Sự Tham Gia Của Hộ Gia Đình Vào Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Tại Cồn Sơn


Bảng 4.2: Các hộ tham gia hoạt động du lịch tại cồn Sơn

Tên thành viên

Dịch vụ

Ghi chú

Phan Hữu Cảnh

Ẩm thực, liên kết vườn

Tổ trưởng

Nguyễn Thành Tâm

Liên kết vườn

Tổ phó

Võ Văn Tho

Liên kết vườn

Trưởng ban quản lý

Nguyễn Thị Út

Ẩm thực

Bí thư khu vực

Tô Hoàng Dịch Thủy

Dịch vụ vận chuyển

Thành viên

Lý Văn Bon

Liên kết vườn

Thành viên

Phan Kim Ngân

Bánh nhân gian, liên kết vườn

Thành viên

Phan Thị Mỹ Hòa

Ẩm thực, liên kết vườn

Thành viên

Nguyễn Thị Phương

Ẩm thực

Thành viên

Phan Thị Muôn

Liên kết vườn

Thành viên

Nguyễn Thị Phước

Ẩm thực

Thành viên

Nguyễn Thị Kim Thủy

Nghề nhân gian

Thành viên

Lê Trung Tín

Liên kết vườn

Thành viên

Lê Thị Mỹ Luông

Ẩm thực, vườn

Thành viên

Bùi Thúy Liễu

Liên kết vườn

Thành viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng tại thành phố Cần Thơ - 9

(Nguồn: Ban quản lý Tổ hợp tác du lịch cồn Sơn)

b. Một số điểm du lịch tiêu biểu tại cồn Sơn

+ Nhà vườn Song Khánh: Đây là nhà vườn đầu tiên gần gũi với mô hình du lịch ở Cồn Sơn, và cũng có thể xem đây là nhà vườn phục vụ khách nhiều nhất, với ngôi nhà ba gian cùng lối kiến trúc đậm chất Nam Bộ với các hoạt động chủ yếu là tham quan phục vụ ăn uống, trải nghiệm làm bánh. Nhà vườn trồng nhiều nhất là chôm chôm Java với diện tích trên 6ha. Mùa chôm chôm thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 thu hút nhiều du khách đến tham quan, thưởng thức trái cây và kèm theo đó là các hoạt động trò chơi dân gian ngay tại nhà vườn. Phía sau nhà là một vườn trái cây tổng hợp bao gồm nhiều loại trái cây khác nhau như: Bưởi, thanh long, vú sữa, đu đủ, bơ,... đáp ứng được nhu cầu thưởng thức trái cây nhà vườn cho du khách, bên cạnh đó phía sau vườn còn có các mương nuôi cá tai tượng, cá tra, cá lốc, các loại ốc đồng và trồng các loại rau sạch luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu ăn uống tại chỗ cho khách du lịch. Đến đây du khách còn có thể thưởng thức các món gà vườn hấp dẫn như:

Món gà nấu cháo ăn kèm với gỏi chuối hột được du khách đặc biệt yêu thích. Ở đây, gà không làm sẵn hay mua ngoài chợ mang về, gà có sẵn tại nhà mà chủ vườn chỉ bắt và làm thịt khi khách có nhu cầu thưởng thức, điều này làm cho du khách có cảm giác mới mẻ và thích thú hơn. Đặc biệt tại nhà còn có một lò rượu gạo thơm ngon luôn sẵn sàng để phục vụ cho các đấng mày râu. Ngoài ra, nhà


vườn còn có các sản phẩm du lịch đặc trưng như trải nghiệm làm các loại bánh như: Bánh canh, bánh ướt, bánh khọt,... Khi khách đến tham gia trải nghiệm làm bánh chủ nhà sẽ chuẩn bị sẵn các nguyên liệu và dụng cụ chế biến, sau đó sẽ đồng hành hướng dẫn và chia sẻ cùng du khách từ lúc bắt tay làm bánh cho đến khâu thưởng thức.

+ Nhà vườn Công Minh: Nhắc đến bánh dân gian ở Cồn Sơn ai cũng nghĩ ngay đến hộ gia đình của cô Bảy Muôn. Một nghệ nhân làm bánh nổi tiếng nhất cồn với tay nghề của mình cô Bảy đã từng mang về cho Cồn Sơn nhiều giải thưởng trong các hội thi làm bánh lớn nhỏ. Một điểm nổi bật về ngôi nhà của cô Bảy, là một trong những ngôi nhà cổ nhất ở cồn, nhà truyền từ đời ông cha đến đời con cháu (đời cô Bảy) mang đậm nét Nam Bộ với lối kiến trúc ba gian hai chái, gian thờ nằm giữa trên cao vị trí trang trọng. Có bao lam gỗ chạm khắc thiên nhiên muôn thú do chính ông bà đời trước làm và được cô Bảy giữ nguyên đến ngày hôm nay. Vị trí nhà lý tưởng theo lối nhất cận thị, nhị vận giang, tam cận lộ hợp phong thủy.

+ Nhà vườn Thành Tâm: Khi nói đến những nhà vườn ấn tượng nhất ở Cồn Sơn không thể không kể đến nhà vườn Thành Tâm, với diện tích rộng trên 8ha của chú Nguyễn Thành Tâm, ở nơi đây lúc trước được biết đến là nơi có vườn bưởi sum xuê với giống bưởi Năm Roi nhưng do môi trường và tuổi của cây nên chú Tâm đã chuyển sang trồng ổi, hiện nay ổi cũng đã cho trái, khi đến nơi đây du khách không những được thưởng thức hương vị của trái cây mà du khách còn được trải nghiệm cuộc sống của người dân qua các hoạt động như: Câu cá, mò cua, bắt ốc, tát mương bắt cá,...Sau nhiều giờ lặn ngụp, lấm lem bùn đất, thì du khách sẽ thu được những thành quả là các loại cá (cá lóc, cá rô phi, cá trê, cá sặc, cá bống, cá trắng,...) giãy đành đạch, khiến không ít người vui sướng. Từ thành quả này du khách có thể chế biến tại chỗ với nguyên liệu sẵn có trong vườn, thành những món đồng quê tuyệt vời như: Cá nướng rơm hay bẹ chuối, ốc nướng,... Chú Nguyễn Thành Tâm chia sẻ: “Sắp tới, sẽ cất thêm vài láng trại, trồng thêm những giàn mướp, bí,... để tạo thêm không gian riêng cho du khách thoải mái nấu nướng, vui chơi”.


+ Nhà vườn Sáu Cảnh: Nhà vườn có vườn nhãn Ido với diện tích khoảng 8ha, là một trong những vườn du lịch đang được nhiều du khách quan tâm vì loại nhãn ngon và lạ này. Ngôi nhà được trang trí đơn giản, gần gũi với thiên nhiên, với hình ảnh quen thuộc đặc trưng của vùng nông thôn Nam Bộ với cổng vào được phủ kín màu vàng của loài hoa dại. Ngoài giống nhãn Ido được trồng, khu vườn còn được trồng các loại cây ăn trái khác như: Ổi lê, đu đủ và có các giàn mướp leo trải dài trung bình 0,5m. Ngôi nhà với sân vườn rộng rãi có thể tiếp được một lượng khách khá lớn khoảng 100 khách cùng một lúc. Bác sáu gái còn có tài làm bánh in và món chuối ngào đường rất ngon và bắt mắt, khách đến đây sẽ được trải nghiệm làm bánh in và nghe bác sáu gái chia sẽ về qui trình để làm ra được một cái bánh in ngon. Với cảnh quan trong lành mát mẻ, sự hiếu khách của gia đình và vừa có thể thưởng thức các món ăn đặc trưng của địa phương tại nơi đây nên nhà vườn luôn thu hút được nhiều khách du lịch.

+ Nhà vườn Tín – Hòa: Đây là nhà vườn mới tham gia vào mô hình du lịch ở Cồn Sơn gần đây, nhưng đã mang đến một lượng khách du lịch đáng kể bởi mô hình cá lóc bay. Vào đầu năm 2017 lượng du khách đến với Cồn Sơn tăng một cách vượt bật, một phần do mô hình nuôi cá lóc bay của chú Tín đã tạo cho du khách sự thích thú cũng như có được những hướng phát triển trong ngành nuôi trồng.

+ Bè cá 7 Bon: Đây là bè cá lớn nhất tại hệ thống bè cá dọc theo khu vực cồn. Bè của nhà chú 7 Bon với diện tích bè khoảng 200m2 tổng số cá được nuôi trên 100.000 con được chia làm bốn bè, mỗi bè nuôi được khoảng 25.000 con, xung quanh còn những bè nhỏ nuôi khoảng 15.000 con mỗi bè. Bè nuôi giống cá thác lác cườm, giống cá ban đầu dược lấy từ Trà Nóc nhưng nay nhà bè đã có thể tự nhân giống, cá có đặc tính thịt dai và thơm trên vảy có màu cườm, thịt cá xay ra có màu đỏ, cá nuôi trong vòng 6 tháng sẽ được xuất bè, trung bình mỗi con là 350g. Tuy nhiên bè nhà chú 7 Bon thường nuôi cá đến 1 năm mới xuất bè nhằm tăng năng xuất và tăng tính hấp dẫn để thu hút khách du lịch, lúc này mỗi con đạt khoảng 1kg. Ngoài giống cá thác cườm, tại hệ thống bè còn nuôi các giống cá khác như: Cá Chép,cá Trạch Lấu, cá Rô Phi Đài Loan.


+ Vườn cò Cồn Sơn: Ở Cồn Sơn còn có một loài hình du lịch đặc sắc nữa đó là ngắm cò, khi hoàng hôn dần buông xuống quanh các triền đê, vườn cò Cồn Sơn lại đón một đàn cò lớn bay về, lúc cao điểm khoảng 5.000 con bay trú ngụ qua đêm rợp cả trời. Chính vì số lượng cò lớn và khu vườn rộng nên chú Tho đã xây dựng một tháp đài cao để phục vụ nhu cầu ngắm cò, ngắm cảnh của khách du lịch.

Ngoài những điểm du lịch nêu trên thì Cồn Sơn còn rất nhiều điểm và sản phẩm thu hút khách du lịch theo mùa và theo tính thời vụ.

4.2 Sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch cộng đồng tại cồn Sơn

4.2.1 Thông tin chung của hộ gia đình

Đối với đối tượng khảo sát là hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng cồn Sơn, hộ gia đình được tác giả tiếp cận thông qua việc đến trực tiếp điểm hoạt động du lịch của hộ và có 16 hộ gia đình đang hoạt động du lịch tại cồn Sơn được tác giả tiếp cận. Thông tin chung của hộ gia đình được tác giả thống kê ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3: Thông tin chung của hộ gia đình

Giới tính

Tuyệt đối (Hộ gia đình)

Tương đối (%)

Nam

9

56,2

Nữ

7

43,8

Tổng

16

100,0

Thông tin


Giá trị trung bình

Độ tuổi (Năm)


51,56

Trình độ học vấn (Năm)


7,69

Kinh nghiệm (Năm)


1,81

(Nguồn: Kết quả khảo sát 16 hộ gia đình, 2017)

Về giới tính, theo như kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 4.2 cho thấy, không có sự chênh lệch nhiều về giới tính giữa giới tính nam và giới tính nữ. Cụ thể, giới tính nnữ chiếm 43,8%; giới tính nam chiếm 56,2%. Điều này cho thấy, hoạt động du lịch là hoạt động tạo ra thêm thu nhập cho hộ gia đình bên cạnh những nguồn thu nhập của hộ gia đình từ nông nghiệp. Khi hộ gia đình có đủ điều kiện và nhận thấy được lợi ích khi tham gia vào hoạt động du lịch thì hộ gia đình sẽ sẵn sàng thực hiện hoạt động du lịch.


Về độ tuổi, theo kết quả thống kê ở Bảng 4.2 cho thấy, độ tuổi trung bình của hộ gia đình là 51,56 tuổi. Độ tuổi này cũng đúng với thực tế, vì trong nông nghiệp thông thường là nghề truyền được từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình. Hơn thế, hoạt động du lịch ở địa phương mới được hình thành trong thời gian ngắn, điều này cần những hộ gia đình thực sự có điều kiện và uy tính. Do đó, những chủ hộ lớn có đủ điều kiện thực hiện hoạt động du lịch và uy tính được chính quyền khuyến khích tham gia vào hoạt động nhiều hơn.

Về trình độ học vấn, trình độ học vấn trung bình của chủ hộ gia đình là 7,69 năm được thể hiện ở Bảng 4.2. Với số năm đến trường của chủ hộ gia đình cũng khá hợp với thực tế, vì ở độ tuổi của những chủ hộ gia đình là thời kỳ chiến tranh, con người không nhiều điều kiện để thực hiện việc học tập.

Về kinh nghiệm trong hoạt động du lịch cộng đồng, giá trị trung bình là 1,81 năm được thể hiện ở Bảng 4.2. Hoạt động du lịch tại cồn Sơn mới hình thành được trong khoản từ giữa năm 2014 cho đến nay. Chính vì thế, thời gian tham gia vào hoạt động du lịch của hộ gia đình còn ngắn hạn. Điều này cho thấy, hộ gia đình cần tăng cường bổ sung kiến thức và nâng cao kỹ năng trong phục vụ hoạt động du lịch.

4.2.2 Các dịch vụ phục vụ khách du lịch

Dù hoạt động du lịch cộng đồng ở cồn Sơn mới được hình thành, nhưng hoạt động du lịch tại địa phương cũng được tổ chức khá tươm tất. Nhiều hoạt động vui chơi giải trí đã được các điểm du lịch thực hiện để phục vụ khách du lịch. Các hoạt động vui chơi giải trí hộ gia đình thực hiện để phục vụ khách du lịch được thể hiện ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3: Các dịch vụ phục vụ khách du lịch

Hoạt động

Tuyệt đối (Hộ gia đình)

Tương đối (%)

Tham quan vườn cây ăn trái

11

68,8

Phục vụ ăn uống

8

50,0

Câu cá giải trí

2

12,5

Dịch vụ lưu trú

2

12,5

Các trò chơi dân gian

1

6,3

Bán hàng hoá

1

6,3

(Nguồn: Kết quả khảo sát 16 hộ gia đình, 2017)


Hoạt động cho khách du lịch tham quan vườn cây ăn trái có 68,8% hộ gia đình phục vụ; hoạt động ẩm thực có 50,0% hộ gia đình phục vụ; hoạt động câu cá giải trí có 12,5% hộ gia đình phục vụ; hoạt động lưu trú có 12,5% hộ gia đình phục vụ; hoạt động các trò chơi dân gian có 6,3% hộ gia đình phục vụ; hoạt động bán hàng hóa có 6,3% hộ gia đình phục vụ. Hoạt động phục vụ cho khách du lịch đến tham quan cồn Sơn của các hộ gia đình còn hạn chế và chưa có tính sang tạo. Điều này làm cho khách du lịch dễ dàng nhàm chán và khó lòng quay lại du lịch và giới thiệu cho người quen đến với cồn Sơn. Chính vì thế, hộ gia đình và chính quyền cần có những chính sách để hộ gia đình học hỏi được những điểm du lịch thành công trong khu vực, từ đó sang tạo và áp dụng vào hoạt động tại cồn Sơn để hoạt động du lịch cộng đồng tại đây có thể tồn tại và phát triển bền vững.

4.2.2 Thực trạng về lượt khách và doanh thu du lịch tại cồn Sơn

Cồn Sơn là một điểm du lịch cộng đồng mới được hình thành vào khoảng giữa năm 2015, tận dụng lợi thế địa hình đặc trưng cùng các điều kiện về sinh thái, không gian yên bình, các đặc sản đồng quê phù hợp với nhu cầu thư giản, nghĩ ngơi của khách du lịch ưu thích loại hình du lịch sinh thái và thích khám phá những lối sống dân dã vùng miền tây sông nước. Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút khách du lịch ở các vùng miền khác nhau trong đó có cả khách du lịch quốc tế.

Tuy nhiên, do đây còn là một điểm du lịch mới, chưa được phổ biến rộng rãi như những điểm du lịch khác trong khu vực nên hiện nay lượng du khách đến tham quan Cồn Sơn tương đối ít. Chủ yếu chỉ là những nhóm du khách nhỏ, hoặc du khách lẻ. Du khách thường đi theo nhóm bạn bè hoặc gia đình, thường đến vào dịp cuối tuần hoặc ngày lễ với mục đích chính là tham quan. Do đây còn là một điểm du lịch mới nên rất ít người đến nghiên cứu tìm kiếm tư liệu viết đề tài. Khách du lịch không đông và thời gian lưu lại không lâu, thường là 6 giờ hoặc nhiều nhất là một ngày.


Bảng 4.4: Lượng khách du lịch tới Cồn Sơn năm 2016

Đơn vị tính: lượt khách

Tháng

Khách nội địa

Khách quốc tế

Tổng số khách

1

267

66

333

2

394

29

423

3

468

11

479

4

403

10

413

5

355

10

365

6

347

13

360

7

571

36

607

8

514

20

534

9

524

22

546

10

705

32

737

11

726

17

743

12

756

6

762

Tổng

6.030

272

6.302

Trung bình tháng

503

23

525

Nguồn: Thống kê ủy ban nhân dân phường Bùi Hữu

Trong khi năm 2015 tổng lượt khách quốc tế chỉ chiếm 14 lượt thì qua năm 2016 lượng khách quốc tế đến Cồn Sơn đã lên đến 272 lượt, và đang có xu hướng tăng dần lên trong tương lai. Mặc dù vậy, lượng khách quốc tế đến với Cồn Sơn vẫn chiếm số lượng rất thấp chỉ chiếm 4,3% trong khi đó khách nội địa lại là đối tượng chính của Cồn Sơn, số lượng khách chiếm tỷ lệ 95,7% tổng lượt khách đến Cồn Sơn. Từ những số liệu trên có thể thấy du lịch nơi đây ngày càng được nhiều du khách biết đến và lựa chọn.

Bảng 4.1: Doanh thu từ hoạt động du lịch ở Cồn Sơn năm 2016

Đơn vị tính: Đồng

Tháng

Doanh Thu

1

43.340.000

2

39.561.000

3

64.050.000

4

55.175.000

5

39.593.000

6

45.171.000

7

63.923.000

8

64.782.000

9

80.702.000

10

95.826.000

11

97.126.000

12

101.083.000

Tổng

790.332.000

Trung bình tháng

65.861.000

Nguồn: Thống kê ủy ban nhân dân phường Bùi Hữu Nghĩa, 2017


Trong 12 tháng hoạt động du lịch của năm 2016 doanh thu đạt được 790.332.000đ. Trung bình mỗi tháng 65.861.000đ, tăng hơn gấp 2 lần so với trung bình tháng của năm 2015. Trong năm 2016, từ tháng 1 đến tháng 5 doanh thu có sự tăng giảm không đều, có tháng tăng cũng có tháng giảm trong khi tháng 1 tăng thì tháng 2 lại giảm, tháng 3 tăng mạnh thì tháng 4 giảm và tháng 5 lại giảm mạnh hơn. Nguyên nhân phần lớn do ảnh hưởng của tính mùa vụ trong du lịch cũng như quá trình sử dụng dịch vụ của du khách. Nhưng từ khoảng tháng 6 khi bước vào mùa hè nhu cầu đi du lịch của du khách tăng cao doanh thu du lịch ở Cồn Sơn cũng liên tục tăng. Những tháng đạt doanh thu cao nhất là từ tháng 9 đến tháng 12.

4.2.3 Hình thức quảng bá cho hoạt động du lịch

Để một điểm du lịch có thể phát triển thì yếu tố chính là có thể thu hút lượt khách du lịch đến tham quan. Chính vì thế, việc quảng bá hình ảnh điểm du lịch đến khách du lịch rất quan trọng, nó giúp khách du lịch có được nguồn thông tin về điểm du lịch. Từ đó, nó sẽ tạo động lực để khách du lịch đến với điểm du lịch. Nguồn thông tin về điểm du lịch cồn Sơn mà khách du lịch thu thập được được thể hiện ở Hình 4.3. Theo đó, tự tìm hiểu chiếm 10%; nguồn thông tin có được từ phương tiện truyền thông đại chũng chiếm 41%; nguồn thông tin từ bạn bè, người thân chiếm 41%; nguồn thông tin từ đồng nghiệp chiếm 7%; nguồn thông tin từ các công ty du lịch chiếm 1%.

Tự tìm hiểu

chức sự kiện

10%

Đồng nghiệp 1%

7%



Bạn bè, người thân 41%

Phương tiện

truyền thông đại chúng 41%

Hình 4.3: Nguồn thông tin khách du lịch biết đến Cồn Sơn

(Nguồn: Kết quả khảo sát 197 khách du lịch, 2017)

Qua đây cho thấy, khách du lịch có được thông tin về điểm du lịch cồn Sơn từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, các điểm du lịch và chính quyền cần

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí