Mô Hình Nghiên Cứu Của Mohamadia Và Cộng Sự (2016)



thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách”.

Do vậy, tổng hợp từ nhiều lý luận của các tổ chức, nhà nghiên cứu, trong phạm vi luận án này, Du lịch cộng đồng được hiểu như sau: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch do chính cộng đồng dân cư địa phương đóng vai trò chủ thể và chính quyền địa phương đóng vai trò hỗ trợ trong giới thiệu, tổ chức, quản lý và khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch nhằm đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung.

2.2.3.2 Đặc trưng của du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà cộng đồng dân cư địa phương là chủ thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động từ bảo tồn, quản lý đến khai thác giá trị du lịch từ các nguồn tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, giữ vai trò chính trong các hoạt động kinh doanh du lịch như kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch và kinh doanh các dịch vụ hàng hóa, vui chơi, giải trí, hướng dẫn, tư vấn các hoạt động kinh tế và xã hội liên quan đến du lịch của địa phương. Trong hoạt động du lịch cộng đồng, chính quyền địa phương đóng vai trò là chủ thể hỗ trợ, xây dựng các biện pháp bảo tồn, phục dựng văn hóa, làng nghề… làm cơ sở đề du lịch cộng đồng tồn tại và phát triển bền vững.

Thu nhập từ du lịch cộng đồng được giữ lại cho cộng đồng dân cư: Lợi nhuận thu được từ du lịch cộng đồng được chia sẻ công bằng cho cộng đồng dân cư địa phương để bảo vệ môi trường; cộng đồng dân cư thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế trực tiếp để tái đầu tư cho địa phương ngoài hỗ trợ của Chính phủ.

Du lịch cộng đồng giúp tăng cường quyền lực cho cộng đồng dân cư: Du lịch cộng đồng là do cộng đồng dân cư tổ chức quản lý; du lịch cộng đồng thúc đẩy, tạo cơ hội cho cộng đồng dân cư tham gia nhiệt tình vào phát triển du lịch; cộng đồng dân cư được trao quyền làm chủ, thực hiện các dịch vụ và quản lý phát triển du lịch.

Du lịch cộng đồng giúp nhiều thành phần trong xã hội có thể đi du lịch và hưởng thụ các sản phẩm du lịch, đồng thời là công cụ tham gia trong việc giảm nghèo của cộng đồng dân cư địa phương, tạo việc làm cho dân cư trên địa bàn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương thông qua bán các sản phẩm du lịch, tạo ra thị trường hàng hóa và dịch vụ, góp phần phát triển du lịch, nâng cao hình ảnh của điểm đến du lịch.

Du lịch cộng đồng cần tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan nhà nước: Hỗ trợ kinh nghiệm và vốn đầu tư; hỗ trợ về cơ sở vật chất và ưu tiên về các chính sách cho cộng đồng trong việc phát triển du lịch và phát triển cộng đồng. nhằm phát huy lợi thế nguồn lực phát triển du lịch tại nơi có dân cư sinh sống gắn với nguồn TNDL.


2.3 Mô hình nghiên cứu

2.3.1 Mô hình nghiên cứu kế thừa

2.3.1.1 Mô hình nghiên cứu của Ismail và cộng sự (2016)

Mô hình nghiên cứu được Ismail và cộng sự (2016) thực hiện, nghiên cứu được xây dựng trên cở sở của bộ tiêu chí đo lường chất lượng dịch vụ của Parasuraman và phát triển thêm để xem xét mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và sự phát triển của du lịch Homestay ở Malaysia. Theo đó, chất lượng dịch vụ được đo lường qua các yếu tố bao gồm: Môi trường tham quan, cơ sở hạ tầng, sự an toàn, người dân bản địa và phong cảnh thiên nhiên, mô hình nghiên cứu như sau:

Sự hài lòng của du khách

Yếu tố chất lượng điểm đến

1. Môi trường tham quan

2. Cơ sở hạ tầng

3. Sự an toàn du lịch

4. Người dân bản địa

5. Phong cảnh thiên nhiên

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của Ismail và cộng sự (2016)

Trong nghiên cứu của Ismail và cộng sự (2016), nhóm tác giả tập trung nghiên cứu loại hình du lịch homestay, đây là loại hình du lịch có nhiều điểm tương đồng so với loại hình du lịch cộng đồng trong nghiên cứu của tác giả khi việc lưu trú đều do người dân địa phương tự thực hiện và cung cấp. Tuy nhiên, nghiên cứu của Ismail và cộng sự (2016) có đề cập đến yếu cố “Sự an toàn du lịch”, yếu tố này không thật sự cần thiết đối với nghiên cứu của tác giả do sự an toàn luôn là yếu tố thu hút khách du lịch đến Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng. Hơn nữa, với đặc trưng của vùng núi Tây Bắc là địa bàn lưu trú của phần lớn dân tộc thiểu số, giàu bản sắc dân tộc, thân thiện và mến khách thì yếu tố “sự an toàn du lịch” có thể loại bỏ khỏi nghiên cứu của tác giả.

2.3.1.2 Mô hình nghiên cứu của Naidoo và cộng sự (2015)

Nghiên cứu được thực hiện bởi Naidoo và cộng sự (2015) nhằm xem xét mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và lòng trung thành của khách du lịch với loại hình du lịch cộng đồng tại Mauritius. Chất lượng dịch vụ được các nhà nghiên cứu Naidoo và cộng sự (2015) xây dựng dựa trên bộ thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman và hiệu chỉnh thành các tiêu chí đo lường gồm: Cơ sở hạ tầng, giá cả, văn hóa bản địa, sự an toàn, tài nguyên thiên nhiên. Chất lượng dịch vụ được xem xét có mối liên hệ với sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng đối với điểm đến Mauritius và mô hình nghiên cứu như sau:



Sự hài lòng của du khách

Cơ sở hạ tầng

Tài nguyên thiên nhiên

Văn hóa bản địa

Sự an toàn

Giá cả dịch vụ

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của Naidoo và cộng sự (2015)

Giống với nghiên cứu của Ismail và cộng sự (2016), nhóm tác giả Naidoo và cộng sự (2015) cũng nhấn mạnh yếu tố “Sự an toàn du lịch” đối với sự hài lòng của khách du lịch do điểm chung của những quốc gia du lịch trên đều có sự bất ổn về chính trị. Trong khi Việt Nam nổi tiếng với nền chính trị ổn định, người dân nhiệt tình, mến khách đã tạo ra những hình ảnh đẹp trong mắt khách du lịch. Do đó, vẫn giữ vững quan điểm trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu yếu tố “sự an toàn” là không cần thiết trong luận án của tác giả.

2.3.1.3 Mô hình nghiên cứu của Mohamadia và cộng sự (2016)

Mohamadia và cộng sự (2016) thực hiện nghiên cứu chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự thành công của du lịch Homestay nông nghiệp ở Malaysia. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn khách du lịch cộng đồng, phiếu phỏng vấn được gởi đến 260 khách du lịch và có 200 phiếu được sử dụng trong nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết mục tiêu nghiên cứu gồm: kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố thuộc thành phần chất lượng điểm du lịch ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình du lịch Homestay nông nghiệp gồm: giá cả, cảnh quan sinh thái, không khí môi trường, không gian du lịch và cơ sở hạ tầng.


Không gian du lịch

Cảnh quan sinh thái

Chất lượng

điểm đến

Giá cả dịch vụ

Sự hài lòng của du

khách

Không khí môi trường

Cơ sở hạ tầng

Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Mohamadia và cộng sự (2016)



Trong nghiên cứu, nhóm tác giả Mohamadia và cộng sự (2016) tập trung chủ yếu vào loại hình du lịch homestay nông nghiệp, tức là du lịch khám phá lĩnh vực nông nghiệp tại Malaysia. Nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng với đề tài luận án của tác giả khi việc lưu trú, ăn uống của du khách đều do cộng đồng dân cư cung cấp. Tuy nhiên, đặc trưng của điểm đến du lịch trong nghiên cứu của Mohamadia và cộng sự (2016) tại khác hẳn đặc trưng của điểm đến du lịch trong đề tài luận án. Trong khi Mohamadia và cộng sự (2016) khai thác đặc thù nông nghiệp tại Malaysia để phát triển du lịch thì luận án của tác giả lại tập trung khai thác những đặc thù văn hóa bản địa, bản sắc văn hóa của người dân vùng Tây Bắc để làm hài lòng khách du lịch cộng đồng, nhằm phát triển du lịch một cách bền vững.

2.3.1.4 Mô hình nghiên cứu của Lý Thị Tuyết và cộng sự (2014)

Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014) khi nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa về chất lượng dịch vụ tại Làng cổ Đường Lâm đã phát triển mô hình dịch vụ của Parasuraman, A. và cộng sự (1988). Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA), đã xác định có 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng gồm: (i) Môi trường tham quan; (ii) Giá cả dịch vụ; (iii) Văn hóa; (iv) Cơ sở vật chất; (v) Các nghề truyền thống;

(vi) Các lễ hội truyền thống; và (vii) Ẩm thực. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng dịch vụ ở Làng cổ Đường Lâm bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của du khách, với khoảng 80% khách du lịch hài lòng.

Môi trường tham quan

Giá cả

dịch vụ

Cơ sở

vật chất

Sự hài lòng của du khách

Ẩm thực

Yếu tố văn

hóa

Các nghề truyền thống

Lễ hội truyền thống

Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Lý Thị Tuyết và cộng sự (2014)



Mô hình nghiên cứu của Hoàng Trọng Tuấn (2015)

Giá cả dịch vụ


Môi trường tham quan

Tác giả Hoàng Trọng Tuấn (2015) xây mô mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng điểm du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát sự hài lòng của khách du lịch đối với hoạt động tham quan tại các điểm du lịch thuộc tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên 15 chỉ tiêu thuộc 8 tiêu chí đánh giá. Khảo sát được thực hiện bằng bảng hỏi với 405 khách du lịch trong nước và quốc tế tại 13 điểm du lịch. Kết quả kiểm định Chi-square cho thấy sự hài lòng của khách du lịch có mối quan hệ với các yếu tố: giá cả dịch vụ; tính độc đáo và hấp dẫn của nội dung tham quan; cơ sở vật chất - kĩ thuật; hướng dẫn viên du lịch; sự an toàn.


Sự hài lòng của du khách

Cơ sở vật chất – kỹ thuật

Hướng dẫn viên du lịch

Sự an toàn

Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Hoàng Trọng Tuấn (2015)

Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Phương (2017)

Khi nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tác giả Nguyễn Hoàng Phương (2017) đã xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng để làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển du lịch. Thông qua điều tra bảng câu hỏi, thu thập thông tin từ một bộ phận khách du lịch đến ĐBSCL và bằng các kiểm nghiệm, phân tích, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch gồm 7 yếu tố: Môi trường du lịch; Tài nguyên du lịch tự nhiên; Phong tục tập quán của địa phương; Người dân bản địa; Loại hình du lịch; Giá cả dịch vụ và Nghệ thuật ẩm thực.

Môi trường du lịch


Phong tục tập quán

Sự hài lòng của du

khách

Loại hình du lịch

Tài nguyên du lịch

Giá cả dịch vụ

Nghệ thuật ẩm thực

Người dân bản địa

Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Phương (2017)



Tác giả Nguyễn Hoàng Phương (2017) giải thích về mô hình nghiên cứu như sau: (i) Thành phần yếu tố môi trường du lịch có quan hệ dương với yếu tố hài lòng, nghĩa là: nếu có đa dạng các dịch vụ vui chơi giải trí, sử đa dạng của nhà hàng khách sạn, sản vật địa phương phong phú, tính chuyên nghiệp của nhân viên càng cao, ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, địa điểm mua sắm và dịch vụ thăm quan phong phú thì mức độ hài lòng của khách du lịch với yếu tố du lịch tại địa phương càng cao và ngược lại. (ii) Thành phần tài nguyên du lịch tự nhiên có quan hệ dương với yếu tố hài lòng: nếu có vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi và tài nguyên thiên nhiên, thắng cảnh tự nhiên thu hút thì sự hài lòng càng lớn và ngược lại. (iii) Loại hình du lịch phổ biến tại địa phương có quan hệ dương với yếu tố hài lòng: loại hình du lịch thiên về các yếu tố sinh thái và miệt vườn, nghỉ dưỡng sẽ làm gia tăng sự hài của khách du lịch khi đến với du lịch ĐBSCL; (iv) Thành phần yếu tố phong tục tập quán của địa phương có quan hệ dương với yếu tố hài lòng sẽ làm gia tăng sự hài lòng của khách du lịch. (v) thành phần sự thân thiện của dân địa phương có quan hệ dương với yếu tố hài lòng, sẽ càng làm gia tăng mức độ hài lòng của du khách. (vi) thành phần yếu tố giá cả có quan hệ dương với yếu tố hài lòng, nghĩa là khách du lịch cảm thấy giá cả ở địa phương không cao và du lịch an toàn thì mức độ hài lòng của du khách càng cao. (vi) thành phần nghệ thuận ẩm thực có quan hệ dương với yếu tố hài lòng, nghĩa là chất lượng trong thức ăn và dịch vụ càng cao thì mức độ hài lòng của khách du lịch càng cao.

2.3.2 Mô hình đề xuất và giả thuyết nghiên cứu

2.3.2.1 Mô hình đề xuất

Như vậy có rất nhiều mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng điểm đến du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng, kế thừa những mô hình nghiên cứu này, tác giả tổng hợp được các yếu tố thuộc thành phần chất lượng điểm đến du lịch ảnh hưởng đến sự hài lòng khách du lịch như sau:

Bảng 2.1. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch


STT

Các yếu tố chất lượng điểm đến du lịch

Nguồn kế thừa

1

Cơ sở hạ tầng

Ismail và cộng sự (2016) Naidoo và cộng sự (2015) Mohamadia và cộng sự (2016) Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014)

Hoàng Trọng Tuấn (2015)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc - 7


STT

Các yếu tố chất lượng điểm đến du lịch

Nguồn kế thừa

2

Giá cả dịch vụ

Naidoo và cộng sự (2015) Mohamadia và cộng sự (2016) Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014) Hoàng Trọng Tuấn (2015)

Nguyễn Hoàng Phương (2017)

3

Văn hóa bản địa

Naidoo và cộng sự (2015)

Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014)

4

Sự an toàn

Ismail và cộng sự (2016)

Naidoo và cộng sự (2015) Hoàng Trọng Tuấn (2015)

5

Tài nguyên thiên nhiên

Ismail và cộng sự (2016) Naidoo và cộng sự (2015)

Nguyễn Hoàng Phương (2017)

6

Cảnh quan sinh thái

Mohamadia và cộng sự (2016)

Hoàng Trọng Tuấn (2015)

7

Không khí môi trường

Ismail và cộng sự (2016)

Mohamadia và cộng sự (2016) Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014)

8

Không gian du lịch

Mohamadia và cộng sự (2016)

Nguyễn Hoàng Phương (2017)

9

Các nghề truyền thống

Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014)

10

Lễ hội truyền thống

Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014)

11

Nghệ thuật ẩm thực

Nguyễn Hoàng Phương (2017)

Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014)

12

Người dân bản địa

Ismail và cộng sự (2016)

Nguyễn Hoàng Phương (2017)

13

Hướng dẫn viên du lịch

Hoàng Trọng Tuấn (2015)

14

Phong tục tập quán

Nguyễn Hoàng Phương (2017)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả



Từ các yếu tố thành phần chất lượng điểm đến du lịch đã kế thừa trong bảng 2.1, tác giả tiến hành phỏng vấn, thảo luận trực tiếp với các chuyên gia nghiên cứu về văn hóa du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc để đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp nhất cho luận án. Sau khi tổng hợp các ý kiến chuyên gia kết hợp với nhận định bản thân, tác giả đưa ra một số điều chỉnh đối với các yếu tố được kế thừa trong những mô hình gốc như sau:

Thứ nhất: Tác giả sẽ loại bỏ yếu tố sự an toàn và hướng dẫn viên du lịch ra khỏi mô hình nghiên cứu do đặc dù của du lịch công đồng là người dân bản địa phối hợp với các tổ chức, đoàn thể địa phương để giới thiệu, quảng bá các nét đặc trưng, bản sắc văn hóa địa phương với khách du lịch. Vì vậy, với loại hình du lịch cộng đồng thì vai trò của hướng dẫn viên du lịch không được đánh giá cao, thay vào đó là sự hỗ trợ của người dân bản địa. Do đó, yếu tố hướng dẫn viên du lịch được loại bỏ khỏi nghiên cứu.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của các chuyên gia, môi trường du lịch Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng rất an toàn do tình hình chính trị nước ta ổn định, người dân bản địa thật thà, hiếu khách. Vì vậy, khách du lịch có thể yên tâm trải nghiệm tại các điểm du lịch cộng đồng mà không cần bận tâm nhiều đến sự bất ổn chính trị cũng như sự thiếu an toàn trong suốt chuyến đi. Dựa trên cơ sở này, tác giả loại bỏ yếu tố sự an toàn khỏi mô hình đề xuất nghiên cứu.

Thứ hai, theo ý kiến thảo luận của các chuyên gia mặc dù yếu tố nhân khẩu học không ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc song vẫn cần đưa yếu tố này vào kiểm định để đánh giá mức độ khác nhau về nhu cầu du lịch cộng đồng giữa từng nhóm đối tượng khách du lịch theo độ tuổi, giới tính, thu nhập. Do đó, tác giả bổ sung nhóm yếu tố nhân khẩu học vào mô hình đề xuất nghiên cứu.

Thứ ba, các yếu tố Cảnh quan sinh thái; Không gian du lịch; Các nghề truyền thống; Lễ hội truyền thống; Nghệ thuật ẩm thực; Người dân bản địa; Phong tục tập quán được tác giả gộp chung vào biến “Văn hóa bản địa”. Do trong các nghiên cứu của Sofield (1998); Anderson (1997); Richards (1996); Janiskee (1996)… những yếu tố này đều là các thuộc tính của văn hóa bản địa phục vụ phát triển du lịch cộng đồng. Vì vậy, để giảm thiểu sự phức tạp trong quá trình xây dựng bảng hỏi, hạn chế sự nhàm chán cho khách du lịch tham gia trả lời bảng hỏi khảo sát, tác giả đã rút gọn biến nghiên cứu và chỉ nghiên cứu chung với biến “văn hóa bản địa”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023