Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 16


3.2.4.2. Bàn luận về đào tạo cộng tác viên, hướng dẫn viên:

Sở giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn phối hợp với Phòng Giáo dục và Thể thao quận, huyện mở được nhiều lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác TDTT và các cộng tác viên, hướng dẫn viên tại cơ sở với số lượng người tham gia đông đảo, ngoài ra còn sử dụng đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên là thầy, cô đang giảng dạy TDTT tại nhà trường phổ thông các cấp đóng trên địa bàn làm cho đội ngũ được đông đảo và đáp ứng yêu cầu về chuyên môn.

Nhờ vậy số lượng người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên tăng, số hộ gia đình thể thao tăng, số CLB trong các cơ sở tăng; cơ sở vật chất được cải thiện, giảm gánh nặng về kinh phí cho nhà nước; Hình thành được hệ thống thi đấu trong địa phương, tạo được hiệu ứng lan tỏa ra các cơ sở khác làm cho phong trào TDTT của toàn quận, huyện có sự phát triển vượt bậc, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt TDTT của nhân dân và học sinh, phục vụ mọi nhiệm vụ chính trị của địa phương, tăng cường sự đoàn kết, giao lưu, hiểu biết giữa các xã, đơn vị, góp phần xây dưng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới và an ninh quốc phòng địa phương.

3.2.4.3. Bàn luận về cơ chế chính sách khuyến khích XHH:

Chính sách về hỗ trợ nguồn nhân lực: Dành tỷ lệ tổng số tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của thủ đô cho cơ sở thực hiện XHH tham gia chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức; hỗ trợ kinh phí tham gia chương trình đào tạo bồi dưỡng như cán bộ, viên chức khối đơn vị sự nghiệp công lập; hỗ trợ việc sắp xếp tuyển dụng nhân lực đối với các cơ sở sự nghiệp công lập chuyển sang cơ sở công lập áp dụng cơ chế XHH.

Chính sách cho thuê nhà, cơ sở hạ tầng: Ủy ban nhân dân thủ đô ban hành quy chế, chặt chẽ để thực hiện cho thuê nhà, cơ sở hạ tầng để cung cấp các dịch vụ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của thủ đô về công tác TDTT quần chúng. Hàng năm căn cứ khả năng ngân sách của thủ đô, ưu tiên dành kinh phí để đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Ngoài XHH hoạt động TDTT theo chủ trương của nhà nước và có chính sách hỗ trợ của nhà nước, các ngành chủ quản TDTT cần phải có sự phối hợp


với nhiều ban ngành, đoàn thể đặc biệt là lực lượng vũ trang, giáo dục, văn hóa và các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân khác trong và ngoài công lập... để chủ trương đầu tư, khai thác cơ sở vật chất các cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn nhằm phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp đáp ứng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, rèn luyện TDTT của nhân dân.

Như vậy, có thể hiểu XHH TDTT là sự phối hợp hoạt động của mọi lực lượng xã hội theo một định hướng, một chiến lược quốc gia nhằm làm cho TDTT trở thành sự nghiệp của nhân dân, của toàn xã hội. Bản chất của XHH TDTT là nhằm tạo ra động lực và nguồn lực mới cho sự phát triển TDTT, đưa các hoạt động TDTT đến với toàn dân; làm cho nhân dân tự giác, tự nguyện tham gia giải quyết và đáp ứng những nhu cầu hưởng thụ các giá trị của TDTT, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm quản lý thống nhất của Nhà nước. Việc XHH lĩnh vực TDTT sẽ tạo điều kiện cho sự nghiệp TDTT phát triển mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn và một số hoạt động sẽ phát triển theo hướng kinh doanh dịch vụ. Phát triển các tổ chức xã hội, nghề nghiệp về TDTT sẽ thu hút được đông đảo quần chúng tham gia hoạt động TDTT, phát huy được các nguồn lực và khả năng sáng tạo của nhân dân.

Nhiều năm qua ở thủ đô Viêng Chăn xúc tiến được một số kết quả về XHH TDTT như trên. Song do điều kiện còn hạn chế về cơ sở vật chất tình hình kinh tế và đầu tư cho TDTT còn hạn chế, công tác kế hoạch chưa rõ ràng, đặc biệt động viên và phát huy vai trò của tổ chức quần chúng cho các hoạt động TDTT còn hạn chế cho nên kết quả XHH TDTT cũng không thu được cao.

3.3. Ứng dụng và đánh giá giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn.

3.3.1. Tổ chức thực nghiệm giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn.

Sau khi lựa chọn được các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn, luận án tiến hành tổ chức thực nghiệm các giải


pháp theo nội dung và cách thức tổ chức thực hiện đã được xây dựng trong mỗi giải pháp.

Việc ứng dụng các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào được tiến hành trong vòng 12 tháng, từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019.

Quá trình tổ chức thực nghiệm được tiến hành tổ chức triển khai đồng bộ 7 giải pháp đã lựa chọn trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn, đó là:

Nhóm giải pháp về con người bao gồm:

(1). Giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp xã hội về giá trị và vai trò của TDTT;

(2). Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TDTT quần chúng;

Nhóm giải pháp hành chính bao gồm:

(3). Hoàn thiện bộ máy quản lý TDTT;

(4). Xây dựng hệ thống thi đấu TDTT quần chúng;

Nhóm giải pháp kinh tế bao gồm:

(5). Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa TDTT;

(6). Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, và nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT;

(7). Kịp thời động viên khen thưởng trong phong trào TDTT quần chúng thủ đô Viêng Chăn;

Sau thực nghiệm kết quả của phong trào TDTT quần chúng của thủ đô Viêng Chăn sẽ được so sánh theo hình thức tự đối chiếu về kết quả thực hiện các giải pháp và hiệu quả giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng đã ứng dụng. Cách đánh giá cụ thể như sau:

Kết quả thực hiện các giải pháp được kiểm tra, đánh giá qua các tiêu chí đã xây dựng của mỗi giải pháp.

Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng của thủ đô Viêng Chăn căn cứ theo các tiêu chí đã xác định ở mục 3.1, gồm:

Số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; Số gia đình thể thao;


Số câu lạc bộ thể dục thể thao;

Số giải thể thao tổ chức trong năm;

Cơ sở vật chất phục vụ phong trào thể dục thể thao quần chúng; Số cán bộ thể dục thể thâo quần chúng;

Số kinh phí chi cho hoạt động thể dục thể thao quần chúng.

3.3.2. Kết quả cụ thể của quá trình thực nghiệm trong từng giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn.

Nhóm giải pháp về con người bao gồm:

Giải pháp 1: Giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp xã hội về giá trị và vai trò của thể dục thể thao

Để tiến hành giải pháp giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp xã hội về giá trị và vai trò của TDTT cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đặc biệt cơ quan thông tin đại chúng để đưa tri thức TDTT đến với mọi người dân nhằm cuốn hút ngày càng đông đảo người dân thủ đô Viêng Chăn đến với thể thao.

Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, đài truyền hình, mạng internet để tổ chức tuyên truyền thật sâu rộng trong cộng đồng nhân dân thủ đô về vai trò, tác dụng của TDTT đối với sức khoẻ và cuộc sống. Định hướng mọi người, mọi đơn vị nhận thức thật đầy đủ về công tác TDTT và chính sách XHH TDTT, để mỗi tổ chức, mỗi người dân trong địa bàn thủ đô tích cực tham gia hoạt động TDTT và thực hiện chính sách XXH TDTT. Kết quả ứng dụng giải pháp 1 được trình bày ở bảng 3.15.


Bảng 3.15. Kết quả thực hiện giải pháp giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp xã hội về giá trị và vai trò của

thể dục thể thao


TT

Nội dung

Đơn vị

tính

Năm

2018

Năm

2019

W

(%)


1

Số lượng hội nghị quán triệt dành cho

lãnh đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị


Buổi/năm


4


15


115

2

Số lượng buổi phát thanh trên các đài

truyền thanh

Buổi/tuần

1

3

100

3

Số đợt tuyên truyền về tác dụng của

việc tập luyện TDTT

Đợt/năm

10

30

100

4

Thời lượng các buổi phát sóng truyền

hình ở địa phương

Phút/buổi

10

40

120

5

Số lượng bài báo trên các trang báo

của địa phương

Bài/tuần

1

5

133.33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 16

Qua bảng 3.15 cho thấy: sau 1 năm thực hiện giải pháp giáo dục chính trị, tư tưởng nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp xã hội về giá trị và vai trò của TDTT đã đạt được hiệu quả rõ rệt, cụ thể:

Số lượng hội nghị quán triệt dành cho lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị từ 4 buổi/năm trước thực nghiệm, tăng thành 15 buổi/năm sau thực nghiệm. Tổng số lượng hội nghị quán triệt dành cho lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị tăng 11 buổi/năm, đạt tỷ lệ tăng trưởng 115%.

Số lượng buổi phát thanh trên các đài truyền thanh từ 1 buổi/tuần trước thực nghiệm, tăng thành 3 buổi/tuần sau thực nghiệm đạt tỷ lệ tăng trưởng 100%. Tổng số lượng buổi phát thanh trên các đài truyền thanh tăng 2 buổi/tuần,

Số đợt tuyên truyền về tác dụng của việc tập luyện TDTT từ 10 đợt/năm trước thực nghiệm, tăng thành 30 đợt/năm sau thực nghiệm đạt tỷ lệ tăng trưởng 100%. Tổng số đợt tuyên truyền về tác dụng của việc tập luyện TDTT tăng 20 đợt/năm.

Thời lượng các buổi phát sóng truyền hình ở địa phương tăng từ 10 phút/buổi trước thực nghiệm, tăng thành 40 phút/buổi sau thực nghiệm đạt


tỷ lệ tăng trưởng 120%. Tổng số thời lượng các buổi phát sóng truyền hình ở địa phương tăng 30 phút/buổi.

Số lượng bài báo trên các trang báo của địa phương tăng từ 1 bài/tuần trước thực nghiệm, tăng thành 5 bài/tuần sau thực nghiệm đạt tỷ lệ tăng trưởng 133.33%. Tổng số lượng bài báo trên các trang báo của địa phương tăng 4 bài/tuần.

Giải pháp 2: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thể dục thể thao quần chúng

Để ứng dụng giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TDTT quần chúng, sở Giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn đã xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ phát triển phong trào TDTT quần chúng và phối hợp với Cục TDTT Lào tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý và phát triển phong trào TDTT quần chúng ở các địa phương cho các đối tượng cán bộ. Kết quả thực hiện giải pháp được trình bày ở bảng 3.16.

Bảng 3.16. Kết quả thực hiện giải pháp Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thể dục thể thao quần chúng

TT

Nội dung

Đơn vị

tính

Năm

2018

Năm

2019

W

(%)

1

Số lượng lớp bồi dưỡng cho cán

bộ TDTT quần chúng

Buổi/năm

1

5

133.33

2

Số cán bộ quản lý TDTT quần

chúng được đào tạo, bồi dưỡng

Người

95

287

100

3

Số cán bộ phong trào, hướng dẫn

viên TDTT được bồi dưỡng

Người

50

145

97.43

Qua bảng 3.16 cho thấy: Sau 1 năm thực hiện giải pháp Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TDTT quần chúng đã đạt được hiệu quả rõ rệt, cụ thể:

Số lượng lớp bồi dưỡng cho cán bộ TDTT quần chúng tăng từ 1 buổi/năm trước thực nghiệm, tăng thành 5 buổi/năm sau thực nghiệm đạt tỷ lệ tăng trưởng 133.33%. Tổng số lượng lớp bồi dưỡng cho cán bộ TDTT quần chúng tăng 4 buổi/năm.

Số cán bộ quản lý TDTT quần chúng được đào tạo, bồi dưỡng tăng từ 95 người trước thực nghiệm, tăng thành 278 người sau thực nghiệm, đạt tỷ lệ tăng


trưởng 100%. Tổng số cán bộ quản lý TDTT quần chúng được đào tạo, bồi dưỡng tăng 192 người.

Số cán bộ phong trào, hướng dẫn viên TDTT được bồi dưỡng từ 50 người trước thực nghiệm, tăng thành 145 người sau thực nghiệm, đạt tỷ lệ tăng trưởng 97.43%. Tổng số cán bộ phong trào, hướng dẫn viên TDTT được bồi dưỡng tăng 95 người.

Nhóm giải pháp hành chính bao gồm:

Giải pháp 3: Hoàn thiện bộ máy quản lý thể dục thể thao

Để triển khai giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý TDTT, Sở giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn cùng các cấp có thẩm quyền đã tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ TDTT quần chúng từ cấp thủ đô tới các quận, huyện, về số lượng, trình độ chuyên môn, vị trí việc làm … để sắp xếp, điều chỉnh lại nếu cần thiết.

Thực hiện việc rà soát hệ thống chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển TDTT quần chúng của thủ đô. Xây dựng và từng bước hoàn thiện những văn bản pháp lý cần thiết để phát triển TDTT quần chúng như: Các văn bản, tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển phong trào TDTT quần chúng; Quy định về hệ thống các giải TDTT quần chúng từ cấp thủ đô đến các quận, huyện; Quy định về thi đua, khen thưởng trong hoạt động TDTT quần chúng ở thủ đô Viêng Chăn;… Kết quả thực hiện giải pháp được trình bày ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Kết quả thực hiện giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý

thể dục thể thao


TT

Nội dung

Đơn vị tính

Năm

2018

Năm

2019

W

(%)

1

Số lần rà soát đội ngũ cán bộ

TDTT

Lần/năm

0

2

200

2

Số lượng văn bản, quy định

được ban hành

Văn

bản/năm

2

8

120

Qua bảng 3.17 cho thấy: sau 1 năm thực hiện giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý đã đạt được hiệu quả rõ rệt, cụ thể:


Số lần rà soát đội ngũ cán bộ TDTT trước thực nghiệm chưa được thực hiện, năm 2019 đã có 2 lần/năm. Tổng số lần rà soát đội ngũ cán bộ TDTT tăng 2 lần/năm, đạt tỷ lệ tăng trưởng 200%.

Số lượng văn bản, quy định được ban hành từ 2 văn bản/năm trước thục nghiệm, tăng thành 8 văn bản/năm sau thực nghiệm. Số lượng văn bản, quy định được ban hành tăng 6 văn bản/năm, đạt tỷ lệ tăng trưởng 120%.

Giải pháp 4: Xây dựng hệ thống thi đấu thể dục thể thao quần chúng

Để thực hiện giải pháp xây dựng hệ thống thi đấu TDTT quần chúng, Sở giáo dục và Thể thao thủ đô Viêng Chăn căn cứ vào quy định về hệ thống các giải TDTT quần chúng từ cấp thủ đô đến các quận, huyện đã được ban hành, đồng thời thiết kế và tổ chức kết hợp đan xen hệ thống thi đấu TDTT quần chúng với hệ thống thi đấu trong huấn luyện thể thao để kích thích phong trào.

Khuyến khích hình thức tổ chức các đội thể thao của làng, huyện, trường học, hoặc của đơn vị cơ sở của các ngành được thành lập và duy trì để tham gia các cuộc thi đấu ở cơ sở. Thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao quần chúng bảo gồm: Giải thể thao theo đối tượng: gia đình, phụ nữ, công chức, viên chức, nông dân, công nhân, người khuyết tật; Giải thể thao các lứa tuổi; Hội thể thao; Giải thể thao chúc mừng các ngày lễ hội lớn trong nước… Kết quả thực hiện giải pháp 4 được trình bày ở bảng 3.18.

Bảng 3.18. Kết quả thực hiện giải pháp xây dựng hệ thống thi đấu thể dục thể thao quần chúng

TT

Nội dung

Đơn vị

tính

Năm

2018

Năm

2019

W

(%)

1

Số lượng giải thi đấu cấp thủ đô

Giải

11

23

70

2

Số lượng quần chúng tham gia giải thi

đấu cấp thủ đô

Người

1.779

3.205

57.22

3

Số lượng giải thi đấu cấp quận, huyện

Giải

93

137

38.26

4

Số lượng quần chúng tham gia giải thi

đấu cấp quận, huyện

Người

6.121

9.105

39.19

Qua bảng 3.18 cho thấy: Sau 1 năm thực hiện giải pháp xây dựng hệ thống thi đấu TDTT quần chúng đã đạt được hiệu quả rõ rệt, cụ thể:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022