Nghiên cứu Đa dạng sinh học Bướm ngày Rhopalocera tại Vườn Quốc Gia Nam Ka Đinh tỉnh Borikhamxay nước CHDCND Lào và đề xuất các giải pháp quản lý - 1


LỜI CẢM ƠN‌


Sau 2 năm nghiên cứu và học tập sau đại học tại Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, bằng những kiến thức tổng hợp và thực tiễn công tác của bản thân, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các thầy cô giáo, sự tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền các ban ngành địa phương, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn khoa học là GS.TS.Nguyễn Thế Nhã đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Lâm Nghiệp, Lãnh đạo Phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô trong bộ môn Bảo vệ thực vật rừng, Trung tâm TN-TH Khoa Quản lý TNR & MT đã quan tâm và tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý vườn quốc gia đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành nghiên cứu của mình.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn dành sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đã qua.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Kết quả và các số liệu ở bản luận văn này là do tôi nghiên cứu, khảo sát, phân tích từ thực trạng tại vườn quốc gia , chưa được ai công bố trong bất cứ tài liệu nào khác./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả


SITTHIVONG Saly



Trang phụ bìa‌

MỤC LỤC


Trang

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1. Khái quát về Bướm ngày (Rhopalocera) 3

1.2. Tình hình nghiên cứu bướm ngày trên thế giới 5

1.3. Tình hình nghiên cứu bướm ngày ở Châu Á 6

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 10 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 10

2.1.1. Mục tiêu chung 10

2.1.2. Mục tiêu cụ thể 10

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

2.3. Nội dung nghiên cứu 10

2.4. Phương pháp nghiên cứu 11

2.4.1. Phương pháp xác định thành phần loài bướm ngày 11

2.4.2. Phương pháp xác định đặc điểm sinh học, sinh thái các loài được ưu tiên trong bảo tồn 21

2.4.3. Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn bướm ngày và đề xuất giải pháp quản lý 21

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ XÃ HỘI 23

3.1. Diện tích, vị trí địa lý, ranh giới 23

3.1.1. Vị trí địa lý 23

3.2. Địa hình, địa thế 23

3.3. Khí hậu, thủy văn 23

3.4. Tài nguyên rừng 24

3.5. Hiện trạng sử dụng đất, phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn 26

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 28

4.1. Thành phần loài bướm ngày tại Vườn Quốc Gia Nam Ka Đinh 28

4.2. Đa dạng các bậc taxon bướm ngày của khu vực nghiên cứu 32

4.3. Phân bố của bướm ngày trong khu vực nghiên cứu 33

4.3.1. Phân bố của các loài bướm ngày theo sinh cảnh 34

4.3.2. Phân bố của các loài bướm ngày theo đai cao 38

4.4. Các loài có vai trò là sinh vật chỉ thị 39

4.6. Các loài có ý nghĩa lớn trong du lịch sinh thái 40

4.8. Dẫn liệu về hình thái và sinh thái học một số loài bướm tại khu vực nghiên cứu 41

4.8.1. Papilio helenus 42

4.8.2. Papilio nephelus 42

4.8.3. Papilio memnon 43

4.8.4. Appias lyncida eleonora 44

4.8.6. Danaus genutia 45

4.8.7. Euploea mulciber 45

4.8.9. Vindura erota 46

4.9. Đề xuất một số giải pháp quản lý các loài bướm ngày tại khu vực nghiên cứu 47

4.9.1. Khái quát hiện trạng công tác quản lý tài nguyên rừng và mối đe dọa tới bướm ngày tại khu vực nghiên cứu 47

4.9.2. Các giải pháp chung 48

4.9.3. Các giải pháp quản lý cụ thể 49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

1. Kết luận 52

2. Kiến nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT‌‌


Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CHDCNDL

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Nxb

Nhà xuất bản

VQG

Vườn quốc gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Nghiên cứu Đa dạng sinh học Bướm ngày Rhopalocera tại Vườn Quốc Gia Nam Ka Đinh tỉnh Borikhamxay nước CHDCND Lào và đề xuất các giải pháp quản lý - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG


STT

Tên bảng

Trang

2.1

Đặc điểm các sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu

13

2.2

Đặc điểm các tuyến điều tra trong khu vực nghiên cứu

17

3.1

Cơ cấu diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp

26

3.2

Cơ cấu đất đai và sử dụng đất đai trong tỉnh

27

4.1

Danh lục thành phần loài bướm ngày có trong khu vực

nghiên cứu

28

4.2

Tỉ lệ phần trăm loài, giống của bướm ngày

32

4.3

Các loài thuộc nhóm thường gặp

33

4.4

Phân bố của bướm ngày theo sinh cảnh

34

4.5

Đa dạng thành phần loài bướm ngày theo sinh cảnh

36

4.6

Mức tương đồng của các dạng sinh cảnh

37

4.7

Phân bố của các loài bướm ngày theo đai cao

38

4.8

Các loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng

40


DANH MỤC CÁC HÌNH‌


STT

Tên hình

Trang

2.1

Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy

14

2.2

Rừng trồng

14

2.3

Rừng kín thường xanh ven suối

14

2.4

Rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp

14

2.5

Rừng hỗn giao tre nứa

14

2.6

Sơ đồ bố trí tuyến điều tra và điểm điều tra

16

4.1

Độ bắt gặp của các loài bướm ngày trong khu vực nghiên cứu

33

4.2

Tỷ lệ phần trăm số loài bướm ngày theo sinh cảnh

35

4.3

Tỷ lệ phần trăm côn trùng theo đai cao

38

4.4

Một số loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng

40

4.5

Một số loài bướm có màu sắc đẹp

41

4.6

Papilio helenus

42

4.7

Papilio nephelus

42

4.8

Papilio memnon

43

4.9

Appias lyncida eleonora

44

4.10

Papilio polytes mandane

44

4.11

Danaus genutia

45

4.12

Euploea mulciber

45

4.13

Hebomoia glaucippe glaucippe

46

4.14

Vindura erota

46


ĐẶT VẤN ĐỀ‌

Trong lớp Côn trùng, bộ Cánh phấn (Lepidoptera) là một bộ rất đa dạng và phong phú, được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Pha trưởng thành được gọi là bướm, được người ta ví như “Những bông hoa biết bay”, là một đối tượng thường được sử dụng trong văn học và nghệ thuật. Các loài bướm hoạt động vào ban ngày (Rhopalocera) có vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của con người. Chúng tham gia tích cực vào quá trình thụ phấn cho hoa, làm tăng năng suất cây trồng. Nhiều loài bướm có màu sắc rực rỡ đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đây là nhóm côn trùng rất phong phú về số lượng và đa dạng về nơi ở, chúng có khả năng thích ứng cao với sự biến đổi của môi trường. Chính vì vậy, bướm ngày thường được sử dụng là sinh vật chỉ thị cho tình trạng của hệ sinh thái, đặc biệt trong đánh giá chất lượng rừng, đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn thông qua việc quan sát sự biến động của quần thể các loài bướm theo thời gian.

Khi nghiên cứu về các loài bướm ngày, ngoài việc nghiên cứu đặc điểm về hình thái, cần phải quan tâm đến đặc điểm của cả quần thể để từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp làm cho chúng đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng và có lợi cho sản xuất, phục vụ tham quan du lịch…

Cộng hoà dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào là một nước có đa dạng sinh học cao. Cũng như nhiều nước khác trong khu vực, CHDCND Lào đang gặp những vấn đề khó khăn trong công tác bảo tồn. Với sức ép của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội thông qua các hoạt động khai thác, tác động của con người vào rừng, nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học đã được nhiều nhà khoa học dự báo. Vì vậy việc nghiên cứu và bảo tồn tính đa dạng sinh học hiện nay là một vấn đề cấp bách trên toàn thế giới.

Vườn Quốc Gia (VQG) Nam Ka Đinh được thành lập ngày 29 tháng

10 năm 1993. Số liệu thống kê cho thấy VQG Nam Ka Đinh có 180 loài thực


vật thân gỗ thuộc 83 chi, 59 họ, chưa có nghiên cứu về các loài động vật. Cho đến nay nghiên cứu về các loài côn trùng còn rất ít, chưa có nghiên cứu được thực hiện trực tiếp ở VQG Nam Ka Đinh, tỉnh BolyKhamXay, CHDCND Lào.

Bướm ngày có vai trò quan trong trong hệ sinh thái rừng, một thành phần quan trọng trong các chuỗi thức ăn, góp phần tạo nên cân bằng sinh thái. Vì vậy ngoài các nghiên cứu về thực vật, động vật bậc cao, nghiên cứu về khu hệ bướm là hết sức cần thiết. Đề tài : “Nghiên cứu Đa dạng sinh học Bướm ngày (Rhopalocera) tại Vườn Quốc Gia Nam Ka Đinh tỉnh Borikhamxay nước CHDCND Lào và đề xuất các giải pháp quản lý.” đã được thực hiện với mục tiêu: cung cấp thông tin cơ bản về đặc điểm của khu hệ bướm ngày phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022