Nghiên cứu Đa dạng sinh học Bướm ngày Rhopalocera tại Vườn Quốc Gia Nam Ka Đinh tỉnh Borikhamxay nước CHDCND Lào và đề xuất các giải pháp quản lý - 8


Xây dựng các trang trại nuôi bướm thử nghiệm với việc trồng các loại thực vật là thức ăn cho từng nhóm loài.

Tiến hành nuôi sâu non trong phòng thí nghiệm đối với từng nhóm loài

4.9.3.3. Các biện pháp kỹ thuật

Trên cơ sở các kết quả điều tra phân tích về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài bướm ngày chủ yếu đã được trình bày ở trên, để bảo tồn và phát triển chúng cần phải tiến hành các biện pháp kỹ thuật sau :

* Đối với nhóm loài có vai trò là sinh vật chỉ thị :

Đối với nhóm loài này cần đầu tư kinh phí cho công tác khoanh nuôi làm giàu rừng, công tác trồng rừng với cơ cấu loài cây làm thức ăn cho sâu non và bướm trưởng thành như: Các loài cây thuộc họ Hòa thảo, họ Tre nứa, họ Đơn nem, họ Đậu, họ Giẻ, họ Hoa hồng.

* Đối với nhóm loài có ý nghĩa du lịch sinh thái :

Phần lớn các loài bướm ngày thuộc nhóm loài này có phạm vi phân bố rộng, vì vậy cần tiến hành mở rộng môi trường sống bằng việc xây dựng các trang trại nuôi bướm trong VQG đồng thời khuyến khích và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân các xã vùng đệm trên cơ sở vườn rừng có sẵn có tiến hành xây dựng các trang trại nuôi bướm.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


Nghiên cứu Đa dạng sinh học Bướm ngày Rhopalocera tại Vườn Quốc Gia Nam Ka Đinh tỉnh Borikhamxay nước CHDCND Lào và đề xuất các giải pháp quản lý - 8

1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu từ 04/2016 đến 08/2016 trên 10 điểm điều tra của 5 tuyến điều tra gồm 5 loại sinh cảnh khác nhau đã thu được một số kết quả chính sau:

1. Trong khu vực nghiên cứu đã xác định được 85 loài thuộc 08 họ, Nymphalidae (26 loài),), họ Pieridae (13 loài), họ Papilionidae (12 loài), họ Danaidae (12 loài), các họ có số loài ít hơn là họ Hesperiidae (6 loài), Lycaenidae (8 loài), Satyridae (6 loài), họ có số loài ít là Riodinidae (1 loài),

Nhóm có độ bắt gặp trung bình (loài ít gặp) bao gồm 11 loài, nhóm ngẫu nhiên có 70 loài và nhóm thường gặp có 4 loài.

2. Các loài bướm ngày có phân bố khác nhau, tùy thuộc vào sinh cảnh và thời gian điều tra có 04 sinh cảnh phát hiện trên 25% số loài của khu vực đó là các sinh cảnh SC01 “Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy”, sinh cảnh 02“Rừng trồng”, SC03 “Rừng kín thường xanh ven suối”, sinh cảnh SC05 “rừng hỗn giao tre nứa”

Chỉ số đa dạng của bướm ngày ở các sinh cảnh lần lượt là: SC01 (d=7,19), SC02 (d=8,08), SC03 (d=8,42), SC04 (d=6,85), SC05 (d=6,52). Sinh

cảnh SC04 “rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp” có sự khác biệt khá rò với các sinh cảnh còn lại.

3. Số lượng loài bướm ngày giảm dần theo độ cao: Khu vực thuộc đai thấp dưới 300m có 64 loài chiếm 75,29%, đai cao từ 300 – 400m có 36 loài chiếm 42,35%, Đai cao trên 400m có 22 loài chiếm 25,88%.

4. Đề xuất bảo tồn:

Cho đến thời điểm nghiên cứu xác định được 06 loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng, một số loài có giá trị du lịch sinh thái.

* Đối với nhóm loài có vai trò là sinh vật chỉ thị :


Đối với nhóm loài này cần đầu tư kinh phí cho công tác khoanh nuôi làm giàu rừng, công tác trồng rừng với cơ cấu loài cây làm thức ăn cho sâu non và bướm trưởng thành như: Các loài cây thuộc họ Hòa thảo, họ Tre nứa, họ Đơn nem, họ Đậu, họ Giẻ, họ Hoa hồng.

* Đối với nhóm loài có ý nghĩa du lịch sinh thái :

Phần lớn các loài bướm ngày thuộc nhóm loài này có phạm vi phân bố rộng, vì vậy cần tiến hành mở rộng môi trường sống bằng việc xây dựng các trang trại nuôi bướm trong VQG đồng thời khuyến khích và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân các xã vùng đệm trên cơ sở vườn rừng có sẵn có tiến hành xây dựng các trang trại nuôi bướm.

2. Kiến nghị

Từ việc phân tích kết quả nghiên cứu và các tài liệu thu thập thực tế , để bảo tồn được các nguồn tài nguyên sinh học nói chung và các loài bướm ngày nói riêng tại Nam Ka Đinh, tôi xin kiến nghị những chương trình cụ thể cần được triển khai thực hiện như sau:

- Nam Ka Đinh đã được thành lập từ năm 1993, nhưng hiện nay chưa có các thông tin tin cậy về loài, quần thể loài côn trùng trong khu vực, nên phải triển khai một chương trình chi tiết nghiên cứu về côn trùng, động thực vật, vi sinh vật…từ đó đề ra giải pháp bảo tồn các loài bướm ngày một cách khoa học và hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch, thực hiện quyết liệt có hiệu quả các biện pháp làm giảm mức độ khai thác lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy, lấy củi và phòng chống cháy rừng. Cụ thể các biện pháp ở đây gồm việc tăng cường lực lượng tuần tra bảo vệ tài nguyên rừng cùng với việc củng cố thi hành pháp luật.

- Cần tiếp tục điều tra nghiên cứu kỹ trong nhiều năm nhằm đánh giá đầy đủ sự đa dạng và tầm quan trọng của các loài bướm ngày và những mối đe dọa đối với chúng trong Nam Ka Đinh.


- Tỉnh Bolykhamxay cần ban hành các quyết định, quy định về đồng quản lý tài nguyên, tăng cường vốn đầu tư thực hiện nhiệm vụ phát triển rừng theo đề án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt có cơ chế thưởng phạt riêng cho các hoạt động bảo vệ rừng. Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ người dân về giống, vốn, kỹ thuật đầu tư nuôi trồng lâm sản ngoài gỗ phát triển kinh tế dưới tán rừng làm động lực thúc đấy kinh tế hộ gia đình phát triển góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm áp lực đối với công tác bảo tồn, khuyến khích người dân trong khu vực tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh nghề rừng. Lập dự án tái định cư đưa dân sinh sống ra khỏi vùng lòi, giúp họ có cuộc sống ổn định, yên tâm lao động sản xuất tại nơi ở mới.

- Tăng thêm biên chế lực lượng kiểm lâm, quan tâm đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, đồng thời đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho lực lượng Kiểm lâm và tạo điều kiện về kinh phí để Ban quản lý Nam Ka Đinh, xây dựng chương trình giám sát tài nguyên động, thực vật, côn trùng đặc biệt là tình trạng của những loài quý hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen và giá trị kinh tế cao, đồng thời xây dựng bộ cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cho Nam Ka Đinh.

- Tập trung tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học với nội dung và hình thức phù hợp, nhất là đồng bào các dân tộc vùng rừng đặc dụng, thông qua đó giáo dục cho người dân hiểu rò được nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong việc bảo vệ khu rừng đặc dụng mà họ đang sinh sống, không vi phạm các quy định quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.

- Thực hiện có hiệu quả công tác giao đất, giao rừng, kịp thời chi trả dịch vụ môi trường rừng, kinh phí đầu tư công tác bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng đã được giao hàng năm. Xác định rò ranh giới rừng của VQG và diện tích rừng giao cho cộng đồng bản, hộ gia đình, cá nhân quản lý bảo vệ.


- Xây dựng mô hình nuôi bướm thử nghiệm tại Nam Ka Đinh, đặc biệt là các loài quý hiếm, các loài có hình thái đẹp có thể nhân nuôi phục vụ công tác bảo tồn và du lịch.

- Do khả năng và thời gian hạn chế, tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Tuy vậy việc nghiên cứu và bảo vệ đa dạng sinh học đang là vấn đề hết sức quan trọng, tôi đã cố gắng trình bày những luận điểm cơ bản về nhận thức, quan điểm, thực trạng và một số giải pháp có khả năng quản lý các loài bướm ngày ở VQG Nam Ka Đinh, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

Tiếng Việt:

1. Alexander Monastyrskii và Alexey Devyatkin, (2001), Các loài bướm phổ biến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

2. Đặng Ngọc Anh (1998- 2000), Nghiên cứu thành phần các loài Bướm ngày (Rhopalocera) của Việt Nam, làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý sử dụng, Viện ĐTQH Rừng, Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Hà Nội.

3. Đặng Ngọc Anh, Vũ Văn Liên (2005), Sự đa dạng của các loài bướm ngày (Rhopalocera) và quan hệ giữa chúng với cây rừng ở Vườn Quố gia Cát Bà,Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ V, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (2000), Sách đỏ Việt Nam - Phần động vật, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

5. Đặng Thị Đáp, Vũ Văn Liên, Đặng Thị Hường, Nguyễn Thế Hoàng (2008), Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm Vườn quốc gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn của chúng, Hà Nội.

6. Vũ Văn Liên (2005), “Thành phần và độ phong phú bướm (Lepidoptera, Rhopalocera) rừng Hòn Bà, Khánh Hoà”, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, hội thảo quốc gia lần thứ nhất, Hà Nội ngày 7/5/2005, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 360-366.

7. Trần Văn Mão, Đặng Vũ Cẩn, Hoàng Kim Ngũ, Phạm Ngọc Hưng, Trần Công Loanh (1992), Quản lý bảo vệ Rừng (Tập II ), Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.

8. Neil Furey và Eibleis Fanning (2002), Khảo sát đa dạng sinh học năm 1999, Frontier- Vietnam, Hà Nội.

9. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), Bảo tồn đa dạng sinh học, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.


10. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (2001), Điều tra, dự tính dự báo sâu bệnh trong Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Phạm Đình Quyền (1976), Đời sống Côn trùng, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Quyết (2003), Nghiên cứu đa dạng sinh học của Côn trùng thuộc Bộ cánh vẩy, hoạt động vào ban ngày tại VQG Cát Bà, Hải Phòng, Khóa luận tốt nghiệp - Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

Tiếng nước ngoài:

13. Alexander Monastyrskii and Alexey Devyatkin (2002), Common Butterflies of Vietnam.

14. Brown K.S. (1996), “The use of insects in the study, conservation and monitoring of biological diversity in Neotropical habitats, in relation to traditional land use systems”, Decline and Conservation of Butterflies in Japan III, Proceedings International Symposium on Butterfly Conservation, Osaka, Japan, 1994 (ed. Ae S.A, Hirowatari T., Ishii M., Brower L.P.), The Lepidopterological Society of Japan, Osaka, pp. 128-149.

15. Brunzel S., Elligsen H. (1999), “Changes of species set and abundance along a short gradient: The impact of weather conditions on the conservation of butterflies”, Beitrage zur Entomologie 49, pp. 447-463.

16. Chou, L. (1994), Monographia Rhopalocerum Sinensium. Vol. 1-2. Henan Science and Technology Press, China.

17. Chou, L. (1998), Classification and Identification of Chinese Butterflies. henan Scientific Publishing House. Henan, China.

18. Collins, N. M. and Morris, M. G. (1985), Threatened Swallowtail Butterflies of the World. Gland & Cambridge, IUCN.

19. Corbet, A. S. and Pendlebury, H. M. (1956), The Butterflies of the Malay Peninsula. 2 nd edition, Oliver and Boyd, London.

20. D Abrera, B. (1982- 1990), Butterflies of the Oriental Region. Vol. 1-3.


Hill House, Melbourne.

21. Devyatkin, A. L. (1998), Neue Entomologische Nachrichten 41: 289- 294, 300-301.

22. Finn Danielsen, Colin G. Treadaway (2003), Priority conservation areas for butterflies (Lepidoptera: Rhopalocera) in the Philippine islands. Animal Conservation (2004) 7, 79–92.The Zoological Society of London. Printed in the United Kingdom.

23. Lewis O.T., Wilson R.J., Harper M.C. (1998), “Endemic butterflies on Grande Comore: habitat preferences and conservation priorities”, Biological conservation 85, pp. 113-121.

24. Malim, T. P. and Mohamed M. (1999), Tabin scientific expedition, ed. Mohamed et al. University Malaysia Sabah, kota Kinabalu: 99-110.

25. Metaye, R. (1957), Annals of the Faculty of Science. University of Saigon: 59- 106.

26. New.T.R. (1997), Butterfly conservation. Oxford University Press.

27. Osada, S. et al. (1999), An illustrated checklist of the Butterflies of Laos P.

D. R. Tokyo.

28. Parsons, M. (1996), Butterfly farming in the Indo- Australian region: An effective and sustainable means of combining conservation and commerce to protect tropical Forests. Decline and Conservation of Butterflies in Japan III: 63- 22. The Lepidopterological Society of Japan, Osaka.

29. Pinratana, A. (1981- 1988), Butterflies of Thailand. Vol. 4-6. Viratham Press. Bangkok.

30. Pollard E. (1988), “Temperature, rainfall and butterfly number”, Journal of Applied Ecology 25, pp. 819-828.

31. Price P.W. (1975), Insect Ecology, John Wiley, Sons, Inc, pp. 371-387.

32. Schulze C.H., Walter M., Kessler P., Pitopang R., Shahabuddin, Veddeler D., Muhlenberg M., Gradstein R., Leuchner C., Steffan-

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022