Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cuối tuần ở thị xã Sơn Tây - 2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song nhìn

chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn không ngừng tăng trưởng. Bên cạnh

những hiệu quả tích cực, sự phát triển của nền kinh tế cũng gây nên sức ép không nhỏ đến mọi mặt của đời sống. Ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, sức ép công việc ngày càng lớn… đe dọa đến sức khỏe của cộng

đồng. Để đối phó với tình trạng này, người dân có xu hướng tìm đến

những nơi có môi trường tự nhiên trong lành, có cảnh quan yên tĩnh để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí vào những ngày nghỉ, lễ tết, nhất là những ngày nghỉ cuối tuần. Đặc biệt hiện nay ngày nghỉ cuối tuần được tăng lên người dân có nhiều cơ hội để thường xuyên thực hiện nhiều chuyến đi với mục đích vui chơi, giải trí, giải tỏa tâm lí, stress vào dịp thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Hoạt động đó gọi là du lịch cuối tuần (DLCT).

Cho đến nay DLCT đã và đang trở thành một hoạt động du lịch phổ biến đối với người dân cả nước đặc biệt là cư dân các thành phố lớn như

Hồ Chí Minh, Hà Nội… Điểm đến của họ thường là những nơi có thiên

nhiên hoang sơ, mát mẻ, không khí trong lành, khoảng cách không xa, đi lại dễ dàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Sơn Tây cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Tây Bắc. Từ Hà Nội có thể dễ dàng đến Sơn Tây theo đường quốc lộ 32 hay đại lộ Thăng Long. Là vùng đất bán sơn địa, Sơn Tây có nhiều thắng cảnh tự nhiên từ lâu đã trở nên nổi tiếng như Đồng Mô – Ngải Sơn, Khoang Xanh – Suối Tiên... Bên cạnh đó, Sơn Tây cũng có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị như Chùa Mía, Thành cổ Sơn Tây, Làng cổ Đường Lâm đất hai vua, Đền Và thờ đức thánh Tản Viên. Thêm vào đó, việc xây dựng Làng Văn hóa –


Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cuối tuần ở thị xã Sơn Tây - 2

Du lịch các Dân tộc Việt Nam sẽ làm tăng sức hấp dẫn của vùng đất này. Thấy được thế mạnh đó, trong thời gian gần đây, Sơn Tây đã rất chú trọng phát triển du lịch. Nhiều loại hình du lịch, sản phẩm du lịch đã ra đời. Đặc biệt là sau khi toàn bộ tỉnh Hà Tây đã hợp nhất với Hà Nội (1/8/2008) hoạt động du lịch Sơn Tây đã khởi sắc rõ rệt. Mặc dù vậy, Sơn Tây vẫn chưa định hình được loại hình du lịch nào là đặc trưng, là thế mạnh của mình. Có một số ý kiến cho rằng, Sơn Tây nên tập trung vào phát triển DLCT. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Chính vì vậy việc “nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cuối tuần ở Sơn Tây” là một việc làm cần thiết và cấp bách.

2. Lịch sử nghiên cứu

Việc nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên, KTXH phục vụ mục đích phát triển DLCT đã được một số tác giả đề cập đến như sau: Trên thế gii

Trên thế giới cũng có một số tác giả nghiên cứu về DLCT như Bovy, Lozato Giotart, Boniface và Cooper, Radu – Daniel Pintilii …

Baud

Một trong những tác giả đi tiên phong trong nghiên cứu DLCT là Baud Bovy (1977) ông đã nghiên cứu và cho rằng những thành phố trên 1 triệu dân thường có tới 41% số hộ có ngôi nhà thứ hai dùng để nghỉ cuối tuần. Còn Lozato Giotart (1987) thì cho rằng DLCT là những chuyến đi ngắn ngày vào cuối tuần (không nhất thiết phải trên 24 giờ) với những mục đích khác nhau. [Nguyễn Thị Hải (2002), tr. 12]

Boniface và Cooper (1993) trong nghiên cứu của mình lại cho rằng DLCT là đi trốn những điểm tập trung dân cư và những trung tâm công nghiệp.

Radu – Daniel Pintilii (2010), khi nghiên cứu vùng Bucharest, Rumani

cho rằng DLCT như

một công cụ, chính sách để

phát triển kinh tế

địa


phương. Nó dẫn tới sự gia tăng cạnh tranh giữa các lĩnh vực kinh tế khác, tạo thêm công ăn việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp và tăng phúc lợi cho người dân địa phương. Theo ông cần hiểu hoạt động DLCT là tất cả các loại hình du lịch ngắn ngày (3 đến 5 ngày) thực hiện đặc biệt vào cuối tuần. Mục đích của khách đi DLCT là để thoát khỏi những căng thẳng, áp lực hàng ngày, phục hồi cơ thể sau một tuần làm việc mệt mỏi.

Ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có không ít tác giả

nghiên cứu về

DLCT như

Đặng

Duy Lợi, Nguyễn Thị Hải, Sơn Hồng Đức, Đinh Trung Kiên…

Một trong những tác giả đi tiên phong trong nghiên cứu DLCT là Đặng Duy Lợi (1992). Ông tập trung nghiên cứu các điều kiện để xây dựng các điểm DLCT cho người dân thủ đô. Trong Luận án PTS của mình năm 1992, tác giả đã nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên huyện Ba Vì phục vụ mục đích phát triển du lịch. Trong các công trình, tác giả đã đưa ra các phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch và lấy ví dụ cụ thể ở huyện Ba Vì.

Nguyễn Thị Hải (1997, 1998, 2000, 2002) được ghi nhận là người có nhiều nghiên cứu nhất về DLCT. Trong các công trình của mình, tác giả đã

tổng quan, phân tích các công trình nghiên cứu của các học giả trong và

ngoài nước về

DLCT. Trên cơ sở

đó tác giả

đã đề

xuất định nghĩa về

DLCT, đã trình bày được cơ sở lí luận và thực tiễn về điều kiện phát triển DLCT cũng như các phương pháp đánh giá các điều kiện địa lý tự nhiên để phát triển DLCT. Trong các công trình của mình tác giả đã đưa ra định nghĩa về DLCT: “Du lịch cuối tuần là một dạng hoạt động của dân cư các đô thị, thành phố, khu công nghiệp hoặc nơi tập trung dân cư, vào những ngày

nghỉ

cuối tuần,

ở vùng ngoại ô hay phụ

cận, có điều kiện dễ

hòa nhập


nhất với thiên nhiên nhằm nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.” [Nguyễn Thị Hải (2002), tr. 14]

Sơn Hồng Đức (2004) trong Du lịch và kinh doanh lữ hành đã gọi mục đích của khách đi DLCT là “đi tìm sự thay đổi so với cái nhàm chán hằng ngày”. Mục đích cơ bản của các chuyến đi DLCT là nhằm giải tỏa căng thẳng, thoát khỏi những áp lực của cuộc sống hàng ngày và phục hồi sức khỏe. Khách du lịch có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, miễn sao thoát khỏi cái nhàm chán hằng ngày là được.

Đinh Trung Kiên và cộng sự (2005), đã đi sâu nghiên cứu về tiềm năng

và định hướng phát triển DLCT ở vùng du lịch 1 (lựa chọn điển hình Hà

Tây và Bắc Ninh) cho thị trường khách Hà Nội. Ông đã định nghĩa DLCT là loại hình du lịch thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe, tinh thần và những nhu cầu khác của khách du lịch (đối tượng này chủ yếu là cư dân các đô thị và khu công nghiệp). Trên cơ sở phân tích đặc điểm nhu cầu của khách Hà Nội, đánh giá những mặt mạnh, yếu của du lịch Hà Tây và Bắc Ninh, Ông đã đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể để hai tỉnh này có thể phát triển tốt loại hình DLCT phục vụ khách tới từ Hà Nội. Đinh Trung Kiên (2003) cho rằng Hà Tây hội tụ nhiều điều kiện phù hợp và hấp dẫn, là điểm DLCT lý tưởng của người Hà Nội và khách quốc tế lưu trú trên địa bàn. Hà Tây có nguồn tài nguyên du lịch (TNDL) khá đa dạng như các khu du lịch Thác đa, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Mơ, Suối Ngọc, Đồng Mô, Vườn Quốc Gia Ba Vì, Thành Cổ Sơn Tây… Để khai thác tốt hơn tiềm năng DLCT ở Hà Tây, cần phải tính tới định hướng phát triển sao cho Hà Nội phải là thị trường khách chính và thực hiện một số giải pháp về quy hoạch, đào


tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực, thực hiện bảo vệ môi trường du lịch.

Đào Minh Ngọc (2007) cũng tìm hiểu về phát triển hoạt động DLCT ở Tiền Giang. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về phát triển hoạt động DLCT, đưa ra khái niệm về DLCT tiếp cận theo

hai hướng kinh tế và xã hội, nêu ra những điều kiện cung, cầu, tuyến

chuyển tiếp để phát triển hoạt động DLCT của Tiền Giang. Đồng thời tác giả đã đưa ra những định hướng thị trường mục tiêu, các giải pháp về quy hoạch, đầu tư, sản phẩm – dịch vụ, quản lý, marketing để phát triển hơn nữa hoạt động DLCT ở Tiền Giang.

Quách Minh Châu (2011) đã nghiên cứu về phát triển hoạt động DLCT

ở Bình Dương. Tác giả

nêu những mặt thuận lợi về

TNDL tự

nhiên và

TNDL nhân văn của tỉnh Bình Dương để

phục vụ

phát triển hoạt động

DLCT nơi đây, đồng thời đánh giá được nhưñ g thành công cũng như các

mặt tồn tại, từ đó đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần đẩy mạnh tiến trình phát triển của ngành du lịch Bình Dương. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này mới chỉ tập trung ở cung du lịch chứ chưa đề cập đến vấn đề nhu cầu đi du lịch của người dân ở đây.

Những công trình khoa học trên là nguồn tài liệu rất quý giá, cung cấp cơ sơ lý luận và bài học kinh nghiệm, giúp tác giả có thể hoàn thành được luận văn của mình.

Xuân Thu (2013) trong bài viết của mình cho rằng Sơn Tây sẽ trở

thành trung tâm văn hóa, du lịch, nghỉ dưỡng. Xác định Sơn Tây là một trong năm đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội, phát triển trong chùm đô thị vệ tinh thủ đô trên nền tảng đô thị thị xã Sơn Tây. Định hướng phát triển Sơn Tây theo hướng du lịch, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái và dịch vụ giao


thông vận tải. Như

vậy, Sơn Tây giữ

một vai trò quan trọng trong phát

triển kinh tế và phát triển du lịch đối với cả nước.

Vấn đề phát triển du lịch ở Sơn Tây cũng có khá nhiều công trình và bài viết đề cập đến như Thẩm Quốc Chính, Nguyễn Thị Thanh Thùy, Đỗ Đức Phong, Nguyễn Phương Thảo, Khuất Hữu Oanh…

Thẩm Quốc Chính (2007), và Nguyễn Thị Thanh Thùy (2007) đều

nghiên cứu các điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như CSHT vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực ở thị xã Sơn Tây để phát triển hai loại hình du lịch đó là golf và du lịch sinh thái.

Khuất Hữu Oanh (2007) đã nghiên cứu vấn đề tiềm năng và định

hướng phát triển du lịch trên địa bàn Sơn Tây. Tác giả đã trình bày được các đặc điểm tự nhiên, KTXH cũng như các tiềm năng để phát triển du lịch ở

Sơn Tây, tập trung vào phương pháp đánh giá, dự

báo các chỉ

tiêu về du

lịch, số lượng khách đến, nhu cầu lao động cho du lịch, doanh thu. Đồng thời đề ra các giải pháp, định hướng phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm, chương trình du lịch chung cho Sơn Tây.Trong nghiên cứu này tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch chung của Sơn Tây

chứ chưa đi sâu tìm hiểu về phát triển một loại hình du lịch cụ thể ở Sơn Tây.

Tiếp theo, Đỗ Đức Phong (2008) nghiên cứu về xây dựng mô hình phát triển du lịch ở Làng cổ Đường Lâm. Tác giả đã nêu ra thực trạng du lịch làng cổ Đường Lâm và mô hình du lịch hiện tại của nó với sản phẩm đặc trưng là di sản làng cổ. Đồng thời đề xuất một mô hình du lịch mới có khả năng hoạt động tốt hơn. Từ đó giúp cho Làng cổ Đường Lâm xây dựng nên một mô hình du lịch phù hợp.


Cũng là nghiên cứu về

Làng cổ

Đường Lâm, Nguyễn Phương Thảo

(2008) lại đưa ra các giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại

Làng cổ Đường Lâm giúp cho du lịch tại Đường Lâm phát triển hơn nữa.

Như vậy, các nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứu một điểm du lịch của Sơn Tây cho việc phát triển một loại hình du lịch cụ thể mà chưa có cái nhìn tổng quát về những điều kiện thuận lợi, sẵn cócho việc phát triển du lịch chung của toàn thị xã.

Ngoài ra, trong định hướng phát triển du lịch, Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 cũng đã đề cập tới

việc phát triển các loại hình du lịch ở Sơn Tây. Trong quy hoạch phát triển

du lịch theo không gian lãnh thổ, cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì được xác định với các sản phẩm du lịch chủ yếu sau: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa tâm linh núi Ba Vì, du lịch văn hóa làng Việt cổ Đường Lâm – Đền Và, du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao cao cấp và du lịch nông nghiệp. Sân golf Đảo Vua, hồ Đồng Mô (Sơn Tây) được xác định là một trong tám sân golf cao cấp theo quy hoạch hệ thống sân golf Việt Nam và quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội. Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí phức hợp sườn tây núi Ba Vì và Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam Đồng Mô – Sơn Tây nằm trong danh mục các dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư giai đoạn 2010 đến năm 2020.

Sơn Tây có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển DLCT. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát các điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội của Sơn Tây phục vụ phát triển DLCT. Việc quản lý, tổ chức DLCT hầu như chưa được các cơ quan, tổ chức quản lý và kinh doanh du lịch quan tâm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng hợp các điều kiện phát triển DLCT ở Sơn Tây,


làm tiền đề cho việc định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển loại hoạt động này là hết sức có ý nghĩa. Đặc biệt là trong bối cảnh mà DLCT đang dần trở thành một nhu cầu bức thiết đối với người dân ở các đô thị, các vùng gần trung tâm thành phố, khu công nghiệp.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là góp phần phát triển DLCT ở Sơn Tây. Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:

 Thu thập, tổng hợp cơ sở lí luận về DLCT

 Thu thập nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp về điều kiện phát triển DLCT ở Sơn Tây cũng như nhu cầu của người dân Hà Nội về DLCT ở Sơn Tây.

 Phân tích, đánh giá điều kiện phát triển DLCT ở Sơn Tây cho người dân Hà Nội.

 Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DLCT ở Sơn Tây.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là cư dân Hà Nội – khách du lịch tiềm năng và khách du lịch đến Sơn Tây – khách hiện tại.

Phạm vi không gian: Do điều kiện thời gian, đề

tài chỉ

tập trung

nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của người dân nội thành Hà Nội, cụ thể là 4 quận (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa). Nếu có nhiều thời gian hơn tác giả sẽ mở rộng đối tượng điều tra ra các quận khác của Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu về

nội dung: Đề

tài tập trung nghiên cứu nhu

cầu DLCT của người dân Hà Nội và các vùng phụ cận. Trong luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của học sinh ­

sinh viên, công nhân viên chức là chủ yếu. Ngoài ra, luận văn còn nghiên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023