Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Thành Phố Cần Thơ


Chương 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ

4.1.1 Tổng quan về thành phố Cần Thơ và du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ

4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

TPCT nằm ở trung và hạ lưu Sông Mê Kông là trung tâm Kinh tế Văn hóa của cả 1

TPCT nằm ở trung và hạ lưu Sông Mê Kông, là trung tâm Kinh tế - Văn hóa của cả vùng ĐBSCL, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 169Km. TPCT có tọa độ là 10501338’’ 10505035’’ kinh độ Đông và 905508’’ – 1001938’’ vĩ độ Bắc, phía Đông giáp với tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp với tỉnh Kiên Giang; Phía Nam giáp với tỉnh Hậu Giang và phía Bắc giáp với tỉnh An Giang.


Hình 4.1: Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ

Nguồn: cantho.gov.vn


Với diện tích 1.409 Km2, năm 2016 dân số vào khoản 1.238.300 người và mật độ dân số là 879 người/Km2 cao nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (Tổng cục Thống kê, 2016). Qua đó cho thấy, TPCT có rất nhiều thuận lợi trong giao thông với các tỉnh trong vùng nói riêng và cả nước nói chung, ngoài ra TPCT còn là điểm hút của vùng ĐBSCL do đó du khách không thể không ghé thăm TPCT khi đến với vùng sông nước miệt vườn này.

b. Khí hậu

TPCT nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới – gió mùa, rất ít có bão, quanh năm nóng ẩm và không có mùa lạnh. Có hai mùa chính, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa nắng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Năm 2016, với nhiệt độ trung bình là 180C và số giờ nắng trung bình cả năm 2.249,2 giờ (Tổng cục Thống kê, 2016). Với khí hậu này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển sinh vật, có thể tạo ra một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao. Tuy nhiên, với loại khí hậu nhiệt đới – gió mùa này có thể gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động du lịch vào mùa mưa, do đó dẫn đến sự chênh lệch lượng khách du lịch đến thăm TPCT giữa các mùa, đây cũng là một tồn tại khách quan gây khó khăn cho hoạt động du lịch của thành phố do thiên nhiên tác động.

c. Tài nguyên tự nhiên

TPCT nằm trong khu vực bồi tụ phù sa của sông Mê Kông, có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, rất thích hợp để nông nghiệp ở đây phát triển. Thêm vào đó, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đặc biệt là sông Hậu con sông lớn nhất chảy qua thành phố khoản 65 Km với lưu lượng nước bình quân tại TPCT là 14.800 m3/giây phục vụ cho nước sinh hoạt và tưới tiêu trong nông nghiệp, giúp nông nghiệp phát triển. Được thiên nhiên ban tặng tài nguyên nước và đất, cho nên nền nông nghiệp TPCT rất phong phú loại thực vật, thế mạnh là các loại cây ăn trái không chỉ phục cho tiêu thụ trong khu vực và của cả nước, mà nó còn phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng hình thức du lịch xanh mà thành phố đang xây dựng và đi vào phục vụ khách du lịch.


4.1.1.2 Điều kiện kinh tế

Từ năm 2004 đến nay, TPCT trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương hơn 10 năm, hiện nay thành phố xứng danh là trung tâm vùng ĐBSCL, theo Trung tâm xúc tiến Đầu tư – Thương mại – Du lịch TPCT thì thu nhập bình quân đầu người cao nhất vùng ở năm 2016 có giá trị là 3.600 USD, tổng giá trị GDP năm 2016 là 77.900 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 12,19% so với năm 2015. TPCT vốn được mệnh danh là Tây Đô, thủ phủ của các tỉnh miền Tây Nam Bộ hơn trăm năm về trước, hiện nay TPCT là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Có được lợi thế đó TPCT không chỉ phát triển về Nông nghiệp, Thủy sản mà còn phát triển trên nhiều phương diện khác như: Công nghiệp, Thương mại, Dịch vụ, Du lịch,… chính vì thế TPCT đang trên đà ngày càng phát triển để xứng đáng được gọi là trung tâm Kinh tế của vùng ĐBSCL.

Trong các lĩnh vực được chú trọng phát triển ở TPCT đáng phải nhắc đến nhất là lĩnh vực Du lịch. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPCT, trong năm 2016 TPCT tiếp đón và phục vụ trên 1,6 triệu lượt khách ghé thăm và lưu trú tại thành phố, tăng 18% so với năm 2015 với tổng số lượng khách đó mang về cho TPCT một lượng thu khổng lồ từ du lịch hơn 1.700 tỷ đồng. Bên cạnh đó, theo định hướng phát triển thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa TPCT xác định sẽ phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, du lịch cộng đồng đặc trưng sông nước của vùng ĐBSCL. Với định hướng đó, thời gian qua thành phố đã thúc đẩy đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng, khuyến khích và ủng hộ các hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch này. Chính vì những lý do trên, cho thấy du lịch của TPCT đang ngày càng được chú trọng để phát triển nhằm thu hút khách du lịch không chỉ trong nước mà còn là du khách quốc tế để mạng lại thu nhập ngày càng tăng giúp người dân trong vùng có cuộc sống sung túc hơn.

4.1.1.3 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật

Bên cạnh hệ thống giao thông thuận lợi, thì cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch phát triển bao gồm: nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí cũng là điều kiện làm cho du lịch phát triển mạnh. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì tính đến giữa năm 2016, toàn thành phố có 226 cơ


sở lưu trú với tổng số phòng lên đến 5.200 phòng để phục vụ cho du khách, trong đó có 80 cơ sở đạt chuẩn từ 1 đến 4 sao, nhưng hầu như các điểm lưu trú chỉ tập trung tại trung tâm thành phố. Trong năm 2015, TPCT đã có nhiều tập đoàn lớn như Vingroup, Novaland, Mường Thanh,… đầu tư nhiều dự án lớn về du lịch trên địa bàn. Đặc biệt, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam ngồi chùa lớn nhất ĐBSCL cũng được khánh thành vào trung tuần tháng 5 năm 2014, đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linh và làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch còn lại. Có được cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như trên hỗ trợ rất nhiều để các hoạt động du lịch nói chung du lịch vườn sinh thái nói riêng có thể phát triển xứng đáng với tiềm năng đang có.

4.1.2 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ

Cần Thơ hiện có 13 điểm nhà vườn đang hoạt động, trong đó 6 điểm có cung cấp dịch vụ lưu trú. Hiện các nhà vườn có kinh doanh du lịch gồm: Mỹ Khánh, Giáo Dương, Vũ Bình, Mười Cương, Ba Xinh, Út Thơm, Hoàng Anh (Phong Điền); Út Trung, Cái Nai (Cái Răng); Ba Cống, Gia Trang Quán (Bình Thủy); vườn cò Bằng Lăng, vườn ông Sáu Tia (Thốt Nốt). Tuy nhiên, mô hình kinh doanh của các hộ gia đình nói trên theo kiểu tự chủ là chủ yếu, chưa có tính liên kết. Có thể nhận thấy hoạt động du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ chủ yếu tập trung và thể hiện tính cộng đồng rõ nét nhất là tại cồn Sơn (Bình Thủy), chính vì vậy tác giả tập trung nghiên cứu và khảo sát tại điểm du lịch này.

4.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên tại cồn Sơn

Nằm cách đất liền không xa chỉ khoảng 600m, nhưng ở Cồn Sơn luôn giữ cho mình một không gian yên tĩnh và trong lành, khác xa với nhịp sống hối hả của thành phố ồn ào, náo nhiệt phía bên kia bờ. Cồn Sơn mang dáng vẻ hoang sơ khi được bao bọc bởi những rặng bần, bốn mặt là sông nước mênh mông, cộng đồng địa phương với nếp sống đôn hậu, chân tình là những lợi thế để phát triển du lịch. Với lợi thế về thiên nhiên, đất đai màu mỡ, quanh năm phù sa bồi đắp, cồn Sơn là xứ sở của những vườn cây trái. Một màu xanh từ những dải lục bình, rặng bần, từ những vườn cây trái và vườn rau. Vườn tược từ ngõ tới tận phía sau nhà đầy đủ các loại trái cây như: Nhãn Ido, dâu Hạ Châu, chôm chôm,


ổi, vú sữa, bưởi,... Hiện nay, nhãn Ido là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được xem là loại trái cây đặc sản của Cồn Sơn. Là một giống nhãn nổi tiếng được nhập từ Thái Lan, vườn nhãn nhà chú Sáu Cảnh trồng được 4 năm, nhãn Ido được lai tạo từ ba giống nhãn khác nhau (Nhãn Xuồng, nhãn Da Bò, nhãn Hạt Tiêu), nhãn được xử lý ra hoa không đồng loạt nên có thể tiếp khách được nhiều vụ trên những luống trồng khác nhau. Với vị ngọt vừa phải không gắt, cơm nhãn dày và giòn, hạt nhỏ nên rất được lòng khách du lịch về chất lượng. Ngoài nhãn ra, ở đây còn có vườn dâu Hạ Châu là giống dâu nổi tiếng và là đặc sản của huyện Phong Điền được chú Ba Thành mang giống dâu này về Cồn Sơn trồng đã nhiều năm hiện nay vườn đang được khai thác đưa vào phục vụ đón tiếp khách.

Ngoài nhãn Ido, dâu Hạ Châu thì trên địa bàn còn một số loại trái cây hấp dẫn như vườn nhãn Da Bò, của gia đình chị Bình, với diện tích khoảng 7ha nhãn trồng xen canh với bưởi, mùa nhãn thường bắt đầu từ rầm tháng 7 kéo dài đến tết âm lịch hằng năm. Mùa nhãn vừa qua vườn đã đón một lượng khách khá lớn đến tham quan và thưởng thức. Đây là loại nhãn trái không to, thịt nhiều, ít nước, vị ngọt vừa phải có thể ăn nhiều mà không bị gắt cổ, trong vườn ngoài giống nhãn Da Bò thì còn một giống nhãn nữa đó là nhãn Long, đây là giống nhãn có vị rất ngọt, cơm mỏng và có vị thơm rất đặc trưng. Loại nhãn này cũng được rất nhiều khách du lịch ưa thích và mua về làm quà.

Bên cạnh đó, Cồn Sơn còn có những loại trái cây đặc sắc khác như vườn bưởi của chị Út Hiền, với ba giống bưởi là : bưởi Năm Roi, bưởi Đường và bưởi Da Xanh. Bưởi Năm Roi với vị ngọt xen lẫn vị chua dịu, hình dáng như quả lê, trọng lượng trung bình từ 1 – 1,4kg, khi chín quả có màu vàng xanh, đây là giống bưởi được nhiều tiêu dùng đánh giá cao và ưa thích. Riêng giống bưởi Đường và bưởi Da Xanh có hình dáng tròn dẹp, nhưng hai loại bưởi này có nét riêng là bưởi Đường rất giòn, vị ngọt vừa và hơi khô nước rất thích hợp cho việc làm những món rỏi, còn bưởi Da Xanh là loại bưởi có vị ngọt thanh, bên trong ruột bưởi có màu đỏ hồng rất bắt mắt người dùng, đây là loại bưởi có giá trị kinh tế cao. Giống ổi Lê Da Bò, giống ổi này giòn và ngọt, cây nhỏ nhưng trái rất to, hai trái có thể lên đến 1kg. Hoặc vào đầu xuân ở Cồn Sơn khoảng từ tháng


1 đến tháng 3 có một loại trái cây khác đó là mùa của vú sữa Bơ, loại trái khá to và nặng, một trái có thể nặng đến 0,5kg, khi xẻ ra hoàn toàn không có nhựa, với vị ngọt và giòn đây cũng là loại trái cây hấp dẫn đối với khách du lịch.

Với lợi thế và tiềm năng hiện có về du lịch sinh thái miệt vườn, hệ thống cảnh quan thiên nhiên trong lành, mát mẻ, đời sống người dân gắn liền với những vườn cây ăn trái, kinh nghiệm trồng trọt lâu đời và có sự am hiểu về kỹ thuật nuôi trồng giúp cho Cồn Sơn đang dần hình thành hệ thống các vườn cây ăn trái với quy mô lớn hơn làm tiền đề cho sự phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng.

Không chỉ có vườn trái cây ngọt, món ăn đậm đà hương vị Nam Bộ hấp dẫn, Cồn Sơn còn có loại hình du lịch trên sông nước với điểm nhấn đặc trưng là các nhà bè. Gần giống như chợ nổi Cái Răng nổi tiếng, với hơn 50 nhà bè quanh cồn, đã tạo nên một làng nổi trên sông khá độc đáo và lãng mạn. Mỗi nhà bè là một thế giới thu nhỏ về cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây, những con người gắn mình với từng con nước, mảnh vườn. Với nguồn nước dồi dào, chịu ảnh hưởng bán nhật triều không đều của biển Đông, hằng năm vào mùa lũ một phần diện tích của cồn bị ngập gây ảnh hưởng đến đời sống người dân nhưng cũng đã cung cung cấp cho cồn một lượng phù sa tạo điều kiện phát triển nông nghiệp và cung cấp nhiều nguồn lợi thủy hải sản.

Do nằm cách đất liền gần 600m nên hoạt động đi lại chủ yếu của người dân là ghe, xuồng,... không chỉ phục vụ cho việc đi lại mà những chiếc xuồng còn được đưa vào hoạt động phục vụ khách du lịch với hình thức chèo xuồng trên các con kênh, rạch đưa khách đến tham quan các điểm du lịch trong cồn. Không những vậy, đối với một số người dân nơi đây thì ghe, xuồng còn là nơi sinh hoạt, nghĩ ngơi, trao đổi buôn bán hàng hóa của cư dân vùng sông nước như việc hình thành nên các loại hình du lịch chợ nổi ở Phong Điền hay nổi tiếng hơn đó là chợ nổi Cái Răng, những điểm du lịch không thể bỏ qua khi du khách đến với vùng đất Tây Đô.

Ở Cồn Sơn còn có một loại hình du lịch đặc sắc nữa đó là ngắm cò, khi hoàng hôn dần buông xuống quanh các triền đê, vườn nhà chú Tho lại đón một đàn cò lớn bay về, lúc cao điểm khoảng 5.000 con bay trú ngụ qua đêm rợp cả


trời. Chính vì số lượng cò lớn và khu vườn rộng nên chú đã xây dựng một tháp đài cao để phục vụ nhu cầu ngắm cò, ngắm cảnh của khách du lịch.

Với những lợi thế về thiên nhiên cũng như khí hậu và sản vật nơi đây, Cồn Sơn đã mang đến cho du khách những sản phẩm gần gũi và khó quên khi du khách đến nơi đây như:

Bảng 4.1: Các loại hình dịch vụ tại cồn Sơn

Dịch vụ

Hoạt động


Tham quan và thưởng thức trái cây

- Du khách được thưởng thức rất nhiều loại cây trái đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long và hương vị đặc biệt của từng loại trái cây như: Bưởi, chôm chôm, dâu,

nhãn, đu đủ, vú sữa, ổi,...


Trải nghiệm và sinh hoạt cùng người dân trên cồn

- Trải nghiệm nấu ăn , trải nghiệm làm bánh từ các sản phẩm từ gạo, nếp, trái cây, và các loại cá, tôm của tự nhiên.

- Tham gia các trò chơi dân gian, được trải nghiệm và vui chơi với trò tát mương bắt cá, du khách được

thưởng thức những loài cá do chính tay mình bắt và chế biến (hoặc là người dân chế biến).


Thưởng thức văn hóa ẩm thực Nam Bộ

- Thưởng thức hương vị đậm đà của những món ăn đặc trưng Nam Bộ như: lẩu cua đồng, cá Lóc nướng, cá Tai Tượng nướng lá sen, lẩu Mắm, bông Lục Bình xào tép, Dưa Chuối,...

- Tham gia tiệc buffet với hơn 50 loại bánh miền quê

như: Bánh xèo, bánh in, bánh lọt, bánh khọt, bánh tầm se, bánh bèo, bánh Cuốn, bánh canh,...


Đờn ca tài tử

Du khách sẽ được thư giãn với một vài câu dạ cổ hoài lang, những bài giọng cổ ở ngoài vườn cây, trong nhà hay giữa trời nước mênh mông, dưới ánh trăng sau

những bữa ăn do chính người dân nơi đây phục vụ.


Khám phá nhà bè

- Du khách sẽ được trải nghiệm cho cá ăn và chiêm ngưỡng những loại cá được nuôi trên bè như: Cá Thác Lác Cườm, cá Chép, cá Tra, cá Điêu Hồng, Lươn,...

- Tìm hiểu về đời sống và quá trình nuôi trồng trên bè

của các loại cá, được chủ nhà bè giới thiệu về đặc điểm nuôi và chăm sóc chúng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


4.1.2.2 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại cồn Sơn

a. Bộ máy quản lý du lịch cồn Sơn

Hoạt động du lịch của cồn Sơn được tổ chức theo hình thức tổ hợp tác, Tổ hợp tác du lịch cộng đồng cồn Sơn vận hành dưới sự quản lý chung về mặt hành chính của Phường Bùi Hữu Nghĩa, và về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Phòng văn hóa thông tin Quận Bình Thủy.


Đoàn phường Bùi Hữu Nghĩa

Phòng văn hóa thông tin quận Bình Thủy

Bộ phận quản lý và điều hành

Bộ phận tư vấn, điều phối và thủ quỹ


Nhóm tiếp nhận và dẫn khách đi tham quan


Nhóm dịch vụ (Ẩm thực, liên kết vườn, nghề dân gian: Bánh dân gian,..)


Bộ phận an ninh


Bộ phận y tế

Hình 4.2: Bộ máy tổ chức quản lý du lịch Cồn Sơn

(Nguồn: Bộ phận tư vấn du lịch Cồn Sơn, 2017)


Hiện nay theo số liệu thống kê của Ban quản lý Tổ hợp tác du lịch tại cồn Sơn có khoảng 15 hướng dẫn viên địa phương (bao gồm cả nội địa và quốc tế), 12 hộ là thành viên chính thức và 3 hộ dự bị (đang trong giai đoạn thử nghiệm 1 năm).

Hiện trạng về các điểm du lịch ở Cồn Sơn: Từ những tài nguyên du lịch hiện có và đang được phát triển ở Cồn Sơn, có thể thấy Cồn Sơn là một trong những điểm du lịch có tiềm năng phát triển rất lớn của quận Bình Thủy, cụ thể hơn là loại hình du lịch cộng đồng đang được hoạt động tại đây, với một số điểm nhà vườn đặc trưng như:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022