Nghiên Cứu Về Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Cộng Đồng



cần có sự quản lý chặt chẽ, có hiệu quả của các cấp chính quyền địa phương về phong tục tập quán, lối sống của người dân bản địa. Nghiên cứu cũng chỉ ra năm vấn đề cơ bản cần phải quản lý như: văn hoá ẩm thực - nghệ thuật và ngành nghề thủ công. Nghiên cứu của Clemmer (1991) cho rằng sự hiếu khách thể hiện ở sự chào đón của người làm du lịch và văn hóa người dân bản xứ sẽ làm cho du khách vui theo một cách “riêng biệt, độc đáo”, là nhân tố để thu hút khách du lịch cộng đồng.

Nghiên cứu của Smith (1994) chỉ ra rằng hoạt động dịch vụ trong du lịch cộng đồng như: ngắm nhìn khung cảnh, chỗ nghỉ, chỗ ngồi khi đi thăm quan, thưởng thức các loại hình văn hoá dân tộc đều thuộc về yếu tố văn hóa bản địa sẽ giúp cho phần “vật lý cốt lõi của sản phẩm du lịch” trở nên hữu ích và hấp dẫn đối với khách du lịch cộng đồng. Theo Diabo (2003) Du lịch có quan hệ chặt chẽ với các “giá trị thương mại”, văn hóa cộng đồng dân cư bản xứ có vai trò quyết định đến sự hài lòng của khách du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch trên chính vùng đất của họ.

Nghiên cứu của Altman và Finlayson (2003) cho rằng sự phát triển của du lịch cộng đồng đòi hỏi những kỹ năng, trình độ mà không phải người dân bản xứ nào cũng có thể đáp ứng được như: trình độ ngoại ngữ, kỷ luật, theo học các khoá huấn luyện, kỹ năng giao tiếp với du khách. Đại học Sydney và Trung tâm tài nguyên Mekong Úc (2004) đã phân tích về du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại vùng Mekong, đánh giá tiềm năng và thế mạnh về du lịch sinh thái của Vùng và đề xuất những giải pháp phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng của Vùng thông qua hoàn thiện phong tục tập quán, xây dựng văn hóa bản địa thân thiện, hiếu khách.

UNWTO (2004) đã đề xuất bộ chỉ số phát triển bền vững cho điểm đến du lịch với 13 tiêu chí đánh giá. Trong đó, tiêu chí thứ tư phản ánh mức độ hài lòng trong hoạt động du lịch của khách du lịch với yếu tố văn hóa bản địa, dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua công cụ bảng hỏi đối với khách du lịch. Giá trị nhận được là tỉ lệ % số ý kiến trả lời của du khách. Trên cơ sở vận dụng và bổ sung bộ chỉ số phát triển bền vững này của UNWTO, Trương Thị Kim Chuyên và cộng sự (2008) đã tiến hành đánh giá hoạt động du lịch tại đảo Phú Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 87,7% du khách cho rằng văn hóa bản địa quyết định lớn nhất đến ý định quay lại những lần tiếp theo của du khách; 85,0% nhận thấy đồng tiền bỏ ra đáng giá; 35,7% các cơ sở du lịch đã giải quyết tốt những phàn nàn của du khách; 91,9% khách du lịch sẽ trở lại.

Trong báo cáo Hội nghị nghiên cứu khoa học lần thứ 8 tại Đà Nẵng, tác giả Nguyễn Ký Viễn (2012) đã nhận định du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch mới tại Việt Nam mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội cho cộng đồng, đồng thời tham gia vào công tác bảo tồn văn hóa và cảnh quan tự nhiên của vùng. Tác giả đánh giá, Đà



Nẵng hiện nay đang sở hữu rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, tuy nhiên thành phố mới chỉ tập trung mục tiêu vào du lịch biển và du lịch MICE nên chưa khai thác hết tiềm năng du lịch cộng đồng. Trong nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phân loại, đánh giá các tài nguyên phát triển du lịch cộng đồng tại Đà Nẵng làm cơ sở cho việc xây dựng một chương trình phát triển du lịch cộng đồng đến năm 2020. Nghiên cứu đã mô tả cách thức phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố, với mục tiêu tổng thể là hình thành các doanh nghiệp du lịch cộng đồng quy mô nhỏ có tính khả thi nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân và bảo tồn văn hóa địa phương. Kết quả là một mô hình phát triển du lịch cộng đồng đã được xây dựng tại Làng cổ Túy Loan (thuộc xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) với một hệ thống các sản phẩm dịch vụ, du lịch đã được định hình cụ thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Nguyễn Phước Quý Quang (2015) đã chỉ rõ du lịch cộng đồng nói chung và du lịch làng nghề nói riêng không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế, giải quyết vấn đề lao động cho địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà còn bảo tồn được các giá trị văn hóa bản địa đặc sắc. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của loại hình này vẫn chưa thực sự phát triển, chưa đóng vai trò quan trọng trong các tour du lịch về vùng ĐBSCL. Công trình nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp đề xuất trước mắt cũng như lâu dài để phát triển loại hình du lịch còn nhiều tiềm năng này. ĐBSCL hiện có rất nhiều làng nghề đang hoạt động và được công nhận như: bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, đan giỏ xách nhựa ở Đồng Tháp, nghề chiếu Long Định, hủ tiếu Mỹ Tho, hay làng nghề tủ thờ Gò Công đã có hàng trăm năm, làng đan lưới Thơm Rơm,… Tuy nhiên thực tế các làng nghề vẫn chưa thực sự hoạt động hiệu quả do thiếu vốn, không chủ động được nguồn nguyên liệu, đầu ra yếu kém hơn nữa do chậm đổi mới, thiết bị lạc hậu không giữ chân được nguồn lao động địa phương tiếp tục duy trì và phát triển các làng nghề làm ảnh hưởng đến phát triển loại hình du lịch cộng đồng của vùng. Từ những thực tế trên, tác giả đã đề ra giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn bao gồm:

+ Giải pháp trong ngắn hạn: Trước mắt là phải có một ban ngành riêng biệt cụ thể quản lí hệ thống các khu du lịch trên cả hai phương diện kinh tế và du lịch. Quảng bá rộng rãi các làng nghề đang hoạt động ở vùng, tổ chức hoạt động “ngày hội làng nghề” để tăng sức hút với khách du lịch, tuyên truyền và phổ biến cho người dân về cách cư xử văn minh với khách du lịch cũng như cập nhật những công nghệ thông tin mới nhất để phục vụ cho phát triển các làng nghề. Ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương, đồng thời thu phí từ các công ty du lịch để tái đầu tư. Kinh doanh sản phẩm lưu niệm là sản phẩm của làng nghề và đưa vào khai thác loại hình tour: “một ngày làm nghệ nhân”.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc - 4



+ Giải pháp trong dài hạn: Thành lập phòng giới thiệu sản phẩm chung để tạo hệ thống dịch vụ trưng bày và bán sản phẩm. Quy hoạch chi tiết ở từng làng nghề như: khu đỗ xe, khu ăn uống, khu vệ sinh, tăng cường đầu tư để dần hoàn thiện các sản phẩm du lịch bên cạnh đó giữ gìn các sản phẩm du lịch đặc thù. Đẩy mạnh các kênh tuyên truyền như website, báo, tạp chí, truyền hình. Cần chú trọng đến việc liên kết với nguồn nhân lực của các tỉnh lân cận, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chính quyền địa phương cần có kế hoạch rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển làng nghề, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, bên cạnh đó có chính sách hỗ trợ phân chia thu nhập cho cộng đồng làng nghề một cách hợp lí để giữ chân được những lao động lành nghề.

Tác giả Trần Cảnh Đào (2015) đi vào phân tích các giá trị tài nguyên du lịch văn hóa (vật thể và phi vật thể) gắn với đồng bào dân tộc Churu tại huyện Đơn Dương nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung. Từ đó đề xuất mô hình điểm làng văn hóa - du lịch tại xã Pró dựa trên giá trị văn hóa bản địa của đồng bào Churu. Đây là nghiên cứu chứa đựng giá trị văn hóa bản địa đậm nét của đồng bào dân tộc Churu và giá trị tài nguyên tự nhiên hấp dẫn, tuy nhiên nghiên cứu lại chưa làm nổi bật hành vi của khách du lịch mà chủ yếu tập trung hướng đến cộng đồng địa phương nơi có tài nguyên du lịch.

Tác giả Thái Thảo Ngọc (2016) đã đề cập tới sự thay đổi cách nhìn nhận về hướng phát triển du lịch, về cách làm du lịch tạo ra thu nhập bền vững từ các cấp quản lý đến người dân trong cộng đồng, sự thay đổi trong nhận thức về bảo tồn những giá trị văn hóa và tài nguyên môi trường của tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu đã đưa ra những định hướng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới bao gồm:

(i) Xây dựng sản phẩm du lịch; (ii) Tối đa hóa lợi ích kinh tế và xã hội cho người dân địa phương; (iii) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật gắn kết với phát triển du lịch; (iv) Tạo môi trường du lịch thân thiện, an toàn và văn minh. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam trên quan điểm bền vững, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc đã góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tạo thành động lực thúc đẩy các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội khác trên địa bàn.

Tác giả Phạm Thị Hồng Cúc và Ngô Thanh Loan (2016) thực hiện tổng hợp một số đặc điểm của du lịch giúp ngành này có nhiều thuận lợi trong việc góp phần giảm nghèo, đồng thời trình bày một số ví dụ cụ thể ở Việt Nam, trong đó sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc nâng cao mức sống của người dân. Những lợi ích từ du lịch cộng đồng đã được trình bày bao gồm: giúp người dân tăng thu nhập, có việc làm ổn định, được nâng cao kiến thức văn hóa. Từ đó, trách nhiệm của người dân đối với hoạt động du lịch, hoạt



động bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan, bảo vệ giá trị văn hóa bản địa, khôi phục và phát huy những nghề truyền thống.

Nghiên cứu của tác giả Ngô Thanh Huy và Trần Đức Thanh (2013) tiến hành phân tích đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội của Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả đã đề xuất cách tiếp cận cộng đồng trong phát triển du lịch cộng đồng tại các di sản vật thể thế giới tại Việt Nam. Đó là việc nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương như một hợp phần cơ hữu của cộng đồng. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất xây dựng hai mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ứng với hai nhóm di sản của thế giới tại Việt Nam (di sản tự nhiên và di sản văn hoá vật thể). Trong các mô hình này, sự vận hành của hệ thống có động lực từ mối quan hệ về chỉ đạo, giám sát, hợp tác, cạnh tranh và chia sẻ lợi ích.

Các tác giả Nguyễn Bùi Anh Thư, Trương Thị Thu Hà, Lê Minh Tuấn (2017) thực hiện nghiên cứu về sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Rừng dừa bảy mẫu Cẩm Thạch, Hội An. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích thực trạng tham gia của cộng đồng địa phương tại Rừng dừa Bảy Mẫu - Hội An và đánh giá các nhân tố thúc đẩy và rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tham gia của cộng đồng tại địa phương trong cung ứng các dịch vụ du lịch mới chỉ dừng lại ở cấp độ mang tính hình thức hoặc rất thụ động. Nghiên cứu đã chỉ ra và đánh giá được bốn nhóm nhân tố thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và hai nhóm rào cản hạn chế họ tham gia vào hoạt động du lịch. Một số hàm ý được đề xuất nhằm nâng cao sự đồng thuận và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.

Tác giả Ngô Thị Liên (2018) đã tiến hành nhằm đánh giá sự tham gia của người dân trong hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp điều tra qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp từng hộ gia đình. Kết quả cho thấy ba vấn đề chính: (1) Mức độ tham giam gia của cộng đồng còn thụ động, cộng đồng tham gia từng nhóm và được trả công, cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến cho quá trình lập kế hoạch phát triển nhưng quyền quyết định vẫn phụ thuộc vào Ban Quản lý Vườn; (2) Xác định được bốn yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân bao gồm độ tuổi, trao đổi văn hóa, trình độ học vấn, thời gian sinh sống; (3) Thái độ của cộng đồng đối với phát triển du lịch là rất tích cực, những người tham gia du lịch có thái độ và nhận thức tích cực hơn những người không tham gia du lịch. Dựa trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp hướng đến phát triển du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà.



Nguyễn Tấn Vinh (2018) thực hiện điều tra, khảo sát 6 đơn vị hành chính (thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc, huyện Lạc Dương, huyện Đơn Dương; huyện Đạ Houai, huyện Đức Trọng) nhằm đánh giá hiện trạng, tiềm năng du lịch dựa vào cộng đồng của tỉnh Lâm Đồng cũng như đánh giá nhu cầu du lịch của du khách đối với tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở đó, đề tài đã xây dựng, vận hành và đánh giá hiệu quả hai mô hình mẫu du lịch dựa vào cộng đồng tại huyện Lạc Dương và thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, gồm: (1) Mô hình du lịch canh nông kết hợp trải nghiệm, khám phá các giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Châu Mạ tại thành phố Bảo Lộc; (2) Mô hình Đua ngựa không yên tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương kết hợp khám phá, trải nghiệm các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Ho trên cao nguyên Langbiang. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm duy trì, phát triển, nhân rộng mô hình mẫu du lịch dựa vào cộng đồng và phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Lâm Đồng.

Có thể thấy, các nghiên cứu đã có những góc nhìn khác nhau trong phương pháp tiếp cận lấy cộng đồng làm nền tảng, tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn còn nhiều khó khăn, những ý kiến của cộng đồng địa phương chưa thực sự được quan tâm. Bên cạnh đó, có rất ít nghiên cứu trình bày được đặc trưng của du lịch cộng đồng, đánh giá được tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng của địa bàn nghiên cứu cũng như kết hợp việc nghiên cứu giữa phát triển du lịch cộng đồng với bảo tồn văn hóa địa phương. Do vậy, hướng nghiên cứu chính của luận án sẽ tập trung vào những vấn đề sau:

(i) Trình bày đặc trưng của du lịch cộng đồng.

(ii) Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc trên các khía cạnh: Tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng; Tiềm năng về văn hóa bản địa, các đặc sản vùng Tây Bắc.

(iii) Phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc về các điểm du lịch cộng đồng; Số lượng khách và doanh thu du lịch; Cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng; Nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng; Và công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

(iv) Kết hợp phân tích thực trạng bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc. Các di sản văn hóa tiếp cận bao gồm: di sản văn hóa vật thể; di sản hiện vật lịch sử, các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng và di sản văn hóa phi vật thể.


2.1.2 Nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng

Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước những năm gần đây. Nâng cao sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng không chỉ có ảnh hưởng tích cực đến lòng trung thành và sức mua của khách du lịch cộng đồng mà còn kích thích sự quảng cáo thông qua truyền miệng và giảm bớt tác động của giá cả dịch vụ. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án đã tiếp cận được một số công trình nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng như sau:

Satish Chandra Bagri và Devkant Kala (2015) đã khẳng định, sự hài lòng là một yếu tố dự báo về hành vi du lịch, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến, sử dụng dịch vụ, quyết định quay lại và duy trì các mối quan hệ lâu dài. Bài viết này phân tích mức độ hài lòng của khách du lịch với các thuộc tính bằng cách sử dụng phân tích hiệu suất quan trọng (IPA), dựa trên thông tin thu được từ 200 khách du lịch nội địa đến thăm Trijuginarayan, một địa điểm du lịch mạo hiểm và tâm linh nằm ở Garhwal Himalaya thuộc bang Uttarakhand của Ấn Độ. Kết quả thu được cho thấy, các thuộc tính liên quan đến sản phẩm du lịch như: văn hóa, khí hậu, cảnh quan, khách sạn, sự an toàn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch. Đồng thời, các thuộc tính cơ sở du lịch như: chỗ ở, giao thông, cơ sở hạ tầng du lịch và vệ sinh tại điểm đến cũng có sự ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của khách du lịch. Nghiên cứu chỉ ra rằng khách du lịch hài lòng với các sản phẩm cốt lõi, nhưng không hài lòng với các cơ sở du lịch cơ bản được cung cấp tại điểm đến. Dựa trên các kết quả, nghiên cứu kết luận rằng các bên liên quan trong ngành du lịch phải phác thảo các chiến lược hiệu quả để phát triển toàn diện và cải thiện hiệu suất của các điểm đến Trijuginarayan.

Tác giả Suthathip Suanmali (2014) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại các tỉnh phía Bắc Thái Lan. Nghiên cứu được thực hiện tại một tỉnh phía bắc Thái Lan, Chiang Mai, nơi có nhiều điểm tham quan tự nhiên và văn hóa. Các yếu tố ảnh hưởng được xác định bằng cách sử dụng các kỹ thuật thống kê. Dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua phát phiếu điều tra ngẫu nhiên cho khách du lịch nước ngoài đến thăm Chiang Mai. Dữ liệu định lượng sau đó được phân tích bằng kỹ thuật phân tích nhân tố và phân tích hồi quy bội để xác định các yếu tố quan trọng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách là chi phí lưu trú, các yếu tố quan trọng tiếp theo là sự hiếu khách, cảnh quan thiên nhiên và cơ sở hạ tầng. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị, chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch, góp phần phát triền tiềm năng du lịch tại Chiang Mai.



Nhóm tác giả Rasoolimanesh, S. M., Dahalan, N., và Jaafar, M. (2016) kiểm tra ảnh hưởng của giá trị cảm nhận đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng tại một Homestay cộng đồng. Bối cảnh nghiên cứu thực hiện tại Homestay Kampung Beng, nằm trong Di sản Thế giới Thung lũng Lenggong mới được công nhận ở Malaysia. Giá trị cảm nhận được đánh giá bằng thang đo đa chiều bao gồm các khía cạnh giá trị chức năng, giá trị cảm xúc và giá trị xã hội. Các phát hiện cho thấy giá trị cảm nhận có tác động mạnh mẽ đến sự hài lòng của khách homestay. Nghiên cứu này đóng góp đáng kể về mặt lý thuyết và phương pháp luận cho cả tài liệu homestay và nhận thức giá trị bằng cách đánh giá giá trị cảm nhận như một cấu trúc hình thành tích hợp và bằng cách kiểm tra giá trị cảm nhận chung của khách homestay về sự hài lòng của họ.

Ismail và cộng sự (2016), thực hiện nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng ở Malaysia với sự hài lòng và hành vi của khách du lịch. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát 203 khách du lịch cộng đồng đến tham quan tại các Homestay ở Malaysia. Chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng được đánh giá thông qua thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman có hiệu chỉnh để phù hợp với ngành du lịch bao gồm: Môi trường tham quan, cơ sở hạ tầng, sự an toàn, người dân bản địa và phong cảnh thiên nhiên. Với 22 biến quan sát được sử dụng cho thang đo chất lượng dịch vụ và thang đo likert được sử dụng để đo lường. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tính điểm trung bình, kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết khách du lịch cộng đồng đều hài lòng với chất lượng du lịch cộng đồng ở Malaysia, nhưng vẫn còn một số điểm cần cải thiện. Mặt khác, phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm tra tác động của sự hài lòng đến hành vi của khách du lịch cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng có tác động thuận chiều đến hành vi của khách du lịch cộng đồng.

Naidoo và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét đánh giá của khách du lịch cộng đồng đối với du lịch tự nhiên tại đảo Mauritius. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng đối với loại hình du lịch tự nhiên ở Mauritius. Các yếu tố được đề cập để xem xét sự tác động đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng bao gồm: Cơ sở hạ tầng, giá cả, văn hóa bản địa, sự an toàn, tài nguyên thiên nhiên với thang đo được phát triển từ thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng cho nghiên cứu bao gồm: kiểm định độ tin cậy thang đo Crobach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn 600 khách du lịch cộng đồng cho thấy, các yếu tố trong mô hình nghiên cứu



đều có ý nghĩa thống kê và tác động đến sự hài lòng của du khách, trong đó yếu tố tài nguyên thiên nhiên có mức tác động mạnh mẽ nhất.

Khuong và Luan (2015), thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của của khách du lịch đối với vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 215 khách du lịch đến tham quan vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết mục tiêu nghiên cứu gồm: kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố: giá cả, cảnh quan sinh thái, không khí môi trường, không gian du lịch và giá trị nhận thức đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm du lịch vườn Quốc gia Nam Cát Tiên.

Nghiên cứu của tác giả Huang Hui-Chuan và Kuo Mei Hua (2014) thực hiện điều tra sự hài lòng của khách du lịch ở Sanyi bằng một cuộc khảo sát bảng câu hỏi lấy mẫu ngẫu nhiên. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0 và thu được kết quả như sau: các yếu tố sự thư giãn, danh lam thắng cảnh, cơ sở hạ tầng, người dân bản địa ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng và ý định quay trở lại du lịch của du khách quốc tế đến Sanyi, trong đó yếu tố sự thư giãn có mức độ ảnh hưởng cao nhất. Đồng thời, các yếu tố thuộc đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch như: Tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Mahadzirah Mohamad, Abdul Manan Ali và Nur Izzati Ab Ghani (2011) đã tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch khi đến thăm thành phố Hồ Chí Minh. Các phương pháp được sử dụng chính trong nghiên cứu là phương pháp định lượng với các kỹ thuật ứng dụng thống kê như: phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm tra tác động của các biến, mẫu nghiên cứu gồm 1.673 người là khách du lịch nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh ít nhất hai ngày. Kết quả của nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực nghiệm đã chứng minh rằng sự hài lòng của khách du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố: giải trí, môi trường tự nhiên, các điểm tham quan văn hóa và lịch sử. Nghiên cứu đã cung cấp một số khuyến nghị cho các nhà quản lý du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh để cải thiện dịch vụ nhằm thỏa mãn hơn nữa sự hài lòng của khách du lịch giúp tăng cường ý định xem xét quay lại trong tương lai của khách du lịch.

Tại Việt Nam nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch cộng đồng được khá nhiều học giả quan tâm, Doãn Quang Hùng và cộng sự (2015) thực hiện nghiên cứu du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn 400

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí