LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi mở cửa hội nhập đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển không ngừng. Sau những khó khăn ban đầu, nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng nhanh, quy mô sản xuất mở rộng, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường tăng nhanh, chủng loại, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú. Những đặc điểm mới của nền kinh tế thị trường đã mở ra cho các doanh nghiệp một môi trường kinh doanh với nhiều cơ hội và triển vọng nhưng cũng đầy khó khăn và thách thức. Để tồn tại và phát triển, ngoài các yếu tố đầu vào cần thiết như vốn, lao động, cơ sở hạ tầng,... một đường lối chiến lược đúng hướng là việc làm không thể thiếu để doanh nghiệp có thể vạch ra các kế hoạch cụ thể, chi tiết, mang tính hiệu quả cao nhằm cạnh tranh thành công.
Trong nền kinh tế kế hoạch trước đây, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo chỉ tiêu Nhà nước đặt ra, việc tiêu thụ sản phẩm cũng đã có Nhà nước lo, tức doanh nghiệp chỉ làm một việc duy nhất là sản xuất đủ số lượng và đúng tiến độ theo quy định của Nhà nước. Nhưng trong nền kinh tế thị trường, cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân đều phải tự xác định đầu vào, đầu ra cho mình. Với việc tiếp cận thị trường, tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng,... để bán sản phẩm mà khách hàng cần chứ không bán những gì doanh nghiệp có, rồi cân đối với khả năng cung ứng và tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp mới có thể xác định được các yếu tố khác của sản xuất. Ngoài ra, để tăng lượng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín, tên tuổi của mình, doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động như quảng cáo, tiếp thị,... Nói tóm lại, một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp nằm ở chỗ doanh nghiệp tiến hành hoạt động Marketing như thế nào.
Xuất phát từ nhận định trên, cộng với thực tế được tham gia vào việc xây dựng dự án "Nhà máy sản xuất cáp sợi quang VTC", trong khóa luận tốt nghiệp của mình, người viết trên cơ sở lựa chọn nghiên cứu sâu các lý thuyết, tìm hiểu các khái niệm, các hoạt động và lợi ích của việc lập, thực hiện các chiến lược và
kế hoạch Marketing, xin được tập trung đi sâu vào phân tích chiến lược Marketing mà Công ty Điện tử và Viễn thông VTC đã hoạch định cho dự án "Nhà máy sản xuất cáp sợi quang VTC" của mình, sau đó đưa ra một số nhận xét và kiến nghị. Với khóa luận tốt nghiệp về đề tài “Nghiên cứu chiến lược Marketing đối với sản phẩm cáp sợi quang của Công ty Điện tử và Viễn thông VTC và một số kiến nghị”, người viết hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ bé sự nghiên cứu của mình giúp Công ty Điện tử và Viễn thông VTC thành công trong việc đưa sản phẩm cáp sợi quang của mình thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường trong tương lai.
Khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu về Công ty Điện tử và Viễn thông VTC và sản phẩm cáp sợi quang
Chương II: Phân tích chiến lược Marketing đối với sản phẩm cáp sợi quang của Công ty Điện tử và Viễn thông VTC
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển chiến lược Marketing đối với sản phẩm cáp sợi quang của Công ty
Điện tử và Viễn thông VTC
Do những hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng của người viết, khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Người viết hi vọng sẽ nhận được sự góp ý từ thầy cô giáo và các bạn.
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG VTC VÀ SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN (VTC) VÀ CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG VTC (VTC TELECOM)
1. Vài nét về Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC)
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC), trước là Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam được thành lập theo quyết định số 918/QĐ/TC-THVN ngày 10/02/1996 của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) trên cơ sở hợp nhất 3 Công ty Intedico, Telexim và Ratimex.
Theo Quyết định số 129/2003/QĐ-TTg ngày 26/06/2003 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới sắp xếp doanh nghiệp trực thuộc Đài THVN và theo Quyết định số 156/2003/QĐ-BBCVT của Bộ trưởng Bộ Bưu chính và Viễn thông, kể từ ngày 08/09/2003, Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ THVN là doanh nghiệp kinh doanh có 100% vốn Nhà nước trực thuộc Bộ Bưu chính và Viễn thông.
Theo Quyết định số 192/20005/QĐ-TTg ngày 29/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Công ty Đầu tư và phát triển Công nghệ THVN được chuyển thành Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
VTC có trụ sở chính tại 67B Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội; các chi nhánh tại số 79 Quang Trung, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng; số 171 Lý Chính Thắng, Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, VTC còn các Công ty con, xí nghiệp sản xuất kinh doanh, xí nghiệp điện tử tại 65 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội và các trung tâm trực thuộc Công ty trên địa bàn TP Hà nội, cụ thể như sau:
Tổng Công ty hiện có 5 Công ty con trực thuộc:
Công ty Điện tử và Viễn thông VTC (VTC Telecom)
Công ty Thiết bị phát thanh truyền hình và đo lường (MBC)
Công ty Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam (CEC)
Công ty Thiết bị truyền thông truyền hình (CTC)
Công ty Thiết bị và Quảng cáo truyền hình (EAC)
Bên cạnh đó là 01 xí nghiệp và 06 trung tâm:
Xí nghiệp Điện tử DTH
Trung tâm dịch vụ bảo hành và giới thiệu sản phẩm
Trung tâm hợp tác quốc tế
Trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng công trình PT-TH và viễn thông
Trung tâm chuyển giao công nghệ PT-TH và viễn thông
Trung tâm ứng dụng công nghệ truyền thanh truyền hình và viễn thông
Trung tâm truyền hình kỹ thuật số
Ngoài ra, Tổng Công ty còn có 2 chi nhánh ở nước ngoài:
Chi nhánh tại Lào
Chi nhánh tại Angola
1.2. Lĩnh vực hoạt động
Sau hơn 10 năm thành lập, Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC) chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực điện tử viễn thông và phát thanh truyền hình, với các hoạt động cụ thể như sau:
Kinh doanh nhập khẩu cũng như nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa,... các máy móc, thiết bị thuộc ngành phát thanh, truyền hình, bưu chính, viễn thông, điện tử tin học, điện tử dân dụng, thang máy, thiết bị lạnh, thang cuốn, băng chuyền, máy hút bụi, hút ẩm, điện tử công nghiệp, điện tử phục vụ
các chuyên ngành khác như: y tế, giáo dục, hàng không, hàng hải, đường sắt, dầu khí, khai khoáng, điện lực.
Kinh doanh xuất nhập khẩu và cung ứng các sản phẩm văn hoá, điện ảnh, phát thanh, truyền hình.
Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng phát thanh, truyền hình như: dịch vụ phát thanh, truyền hình trực tuyến, dự đoán qua truyền hình. Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin như cung cấp đường truyền, dịch vụ kết nối đầu cuối, dịch vụ chuyển tiếp, dịch vụ điện thoại, dịch vụ truy nhập Internet theo giấy phép của Bộ Bưu chính và Viễn thông. Sản xuất, kinh doanh các chương trình game trên mạng viễn thông và mạng truyền hình.
Phát sóng các chương trình truyền hình và phát thanh quảng bá phục vụ nhiệm vụ công ích trong công tác thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước; các chương trình phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của nhân dân. Sản xuất các chương trình truyền hình: thông tin kinh tế, thể thao, giải trí, ca nhạc, phim, thời trang, trò chơi truyền hình, phổ biến kiến thức, khoa học công nghệ theo giấy phép của Bộ Văn hoá Thông tin.
Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình phát thanh, truyền hình, công trình bưu chính viễn thông, điện tử, tin học, tự động điều khiển. Tư vấn cho các dự án đầu tư trong nước, nước ngoài và các dịch vụ liên quan.
1.3. Tình hình hoạt động
Trong những năm vừa qua, Tổng Công ty VTC luôn hoạt động có hiệu quả. VTC đã thực hiện được rất nhiều công trình cho ngành phát thanh và truyền hình, cũng như những công trình thiết kế, cung cấp thiết bị, lắp đặt, chuyển giao công nghệ khác. Doanh thu hàng năm của VTC luôn đạt ở mức rất cao.
Tổng doanh thu năm 2004: 594.574,00 triệu đồng
Trong đó:
Tổng tài sản có: 372.710,00 triệu đồng
Tổng tài sản có lưu động: 324.255,00 triệu đồng
Tổng doanh thu năm 2005: 585.917,00 triệu đồng
Trong đó:
Tổng tài sản có: 469.288,00 triệu đồng
Tổng tài sản có lưu động: 349.559,00 triệu đồng
Bảng 1: Báo cáo tài chính của Tổng Công ty VTC trong 03 năm 2003-2005
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | |
1. Tổng số tài sản có | 363.870 | 372.710 | 469.288 |
2. Tài sản có lưu động | 343.055 | 324.255 | 349.559 |
3. Tổng số tài sản nợ | 363.870 | 372.710 | 469.288 |
4. Tài sản nợ lưu động | 306.812 | 306.818 | 370.734 |
5. Lợi nhuận | 18.109 | 20.017 | 10.277 |
6. Doanh thu | 604.695 | 594.574 | 585.917 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu chiến lược Marketing đối với sản phẩm cáp sợi quang của công ty điện tử và viễn thông VTC và một số kiến nghị - 1
- Giới Thiệu Về Sản Phẩm Cáp Sợi Quang (Cáp Quang)
- Doanh Thu Dịch Vụ Đường Truyền Toàn Cầu Theo Khu Vực (2005-2010)
- Tình Hình Phát Triển Điện Thoại Việt Nam Biểu Đồ 5A: Số Liệu Điện Thoại Cố Định Tăng Trưởng Theo Năm
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Tổng Công ty VTC)
Dựa vào bảng kết quả kinh doanh trên ta có thể thấy trong những năm qua doanh thu của VTC giảm dần nhưng tốc độ giảm không đáng kể. Doanh thu năm 2004 giảm so với năm 2003 là 10.121 triệu đồng (số tương đối là 1,67%); doanh thu năm 2005 giảm 1,46% so với năm 2004. Như vậy, doanh thu của VTC qua các năm vẫn rất cao và ổn định. Điều này chứng tỏ những chính sách mà Công ty đưa ra trong các năm là hợp lý. Trong 03 năm từ 2003 đến 2005, lợi nhuận của Công ty vẫn đạt được ở mức cao. Lợi nhuận năm 2004 đạt mức cao nhất khoảng hơn 20 tỷ VNĐ, tuy nhiên lợi nhuận năm 2005 có giảm xuống hơn 10 tỷ. Lý do của việc giảm lợi nhuận là do năm 2005, VTC tập trung mạnh vào việc xây dựng kênh truyền hình kỹ thuật số VTC, chính vì thế chi phí tăng mạnh, các hoạt động kinh doanh vẫn giữ ở mức ổn định nhưng không có bước phát triển nào đột phá.
Trong tương lai, VTC quyết tâm hướng tới mục tiêu là đội quân chủ lực về hậu cần kỹ thuật theo định hướng của Bộ Bưu chính và Viễn thông, Đài THVN. VTC không ngừng nâng cao cơ sở hạ tầng, đào tạo kỹ thuật, mở rộng lĩnh vực kinh doanh để khẳng định vị thế của mình trong thời đại mới.
2. Công ty Điện tử và Viễn thông VTC (VTC Telecom)
2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Điện tử và Viễn thông VTC (VTC Telecom) là Công ty trực thuộc Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam (nay là Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện), gọi tắt là VTC, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Bưu chính và Viễn thông.
Công ty VTC Telecom được thành lập theo quyết định số 313/QĐ/VTC-TC ngày 17/12/2003 của Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam.
2.2. Lĩnh vực hoạt động
VTC Telecom là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC), chủ yếu thực hiện các công trình trong lĩnh vực điện tử và viễn thông, với lĩnh vực hoạt động chủ yếu như sau:
Kinh doanh các máy móc, thiết bị, vật tư thuộc ngành phát thanh, truyền hình, bưu chính, viễn thông, điện tử tin học, điện tử dân dụng, thang máy, thiết bị lạnh, thang cuốn, băng chuyền, máy hút bụi, hút ẩm, điện tử công nghiệp, hàng hải, đường sắt, dầu khí, khai khoáng, điện lực.
Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình phát thanh, truyền hình, công trình bưu chính viễn thông, điện tử, tin học, tự động điều khiển. Tư vấn cho các dự án đầu tư trong nước, nước ngoài và các dịch vụ liên quan.
2.3. Các hoạt động, công trình đã thực hiện
Sau gần 3 năm hoạt động, VTC Telecom đã lớn mạnh dần và vươn lên khẳng định mình. Tuy còn nhiều khó khăn khi mới thành lập, nhưng được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Tổng Công ty VTC, VTC Telecom đã thực hiện được khá nhiều
các công trình tư vấn thiết kế, xây lắp cũng như nhiều hợp đồng cung cấp thiết bị. Cụ thể như sau:
Tư vấn, thiết kế
Hệ thống Camera giám sát, hàng rào điện tử, các thiết bị cảnh giới cho các trạm biến áp của Điện lực và các đơn vị khác.
Mạng cáp quang cho dự án viễn thông nông thôn các tỉnh, thành phố.
Các hệ thống truyền hình cáp CATV và TVRO nhiều chương trình cho các khu dân cư,...
Tư vấn lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang STM, thiết bị chuyển mạch PCM, SDH, các hệ thống thông tin liên lạc, tổng đài,...
Hệ thống máy thu phát mở rộng vùng phủ sóng cho điện thoại di động, mạng Wifi, hệ thống bộ đàm Trunking dùng trong dân sự thương mại cũng như quốc phòng,...
Hệ thống mạng hội nghị truyền hình qua Internet.
Hệ thống cột ăng ten dây néo và cột ăng ten tự đứng cho các công trình viễn thông,...
Hệ thống cân điện tử cho các trạm cân có trọng tải đến 100 tấn.
Cung cấp thiết bị
Cung cấp cáp quang, phụ kiện treo néo cáp quang, măng sông cáp quang, giá phối dây ODF, dây nhảy quang,... của các hãng Pirrelli, SGDI, Vina-GSC, Taihan, Darkar, 3M, O-Tech,...
Cung cấp cáp đồng thông tin dung lượng từ 30 đôi dây đến 2400 đôi dây cho bưu điện các tỉnh và các công trình viễn thông.
Cung cấp thiết bị cảnh giới, camera giám sát, hàng rào điện tử. Trong đó, có một số công trình lớn như công trình xây dựng hệ thống camera giám sát cho trạm 500kV Plâyku, trạm 220kV KrôngBuk,...