Đặc điểm phân bố và sinh thái học cơ bản
3. Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn các loài bướm ngày
Xác định hiện trạng công tác bảo tồn côn trùng và bướm ngày
Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác bảo tồn bướm ngày
Một số giải pháp bảo tồn chính
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp điều tra thực địa, phương pháp xác định loài cần ưu tiên trong bảo tồn, phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái loài, phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn nói chung, bảo tồn bướm ngày nói riêng và phương pháp xử lý thông tin để có quyết định quản lý hợp lý.
2.4.1. Phương pháp xác định thành phần loài bướm ngày
Thành phần loài bướm ngày, các loài cần ưu tiên bảo tồn được xác định thông qua phương pháp điều tra thực địa. Phương pháp điều tra thực địa được thực hiện dựa theo các tác giả: Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão (2001) và các tác giả khác. Điều tra thành phần loài bướm ngày bao gồm các bước:
1. Thu mẫu
2. Xử lý, bảo quản mẫu
3. Phân tích và định loại mẫu
2.4.1.1. Công tác chuẩn bị
Thu thập các tài liệu có liên quan: Bản đồ hiện địa hình, điều tra sơ thám khu vực nghiên cứu.
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết:
- Vợt bắt bướm: Làm bằng vải màn, miệng có đường kính 30cm làm bằng sắt được gắn vào một cán gỗ dài 1-3m.
- Túi đựng bướm: Được làm bằng giấy, có tác dụng giữ mẫu không bị rách nát, không bị mất màu, không bị hỏng. Trên bao mẫu ghi rò ngày tháng điều tra, vị trí thu bắt được. Kích thước bao đựng mẫu tùy thuộc vào kích thước của mẫu vật.
- Miếng xốp cắm mẫu
- Kim cắm mẫu
- Hộp gỗ để bảo quản mẫu
- Lọ nhựa
- Địa bàn
- Máy GPS
Xác định các dạng sinh cảnh có trong khu vực nghiên cứu.
Các dạng sinh cảnh được chọn theo tiêu chuẩn chung là các dạng sinh cảnh điển hình của khu vực. Trong khu vực nghiên cứu đã xác định một số dạng sinh cảnh chính như sau:
Bảng 2.1: Đặc điểm các sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu
Đặc điểm | |
SC01 | + Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy: Là khu vực gần làng bản sinh sống, và đất canh tác nông nghiệp chủ yếu là ngô và lúa. Rừng có cấu trúc đơn giản. Thực vật chủ yếu là những loài: Thôi Ba, Bã Đậu, Hu Đay…và một số loài cây bụi: Bùm bụp, Cỏ Lào, Mò hoa trắng. |
SC02 | Rừng trồng Tếch: Đây là rừng trồng thuần loài Tếch. Các cây bụi nhỏ như mua mò hoa trắng, Cỏ lào, Bùm bụp… |
SC03 | + Rừng kín thường xanh ven suối: Các loài thực vật chủ yếu ở đây: Sâng, Bứa,Gội, Nhọc…. Tầng cây bụi có diện tích khá lớn bao gồm các loài: Lấu, Xú Hương, Đu đủ rừng… Thảm thực vật ở đây phát triển do gần khu vực ven suối ẩm ướt |
SC04 | Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp: Trạng thái rừng IIIA1 Độ cao trung bình 400 m trở lên so với mặt nước biển. Rừng được chia làm 4 tầng. Thực vật chủ yếu các cây thuộc họ Dẻ, họ Re, họ Sến, họ Hoa hồng, họ Ngọc lan... Tầng cây bụi chủ yếu các loài Xú hương, Mua, Ba chạc, Đủng đỉnh, Bông đơn…Tầng thảm tươi thì có Dương sỉ, ráy, Thiên niên kiện.. |
SC05 | + Rừng hỗn giao tre nứa: Kiểu rừng này phân bố ở độ cao dưới 400 m. khu này đã bị tác động do khai thác gỗ và làm nương rẫy sau đó tre nứa phát triển lên |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu Đa dạng sinh học Bướm ngày Rhopalocera tại Vườn Quốc Gia Nam Ka Đinh tỉnh Borikhamxay nước CHDCND Lào và đề xuất các giải pháp quản lý - 1
- Nghiên cứu Đa dạng sinh học Bướm ngày Rhopalocera tại Vườn Quốc Gia Nam Ka Đinh tỉnh Borikhamxay nước CHDCND Lào và đề xuất các giải pháp quản lý - 2
- Phương Pháp Xác Định Đặc Điểm Sinh Học, Sinh Thái Học Các Loài Được Ưu Tiên Trong Bảo Tồn
- Cơ Cấu Đất Đai Và Sử Dụng Đất Đai Trong Tỉnh
- Tỷ Lệ Phần Trăm Số Loài Bướm Ngày Theo Sinh Cảnh
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Hình 2.2: Rừng trồng | |
Hình 2.3: Rừng kín thường xanh ven suối Hình 2.5: Rừng hỗn giao tre nứa | Hình 2.4: Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp |
2.4.1.2. Phương pháp điều tra thực địa trên tuyến và điểm
A. Xác định hệ thống điểm điều tra trên tuyến điều tra
Do các loài trong bộ Cánh vẩy có miệng hút, thức ăn chủ yếu là mật hoa và các chất khoáng nên chúng thường tập trung ở những nơi: Ven suối, ven đường đi, đám cây bụi, bụi có nhiều hoa, cây hoa màu, cây ăn quả. Vì vậy phương pháp chính là phương pháp điều tra tuyến, trên tuyến bố trí các điểm điều tra. Căn cứ vào kết quả xác định dạng sinh cảnh ở mục 2.4.1.1, tiến hành xác định tuyến điều tra dựa vào địa hình khu vực nghiên cứu, đặc điểm sinh học của các loài bướm ngày. Tuyến điều tra cần đảm bảo các tiêu chí sau:
Tuyến điều tra phải đi qua các dạng sinh cảnh chính trong khu vực nghiên cứu.
Đảm bảo tính đại diện.
Thuận lợi cho việc điều tra và thu bắt mẫu.
Trong khu vực nghiên cứu đã tiến hành bố trí 5 tuyến điều tra, bố trí dọc theo con đường vào VQG bắt đầu từ trạm kiểm lâm Phak Beuak đến Nam Tệch. Tuyến 1 có chiều dài 3,6 Km, tuyến 2 có chiều dài 2,1 Km, tuyến 3 có chiều dài 2,8 Km, tuyến 4 có chiều dài 1,6 Km, tuyến 5 có chiều dài 2,9 Km. tổng cộng cả 5 tuyến là 13 km,
* Cách xác định điểm điều tra:
Tiến hành đi dọc tuyến điều tra, khi thấy có sự thay đổi về trạng thái rừng hay sinh cảnh, lập một điểm điều tra đại diện cho sinh cảnh này. Từ cách bố trí điểm điều tra trên đã xác định được 10 điểm điều tra. Mỗi điểm điều tra có diện tích 50m2
* Đặc điểm của các điểm điều tra bao gồm:
- Loại sinh cảnh, trạng thái rừng.
- Địa hình (Độ cao, hướng phơi, độ dốc).
- Lâm phần (Cấu trúc rừng, mật độ, độ tàn che).
16
9
4
10
3
1
2 8
5
7
6
Hình 2.6: Sơ đồ bố trí tuyến điều tra và điểm điều tra
Đặc điểm của tuyến điều tra được thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Đặc điểm các tuyến điều tra trong khu vực nghiên cứu
Tuyến | Sinh cảnh | Tọa độ (GPS) | Độ cao (m) | |
1 | 1 | Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy | 18051’54’’ và 104015’26’’ | 278 |
2 | 18051’48’’ và 104015’22’’ | 308 | ||
3 | 2 | Rừng trồng Tếch | 18050’39’’ và 104015’80’’ | 279 |
4 | 18050’63’’ và 104015’86’’ | 274 | ||
5 | 3 | Rừng kín thường xanh ven suối | 18052’96’’ và 103098’27’’ | 206 |
6 | 18055’46’’ và 103096’56’’ | 202 | ||
7 | 4 | Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp | 18056’83’’ và 103097’88’’ | 406 |
8 | 18057’38’’ và 103099’75’’ | 404 | ||
9 | 5 | Rừng hỗn giao tre nứa | 18053’54’’ và 104014’98’’ | 348 |
10 | 18055’69’’ và 104013’97’’ | 365 |
B. Phương pháp điều tra trên tuyến và điểm điều tra
* Điều tra định tính: Pha trưởng thành của bướm ngày hoạt động khá rộng và liên tục nên phương pháp điều tra thích hợp là vợt bắt và quan sát. Tiến hành đi dọc tuyến điều tra với tốc độ vừa phải, vợt bắt pha trưởng thành khi có cơ hội. Bướm thường tập trung ở những nơi ven suối, đất ẩm, có nhiều hoa. Với những loài đã rò tên khoa học tiến hành ghi ngay vào sổ tay tất cả các chỉ tiêu của loài đó. Những loài chưa rò tên tiến hành vợt bắt rồi cho vào bao giữ mẫu riêng. Bao giấy bảo quản tạm mẫu vật được giữ trong các dụng cụ như hộp gỗ. Trên bao mẫu ghi rò ngày tháng điều tra, vị trí thu bắt được. Kích thước bao đựng mẫu tùy thuộc vào kích thước của mẫu vật và ghi rò tuyến điều tra, thời gian. Số liệu điều tra được tập hợp theo mẫu biểu sau:
Mẫu biểu điều tra trưởng thành bộ Cánh vảy
Số hiệu tuyến:…….. Thời tiết:……………
Ngày điều tra:……….. Người điều tra:………
Tên Loài | Ghi Chú | |
* Điều tra định lượng: Tại các điểm điều tra dừng lại từ 15 đến 30 phút, dùng vợt thu bắt kết hợp quan sát đếm số lượng cá thể bướm của mỗi loài. Số lượng cá thể điều tra được sử dụng để tính chỉ số đa dạng sinh học loài.
2.4.1.3. Phương pháp xử lý mẫu vật và số liệu điều tra
A. Phương pháp xử lý mẫu vật:
Dụng cụ: Kim cắm mẫu, giá thể mềm (gỗ ép bướm hoặc miếng xốp), băng giấy trắng, băng giấy bóng mờ.
Cách làm: Đặt mẫu bướm trên giá thể, dùng kim phù hợp cắm cố định thân bướm rồi tiến hành cân chỉnh cánh, râu đầu... Khi cắm kim phải điều chỉnh các bộ phận cơ thế cho cân đối với thân bướm, chỉnh cánh bướm sang hai bên sao cho mép cánh trước vuông góc với trục thân thể, dùng 1 – 2 băng giấy đặt đè lên trên cánh, song song với thân mẫu vật và dùng kim cắm vào hai đầu băng giấy sát với mép trước của cánh trước và mép sau của cánh sau. Chú ý không cắm xuyên qua cánh. Sau đó dùng băng giấy cố định hai rầu đầu sao cho râu đầu cân đối, dùng hai kim cắm vào sát hai râu đầu. Cắm kim cố định băng giấy có tác dụng giữ cho mẫu vật không bị hư hỏng và có tư thế chuẩn.
Để mép cánh không bị rách trong quá trình phơi sấy, cần đặt băng giấy che kín hết mép cánh. Các thông tin về mẫu vật ghi trên phong bì giữ mẫu cần được chuyển toàn bộ sang băng giấy hoặc ghi ký hiệu lên băng giấy, còn các thông tin cụ thể hơn chuyển sang sổ ghi chép. Mẫu cắm xong đem phơi nắng (đậy giấy báo lên trên để tránh ánh nắng trực tiếp) hoặc sấy khô ở nhiệt độ