến mức độ phù hợp với hội nhập quốc tế và văn hoá – luật pháp nước Lào. Các giải pháp phải mang tính khả thi và được lựa chọn một cách khoa học.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài xây dựng giải pháp phù hợp với định hướng, mục tiêu chung của ngành, sự chỉ đạo của Chính phủ trong giai đoạn phát triển TDTT trong thời gia tới, trong chiến lược phát triển đến năm 2020 được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 056/BT-GDTT ngày 12-15/02/2013 cũng đã nhận định: “về cơ chế, thể chế quản lý nhà nước về TDTT tiếp tục được củng cố và hoàn thiện; đã hình thành các tổ chức xã hội về TDTT...” về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển TDTT, kết hợp đến năm 2020 đã định hướng: “thực hiện hóa các hoạt động TDTT, kết hợp với kinh doanh TDTT với công tác cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Mở rộng giao lưu, giao hữu và hợp tác quốc tế về thể dục, thể thao...”, “củng cố, tăng cường hệ thống thiết chế về quản lý các mô hình CLB TDTT... ban hành thiết chế văn hóa – thể thao từng cụm, điểm dân cư gắn kết với quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị - nông thôn mới... thành lập, hướng dẫn và hỗ trợ đối với các Hội đồng thể dục, thể thao, CLB TDTT cở cấp làng, quận, huyện...”

Thể dục thể thao Lào nói chung sớm hội nhập quốc tế, có nhiều cơ hội tiếp cận với xu thế toàn cầu. Trong những năm gần đây, chính phủ các quốc gia ngày càng quan tâm và tích cực tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động TDTT quần chúng, nhất là tăng cường đầu tư xây dựng các công trình công cộng về TDTT và thúc đẩy phát triển, kinh doanh dịch vụ TDTT giải trí; chương trình GDTC trong cơ sở giáo dục đào tạo các cấp được cải cách theo hướng học sinh được tự chọn các nội dung hoạt động TDTT phù hợp với đặc điểm thể lực, tâm – sinh lý cá nhân.

Những giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng phải phù hợp với định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước và ngành thể thao quần chúng, cũng như nhu cầu tham gia hoạt động TDTT của người dân. Mục đích của các giải pháp phải hướng tới việc củng cố và tăng cường sức khoẻ, sự sử dụng tích cực thời gian nhàn rỗi, mang lại lợi ích kinh tế. Đồng thời phải huy động được


những nguồn lực xã hội để nhanh chóng thúc đẩy phong trào TDTT quần chúng phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Đề tài lựa chọn được 3 nhóm, gồm 7 giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào đó là: Nhóm giải pháp về con người bao gồm 02 giải pháp; Nhóm giải pháp hành chính bao gồm 02 giải pháp; Nhóm giải pháp kinh tế bao gồm 03 giải pháp, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mà thông qua hội thảo đã được các chuyên gia, các nhà quản lý công tác TDTT của địa phương ứng dụng các giải pháp được lực chọn trong công tác phát triển phong trào TDTT cơ sở đó là: Giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp xã hội về giá trị và vai trò của TDTT; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TDTT quần chúng; Hoàn thiện bộ máy quản lý TDTT; Xây dựng hệ thống thi đấu TDTT quần chúng; Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa TDTT; Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, và nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT; Kịp thời động viên khen thưởng trong phong trào TDTT quần chúng thủ đô Viêng - Chăn;

Từ việc ứng dụng đồng bộ 07 giải pháp được lựa chọn trong công tác phát triển phong trào TDTT quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn, sau khi ứng dụng vào 09 phòng Giáo dục và Thể thao quận, huyện: Sikhottabong, Chanthabouly, Saysettha, Sisattanak, Hatsaiphong, Sangthong, Nasaithong, Saythany và Phaknguem.

Giải pháp XHH huy động, khai thác, tận dụng tối đa các sân vận động, nhà văn hóa làng, sân thường, bãi đất trống làm nơi tổ chức các hoạt động TDTT, sinh hoạt cộng đồng. Quận, huyện đã có quy hoạch quỹ đất cho công tác phát triển TDTT, có cơ chế và chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư và việc phát triển phong trào TDTT làm cho gánh nặng về nguồn vốn, kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật chất phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ đời sống của nhân dân được giảm nhẹ, thường xuyên tổ chức các giải đấu giao hữu, giải đấu nội bộ và tham gia tương đối đầy đủ các cuộc thi đấu do thành phố tổ chức và đã đạt được nhiều giải cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022