Xử Trí Sau Hút Thai Dưới Siêu Âm Thất Bại (N = 35)

Nhận xét:

- Có 51/86 trường hợp hút thai đơn thuần dưới hướng dẫn của siêu âm thành công, chiếm 59,3%. Số trường hợp hút không thành công có tai biến hoặc phải chuyển mổ là 35/86 trường hợp, chiếm 40,7%.

- Trong số 35 trường hợp hút thai dưới siêu âm thất bại, có 23 trường hợp được xử trí chỉ chèn bóng sonde Foley, chiếm 26,8%. Không có trường hợp nào được xử trí nút mạch.


Bảng 3.14. Xử trí sau hút thai dưới siêu âm thất bại (n = 35)


Kết quả

Xử trí

Thành công

Chuyển mổ

n

%

n

%

Chuyển mổ

2

100

0

0

Chỉ nhét Mèche

2

100

0

0

Chỉ chèn bóng sonde

Foley

19

82,6

4

17,4

Nhét Mèche + chèn bóng

3

100

0

0

Nhét Mèche + chèn bóng

+ MTX

2

100

0

0

Chèn bóng + MTX

1

100

0

0

MTX

2

100

0

0

Nút mạch

0

0

0

0

Tổng

31

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí thai dưới 12 tuần chửa ở sẹo mổ lấy thai cũ tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội - 7

Nhận xét:

Trong số 35 trường hợp hút thai thất bại, có 31 trường hợp xử trí sau đó thành công, chiếm 88,6%

- Có 4/35 trường hợp sau xử trí tai biến không thành công phải chuyển mổ chiếm 11,4%.


Bảng 3.15. Phân bố theo phương thức mổ (n = 6)


Phẫu thuật

Số bệnh nhân

Tần số

Mổ mở lấy khối chửa

6

100%

Mổ nội soi

0

0%

Tổng

6

100%

Nhận xét:

Có tất cả 6 trường hợp phải chuyển mổ, trong đó 100% là mổ mở lấy khối chửa.


Bảng 3.16. Tổng lượng máu mất sau xử trí


Lượng máu mất

< 500 ml

500 - 1000

> 1000ml

Tổng

Số bệnh nhân (n)

78

5

3

86

Tần số (%)

90,7

5,8

3,5

100

Nhận xét:

Có 3 trường hợp mất máu trên 1000ml, chiếm 3,5%

Số trường hợp mất máu dưới 500ml chiếm đa số với 90,7%

15,1%

30,2%

54,7%

≤ 3 ngày 4 - 6 ngày

≥7 ngày


Biểu đồ 3.7. Phân bố đối tượng theo số ngày nằm viện

Nhận xét:


- Thời gian nằm viện của bệnh nhân chủ yếu từ 4 - 6 ngày, chiếm 46/86 trường hợp (53,5%).

- Đối tượng có thời gian nằm viện lớn nhất là 13 ngày, đối tượng có thời gian nằm viện ngắn nhất là 2 ngày.

- Thời gian nằm viện trung bình là 4,5 ± 1,7 ngày.

3.4.2. Mối liên quan với đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu‌

3.4.2.1. Mỗi liên quan với số lần mổ lấy thai

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa số lần MLT và kết quả nạo hút thai


Số lần MLT

Kết quả

1 lần

2 lần

≥ 3

p

Thất bại

7

33,3%

25

48,1%

3

23,1%


0,19 b

Thành công

14

66,7%

27

51,9%

10

76,9%

Tổng

21

100%

52

100%

13

100%

b: kiểm định Chi-Square

Nhận xét:

- Tỷ lệ thành công của phương pháp hút thai dưới siêu âm đơn thuần ở trường hợp mổ lấy thai từ 3 lần là cao nhất, chiếm 76,9%.

- Tỷ lệ thất bại cao ở nhóm đối tượng có tiền sử mổ lấy thai 2 lần với 25/35 trường hợp, chiếm 48,1%.

- Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.

3.4.2.2. Mối liên quan với lần mổ lấy thai gần nhất

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa MLT gần nhất và kết quả hút thai


Lần MLT gần nhất

Kết quả

< 6

Tháng


< 12

tháng


12 - 24

tháng


> 24

tháng


p

Thất bại

1

2,9%

1

2,9%

9

25,7%

24

68,8%


0,4 a

Thành công

0

0%

3

5,9%

8

15,7%

40

78,4%

a : kiểm định Fisher’s

Nhận xét

- Tỷ lệ thành công của phương pháp hút thai đơn thuần dưới hướng dẫn của siêu âm cao ở những thai phụ có khoảng cách với lần mổ lấy thai gần nhất trên 24 tháng, chiếm 78,4%.

- Ở nhóm dưới 6 tháng tỷ lệ thành công là 0% và ở nhóm 12 – 24 tháng tỷ lệ này là 15,7%.

- Tỷ lệ thành công tăng dần theo khoảng thời gian với lần mổ lấy thai gần nhất.

- Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.

3.4.3. Mối liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng với kết quả điều trị‌

3.4.3.1. Mối liên quan với tuổi thai

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tuổi thai và kết quả hút thai


Tuổi thai

Kết quả

< 6 tuần

6 tuần - < 9 tuần

≥ 9 tuần

p

Thất bại

3

17,6%

24

41,4%

8

72,7%


0,02 b

Thành công

14

82,4%

34

58,6%

3

27,3%

Tổng

17

100%

58

100%

11

100%

b: kiểm định Chi-square

Nhận xét:

- Tỷ lệ thành công của phương pháp hút thai dưới siêu âm đơn thuần cao nhất ở tuổi thai < 6 tuần với 14/17 trường hợp, chiếm 82,4%. Tỷ lệ thất bại phương pháp này cao nhất ở tuổi thai ≥ 9 tuần với 8/11 trường hợp, chiếm 72,7%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,02.

3.4.3.2. Mối liên quan với vị trí túi thai trên siêu âm

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa vị trí túi thai và kết quả điều trị


Vị trí túi thai


Kết quả

Lồi về phía BTC

Nằm trên cơ tử cung

Lồi về phía BQ


p

Thất bại

3

10,3%

18

52,9%

14

60,9%


< 0,01 b

Thành công

26

89,7%

16

47,1%

9

39,1%

Tổng

29

100%

34

100%

23

100%

b: kiểm định Chi-square

Nhận xét:

- Với nhóm thai phụ có túi thai phát triển về phía buồng tử cung, có 26/29 trường hợp hút thai dưới siêu âm đơn thuần thành công, chiếm 89,7%.

- Với nhóm thai phụ có túi thai phát triển về phía bàng quang, tỷ lệ thành công của phương pháp hút thai dưới siêu âm đơn thuần là 9/23 trường hợp, chiếm 39,1%.

- Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01

3.4.3.3. Mối liên quan với mức độ tăng sinh mạch máu trên siêu âm

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa mức độ tăng sinh mạch và kết quả hút thai


Mức độ tăng sinh mạch Kết quả

Ít hoặc không


Nhiều


p

Thất bại

6

20,7%

29

50,9%


< 0,01 b

Thành công

23

79,3%

28

49,1%

Tổng

29

100%

57

100%

b: kiểm định Chi-Square

Nhận xét:

- Ở nhóm đối tượng có mức độ tăng sinh mạch trên siêu âm ít hoặc không có tỷ lệ thành công là 23/29 trường hợp, chiếm 79,3%.

- Ở nhóm có tăng sinh mạch nhiều thì tỉ lệ thất bại và thành công tương đương nhau lần lượt là 50,9% và 49,1%.

- Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,01

3.4.3.4. Mối liên quan với nồng độ β-hCG trước xử trí

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa β-hCG trước xử trí và kết quả hút thai


Nồng độ β-hCG

Kết quả


< 10000


10000 - 20000


> 20000


p

Thất bại

5

22,7%

7

38,9%

23

50%


0,09 b

Thành công

17

77,3%

11

61,1%

23

50%

Tổng

22

100%

18

100%

46

100%

b: kiểm định Chi-Square

Nhận xét:

Tỷ lệ thành công của phương pháp cao nhất ở nhóm có nồng độ β-hCG dưới 10000 mIU/mL với 17/22 trường hợp tương ứng với 77,3%

- Tiếp theo đó đến nhóm có nồng độ β-hCG từ 10000 - 20000 mIU/mL với tỷ lệ thành công là 61,1%.

- Tỷ lệ thành công thấp nhất ở nhóm β-hCG > 20000 mIU/mL với tỷ lệ 50%.

- Tỷ lệ thất bại của phương pháp này cao nhất ở nhóm đối tượng có nồng độ β-hCG > 20000 mIU/mL với 23/46 trường hợp (chiếm 50%) và thấp nhất ở nhóm có nồng độ β-hCG < 10000 mIU/mL với 5/22 trường hợp chiếm 22,7%.

- Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Chương 4: BÀN LUẬN‌‌


Chửa ở sẹo mổ lấy thai cũ là một tình trạng bệnh lý xuất hiện tỉ lệ mắc tăng dần trong những năm gần đây. Trong thời gian từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021 nghiên cứu được thực hiện tại khoa Phụ ngoại A5 - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ghi nhận 86 đối tượng thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu. Nghiên cứu đưa ra một số bàn luận như sau.

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:‌

4.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu‌

Trong 86 đối tượng nghiên cứu, có tuổi trung bình là 34,05 ± 5,06 tuổi, trong đó tuổi nhỏ nhất là 21 tuổi và tuổi lớn nhất là 44 tuổi. Nghiên cứu ghi nhận độ tuổi ≥ 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, với 72/86 trường hợp tương ứng với 83,7% tổng số đối tượng nghiên cứu. Điều này có thể giải thích đây vẫn là độ tuổi hoạt động sinh dục, vẫn có nhu cầu thêm con, nhưng việc áp dụng biện pháp tránh thai không tốt làm gia tăng số trường hợp có SMLT.

Bảng 4.1. So sánh độ tuổi trung bình giữa các nghiên cứu trong nước


Tác giả

Năm

Độ tuổi trung bình

Đinh Quốc Hưng [33]

2011

33

Tạ Thị Thanh Thủy [34]

2013

34,45

Nguyễn Xuân Thức [44]

2017

33,66 ± 5,81

Vũ Trường Giang [45]

2021

34,05

Trần Thị Ngọc Hà [19]

2021

35,1 ± 5,01

Triệu Thị Phượng

2022

34,05 ± 5,06

Độ tuổi trong nghiên cứu của tôi tương tự như nghiên cứu của các tác giả trong nước như Đinh Quốc Hưng tuổi trung bình là 33 tuổi [33]. Tạ Thị Thanh Thủy là 34,45 tuổi [34], Vũ Trường Giang là 34,05 tuổi [45].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2024