DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1.1. Một số loài mai được sử dụng làm dược liệu 16
1.2. Diện tích hoa, cây cảnh 2010-2015 16
1.3. Giá trị sản xuất hoa, cây cảnh 2010 - 2015 17
1.4. Số lượng mai bán tết tại một số chợ hoa truyền thống Hà Nội 18
2.1. Danh mục 10 giống mai thu thập và nghiên cứu 38
3.1. Một số đặc điểm hình thái thân cành của các giống mai trồng tại
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội - 1
- Điều Kiện Ngoại Cảnh, Đất Đai Và Dinh Dưỡng
- Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Mai Trên Thế Giới Và Việt Nam
- Nghiên Cứu Về Giá Thể Và Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Ra Hoa Của Cây Mai
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017 52
3.2. Một số đặc điểm hình thái lá của các giống mai nghiên cứu 55
3.3. Một số đặc điểm sinh trưởng lá của các giống mai nghiên cứu tại
Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017 57
3.4. Một số đặc điểm nụ của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017 58
3.5. Đặc điểm hình thái hoa của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm
- Hà Nội, 2016-2017 59
3.6. Một số đặc điểm hoa của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm -
Hà Nội, 2016-2017 61
3.7. Đặc điểm cánh hoa của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017 62
3.8. Đặc điểm nhị, nhụy của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016-2017 64
3.9. Đặc điểm sinh trưởng của các giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016
- 2017 .................................................................................................... 65
3.10. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống mai tại Gia Lâm
- Hà Nội, năm 2016 - 2017 67
3.11. Động thái tăng trưởng đường kính thân của các giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016 - 2017 68
3.12. Động thái tăng trưởng lá của các giống mai nghiên cứu 70
3.13. Tỷ lệ sống và thời gian ra hoa của các giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016 - 2017 72
3.14. Mức độ sâu, bệnh hại trên các giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016 - 2017 76
3.15. Kích thước và đặc điểm mầm hoa ở cây mai vàng Yên Tử theo tuổi
chồi tại Gia Lâm - Hà Nội, 2017 - 2018 79
3.16. Sự tăng trưởng kích thước nụ hoa mai vàng Yên Tử sau khi nhú ra ngoài từ nách lá tại Gia Lâm - Hà Nội, 2017 – 2018 82
3.17. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội,
2018 - 2019 ........................................................................................... 85
3.18. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều dài cành lộc tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 86
3.19. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử
tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 88
3.20. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 – 2019 90
3.21. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến động thái tăng trưởng đường kính
thân của cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 91
3.22. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến động thái ra lá của cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 – 2019 93
3.23. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa khác nhau đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 95
3.24. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây
mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 97
3.25. Ảnh hưởng của loại phân bón đến số lượng, chất lượng nụ và tỷ lệ
ra hoa của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 99
3.26. Ảnh hưởng của loại phân bón đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử
tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 100
3.27. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol (PBZ) đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và số nụ của cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà
Nội, 2018 - 2019 102
3.28. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol đến khả năng ra hoa của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 104
3.29. Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol đến chất lượng hoa mai vàng
Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, năm 2018 - 2019 105
3.30. Ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến khả năng rụng lá của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 107
3.31. Ảnh hưởng của nồng độ Thiourea đến khả năng ra hoa và tỷ lệ hoa
nở của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 – 2019 109
3.32. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến số lượng và thời gian ra nụ, ra hoa của
mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 112
3.33. Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ đến chất lượng hoa mai vàng
Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 113
3.34. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng ra hoa tập trung của
cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 115
3.35. Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử
tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019 116
3.36. Một số đặc điểm sinh trưởng, khả năng ra hoa và chất lượng hoa
của mai vàng Yên Tử ở các địa phương (năm 2019 - 2020) 118
3.37. Hiệu quả kinh tế của mai vàng Yên Tử ở các địa phương áp dụng
biện pháp kỹ thuật nghiên cứu 119
DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang
2.1. Vị trí phân bố của chi Ochna 6
2.2. Hình thái giải phẫu hoa của chi Ochna 21
3.1. Thân các giống mai trong nghiên cứu 54
3.2. Các mẫu lá giống mai trong nghiên cứu 56
3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống mai 67
3.4. Động thái tăng trưởng đường kính thân của các giống mai (Gia Lâm
- Hà Nội, 2016 - 2017) 69
3.5. Một số bệnh hại trên cây mai 73
3.6. Một số sâu hại trên mai 75
3.7. Quá trình hình thành nụ và sự phát triển nụ hoa mai vàng Yên Tử 81
3.8. Hoa mai vàng Yên Tử ở các công thức xử lý nhiệt độ 113
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Trong các loài hoa, cây cảnh mà con người sử dụng trang trí và thưởng ngoạn, thì hoa mai có vẻ đẹp đặc trưng mà ít loài hoa nào có được. Màu sắc của hoa tượng trưng cho sự cao sang, may mắn. Hoa mai thường nở vào dịp tết Nguyên đán, khi mùa xuân đến, nên được coi là “sứ giả” của mùa xuân (Việt Chương và cs., 2005).
Hoa mai được ưa chuộng trong dịp tết Nguyên đán ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Nhiều năm gần đây hoa mai đã nhận được sự quan tâm của người yêu hoa miền Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh loại hoa cây cảnh truyền thống là quất và đào. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất hoa mai ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, còn hạn chế vì đa số hoa nở sau dịp tết Nguyên đán vì có mùa đông lạnh và nhiệt độ xuống thấp.
Do hoa mai vừa có nhu cầu tiêu thụ lớn lại vừa có giá trị kinh tế cao nên hiện nay một số nhà vườn, hộ nông dân ở phía Bắc đã và đang trồng giống mai vàng Yên Tử và một số giống mai khác ở khu vực miền Trung và miền Nam như Bình Định, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh...nhưng hiện nay vẫn chưa có các nghiên cứu đánh giá về đặc điểm nông sinh học, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là các kỹ thuật điều khiển ra hoa vào các thời điểm mong muốn khi đưa giống mai từ các vùng khác về Hà Nội trồng, nên cây sinh trưởng phát triển kém và đa số đều cho ra hoa sau Tết Nguyên Đán làm giảm giá trị kinh tế của giống cũng như thu nhập của người trồng hoa. Hơn nữa, cho đến nay các nghiên cứu trên cây mai vàng chủ yếu ở khu vực phía Nam, phía Bắc một số nghiên cứu tập trung khai thác nhân giống và phát triển trên giống mai vàng Yên Tử. Để có thể phát triển và nhân rộng những giống mai sinh trưởng phát triển tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu Hà Nội thì việc nghiên cứu cũng cần toàn diện và chuyên sâu hơn cho các giống mai.
Chính vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng Yên Tử tại Hà Nội” được thực hiện để đánh giá khả năng sinh trưởng và ra hoa của mai vàng Yên Tử so với các giống mai khác, làm cơ sở khoa học để đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp, điều chỉnh cho mai vàng Yên Tử ra hoa vào dịp Tết Nguyên Đán, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá được đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng phát triển và một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sự ra hoa của cây mai vàng Yên Tử vào dịp Têt Nguyên Đán, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hoa, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển nghề trồng mai tại Hà Nội.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học của giống mai vàng Yên Tử so với một số giống mai khác đang được trồng tại Hà Nội.
Nghiên cứu xác định được thời điểm phân hóa mầm hoa và tác động một số biện pháp kỹ thuật, điều chỉnh sinh trưởng, ra hoa của mai vàng Yên Tử tại Hà Nội.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Xác định được giống mai vàng Yên Tử sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao, làm cơ sở để mở rộng sản xuất trên địa bàn Hà Nội và các vùng có khí hậu tương tự.
- Xác định được thời điểm phân hóa mầm hoa của cây mai vàng Yên Tử là sau 85 ngày bật chồi, cây mới xuất hiện mầm hoa dạng khối tròn với chiều dài 30,5 µm, chiều rộng 24 µm, làm căn cứ để đưa ra các biện pháp kỹ thuật phù hợp tác động đến sinh trưởng cho cây ra hoa vào dịp lễ tết.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp (giá thể: đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng hoai mục (tỷ lệ 6:2:1:1), biện pháp cắt tỉa 1
tháng 1 lần liên tục trong 5 tháng, bón phân NPK 30-10-10+TE vào giai đoạn sinh trưởng thân lá, phun Paclobutrazol nồng độ 800 ppm, phân NPK 10-60- 10+TE ở giai đoạn phát triển nụ hoa, phun Thiorea nồng độ 1,5 % (trước tết 50 ngày), xử lý nhiệt độ ở mức 28 ± 10C và phun GA3 nồng độ 40 ppm), cho cây sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa vào dịp tết Nguyên đán.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về đặc điểm nông sinh học của các giống mai trong điều kiện Hà Nội, xác định được thời điểm phân hóa mầm hoa và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến điều chỉnh sinh trưởng và khả năng ra hoa của cây mai vàng Yên Tử tại Hà Nội.
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất hoa mai tại Việt Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và thời điểm phân hóa mầm hoa của mai vàng Yên Tử, làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật điều chỉnh sinh trưởng và ra hoa phù hợp cho sản xuất hoa mai tại Hà Nội.
- Đã xác định được cây mai vàng Yên Tử có khả năng sinh trưởng phát triển tốt tại Hà Nội cho năng suất, chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trang trí và chơi hoa của người tiêu dùng.
- Các biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng và điều khiển mai vàng Yên Tử ra hoa vào dịp tết Nguyên đán, đã được áp dụng và mang lại hiệu quả cao cho các địa phương tại Hà Nội, làm tăng giá trị kinh tế của giống, góp phần mở rộng sản xuất và nâng cao thu nhập cho người trồng hoa.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ CỦA CÂY MAI
1.1.1. Nguồn gốc
1.1.1.1. Giới thiệu về họ mai (Ochnaceae)
Họ mai có tên khoa học Ochnaceae thuộc họ thực vật có nguồn gốc từ cây hoang dã, chủ yếu là các cây thân gỗ và thân bụi, bao gồm 27 chi và khoảng 495 loài tùy theo hệ thống phân loại. Chi lớn nhất là Ouratea (bao gồm Gomphia) với khoảng 200 loài. Các chi mai sống ở các khu rừng nhiệt đới châu Phi và châu Á được phát hiện gần 90 loài phong phú và đa dạng về hình thái (Burondka và Takayama, 2016).
Họ Ochanaceae trong đó có chi Ochna là loại cây thân gỗ, cây bụi và bán bụi, đuợc phân bố ở châu Phi, phía nam sa mạc Sahara, đảo Madagascar, vùng khí hậu ôn đới châu Á như Đảo Hải Nam; vùng khí hậu nhiệt đới châu Á như Đông Nam Á, Ấn Độ, quần đảo Nicobar, phía bắc bán đảo Malaysia (Leyden, 2012).
Ochnaceae là một họ của thực vật có hoa bộ Malpighiales (bộ sơ ri). Trong hệ thống phân loại APG III (2009) của thực vật có hoa, họ Ochnaceae được định nghĩa bao quát, bao gồm hệ thống phân loại riêng lẻ của họ Medusagynaceae và họ Quiinaceae (thực vật hạt kín), nhưng đến APG IV (2016) thì không được chấp nhận. Theo APG, họ mai được xếp vào nhóm lớn Ochnoidae được mô tả lá có 2 tầng, khoang trong vách mạch (nhu mô) không khép một bên. Bộ nhụy phát triển hướng tâm, từ 2 - 10 nhụy, cuống nhụy ngắn, vòi nhụy nở, đế hoa nở rộng. Hoa một noãn, quả hạch, không nứt (A. Allantospermum và cs., 2016).
Những loài trong họ này có lá mọc so le, lá đơn với những đường gân bên song song nhưng có một số loài lá mọc thành chùm, chùy hay có dạng lông chim, điển hình ở chi Godoya. Các loài mai cây bụi, như mai Tứ quý (Ochna