Tỷ Lệ Phần Trăm Số Loài Bướm Ngày Theo Sinh Cảnh


nhiều nhất là loài Catopsilia pomona pomona f. hilaria 60%, gặp ở cả 5 sinh cảnh.

Sự khác nhau trong phân bố của bướm ngày theo sinh cảnh được thể hiện rò hơn trong hình 4.02.

30,00


25,00


20,00


15,00


10,00


5,00


0,00

SC1

SC2

SC3

SC4

SC5


Hình 4.2: Tỷ lệ phần trăm số loài bướm ngày theo sinh cảnh

Nhìn vào bảng 4.04 và hình 4.02 ta thấy có 03 sinh cảnh phát hiện được trên 20% số loài của khu vực nghiên cứu đó là SC01, SC02, SC03. Như vậy ta có thể thấy rằng tại các sinh cảnh khác nhau, thành phần loài bướm là tương đối khác nhau. Điều này có thể giải thích như sau: Trong quá trình sống, các loài bướm phải thích nghi với môi trường để có thể khai thác thức ăn, giao phối và đẻ trứng. Đa số các loài bướm thích nghi với môi trường sống rộng, những loài này thường sống ở các sinh cảnh bìa rừng, cây bụi hay các khoảng trống trong rừng. Do vậy ở các sinh cảnh này thường có nhiều loài hơn các sinh cảnh trong rừng sâu, thiếu ánh sáng và ít cây bụi. Các loài sống sâu trong rừng thường phân bố hẹp và ít gặp ở các sinh cảnh ngoài rừng. Các khu vực dân cư với đất canh tác nông nghiệp như SC01; SC02; SC03 là nơi có nhiều khoảng trống, gần nguồn nước thuận lợi cho việc bay lượn và tìm kiếm thức ăn nên số lượng loài ở đây phong phú và đa dạng hơn nhiều so với các sinh cảnh khác. Khu vực rừng nguyên sinh ở SC04 bắt gặp 20 loài do


ánh sáng yếu, mật độ cây dày, chủ yếu là núi đá vôi không thuận lợi cho quá trình di chuyển và tìm kiếm thức ăn của bướm ngày.

Bên cạnh những loài phổ biến, một số lượng khá lớn các loài bướm chỉ thấy từ 1 cá thể điển hình như giống Zemeros. Sự đa dạng của các loài côn trùng nói chung và sự đa dạng của các loài bướm ngày nói riêng phụ thuộc khá chặt chẽ vào sự đa dạng về thực vật.

Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.5: Đa dạng thành phần loài bướm ngày theo sinh cảnh


STT

Các dạng sinh cảnh

Số lượng loài

(S)

Số lượng

cá thể (N)

Chỉ số đa

dạng (d)

1

SC1

31

52

7,59

2

SC2

29

54

7,02

3

SC3

37

52

9,11

4

SC4

20

49

4,88

5

SC5

22

40

5,69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Từ bảng 4.05 ta có thể thấy SC3 chỉ số đa dạng lớn nhất (d=9,11) do sinh cảnh này là nơi gần khu vực dân cư sinh sống đồng nghĩa với việc có chăn thả gia súc, cây bụi thảm tươi và hoa màu nhiều. Đây là nơi có nhiều nguồn thức ăn cho các loài bướm ngày. Các dạng sinh cảnh khác có chỉ số đa dạng thấp hơn không đáng kể. Sự chênh lệch rò ràng nhất là ở SC4 có chỉ số đa dạng nhỏ hơn (d=4,88) so với các sinh cảnh còn lại.

SC4 “Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp” là khu vực rừng rậm rạp, ít bị tác động, khoảng trống không có nhiều kèm theo ánh sáng yếu. Vì vậy ở đây không có nhiều nguồn thức ăn và nơi cư trú cho trưởng thành của các loài bướm ngày. Chỉ có một số loài điển hình và cũng là sinh vật chỉ thị ở sinh cảnh này xuất hiện như các loài thuộc họ Bướm mắt rắn.


- Mức độ tương đồng về thành phần loài côn trùng thu thập được ở các sinh cảnh thông qua chỉ số Sorensen (SI) được thể hiện trong bảng 4.6

Bảng 4.6: Mức tương đồng của các dạng sinh cảnh


STT

Quan hệ

Số lượng loài

SI

C

A

B

1

sc1/sc2

9

31

28

0,31

2

sc1/sc3

13

31

37

0,38

3

sc1/sc4

9

31

21

0,35

4

sc1/sc5

9

31

22

0,34

6

sc2/sc3

9

28

37

0,28

7

sc2/sc4

5

28

21

0,20

8

sc2/sc5

9

28

22

0,36

10

sc3/sc4

8

37

21

0,28

11

sc3/sc5

7

37

22

0,24

13

sc4/sc5

9

21

22

0,42

Nhìn chung, hầu hết các sinh cảnh có độ tương đồng tương đối cao, chỉ có sinh cảnh 4 “rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp” là khác biệt với tất cả 05 sinh cảnh còn lại. Đây cũng là sinh cảnh có số lượng loài thấp nhất (20 loài). Độ cao lớn cũng như diện tích nhỏ, ít chỗ trống nên số lượng bướm ở sinh cảnh này ít, dẫn đến mối quan hệ tương đồng với các loài khác là không cao.

Tại thời điểm nghiên cứu, trong khu vực có một loài bướm đã được phát hiện thấy xuất hiện ở tất cả 05 loại sinh cảnh (xem bảng 4.01), đó là loài Catopsilia pomona pomona f. hilaria ngược lại có một số loài chỉ mới phát hiện thấy ở một loại sinh cảnh như các loài ở trong họ bướm Ngao.

Một số loài khác xuất hiện ở 4/5 sinh cảnh như họ Bướm phấn có 01 loài, họ họ Bướm đốm có 01 loài, họ Bướm mắt rắn có 01 loài, họ Bướm giáp có 02


loài (xem bảng 4.01). Hai loài bướm phượng thuộc giống Papilio là P. demoleus và P. memnon mới chỉ thấy ở sinh cảnh gần khu dân cư. Đó chính là nơi hoạt động thường thấy của hai loài bướm này do nguồn thức ăn chính của sâu non là các cây họ Cam có nhiều trong các vườn nhà dân.

4.3.2. Phân bố của các loài bướm ngày theo đai cao

Khu vực nghiên cứu có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 304m. Trong quá trình điều tra tại đây cho thấy ít nhiều có sự khác biệt trong phân bố của côn bướm theo đai cao. Số loài bướm ngày thu hoặc quan sát thấy ở ba đai cao được phân chia một cách tương đối như sau:

Bảng 4.7: Phân bố của các loài bướm ngày theo đai cao


STT

Đai cao

Số loài

Tỷ lệ %

1

< 300m

64

75,29

2

300 – 400m

36

42,35

3

> 400m

22

25,88


Số loài

Tỷ lệ %

75,2

42,3

64

36

25,8

22

Dưới 300m

300 – 400m

Trên 400m


Hình 4.3: Tỷ lệ phần trăm côn trùng theo đai cao


Qua bảng 4.7 và hình 4.3 ta thấy càng lên cao khả năng phát hiện ra các loài bướm ngày càng giảm. Hầu hết các điểm điều tra tại vị trí đai thấp có


diện tích lớn, nhiều cỏ và cây bụi, cây hoa màu cùng với các cây nông nghiệp khác. Ở đây có nguồn thức ăn dồi dào cho sự sinh trưởng và nơi cư trú thích hợp của nhiều loài bướm ngày. Tại vị trí đai cao từ 300-400 m mặc dù nhiệt độ chênh lệch không đáng kể so với đai thấp nhưng rừng có thực bì đơn giản hơn so với đai thấp, số lượng hoa và nước khoáng, khoảng trống cho hoạt động bay lượn của trưởng thành cũng ít hơn. Ngoài sự suy giảm về sinh cảnh thuận lợi (thiếu thức ăn, nơi cư trú...) tại đai cao trên 400m, yếu tố khí hậu như gió mạnh cũng ảnh hưởng lớn đến sự hiện diện của các loài bướm nên tại khu vực này thường chỉ thu thập được ít loài.

4.4. Các loài có vai trò là sinh vật chỉ thị

Đa số các loài bướm sau khi vũ hóa thường bay đi để tìm hoa, cây thức ăn để đẻ trứng. Chúng thường bay khá xa từ nơi vũ hóa, trong khi đó một số loài Bướm chỉ di chuyển một vài mét từ nơi vũ hóa. Loài này thường là những loài phân bố hẹp và sống dưới tán rừng. Vì vậy những loài này có thể được sử dụng như là chỉ thị sinh thái cho tình trạng của nơi ở hay chất lượng rừng, các loài này cũng có thể được sử dụng để theo dòi đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn thông qua việc theo dòi sự biến động quần thể các loài bướm theo thời gian. Ngoài ra một số loài bướm có quan hệ chặt chẽ với sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi. Những loài này có thể được sử dụng như là chỉ thị sinh thái cho sinh cảnh đó.

Trong số các loài bướm ghi nhận được tại VQG Nam Ka Đinh, một số loài bướm có thể được sử dụng như là chỉ thị sinh thái cho tình trạng của rừng vì chúng sống gắn liền với rừng và khi rừng bị phá hay bị tác động đều ảnh hưởng rò rệt đến chúng. Nếu xét về mặt phân bố có thể chia bướm ngày ra làm hai nhóm cơ bản là nhóm có phân bố gắn chặt với rừng và nhóm còn lại, trong đó nhóm có đời sống gắn chặt với rừng bao gồm một số loài thuộc các họ Bướm mắt rắn (Satyridae).

Các loài này chỉ thấy xuất hiện trong tán rừng, nơi rừng ít bị tác động. Các loài đại diện cho nhóm này được trình bày trong bảng 4.8


Bảng 4.8: Các loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng


STT

Tên loài

Họ

1

Mycalesis perseoides (Moore, 1892)


Satyridae

2

Mycalesis sangaica Butler, 1877

3

Orsotriaena medus Fabricius, 1775

4

Ypthima baldus (Fabricius, 1775)

5

Ypthima dohertyi Moore, 1893

6

Ypthima savara Grose-Smith, 1887


Hình 4 4 Một số loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng 4 6 Các loài có ý nghĩa 1Hình 4 4 Một số loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng 4 6 Các loài có ý nghĩa 2


Hình 4 4 Một số loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng 4 6 Các loài có ý nghĩa 3Hình 4 4 Một số loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng 4 6 Các loài có ý nghĩa 4

Hình 4.4: Một số loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng

4.6. Các loài có ý nghĩa lớn trong du lịch sinh thái

VQG Nam Ka Đinh với chức năng nhiệm vụ là nơi bảo tồn và lưu giữ các nguồn gen, còn là địa điểm tham quan du lịch. Chính vì vậy, việc bảo tồn và nhân nuôi một số loài bướm có hình dáng và màu sắc đẹp, phục vụ khách tham quan du lịch là rất cần thiết. Khách đến thăm VQG bao gồm các nhà khoa học, sinh viên, khách du lịch với một số mục tiêu chính là:

Nghiên cứu khoa học


Học tập

Nghỉ ngơi, giải trí

Kết hợp các mục tiêu trên

Trong số các loài bướm ngày đã được ghi nhận tại khu vực nghiên cứu, một số loài có các tiêu chí sau đây làm loài cần chú ý trong du lịch sinh thái :

Các loài có tên trong sách đỏ

Các loài có hình dạng và màu sắc đẹp

Các loài xuất hiện với số lượng lớn gây ấn tượng cho du khách

Sau đây là một số loài đại diện cho nhóm “có giá trị du lịch sinh thái cao”:


Graphium arycles Danaus genutia Pantoporia sandaka Polyura arja Hình 4 5 Một số loài bướm 5

Graphium arycles Danaus genutia

Pantoporia sandaka Polyura arja

Hình 4.5: Một số loài bướm có màu sắc đẹp

4.8. Dẫn liệu về hình thái và sinh thái học một số loài bướm tại khu vực nghiên cứu.

Các loài bướm ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu khá đa dạng về màu sắc, hình thái và kích thước. Kích thước loài ghi nhận lớn nhất là các loài trong họ bướm Phượng, điển hình là loài Papilio memnon agenor Linnaeus có kích thước sải cánh dài 150mm; nhỏ nhất là các loài họ bướm nhảy

Dẫn liệu hình thái học và sinh thái học của một số loài bướm tiêu biểu


(loài có phân bố rộng, loài có giá trị thẩm mỹ, loài có vai trò chỉ thị,…) được trình bày dưới đây:

4.8.1. Papilio helenus

Đặc điểm hình thái Cánh trước và cánh sau có dạng tam giác nhọn có bốn 6

Đặc điểm hình thái:

Cánh trước và cánh sau có dạng tam giác nhọn, có bốn đốm trắng ở cánh sau, mặt trên cánh sau không có đốm đỏ; mặt dưới mép cánh sau có 8 đốm đỏ tròn với 1 chấm đen ở giữa xếp liên tục theo mép cánh, trong đó có 2 đốm nằm ngang

nhau ở gần mép trong của cánh. Sải cảnh 110 – 120mm.

Sinh học sinh thái:

Hình 4.6: Papilio helenus

Thường tập trung thành từng đàn tại những khoảng trống có nước trong rừng. Cũng hay gặp từng cá thể đơn lẻ bay khá nhanh dọc các đường mòn trong rừng. Gặp khắp mọi nơi hầu như quanh năm ( trừ mùa đông giá rét và trời có mưa).

4.8.2. Papilio nephelus

Đặc điểm hình thái Là loài bướm Phượng to có đuôi Màu đen cánh sau có 7

Đặc điểm hình thái:

Là loài bướm Phượng to, có đuôi. Màu đen, cánh sau có bốm đốm trắng lớn. Có ba đốm trắng ở cánh sau,nhưng ở góc ngoài mặt trên cánh sau không có đốm đỏ; mặt dưới mép cánh sau có các đốm vàng hoặc hơi trắng hình trăng

khuyết. Sải cánh 90 – 100mm. Hình 4.7: Papilio nephelus

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí