Đề Xuất Mô Hình Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững:


được nguồn lao động địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống nhân dân vùng du lịch.

+) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi sẽ được đầu tư xây dựng cũng góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực nhất là các địa bàn có hoạt động dịch vụ du lịch.

+) Dân trí của nhân dân trong vùng du lịch sẽ từng bước được nâng cao, an ninh trật tự, nếp sống văn minh, lành mạnh ở các điểm du lịch được đảm bảo.

+) Tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hóa địa phương với mọi miền trong nước và trên toàn thế giới thông qua du khách.

c. Phát triển và mở rộng các loại hình du lịch

Dựa vào những những đặc điểm tự nhiên về địa hình, địa chất, tài nguyên rừng, hệ sinh thái ĐNN và tài nguyên nhân văn tại KBTTNĐNN Vân Long ta có thể tổ chức các loại hình du lịch sinh thái như sau:

- Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp với thăm quan ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã của hệ sinh thái núi đá vôi và hệ sinh thái ĐNN tại KBT.

- Du lịch sinh thái đi thuyền trên lòng hồ Vân Long, thăm quan hệ thống hang động núi đá, quan sát Voọc quần đùi trắng (Loài động vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới, chỉ có thể quan sát ngoài tự nhiên duy nhất ở Vân Long).

- Du lịch sinh thái thăm quan học tập nghiên cứu HST rừng trên núi đá vôi và hệ sinh thái ĐNN nội đồng lớn nhất đồng bằng Bắc bộ.

- Du lịch sinh thái thám hiểm leo núi, đi bộ trong rừng.

- Du lịch sinh thái tại các di tích lịch sử, văn hóa giao lưu văn hóa với người dân địa phương.

- Du lịch sinh thái du thuyền trên lòng hồ Ðầm Cút.

- Tiếp tục phát triển loại hình du lịch Homestay, mở rộng loại hình du lịch này ra các xã vùng dự án.


* Các địa điểm du lịch:

+ Khu dịch vụ hành chính BQL rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long.

+ Khu vực Hang Bóng, Kẽm Trăm.

+ Khu vực chân núi Hoàng Quyển.

+ Khu vực chân núi Mèo Cào.

+ Khu vực Núi Ba Chon.

+ Khu vực Thung Quèn Cả - Thung Đàm Bái - Thung Lau (động Hoa Lư)

+ Khu vực lòng hồ Đầm Cút.

+ Khu vực tại các thôn: Tập Ninh, Thanh Uy – xã Gia Vân; thôn Vườn Thị, Gọng Vó, Đồi Ngô – xã Gia Hòa; thôn Cọt, Hoa Tiên xã Gia Hưng.

Địa điểm 1: Khu dịch vụ hành chính BQL rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long và khu bến thuyền trung tâm.

Địa điểm 2: Hang Bóng - Kẽm Trăm


Hình 4 2 Hang Bóng tại KBTTNĐNN Vân Long Địa điểm 3 Khu vực chân núi Hoàng Quyển 1

Hình 4.2: Hang Bóng tại KBTTNĐNN Vân Long


Địa điểm 3: Khu vực chân núi Hoàng Quyển và khu vực xung quanh



Hình 4 3 Bức họa kỳ lạ chỉ xuất hiện sau khi té nước tại hang Thúi Thó 2

Hình 4.3: Bức họa kỳ lạ chỉ xuất hiện sau khi té nước tại hang Thúi Thó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


Địa điểm 4: Núi Mèo Cào


Hình 4 4 Tuyến du lịch núi Mèo cào Địa điểm 5 Núi Ba Chon Địa điểm 6 Đầm 3

Hình 4.4: Tuyến du lịch núi Mèo cào


Địa điểm 5: Núi Ba Chon

Địa điểm 6: Đầm Cút - Quèn Cả - Đầm Bái - Động Hoa Lư

Địa điểm 7: Du lịch sinh thái tại các thôn, bản trong các xã tại KBT

d. Giải pháp về tiếp thị quảng bá

Liên kết các điểm, các khu du lịch trong tỉnh bằng các hình thức đặt các biển quảng cáo, cấp phát tờ rơi giới thiệu khu du lịch sinh thái Vân Long tại các điểm và các khu du lịch đó. Liên kết các nhà hàng, khách sạn, các tuor du lịch trong và ngoài nước để quảng bá và giới thiệu hình ảnh của Vân Long cho khách du lịch.

Tăng cường sự hợp tác với các hãng thông tấn báo chí, các đài phát thanh truyền hình trong nước và nước ngoài để hỗ trợ cho việc xúc tiến quảng bá hình ảnh KBTTNĐNN Vân Long. Đầu tư xây dựng Website KBTTNĐNN Vân Long vì đây là kênh thông tin chủ yếu để khách du lịch cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu các thông tin về KBTTNĐNN Vân Long.

Tham gia tích cực vào các hội chợ, liên hoan, triển lãm, hội thảo trong nước và quốc tế về du lịch và công tác bảo tồn. Đầu tư nhiều hơn nữa các công cụ tuyên truyền quảng bá như tờ rơi, sách, Panô để giới thiệu hình ảnh KBTTNĐNN Vân Long.

4.5.3.2. Đề xuất mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững:

Mô hình phát triển du lịch sinh thái phải tuân thủ những quy tắc cơ bản để hình thành các hoạt động du lịch sinh thái bao gồm:

Bô hình phát giá trị về tự nhiên, sinh thái và nhân văn: Các hoạt động du lịch sinh thái luôn được hình thành trên cơ sở khai thác có bảo tồn tuyệt đối các giá trị bản địa.

Cô hình phát giá trị về tự nhiên, sinh thái và nhân văn: Các hoạt động du lịch sinh thái luôn được mang lại lợi ích lớn nhất có thể cho cư dân bản địa.

Hô hình phát giá trị về tự nhiên, sinh thái và nhân văn: Các hoạt động du lịch sinh thái luôn được mang lại lợi ích lớn nhất có thể cho cư dân bản địa. các giá trị bản địa.h vụ du lịch. vật chất tinh thần.


Các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái KBTTN được phân biệt theo hai cơ chế như sau:

Một là: Ban quản lý KBTTN tự tổ chức các hoạt động sinh thái, trực tiếp làm chủ đầu tư và điều hành mô hình, sử dụng nguồn vốn tự có của Trung tâm Dịch vụ du lịch và có thể huy động từ các đơn vị, cá nhân thông qua hình thức liên doanh, liên kết góp vốn dưới phương thức hợp đồng kinh tế và phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn sau khi đã trừ đi các khoản chi phí trong quá trình xây dựng và vận hành mô hình.

Hai là: ban quản lý KBTTN cho các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp thuê môi trường rừng để đầu tư, kinh doanh du lịch sinh thái. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đó làm chủ đầu tư xây dựng, tự hạch toán và trang trải mọi chi phí, xây dựng và điều hành mô hình hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của ban quản lý KBTTN.

Phạm vi đầu tư của mỗi dự án, mỗi mô hình cụ thể có thể lớn, nhỏ khác nhau tùy thuộc vào khả năng, điều kiện, biện pháp tổ chức của mỗi doanh nghiệp, địa điểm cụ thể trên cơ sở quỹ đất hiện có, nguyện vọng của chủ doanh nghiệp và sự cân đối của KBT để vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn vừa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động du lịch sinh thái. Nhưng dù các dự án đầu tư theo cơ chế nào, ban quản lý KBT tự tổ chức các hoạt động sinh thái hay cho thuê môi trường rừng, biển đều phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

KBTTN Vân Long có tiềm năng phát triển du lịch to lớn, do có nhiều cảnh quan đẹp, hang động, rừng núi đá, động thực vật quý hiếm…KBTTN có đủ điều kiện để phát triển DLST, nghỉ dưỡng, tham quan học tập mà rất ít các KBTTN có được. Hơn nữa, phát triển du lịch đang là thành phần kinh tế mũi nhọn của Huyện Gia Viễn và tỉnh Ninh Bình, là mục tiêu du lịch quốc gia năm 2020. Việc phát triển DLST bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên KBTTN Vân Long ngày càng định hình rõ, tạo nguồn cảm hứng khám phá để thoả sức tò mò của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Đề tài nghiên cứu được xây dựng dựa trên các kết quả điều tra, đánh giá hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường, cơ sở hạ tầng, tài nguyên đa dạng sinh học của khu vực và khảo sát đánh giá các điểm có tiềm năng phát triển DLST bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Việc xem xét, đánh giá hiện trạng và đề xuất các các tuyến, điểm DLST dựa theo các tiêu chí của luật du lịch, luật bảo vệ môi trường, quy hoạch KBTTN Vân Long năm 2007, một số quy định trong Nghị định 156/2018/CP về Quy chế quản lý rừng; đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng và điều chỉnh, miễn, giảm mức chi trả dịch vụ môi trường rừng; quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng; Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng;….. Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 quy định về việc quản lý rừng bền vững, thuê môi trường rừng, dịch vụ môi trường rừng….

Đề tài nghiên cứu đã bám sát thực tế, có tính khả thi, có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện, đảm bảo cho sự phát triển DLST gắn với bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học theo quan điểm sử dụng môi trường thiên nhiên bền vững.


2. Kiến nghị

Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long” tác giả nghiên cứu thực tế trên các tuyến, điểm tham quan, thông qua tham vấn lãnh đạo, cán bộ KBTTN và các cơ quan chức năng chuyên môn, phỏng vấn người dân bên trong và xung quanh khu vực nghiên cứu cũng như phỏng vấn qua khách du lịch, phân tích đánh giá qua việc tính toán sức chứa thực tế tại tuyến tham quan đại diện trong khu vực nghiên cứu.

Tác giả xin đề xuất kiến nghị với các cấp chính quyền một số giải pháp sau: Tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng;

Hỗ trợ kinh phí đầu tư cho hoạt động quảng bá, xúc tiến DLST bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên;

Có cơ chế thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư xây dựng công trình, thuê môi trường để nhanh chóng khai thác các thế mạnh và tiềm năng của KBTTN;

Khuyến khích hỗ trợ vốn, đào tạo, cung cấp kỹ năng nghề nghiệp du lịch, tạo công ăn việc làm, chia sẻ lợi ích từ việc phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên với cộng đồng địa phương;

Cho phép triển khai các dự án nghiên cứu đề xuất sức chứa du lịch của KBTTN Vân Long làm cơ sở xác định đón tiếp khách du lịch được đảm bảo tốt nhất;

Đề xuất cho KBTTN Vân Long được phê duyệt (hoặc thỏa thuận) các dự án thuê môi trường trong khu vực rừng có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên;

Phát triển đưa khách du lịch vào các tuyến tham quan đã được phê duyệt, nhằm mở rộng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên ngày một tốt hơn;

Có thời gian nghỉ hoặc giảm lượng khách tham quan đến những tuyến, điểm trọng yếu nhất định, nhằm phục hồi lại nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, môi trường,… cho khu vực;


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Xây Dựng (2007), Quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Vân Long, Hà Nội.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, Hà Nội.

4. Chính Phủ (2006), Quy chế quản lý rừng, Ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. , Hà Nội.

5. Chính phủ (2017), Nghị định số 168/2017/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

6. Cục kiểm lâm (2004), Cẩm nang quản lý và phát triển Du lịch Sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía Bắc Việt Nam , Hà Nội.

7. Nguyễn Ðình Hoè (2007), Môi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. IUCN, WWF, NEA (1998), Báo cáo tham luận các nguyên tắc DL bền vững - Bên kia chân trời xanh.

9. IUCN (2008), Tổng quan về áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào các khu đất ngập nước tại Việt Nam.

10. Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long (2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình.

11. Nguyễn Thị Thúy Phượng (2014), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu BTTN đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình làm cơ sở cho công tác bảo tồn. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Lâm nghiệp, thuvienphapluat.vn/van-ban/linh-vuc-khac/Luat-lam-nghiep-

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2023