Đánh Giá Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Vào Hoạt Động Du Lịch


Nhìn chung, du khách đến Vân Long hài lòng về cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ và công tác tổ chức các hoạt động du lịch. Tuy nhiên, để tạo ấn tượng và thu hút nhiều hơn lượng khách đến Vân Long thì cần nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ và công tác tổ chức các hoạt động du lịch tại nơi đây.

4.3.8. Đánh giá sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Để đánh giá về tâm tư, nguyện vọng cũng như những mong muốn của người dân sinh sống tại KBTTN ĐNN Vân Long trong việc tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái nhằm nâng cao đời sống. Tác giả đã phát 51 phiếu điều tra và có kết quả được thể hiện qua bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7: Một số thông tin của hộ gia đình



TT


Nội dung phỏng vấn


Câu trả lời

Số người trả lời

Tỷ lệ

%


1

Người địa phương hay từ nơi khác đến?

Địa phương

49

96,08

Nơi khác

2

3,92


2


Công việc của gia đình trước khi du lịch phát triển

Nông nghiệp

50

98,04

Khai thác đá

2

3,92

Khai thác gỗ, động vật, thực vật


2

3,92

Khác

1

1,96


3

Du lịch phát triển có mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình không?

42

82,35

Không

9

17,65


4


Hoạt động kinh doanh chính tạo ra thu nhập của hộ gia đình

Lưu trú

2

3,92

Bán hàng lưu niệm

7

13,73

Nhà hàng, dịch vụ ăn uống



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - 10



TT


Nội dung phỏng vấn


Câu trả lời

Số người trả lời

Tỷ lệ

%



Hướng dẫn du khách

10

19,61

Dịch vụ giao thông, đi lại

8

15,69

Khác

25

49,02


5

Hoạt động du lịch có cải thiện đời sống cho gia đình so với trước kia không?

42

82,35

Không

9

17,65


6

Thu nhập từ hoạt động đó có ổn định không?

37

72,55

Không

14

27,45


7


Mong muốn để phát triển kinh tế gia đình cũng như duy trì các giá trị mà khu bảo tồn mang lại.

Phát triển thêm nhiều tuyến du lịch

25

49,02

Đào tạo người dân về nghiệp vụ du lịch

16

31,37

Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động trong KBT


27


52,94


8


Du lịch ở đây tác động như thế nào đến môi trường

Tác động xấu, gây ô nhiễm MT

1

1,96

Giúp cho MT xanh-sạch- đẹp hơn

17

33,33

Tác động 2 chiều

33

64,71


9

Nếu được kêu gọi tự nguyện, Ông (bà) có sẵn sàng đóng góp cho một quỹ bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường không?

44

86,27


Không


7


13,73

(Nguồn: Theo số liệu phiếu điều tra hộ gia đình)


Nhận xét chung, các hộ dân sống trong vùng trước khi có du lịch phát triển cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Từ khi hoạt động du lịch phát triển tại nơi đây, nó đã mang lại lợi ích và cải thiện phần nào đời sống cho một số nhóm hộ gia đình so với trước kia. Tuy nhiên, do sự phát triển các hoạt động du lịch tại KBT không đồng đều ở các khu vực, lượng khách đến Vân Long chưa nhiều, thời gian lưu trú không lâu.

Do vậy, thu nhập của các hộ dân tham gia vào hoạt động du lịch không ổn định. Hoạt động du lịch hiện nay tập trung chủ yếu tại xã Gia Vân, các xã còn lại chỉ rải rác ở một số điểm du lịch nhỏ. Các hoạt động kinh doanh du lịch của các hộ gia đình còn ít, do nguồn thu từ hoạt động này không ổn định. Mong muốn của các hộ dân ở nơi đây phát triển thêm nhiều tuyến du lịch, đào tạo nghiệp vụ và tạo điều kiện để họ tham gia vào các hoạt động trong KBT, tăng cường công tác tuyên truyền và kêu gọi đầu tư vào KBT. Theo đánh giá của đa số các hộ dân tham gia phỏng vấn thì việc phát triển du lịch sinh thái sẽ có tác động 2 chiều, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, tuy nhiên nếu việc phát triển đó không được quản lý tốt sẽ dẫn đến tình trạng môi trường bị phá hủy và gây ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển bền vững DLST tại KBTTN ĐNN Vân Long.

4.3.9. Đánh giá sự tham gia của cơ quan doanh nghiệp.

Kết quả điều tra 10 cơ quan, doanh nghiệp được thể hiện qua bảng 4.8:

Bảng 4.8: Một số thông tin của doanh nghiệp du lịch



TT


Nội dung phỏng vấn


Câu trả lời

Số

phiếu trả lời


Tỷ lệ


1


Số năm hoạt động của đơn vị

1- 2 năm

2

20%

2 -5 năm

4

40%

5 -10 năm

3

30%

Trên 10 năm

2

20%



TT


Nội dung phỏng vấn


Câu trả lời

Số

phiếu trả lời


Tỷ lệ


2


Hoạt động chủ yếu của đơn vị

Quản lý, bảo tồn

TNMT, ĐDSH

2

20%

Khai thác tài nguyên



Kinh doanh dịch vụ du

lịch

4

40%

Khác

4

40%


3

Du lịch phát triển có mang lại lợi ích cộng đồng địa

phương tại đây không?

10

100%


Không




4

Đơn vị có hỗ trợ cộng đồng để cùng hưởng lợi từ hoạt

động du lịch không?

7

70%

Không

3

30%


5

Đơn vị có tổ chức (tham gia) vào các chương trình bảo tồn, giáo dục môi trường để phát triển du lịch

không?

4

40%


Không


6


60%


6

Hoạt động giáo dục môi trường được triển khai như thế nào?

Rất tốt

1

10%

Tốt

9

90%

Trung bình



Không




7


Mức độ hưởng ứng của cộng đồng và du khách khi triển khai các hoạt động bảo tồn và GDMT

Rất tốt



Tốt

9

90%

Trung bình

1

10%


Không





TT


Nội dung phỏng vấn


Câu trả lời

Số

phiếu trả lời


Tỷ lệ


8


Sáng kiến để duy trì các giá trị mà khu bảo tồn mang lại

Phát triển thêm nhiều tuyến du lịch

8


Đào tạo người dân về nghiệp vụ du lịch và

bảo tồn


9


Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động

trong KBT


8


Xây dựng các sản

phẩm du lịch của KBT

9



9

Công tác quản lý của các cơ quan chuyên ngành về hoạt động du lịch và bảo tồn

Rất tốt

1

10%

Tốt

6

60%

Trung bình

2

20%

Không tốt

1

10%

(Nguồn: Theo số liệu phiếu điều tra cơ quan doanh nghiệp)


Đánh giá chung: Nhìn chung các doanh nghiệp trên địa bàn đều mới được thành lập và đi vào hoạt động. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không cao (Chiếm 40%). Các đơn vị được phỏng vấn đều cho rằng du lịch mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương. Tuy nhiên, chỉ có 70% số doanh nghiệp được hỏi có hỗ trợ cộng đồng để cùng hưởng lợi từ hoạt động du lịch, 40% doanh nghiệp có tham gia vào các chương trình bảo tồn và giáo dục môi trường. Các đơn vị cho rằng hoạt động bảo tồn và giáo dục môi trường được triển khai tốt, người dân và du khách hưởng ứng tốt. Các doanh nghiệp đề xuất cần phát triển thêm nhiều tuyến du


lịch, đào tạo người dân về nghiệp vụ du lịch và bảo tồn, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động trong KBT, xây dựng các sản phẩm du lịch của KBT.

4.4. Những thành công, tồn tại trong phát triển DLST tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.

4.4.1. Thành công

- Lượng khách du lịch đến Vân Long có sự tăng trưởng qua các năm từ năm 2015 đến năm 2019, năm sau cao hơn năm trước, khác du lịch trong nước và trên thế giới đã biết đến Vân Long coi đây là du lịch rất hấp dẫn

Về cơ cấu: Khách du lịch đến với Vân Long chủ yếu là khách nước ngoài, trong khi khách trong nước chưa nhiều mà thị trường du lịch trong nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Năm 2018, lượng khách trong nước tăng đột biến, năm 2016 chỉ có 2.500 lượt người thì đến năm 2019 tăng lên 9.680 lượt người.

- Tốc độ phát triển và cơ cấu ngành nghề du lịch - dịch vụ tại địa phương đang từng bước được chuyển dịch theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Hình ảnh của du lịch Vân Long đã được nhiều du khách và doanh nghiệp biết đến thông qua các hình thức quảng bá sản phẩm và hình ảnh của khu du lịch ra bên ngoài.

- Có nhiều doanh nghiệp đến khảo sát và đầu tư xây dựng CSHT phục vụ phát triển du lịch tại Vân Long điển hình như: DNTN Ngôi Sao, Công Ty THHH Thảo Sơn,… Hiện tại có 4 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và thu hút nhiều khách du lịch, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch tại Vân long. Một vài doanh nghiệp khác cũng đang trong quá trình gấp rút đầu tư xây dựng CSHT để có thể phục vụ nhu cầu của du khách trong thời gian sớm nhất.

- Ý thức người dân trong và gần KBT đã có bước phát triển, qua đó tạo tiền đề cơ sở để phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào người dân, tạo văn minh du lịch trên địa bàn khu du lịch: Khu du lịch đã tạo ra nhiều công ăn


việc làm tạo thu nhập cho nhân dân trong vùng, làm cho nhân dân tin tưởng và phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch nơi đây tốt hơn.

- Về công tác bảo vệ môi trường:

+ Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long, đơn vị quản lý KBT đã xây dự và ký kết 02 bản thỏa thuận phối hợp bảo vệ rừng với các ban ngành địa phương (BQL - Công an huyện – Huyện đội) và các xã, huyện vùng giáp ranh (BQL - Hạt Kiểm lâm Nho Quan - Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình - Hạt Kiểm lâm Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Các đơn vị tham gia phối hợp đã thường xuyên trao đổi thông tin về công tác bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý và tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ hàng quý, hàng năm rút ra bài học kinh nghiệm và phương hướng bảo vệ rừng trong thời gian kế tiếp. Ngoài ra, BQL còn trực tiếp tham mưu cho chính quyền địa phương các cấp xây dựng phương án bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng hàng năm. Hướng dẫn các thôn bản xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái…

- Về công tác chỉ đạo hoạt động du lịch: Do mới hình thành và đi vào hoạt động nên kinh nghiệm trong quản lý tổ chức thực hiện hoạt động du lịch trên địa bàn còn hạn chế và hiệu quả hoạt động chưa cao nhưng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển du lịch tại Vân Long như: Tham mưu cho UBND xã xây dựng quy chế hoạt động của khu du lịch, xây dựng nội quy trong dịch vụ chở đò, các quy định đối với người bán hàng lưu niệm tại khu du lịch và thực hiện giám sát các hoạt động du lịch tại đây.

Đó là những thành công ban đầu tuy còn hạn chế nhưng cũng đã góp phấn cổ vũ tinh thần trách nhiệm của các cấp các ngành và nhân dân địa phương, thúc đẩy hoạt động du lịch tại đây phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, còn nhiều tồn tại cần phải giải quyết để hoạt động du lịch nơi đây phát triển theo hướng bền vững.


4.4.2. Những tồn tại

Đi đôi với những thành công đã đạt được vẫn còn nhiều tồn tại cần sớm có các giải pháp khắc phục đó là:

- Chất lượng các sản phẩm du lịch: Một số khách du lịch khi đến đây chưa thực sự hài lòng với phong cách phục vụ của nhân viên du lịch tại đây, họ vừa thiếu kinh nhiệm, vừa yếu về năng lực chưa có tính chuyên sâu, đặc biệt là thái độ đối với khách du lịch nước ngoài. Một số du khách đến Vân Long khi về thì không muốn quay trở lại, họ không có ấn tượng tốt về khu du lịch. Qua đó hình ảnh của khu du lịch sẽ bị ảnh hưởng và ngày càng xấu đi nếu không có biện pháp thích hợp.

- Lượng khách đạt và vượt chỉ tiêu của Trạm du lịch song so với tiềm năng thì còn rất hạn chế.

- Những sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch thì rất nghèo nàn và thiếu, tuy nhiên thì chất lượng sản phẩm du lịch cũng không cao: Cả khu du lịch rộng lớn nhưng chỉ có dịch vụ chở đò là phát triển, các dịch vụ khác chỉ phù hợp với khách du lịch nước ngoài như: Dịch vụ xe Trâu, xe Bò chở khách, xe đạp hay các dịch vụ trong các khu dịch vụ du lịch thì giá quá cao và không phù hợp với người tiêu dùng trong nước.

Sản phẩm du lịch đặc trưng của Vân Long cũng không có nhiều ngoài chở đò, vì vậy trong tương lai cần phát triển nhiều dịch vụ đặc trưng, thế mạnh hơn nữa nhằm thu hút và giữ chân khách hàng lâu hơn tại Vân Long, làm cho chuyến du lịch của du khách trở nên hấp dẫn và thú vị. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét và bố trí lại công tác tổ chức thực hiện chở đò tại khu du lịch cho hợp lý và không làm phát sinh nhiều tiêu cực.

- Vân Long chỉ là điểm đến ghé qua của du khách trên tuyến tham quan Vườn quốc gia Cúc Phương, động Vân Trình, khu DLST Tràng An, khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính,… Vì vậy, Vân Long vẫn chưa có vị trí quan trọng trên bản đồ du lịch Việt Nam và tỉnh Ninh Bình. Đây là vấn đề đặt ra cho những người làm công tác quảng bá hình ảnh của Vân Long ra bên ngoài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2023