Thiết bị đo kiểm OTDR, máy hàn, nối cáp quang,... của các hãng EXFO, Acterna, Fujikura, HP.
Các Repeater hãng Comba Telecom System, hệ thống bộ đàm hãng Champion-USA.
Các hệ thống máy phát điện cho Đài phát thanh truyền hình các tỉnh, máy cassette, loa, tăng âm phục vụ cho các trạm phát thanh xã,...
Các hệ thống tiếp địa cho thiết bị chống sét cho các Đài PT-TH của các tỉnh thành,...
Đầu Loadsell, Platform cân điện tử,... của các hãng Omron, Toledo.
Xây lắp
Cung cấp, lắp dựng cột ăng ten.
Kéo rải cáp quang, hàn nối, đo kiểm tra thông tuyến cáp quang.
Lắp đặt, đồng chỉnh hệ thống bộ đàm, máy thu phát vô tuyến và thông tin quang.
Lắp đặt, đồng chỉnh hệ thống camera giám sát với các hệ thống khác.
Lắp đặt, hướng dẫn vận hành hệ thống thiết bị tổng đài.
Trong tương lai, VTC Telecom dự kiến sẽ mở rộng quy mô, phát huy thế mạnh về những công trình tư vấn, xây lắp vốn có, tiến tới thiết lập hệ thống mạng điện thoại IP. Quan trọng nhất, VTC Telecom sẽ tập trung xây dựng xong "Nhà máy sản xuất cáp sợi quang VTC" trong nửa đầu năm 2007 để cung cấp cáp quang cho các Công ty trong ngành viễn thông, điện lực ở Việt Nam cũng như tiến tới xuất khẩu sang một số thị trường Châu Á và Châu Phi.
II. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG VÀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG
1. Giới thiệu về sản phẩm cáp sợi quang (cáp quang)
1.1. Sự ra đời của sợi quang và cáp sợi quang - Cáp quang “khai sáng” mạng thông tin toàn cầu
Những phát hiện về sợi quang 40 năm trước đã làm nên điều thần kỳ cho hệ thống thông tin thế giới. Thiếu công nghệ ấy, Internet có thể sẽ không xuất hiện và mọi người cũng không thể chỉ đơn giản nhấc ống nghe và gọi điện quốc tế được…
Năm 1966, Charles Kuen Kao và George Hockman, hai kỹ sư trẻ tại Phòng thí nghiệm chuẩn viễn thông (Anh), đã công bố khám phá mới đầy hứa hẹn về khả năng của sợi quang - những sợi thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt, linh hoạt và mỏng hơn một sợi tóc.
Khi đó, việc sử dụng sợi quang để truyền thông tin là rất hạn chế. Một thông điệp được chuyển thành xung ánh sáng, di chuyển dọc theo sợi quang tới điểm đầu bên kia. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể đi được một khoảng cách ngắn trước khi ánh sáng bắt đầu biến mất. Đây là hiện tượng giảm cường độ theo từng dB/km (dB - viết tắt của decibel - là đơn vị đo cường độ âm thanh). Charles Kao đã quan sát những sợi quang có khả năng chứa một gigahertz (GHz) thông tin - tương đương với 200 kênh TV hay 200.000 đường điện thoại. Ông nhận thấy ánh sáng đã thoát ra với tốc độ 1.000 dB/km, nghĩa là tín hiệu chỉ còn chưa đến một nửa dù mới di chuyển vài mét.
Sau nhiều ngày nghiên cứu, tiến sĩ Kao phát hiện ra rằng tình trạng trên không phải do bản chất vốn có của sợi thuỷ tinh mà bởi một vài khiếm khuyết bên trong vật liệu. Nếu loại bỏ những vấn đề đó, tỷ lệ thất thoát ánh sáng giảm xuống mức chấp nhận được là 20 dB/km.
Kết luận của Kao nghe có vẻ "hoang đường" nên ông phải chịu sức ép rất lớn. "Vợ tôi luôn bực mình vì tôi về muộn triền miên. Khi tôi nói với bà ấy rằng đây sẽ là một dự án gây chấn động thế giới, bà ấy chẳng hề tỏ ra tin tưởng. Tôi hiểu mình đang đi đúng hướng nhưng sẽ phải cố gắng nhiều mới thuyết phục được ngành công nghiệp trên toàn thế giới", Kao cho biết.
|
Năm 1971, Nữ hoàng Anh chứng kiến hình ảnh video được truyền qua cáp quang. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu chiến lược Marketing đối với sản phẩm cáp sợi quang của công ty điện tử và viễn thông VTC và một số kiến nghị - 1
- Nghiên cứu chiến lược Marketing đối với sản phẩm cáp sợi quang của công ty điện tử và viễn thông VTC và một số kiến nghị - 2
- Doanh Thu Dịch Vụ Đường Truyền Toàn Cầu Theo Khu Vực (2005-2010)
- Tình Hình Phát Triển Điện Thoại Việt Nam Biểu Đồ 5A: Số Liệu Điện Thoại Cố Định Tăng Trưởng Theo Năm
- Kế Hoạch Phát Triển Hệ Thống Truyền Tải Trong Giai Đoạn 2006-2020
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
John Midwinter, chuyên gia về sợi quang tại Đại học London, cũng kể lại: "Nhiều người chỉ cười vui vẻ khi tài liệu được công bố. Họ nghĩ trong một phút may mắn nào đó, ông ấy đã đạt được mức 20 decibel".
Mãi 4 năm sau (1970), Corning Glass Works, hãng sản xuất gốm sứ và thuỷ tinh của Mỹ, bất ngờ tuyên bố họ đã chế tạo một cáp quang phá vỡ giới hạn 20 dB (17 dB/km). "Corning nghiên cứu chất silica trong khi những Công ty khác lại chú trọng khâu lọc thuỷ tinh. Hãng đã thành công khi chọn hướng đi riêng", Jeff Hecht, tác giả cuốn Thành phố ánh sáng: Câu chuyện thần kỳ về cáp quang (City of Light: The Story of Fiber Optics), nói.
Cuối những năm 70, các Công ty viễn thông quyết định triển khai và sử dụng công nghệ này. Mạng
cáp quang bắt đầu phổ biến ở các thành phố cũng như dưới lòng đại dương nhưng nó chỉ làm nên cách mạng vào những năm 90.
Internet đã khiến công nghệ cáp quang thực sự bùng nổ. "Cáp quang là cơ sở của Internet và Wi-Fi. Hiện nay, mọi doanh nghiệp với mạng LAN đều sử dụng nó. Mọi người cũng nhờ đến cáp quang mỗi khi gửi e-mail, tin nhắn SMS, ảnh, video và các file dữ liệu khác", Philip Hargrave, chuyên gia tại hãng cung cấp giải pháp truyền thông Nortel, nhận xét.
Cáp quang cũng đang đóng vai trò quan trọng tại nhiều lĩnh vực như truyền hình mạng IPTV và trong tương lai nó sẽ là trụ cột của mạng giải trí gia đình.
1.2. Định nghĩa cáp quang
Trong phần 1.1, chúng ta đã được biết về sự ra đời của sợi quang - "sợi thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt, linh hoạt và mỏng hơn một sợi tóc". Để đưa được sợi dẫn quang vào sử dụng trong môi trường thực tế của mạng lưới viễn thông, các sợi cần phải được kết hợp lại thành cáp với các cấu trúc phù hợp với môi trường lắp đặt. Cấu trúc của cáp sợi quang rất đa dạng và khác nhau ở nhiều điểm, tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể và dựa vào môi trường đặt cáp mà cáp quang có các tên như: cáp chôn trực tiếp dưới đất, cáp kéo trong cống, cáp treo ngoài trời, cáp đặt trong nhà, cáp nối giữa các thiết bị, cáp ngập nước, cáp thả biển… Đối với từng loại cáp khác nhau sẽ có thiết kế khác nhau, nhưng các nguyên lý cơ bản về thiết kế đều phải có trong mọi loại cáp.
Trước khi tiến hành bọc cáp, sợi dẫn quang thường được bọc chặt một lớp áo để bảo vệ sợi trong khi chế tạo cáp, đây là lớp bọc sơ cấp. Sợi đã được bọc sơ cấp chính là sản phẩm sau cùng trong quá trình chế tạo sợi dẫn quang; sau đó các sợi này sẽ được bọc thành cáp có thể dưới dạng bọc chặt hoặc bọc lỏng.
Các phần tử cáp cơ bản là: lõi chứa các sợi dẫn quang, các phần tử gia cường, các vỏ bọc và vật liệu độn.
Lõi cáp
Các sợi quang đã được bọc chặt hoặc nằm trong cấu trúc lỏng, cả sợi và cấu trúc lỏng hoặc rãnh kết hợp với nhau tạo thành lõi cáp. Lõi cáp thường bao quanh phần tử gia cường của cáp. Các thành phần tạo rãnh hoặc các ống bọc thường được làm bằng chất dẻo.
Thành phần gia cường
Thành phần gia cường của cáp là các phần tử tạo cho cáp có lực cơ học cần thiết để chịu được sức căng và co, đặc biệt là bảo đảm tính ổn định nhiệt cho cáp. Thành phần gia cường có thể là kim loại hoặc phi kim loại. Nó có thể đặt ở tâm cáp hoặc phân bố ở các lớp ngoài đồng tâm với cáp.
Vỏ cáp
Lớp ngoài của cáp thường được bọc bằng nhựa polyêthylen có độ hút ẩm thấp, có đặc tính cơ học và hoá học cao. Polyêthylen có độ ma sát thấp cho nên rất phù hợp cho cáp kéo trong ống. Còn pôlyurethane thường làm vỏ bọc trong của cáp vì nó rất mềm , có hệ số ma sát cao và các đặc tính cơ học thấp.
Vỏ bọc kim loại của cáp thường là các băng thép nhăn hoặc các sợi thép xếp thành vỏ bọc. Các vỏ này thường dùng cho các loại cáp chôn trực tiếp để bảo vệ chống các ứng suất cơ học, gặm nhấm, chống sự phá huỷ của côn trùng và các sinh vật.
1.3. Các loại cáp quang và ứng dụng
Thiết kế và lựa chọn cáp sợi quang chủ yếu phụ thuộc vào môi trường lắp đặt. Có rất nhiều nhà chế tạo cáp cho ra các chủng loại cáp rất đa dạng, nhưng nhìn chung sản phẩm cáp sợi quang được phân ra các loại chính sau đây:
1.3.1. Cáp treo
Cáp treo là loại cáp dùng để treo trên các cột điện cao thế giúp truyền dẫn tín hiệu. Do đặc thù chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường khí hậu tự nhiên, ví dụ như môi trường có băng tuyết và gió, hay phải chịu ảnh hưởng của ứng suất cơ học và nhiệt độ, đòi hỏi cáp quang treo phải có sức bền rất cao và phải có cấu trúc thích hợp.
Hiện hai loại cáp treo chủ yếu là cáp ADSS (All Dielectric Self-supporting ADSS optical cable) và cáp số 8. Ngoài ra, còn có cáp OPGW là cáp quang treo trên đường dây chống sét. Cáp OPGW có cấu trúc kỹ thuật khá phức tạp và hiện các nhà máy sản xuất cáp quang ở Việt Nam vẫn chưa sản xuất được.
1.3.2. Cáp kéo trong cống
Cáp kéo trong cống phải chịu được lực kéo và xoắn, có trọng lực nhẹ để dễ đặt và phải rất mềm dẻo để vượt qua các chướng ngại trong khi lắp đặt. Loại cáp này cũng phải chịu được ẩm và nước vì trong cống cáp và bể cáp thường hay đọng nước. Chính vì vậy trong cấp trúc của cáp thường có chất độn jelly và thành phần chống ẩm bằng kim loại.
1.3.3. Cáp chôn trực tiếp
Các đặc điểm của cáp chôn trực tiếp tương tự như cáp kéo trong cống vừa xét ở trên nhưng có bảo vệ tốt hơn thể hiện ở điểm cáp chôn thường phải có lớp vỏ bọc kim loại tốt để tránh sự phá huỷ do đào bới đất hoặc các tác động khác trong đất. Vỏ bọc thép bên ngoài gồm các sợi thép hoặc các băng thép. Vỏ bọc ngoài lớp thép này là vỏ chất dẻo.
1.3.4. Cáp đặt trong nhà và cáp nhảy
Loại cáp này thường có số sợi dẫn quang ít, các đặc tính chủ yếu là: kích thước bên ngoài nhỏ, mềm dẻo, cho phép uốn cong, dễ dàng thao tác và hàn nối. Cáp cần có đặc tính chống gặm nhấm tốt. Vì loại cáp này thường bám sát tường nhà và thiết bị cho nên nó phải bảo đảm không dẫn lửa, không phát ra khí độc trong phòng. Cấu trúc loại cáp này thường ở dạng bọc chặt để đảm bảo kích thước.
1.3.5. Cáp ngập nước và thả biển
Cáp ngập nước thường được sử dụng để thả qua sông hoặc qua khu vực có nước ngập cạn, đồng lầy..., vì vậy loại cáp này cần phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe bao gồm:
Tính chống ẩm và chống thấm nước tại các vùng có áp suất đặc biệt lớn.
Có khả năng chống sự dẫn nước dọc theo cáp.
Có khả năng chịu được sự kéo khi lắp đặt và sửa chữa cáp.
Chống lại được các áp lực thống kê.
Cho khả năng hàn nối, sửa chữa dễ dàng.
Có cấu trúc tương thích với cáp đặt trên đất liền.
Cấu trúc của cáp thả biển đòi hỏi rất phức tạp. Có thể xem đây là loại cáp đặc chủng vì nó đòi hỏi nhiều yêu cầu còn khắt khe hơn loại cáp ngập nước ở trên nhiều lần. Ngoài các yếu tố trên, cáp thả biển còn phải chịu tác động đặc biệt khác như khả năng thâm nhập của nước biển, sự phá hoại của các động vật dưới biển, sự cọ xát của tàu thuyền… Bên cạnh đó cần tính tới khả năng sửa chữa cáp bằng tàu.
Cáp thả biển có hai loại thả nông và thả sâu. Cấu trúc cáp thả nông phức tạp hơn cáp thả sâu dưới biển.
Ngoài các loại cáp kể trên, còn có một số loại cáp đặc biệt chuyên sử dụng cho các mục đích riêng.
1.4. Ưu, nhược điểm của cáp quang
Hệ thống truyền dẫn sử dụng cáp quang với nhược điểm duy nhất là việc đấu nối khó khăn nhưng có hàng loạt ưu điểm như:
Trọng lượng nhỏ, băng thông rộng.
Suy hao thấp, khoảng lặp lớn.
Không can nhiễu (điện tĩnh, điện từ).
Chi phí bảo dưỡng thấp (ít thiết bị lặp).
Bảo mật thông tin.
Ít mối hàn nối so với cáp đồng.
Chi phí càng thấp với hệ thống truyền dẫn càng lớn.
Giá thành rẻ.
Cáp quang giúp việc thực hiện công việc với công suất lớn và cho phép thực hiện các sản phẩm và dịch vụ đa phương tiện một cách nhanh chóng với chất lượng cao. Khi cáp quang được sử dụng đại trà thì các sản phẩm và dịch vụ đa phương tiện sẽ phong phú, tiện dụng và phổ biến hơn nữa so với hiện nay.
2. Thị trường sản phẩm cáp sợi quang
2.1. Thị trường cáp quang thế giới - Xu hướng phát triển thị trường và triển vọng
2.1.1. Thị trường viễn thông thế giới
a. Tổng quan
Trong những năm vừa qua, thị trường viễn thông thế giới phát triển không ngừng. Theo báo cáo của The Insight Research Corporation, nếu như 25 năm về trước, chiếc điện thoại di động còn là cái gì đó rất mới lạ trên thị trường viễn thông thế giới thì đến cuối năm 2005, đã có hơn 1,8 tỷ thuê bao trên thế giới sử dụng công nghệ đường truyền không dây của chiếc điện thoại di động. Dịch vụ không dây có mặt ở khắp mọi nơi đã thay đổi cách con người giao tiếp trên toàn cầu.
Dưới đây là biểu đồ dự báo sự tăng trưởng của các thuê bao không dây trên thế giới đến năm 2011.
Biểu đồ 1: Tăng trưởng của các thuê bao không dây trên thế giới đến năm 2011
Đơn vị: Triệu thuê bao
(Nguồn: The 2006 Telecommunication Industry Review by The Insight Research Corporation)
Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy các thuê bao không dây trên thế giới sẽ liên tục tăng từ năm 2005 đến 2011, từ 1.851,4 triệu thuê bao năm 2005 lên tới