Tình Hình Phát Triển Điện Thoại Việt Nam Biểu Đồ 5A: Số Liệu Điện Thoại Cố Định Tăng Trưởng Theo Năm


Hiện nay, công nghệ viễn thông đã tiến bộ vượt bậc trong hai lĩnh vực công nghệ băng thông rộng (broadband) và viễn thông di động vô tuyến (wireless mobiles). Băng thông rộng tăng khả năng chuyển tải dữ liệu với khối lượng rất lớn và rất nhanh và sẽ phát huy hết khả năng của nó khi hệ thống cáp quang (fiber optic cable) được rải đặt khắp nơi. Xu thế hiện nay là hệ thống cáp quang sẽ thay thế dần hệ thống điện thoại cáp đồng. Cáp quang giúp việc thực hiện công việc với công suất lớn và cho phép thực hiện các sản phẩm và dịch vụ đa phương tiện một cách nhanh chóng với chất lượng cao. Khi hệ thống cáp quang được sử dụng đại trà thì các sản phẩm và dịch vụ đa phương tiện sẽ phong phú, tiện dụng và phổ biến hơn nữa so với hiện nay.

b. Đánh giá tốc độ phát triển của ngành CNTT&VT


Xu hướng phát triển của thị trường Viễn thông Việt Nam

Bùng nổ thị trường viễn thông tại Việt Nam trong những năm qua đã đưa Việt Nam vào top 10 quốc gia phát triển ICT (Information and Communication Technology) trên thế giới.

Kế hoạch Đầu tư cho kế hoạch phát triển VT - CNTT (ICT) Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010 là 411,1 triệu USD.

Thị trường điện thoại tại Việt Nam cuối năm 2004 đã đạt 12,3 máy/100 dân, tăng gấp 3 lần so với năm 2000 và dự báo đến năm 2009 điện thoại Việt Nam sẽ đạt 40 máy/100 dân.


Bảng 4: Số lượng thuê bao viễn thông Việt Nam 2000-2004



(Nguồn: ITU-International Telecommunications Union)


Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy số lượng thuê bao viễn thông của Việt Nam tăng rất mạnh trong giai đoạn 2000-2004. Thuê bao điện thoại cố định tăng từ hơn 2,5 triệu thuê bao năm 2000 lên gần 5,5 triệu thuê bao năm 2004 (hơn 220%); thuê bao điện thoại di động từ 789 nghìn thuê bao năm 2000 đã tăng 5,87 lần đạt mức 4,63 triệu thuê bao năm 2004; thuê bao Internet tăng từ 102 nghìn thuê bao năm 2000 lên 1,8 triệu thuê bao năm 2004.

Thị trường điện thoại di động

Tốc độ tăng trưởng rất nhanh, đạt 4,6 triệu thuê bao năm 2004 và dự báo đạt 28 triệu thuê bao cuối năm 2009.

Số thuê bao điện thoại di động hiện nay đến năm 2005 đã vượt số thuê bao điện thoại cố định.

Thị trường điện thoại cố định

Thị trường điện thoại cố định Việt Nam phát triển vững chắc trong 5 năm gần đây và đạt được 5,5 triệu thuê bao năm 2004. Dự báo sẽ đạt 12 triệu trong năm 2009.


Biểu đồ 5: Tình hình phát triển điện thoại Việt Nam Biểu đồ 5a: Số liệu điện thoại cố định tăng trưởng theo năm

Nguồn Số liệu thống kê Bộ Bưu chính và Viễn thông Việt Nam Biểu đồ trên 1

(Nguồn: Số liệu thống kê Bộ Bưu chính và Viễn thông Việt Nam)


Biểu đồ trên cho thấy tổng số máy điện thoại cố định của Việt Nam đã tăng rất mạnh từ năm 2000 đến năm 2005. Từ khoảng 32 triệu máy năm 2000 lên đến hơn 150 triệu máy năm 2005. Đặc biệt số lượng máy tăng mạnh từ năm 2004 sang năm 2005 (tăng hơn 50 triệu máy, tốc độ tăng trưởng 150%).

Biểu đồ 5b: Số liệu điện thoại cố định tăng trưởng theo tháng năm 2006


Nguồn Số liệu thống kê Bộ Bưu chính và Viễn thông Việt Nam Trong nửa đầu 2

(Nguồn: Số liệu thống kê Bộ Bưu chính và Viễn thông Việt Nam)


Trong nửa đầu năm 2006, số lượng thuê bao điện thoại cố định cũng tăng nhẹ, từ 15.845.000 thuê bao vào tháng 1 tăng lên 20.440.000 vào tháng 7 (tốc độ tăng khoảng 1,28 lần).


Biểu đồ 5c: Số liệu điện thoại cố định tăng trưởng trên 100 dân theo tháng năm 2006


Nguồn Số liệu thống kê Bộ Bưu chính và Viễn thông Việt Nam Nếu tính theo 3


(Nguồn: Số liệu thống kê Bộ Bưu chính và Viễn thông Việt Nam)


Nếu tính theo số thuê bao/100 dân, từ tháng 1/2006 đến tháng 7/2006, thuê bao tăng từ 19,09 thuê bao/100 dân lên 24,42 thuê bao/100 dân vào tháng 7, tương ứng với mức tăng của tổng số thuê bao.

Thị trường Internet

Internet được sử dụng chính thức ở Việt Nam từ ngày 19/11/1997, đến hết tháng 5/2006 ước tính có 3.541.042 thuê bao, với số người sử dụng là 12.911.637, tỷ lệ người dùng Internet trên 100 dân đạt 15,53%. Tổng dung lượng kênh kết nối quốc tế của Việt Nam: 4.080Mbps. Tổng số tên miền Việt Nam là 18.530. Hàng năm, tốc độ phát triển thuê bao và số người dùng đều có xu hướng tăng, gấp khoảng 1,5 lần so với năm trước.

Tính đến hết ngày 26/12/2003 tất cả 64/64 tỉnh, thành phố đã hoàn thành xong chương trình đưa Internet tới các trường Đại học, Cao đẳng và THPT trên địa bàn tỉnh, thành phố (nguồn VNPT và Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tổng số trường học đã hoàn thành kết nối Internet trên cả nước như sau: Tổng số trường THPT là 1923/2057 trường, đạt tỷ lệ 93,48%. Tổng số trường ĐH và CĐ là 235/235 trường, đạt tỷ lệ 100%.


Trong hai năm 2004-2005, 8.500 trường THCS đã đạt chuẩn quốc gia đã được kết nối Internet. Trong năm các Bưu điện tỉnh sẽ kéo đường truyền Internet cho các trường THCS đã đạt đủ điều kiện và hỗ trợ tối đa việc hướng dẫn truy cập và sử dụng Internet. Để hỗ trợ thiết bị kết nối Internet cho các trường, VNPT đã phối hợp với các đối tác tài trợ 500 máy tính cho các trường vùng sâu, vùng xa không có điều kiện trang bị thiết bị kết nối Internet.

Các mục tiêu phát triển Internet tại Việt Nam:


Tất cả các Bộ, ngành, cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet và mạng diện rộng của Chính phủ; hầu hết cán bộ, công chức được sử dụng Internet phục vụ công tác chuyên môn và hành chính công điện tử.

Đảm bảo các dịch vụ trong môi trường Internet cho phát triển thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hải quan, v.v… Bảng 5: Tình hình phát triển Internet tháng 8/2006

- Số lượng thuê bao qui đổi:

3771217

- Số người sử dụng:

13701761

- Tỷ lệ số dân sử dụng Internet:

16.48 %

- Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam:

5795 Mbps

- Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX:

4482603 Gbytes

- Tổng số tên miền .vn:

28040

- Tổng số địa chỉ IP đã cấp:

798464

- Tổng thuê bao băng rộng:

365569

- Tổng số kênh leased line quy chuẩn ra 64Kbps:

10183

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

(Nguồn: Số liệu thống kê Bộ Bưu chính và Viễn thông Việt Nam)


Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy đến tháng 8/2006, số lượng thuê bao Internet của Việt Nam đã đạt 3,77 triệu thuê bao, tăng gấp đôi so với số thuê bao năm 2004. Tỷ lệ số dân sử dụng Internet đã đạt 16,48%. Các con số trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các thuê bao Internet cũng như chất lượng dịch vụ Internet của Việt Nam trong thời gian vài năm trở lại đây.


Biểu đồ 6: Tình hình tăng trưởng thuê bao Internet Biểu đồ 6a: Theo số thuê bao quy đổi

Thuê bao Internet tăng trưởng với tốc độ rất nhanh Nếu tính theo số thuê bao 4

Thuê bao Internet tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Nếu tính theo số thuê bao quy đổi, thuê bao Internet tăng từ 0,02 triệu năm 1998 lên đến 2,89 triệu thuê bao năm 2005. Từ năm 2003 đến năm 2004, số lượng thuê bao tăng gấp đôi (từ 0,8 triệu lên 1,66 triệu), từ năm 2004 lên 2005 số lượng thuê bao cũng tăng gần gấp đôi (2,89 triệu thuê bao năm 2005).

Biểu đồ 6b: Theo số người sử dụng


Nguồn Số liệu thống kê Bộ Bưu chính và Viễn thông Việt Nam Tương tự 5

(Nguồn: Số liệu thống kê Bộ Bưu chính và Viễn thông Việt Nam)


Tương tự, nếu tính theo số người sử dụng, số người sử dụng Internet của Việt Nam cũng tăng vọt trong mấy năm gần đây, từ 1.099.544 người năm 2001 lên đến 10.740.980 người năm 2005.


Biểu đồ 7: Thị phần các ISP ở Việt Nam năm 2005


Thị phần kênh Internet trực tiếp quy đổi tốc độ 64Kbps (7a)



Thị phần thuê bao ADSL 7b Thị phần thuê bao Internet gián tiếp trả sau 7c 6


Thị phần thuê bao ADSL (7b)



Thị phần thuê bao Internet gián tiếp trả sau 7c Nguồn Số liệu thống kê Bộ 7


Thị phần thuê bao Internet gián tiếp trả sau (7c)


Nguồn Số liệu thống kê Bộ Bưu chính và Viễn thông Việt Nam Trong các nhà 8


(Nguồn: Số liệu thống kê Bộ Bưu chính và Viễn thông Việt Nam)


Trong các nhà cung cấp dịch vụ Internet của Việt Nam, VNPT và FPT là hai nhà cung cấp có thị phần lớn nhất. VNPT chiếm khoảng gần 50% thị phần thuê bao ADSL, 25% thị phần kênh Internet trực tiếp quy đổi tốc độ 64Kbps và 45% thị phần kênh Internet gián tiếp trả sau. FPT chiếm khoảng 40% thị phần kênh Internet


trực tiếp quy đổi tốc độ 64Kbps, 35% thị phần thuê bao ADSL và cũng khoảng hơn 30% thị phần Internet gián tiếp trả sau. Các nhà cung cấp còn lại gồm có Viettel, Netnam, SPT, Hanoi Telecom, One Connection,...


Dự báo phát triển thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam

Hiện tại, Việt Nam đã mở cửa thị trường, Nhà nước đã cấp 6 giấy phép khai thác điện thoại cố định, 6 giấy phép khai thác điện thoại di động và 14 giấy phép khai thác Internet (IXP, ISP, ASP). Lộ trình mở cửa thị trường về viễn thông cho các Công ty nước ngoài đã được cam kết từ đây cho tới năm 2008. Do đó, sự cạnh tranh sẽ diễn ra ráo riết giữa các Công ty trong nước cũng như ngoài nước khi mở cửa thị trường.

Các dịch vụ viễn thông cơ bản và các dịch vụ gia tăng sẽ bùng nổ trong những năm tới, sự cạnh tranh về giá cước, chất lượng mạng sẽ đẩy nhanh mức phát triển viễn thông ở Việt Nam. Các dịch vụ mới trên nền IP sẽ phát triển mạng như IPTV, VOD, Game online, IP contact center, Data center và sẽ mang lại lợi nhuận cao cho các nhà khai thác.

Với trên 82,5 triệu dân, theo phân tích từ điều tra dân số, trình độ học vấn, dân số tiềm năng sử dụng Internet Việt Nam thực sự ở các năm 2003 là 12,8 triệu; năm 2004 là 14,2 triệu và năm 2005 là 17,7 triệu, thì các kết quả thực tế số người sử dụng Internet Việt Nam vẫn chưa đạt “hiệu suất” 50% (nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam - Bộ Bưu chính và Viễn thông). Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện dự báo thuê bao viễn thông Việt Nam theo mức tăng trưởng GDP 7,5% hàng năm.

2.2.2. Nhu cầu cáp quang của các doanh nghiệp và khả năng phát triển của thị trường Việt Nam.

a. Các phương thức truyền dẫn viễn thông tại Việt Nam


Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của đất nước, thị trường viễn thông và công nghệ nổi lên như một trong những thị trường mạnh

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí