Kế Hoạch Phát Triển Hệ Thống Truyền Tải Trong Giai Đoạn 2006-2020


mẽ và giàu tiềm năng nhất. Cơ cấu của mạng lưới viễn thông Việt Nam từ chỗ chủ yếu là tải bằng dây trần, đã chuyển sang vi ba, vi ba băng rộng và cáp quang.

Hệ thống cáp đồng là phổ biến nhất, được phát triển đầu tiên và được triển khai rộng khắp trên toàn quốc, tuy nhiên mạng cáp đồng có nhược điểm lớn là băng thông của đường truyền rất hạn chế, không đáp ứng được những nhu cầu về đường kết nối tốc độ cao.

Các hệ thống vi ba có ưu điểm là việc triển khai dễ dàng tuy nhiên băng thông bị hạn chế, đường truyền không ổn định do bị phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Hệ thống truyền dẫn qua vệ tinh: đây là phương pháp tiên tiến, có khoảng cách phủ sóng rất lớn nhưng có nhược điểm là băng thông bị hạn chế và giá thành rất cao.

Hệ thống truyền dẫn sử dụng cáp quang với nhược điểm duy nhất là việc đấu nối khó khăn nhưng có hàng loạt ưu điểm như giá thành rẻ, băng thông rộng (hầu như không hạn chế) đã trở thành lựa chọn số một cho tất cả các mạng viễn thông trên thế giới.

b. Thị trường cáp quang tại Việt Nam


Hiện nay tại Việt Nam đang có những nhà kinh doanh viễn thông đầu tư vào mạng đường trục lớn là: VNPT, EVN, Viettel,... VNPT là đơn vị có hệ thống mạng thông tin quang lớn nhất với 61/64 tỉnh, thành phố đã có truyền dẫn cáp quang liên tỉnh; 42/64 tỉnh, thành phố đạt chỉ tiêu 100% huyện, thị xã có truyền dẫn cáp quang từ huyện về trung tâm tỉnh. Đến nay, mạng truyền dẫn quốc tế có 4 tuyến cáp quang và 7 trạm thông tin vệ tinh mặt đất, 113 trạm vệ tinh VSAT, tổng chiều dài cáp quang liên tỉnh đạt 6.500km và tuyến cáp quang nội tỉnh là 15.700km. EVN và Viettel cũng đang xây dựng mạng cáp quang trên toàn quốc cho riêng mình. Ngoài các đơn vị trên thì các ngành như Đường sắt, Công An, Giáo dục, Truyền hình, Hải quan cũng đang có nhu cầu xây dựng mạng cáp quang riêng.


Chỉ tính riêng EVN có hệ thống mạng lưới rộng khắp và đến 2010, Tổng Công ty sẽ xây dựng thêm 14.524 km đường dây truyền tải (trong đó 2.401 km đường dây 500 kV, 5.174 km đường dây 220 kV và 6.949 km đường dây 110 kV). Tổng chiều dài hệ thống đường dây truyền tải do Tổng Công ty quản lý năm 2002 tăng 8% so với năm 2001, bao gồm 1.530,26 km đường dây 500 kV,

4.187,60 km đường dây 220 kV, 8.410,64 km đường dây 110 kV và 62,5 km đường

dây 66 kV.


Bảng 6: Kế hoạch phát triển hệ thống truyền tải trong giai đoạn 2006-2020



Đơn vị

2006-2010

2011-2020

Tổng cộng 2006-2020

Đường dây





500 kV

km-mạch

800

1550

2350

220 kV

km-mạch

2644

2250

4894

110 kV

km-mạch

2202

17910

20112

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chiến lược Marketing đối với sản phẩm cáp sợi quang của công ty điện tử và viễn thông VTC và một số kiến nghị - 6

(Nguồn: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam - EVN)


Như vậy, nhu cầu phát triển hệ thống truyền tải của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam trong những năm tới là rất lớn, tính tổng cộng từ năm 2006-2020, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam dự kiến đầu tư thêm hơn 20 nghìn km đường dây. Chính vì thế nhu cầu sử dụng cáp quang treo trên các đường dây này cũng rất lớn.

Cho tới năm 2005, EVN hiện đã xây dựng được 9200 km cáp quang OPGW và tới năm 2010 sẽ thêm trên 6000 km cáp OPGW nữa trên toàn bộ mạng lưới điện cao thế của mình. Kế hoạch EVN phấn đấu thay toàn bộ dây chống sét trên hệ thống điện cao thế bằng cáp quang OPGW nhằm đáp ứng khả năng quản lý hệ thống điện tương đồng với các nước trong khu vực và đồng thời tăng dung lượng mạng lưới viễn thông nông thôn của mình.

Với tốc độ phát triển của ngành công nghệ thông tin và viễn thông tại Việt Nam, cho đến năm 2010, tốc độ phát triển được các nhà phân tích chiến lược dự đoán sẽ phát triển gấp 3 lần hiện nay. Sự mở rộng mạng để đáp ứng nhu cầu liên lạc là tất yếu, song song với đó thì mạng cáp quang của VNPT được xây dựng


từ những năm 1990 đã đến giai đoạn cần thay cáp mới. Từ đó nhận thấy rằng nhu cầu về cáp quang là lớn trong tương lai.

Do nhu cầu cần triển khai nhanh chóng để cho ra được dịch vụ đáp ứng tốc độ phát triển của ngành viễn thông Việt Nam, nên hầu hết các nhà đầu tư đều sử dụng loại cáp quang treo trên cột điện, tuy nhiên với xu hướng phát triển đô thị, tại các thành phố lớn hiện tại các đường dây điện đang được chuyển đổi sang đi ngầm do đó trong những năm tới chắc chắn các hệ thống này sẽ phải thay đổi, chuyển từ cáp quang treo sang cáp quang chôn. Đồng thời hệ thống cáp quang indoor đi đến từng hộ gia đình cũng sẽ rất phát triển.

2.2.3. Hiện trạng các doanh nghiệp sản xuất cáp quang tại Việt Nam và các nhà cung cấp cáp quang cho thị trường Việt Nam

a. Các nhà sản xuất cáp quang trong nước


Nhận biết được đây là một thị trường đầy tiềm năng, VNPT đã liên doanh liên kết với các hãng sản xuất cáp quang ở nước ngoài để cho ra 2 Công ty sản xuất cáp quang tại Việt Nam là Vina GSC và Focal, hiện nay 2 Công ty này đều đang hoạt động tốt và đã chiếm được thị phần trong thị trường một số loại cáp quang tại Việt Nam. Riêng với Vina GSC, được thành lập từ năm 1993 với tổng số vốn đầu tư 8 triệu USD đến năm 2003 Công ty đã hoàn vốn đầu tư và vào năm 2004 đã có lợi nhuận trước thuế đạt 16,69 tỷ đồng trên doanh số 109 tỷ, trong tháng 6/2005 vừa qua, Vina GSC đã tiếp tục đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất cáp nữa để mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tuy nhiên, công suất hiện tại của Vina GSC chỉ khoảng 1000km/năm.

Ngoài 02 Công ty được đầu tư bởi VNPT, hiện nay, tại Việt Nam chỉ có thêm một Công ty liên doanh sản xuất cáp quang là Liên doanh LS-VINA Cable. Cả 03 Công ty trên đều có công suất nhỏ chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường.


b. Các nhà cung cấp cáp quang nước ngoài cho thị trường Việt Nam

Thị trường cáp quang treo thông dụng hiện nay hơn một nửa thị phần (50%) được cung cấp bởi các nhà sản xuất trong nước, phần còn lại do các nhà sản xuất nước ngoài cung cấp trực tiếp hoặc thông qua một số đại lý, đại diện bán hàng tại Việt Nam. Riêng cáp quang treo trên đường dây chống sét (OPGW) hoàn toàn được cung cấp bởi các nhà sản xuất nước ngoài.

Danh sách một số nhà sản xuất cáp quang nước ngoài tiêu biểu tại thị trường Việt Nam:

STT

Tên Công ty

Chủng loại cáp

1

Công ty AFL - AFL Telecomunication (Anh)

ADSS, OPGW

2

Công ty Corning - NWL (Mỹ)

ADSS, OPGW

3

Công ty cáp sợi quang Pirrelli (Italia)

ADSS, OPGW, Non-metalic

4‌

Công ty cáp sợi quang Taihan (Hàn quốc)

ADSS, OPGW, Non-metalic

5

Công ty cáp sợi quang Samsung (Hàn quốc)

ADSS, Non-metalic,

Figure-8

6

Công ty cáp sợi quang LG-Cable (Hàn quốc)

OPGW

7

Công ty cáp sợi quang Sudasan (ấn Độ)

ADSS, OPGW, Non-metalic

Kể từ năm 2004 về trước, các Công ty nước ngoài này thường thống lĩnh thị trường cáp quang của Việt Nam, nhưng hiện nay với sự phổ thông hoá cáp quang, các loại cáp được sản xuất từ Trung quốc đang dần dần có mặt và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.

3. Giới thiệu về đề án “Nhà máy sản xuất cáp sợi quang VTC”


3.1. Tính khả thi và quyết định xây dựng "Nhà máy sản xuất cáp sợi quang VTC"

Trong tương lai Việt Nam đang phấn đấu đuổi kịp các nước phát triển trong khu vực về hạ tầng viễn thông. Ở Việt Nam, mạng cáp quang đã trở thành xương sống của toàn mạng viễn thông trên toàn quốc, việc phát triển mạng đi đôi


với việc phát triển các hệ thống truyền dẫn bằng cáp quang để đáp ứng kịp với tốc độ phát triển trung bình 25% năm của ngành công nghiệp CNTT-Truyền thông là một việc làm tất yếu.

VTC Telecom hiện có rất nhiều thời cơ thuận lợi để tiến hành xây dựng một nhà máy sản xuất cáp quang. Cụ thể có thể kể tới một số điểm thuận lợi như sau:

Công suất của các nhà máy sản xuất cáp quang tại Việt Nam đang bị hạn chế, nên chưa đáp ứng được nhu cầu cho thị trường trong nước. Trong khi đó để đáp ứng được nhu cầu về cáp quang, các chủ đầu tư phải mua cáp của các nhà sản xuất nước ngoài với giá thành cao hơn, thời gian cấp hàng lâu hơn (thông thường từ 7-10 tuần kể từ khi đặt hàng), thủ tục nhập khẩu, đo kiểm rườm rà.

VTC là doanh nghiệp có uy tín lớn và trực thuộc Bộ Bưu chính và Viễn thông nên sẽ có những lợi thế nhất định trong việc cung cấp cáp quang cho các đơn vị trong ngành.

Một số chính sách của chính phủ, các thành phố cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng nhu cầu cáp quang hoá mạng lưới hạ tầng như:

Quyết định Số 95/2002/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ v/v Phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam đến năm 2005 có nội dung “Phát triển mạng viễn thông và Internet tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả an toàn và tin cậy, phủ sóng trong cả nước. Hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao. Cung cấp dịch vụ truy cập băng rộng đến tận hộ tiêu dùng: cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh v.v,... ”

Quyết định số 60/2002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ v/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001- 2010 có nội dung “ngầm hoá mạng lưới điện trung thế; bỏ dần cấp điện áp 35kV, 10kV, 6kV, chỉ còn một cấp 22kV/0,4kV. Đầu tư phát triển mạng viễn thông


hiện đại ngang tầm quốc tế, sử dụng công nghệ hiện đại, tăng dung lượng các tổng đài hiện có. Cải tạo, xây mới hệ thống cống bể, cáp đồng và cáp quang hoá mạng truyền dẫn nội thành”

Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ v/v Phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 có đề cập "Năm 2005, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước được kết nối bằng cáp quang băng rộng. Năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xã trong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác; ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và Internet băng rộng",...

Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ v/v Phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 có nội dung: "Phát triển mạng viễn thông quốc tế và liên tỉnh dung lượng lớn, có độ an toàn, tin cậy cao, kết nối nhiều hướng trên cơ sở kết hợp các tuyến cáp quang biển, tuyến cáp quang trên đất liền và hệ thống thông tin vệ tinh, đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ băng rộng,... Phát triển mạng cáp quang đến tất cả các huyện trong cả nước. Đối với những khu vực quan trọng, hình thành các mạng cáp quang có cấu trúc mạch vòng để tăng cường an toàn thông tin".

Từ những phân tích trên cho thấy nhu cầu sử dụng cáp quang của thị trường Việt Nam trong tương lai còn rất lớn. Các nhà sản xuất cáp quang trong nước luôn có ưu thế vì giá thành rẻ, thời gian cấp hàng ngắn, chất lượng cáp tương đương với nước ngoài, điều kiện đo kiểm, bảo hành đơn giản. Đây chính là những lý do để các chủ đầu tư lựa chọn cáp sản xuất trong nước. Ngoài ra, cáp quang do Việt Nam sản xuất ra còn có thể xuất khẩu đi các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Myanmar và Châu Phi, những nước này cũng có một cơ sở hạ tầng viễn thông kém phát triển và sẽ có nhu cầu rất lớn trong tương lai.


Vì vậy, việc triển khai xây dựng một nhà máy sản xuất cáp quang cung cấp cho thị trường Việt Nam trong thời điểm hiện nay là cần thiết. Nhận thức được thời cơ thuận lợi đó, VTC Telecom đã bắt tay xây dựng đề án "Nhà máy sản xuất cáp sợi quang VTC" từ giữa năm 2005. Cho tới thời điểm hiện nay, Quý 3 năm 2006, đề án về cơ bản đã được hoàn thành.

3.2. Giới thiệu về đề án “Nhà máy sản xuất cáp sợi quang VTC”


Hiện nay, VTC Telecom đã xây dựng xong dự án và bắt đầu đi vào xây dựng nhà xưởng tại xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương; đồng thời cũng chuẩn bị mọi thủ tục về pháp lý, nhập máy móc thiết bị để chuẩn bị vận hành thử vào cuối năm nay.

Dự án được chia ra làm 3 giai đoạn:


Giai đoạn I: Đầu tư tập trung toàn bộ cho việc quảng bá sản phẩm, thâm nhập thị trường.

Giai đoạn II: Tiếp tục đầu tư cho công tác Marketing nhằm mở rộng thị trường đồng thời mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm.

Giai đoạn III: Sau 4 năm, hoàn vốn và lợi nhuận tăng lên. Dự kiến đến năm thứ 10 lợi nhuận sau thuế đạt mức 14 tỷ đồng.

Dự án dự định đầu tư trong vòng 20 năm hay đời dự án là 20 năm (trong dự án chỉ phân tích hiệu quả trong 10 năm)

Dự kiến tổng mức đầu tư là 34.934.889.000 VNĐ, trong đó dự kiến 80% là vốn vay tín dụng trong 5 năm (thời gian ân hạn là 1 năm). Lãi suất vay dài hạn là 1,1%/tháng tương đương với 13,2%; vốn tự có dự kiến chiếm 20% tổng vốn đầu tư với sinh lợi mong muốn là 20%.

Trên đây là một số giới thiệu về cáp quang, thị trường cáp quang và dự án xây dựng nhà máy sản xuất cáp sợi quang của Công ty Điện tử và Viễn thông VTC để chúng ta có một cái nhìn tổng quát về sản phẩm cũng như dự án của Công ty. Trong phần tiếp theo của khóa luận này, người viết xin được phép tập trung vào phân tích cụ thể chiến lược Marketing của Công ty cho sản phẩm cáp quang Công


ty sản xuất ra đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược này, giúp Công ty đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm trong nước và tiến tới xuất khẩu ra một số thị trường tiềm năng.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí