Đánh Giá Về Yếu Tố Hấp Dẫn Tự Nhiên Từ Phía Khách Du Lịch Cộng Đồng


Bảng 4.20. Đánh giá về yếu tố hấp dẫn tự nhiên từ phía khách du lịch cộng đồng


Biến

Câu hỏi

Trung bình

HDTN1

Cảnh núi và thung lũng đẹp

4.47

HDTN2

Điểm du lịch cộng đồng có phong cảnh đẹp

4.52

HDTN3

Các khu rừng tuyệt đẹp

4.74

HDTN4

Cảnh lái xe rất đẹp

4.26

HDTN5

Các công viên/ hồ/sông đẹp

4.30

HDTN6

Sự hoang sơ và động vật hoang dã hấp dẫn

4.43

HDTN7

Những hang động rất đẹp

4.50

HDTN

Trung bình chung

4.46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc - 15

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy, khách du lịch cộng đồng đánh giá cao về những cảnh quan rừng núi, những hang động cũng như những sông, hồ, thác nước mà thiên nhiên ban tặng cho đồng bào dân tộc để góp phần tạo nên vẻ đẹp tự nhiên làm mê hồn khách du lịch cộng đồng tại những điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc. Theo đó, nhiều loại hình du lịch hấp dẫn đã được phát triển từ những cảnh quan tự nhiên này. Cụ thể như: Du lịch nghiên cứu khám phá các giá trị địa hình - địa mạo (dựa trên nét đẹp của các hang động), với hệ thống các hang động được hình thành trong lịch sử kiến tạo địa chất của vùng, tập trung tại, Lai Châu; Điện Biên; Sơn La; Hòa Bình; Du lịch tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người vùng núi cao (các điểm du lịch cộng đồng). Du lịch sinh thái - Trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ (cảnh núi trùng điệp và các khu bảo tồn rừng già nguyên sinh): Loại du lịch này giúp khách du lịch cộng đồng tìm hiểu và trải nghiệm các giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan và văn hóa bản địa ở các sinh cảnh tiêu biểu của hệ sinh thái núi cao ở vùng núi phía Bắc; thưởng ngoạn khí hậu trong lành, mát mẻ ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn và một số dãy núi cao Pusil. Những loại hình du lịch này đều xuất phát từ nét hấp dẫn của các hang động, khu rừng vùng Tây Bắc tạo nên ấn tượng với khách du lịch cộng đồng. Từ đó, nội dung khảo sát “Điểm du lịch cộng đồng có phong cảnh đẹp”; “Các khu rừng tuyệt đẹp”; “Những hang động rất đẹp” được phần lớn khách du lịch cộng đồng đánh giá ở mức khá cao, số điểm khảo sát dao động từ 4,5 đến 4,74 điểm.

Bên cạnh những nét đẹp về phong cảnh tự nhiên các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc thì do còn một bộ phận người dân bản địa vẫn chưa từ bỏ lề lối canh tác du canh, du cư, phá rừng, đốt nương làm rẫy, săn bắt thú rừng, khai thác lâm sản bừa bãi đã phần nào làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ vốn có tại nơi đây. Vì vậy những



cảnh sông hồ, cảnh động vật hoang dã khá nghèo nàn, chưa tạo được ấn tượng đặc biệt cho khách du lịch cộng đồng. Từ đây khiến nội dung khảo sát “Sự hoang sơ và động vật hoang dã hấp dẫn” và “Các công viên/ hồ/sông đẹp” nhận số điểm đánh giá thấp lần lượt là 4,43 và 4,26 điểm.

Như vậy, mặc dù cảnh quan tự nhiên các điểm du lịch vùng Tây Bắc hùng vĩ song vẫn chưa tạo được sự hài lòng cao đối với khách du lịch cộng đồng. Từ đây làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và ảnh hưởng đến các hoạt động tuyên truyền thu hút khách du lịch cộng đồng của địa phương.

4.3.6 Đánh giá về Sự hài lòng

Thực hiện đánh giá về sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng trong các chuyến du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc, tác giả thu được những kết quả sau:

Bảng 4.21. Đánh giá về sự hài lòng từ phía khách du lịch cộng đồng


Biến

Câu hỏi

Trung bình

SA1

Tôi thực sự thích thú khi đi du lịch cộng đồng tại bản X

4.32

SA2

Tôi hài lòng với quyết định lựa chọn X làm điểm du lịch

4.31

SA3

Tôi thỏa mãn với quết định lựa chọn điểm du lịch X

4.39

SA4

Tôi có cảm giác tích cực liên quan đến du lịch tại X

4.21

SA5

Tôi có một trải nghiệm thú vị với du lịch tại X

4.39

SA

Trung bình chung

4.33

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát

Số điểm đánh giá chung đạt được là 4,33 thể hiện khách du lịch cộng đồng chưa thật sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc. Nhìn chung, phần lớn khách du lịch cộng đồng chưa thực sự thích thú khi trải nghiệm các chuyến du lịch cộng đồng tại các bản làng (nội dung đạt 4,32 điểm). Khách du lịch cộng đồng chưa hài lòng với các quyết định lựa chọn địa điểm du lịch cộng đồng của họ. Các chuyến du lịch cộng đồng chưa hoàn toàn tạo ra cảm giác thỏa mãn và tích cực cho khách du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, các chương trình du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc cũng đã mang lại cho khách du lịch cộng đồng những trải nghiệm đáng nhớ, những khám phá, trải nghiệm mới về văn hóa bản địa của địa phương, sự mến khách, chân tình, cởi mở của đồng bào dân tộc thiểu số cùng những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của các bản làng vùng Tây Bắc. Tất cả những hạn chế tồn tại trong các yếu tố môi trường du lịch, môi trường tự nhiên, văn hóa bản địa, cơ sở hạ tầng đang là những rào cản kìm hãm sự phát triển loại hình du lịch cộng đồng của vùng Tây Bắc.


4.4 Bình luận kết quả nghiên cứu

4.4.1 Kết quả nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1

Thực hiện đánh giá các mô hình nghiên cứu đi trước về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nói chung và khách du lịch cộng đồng nói riêng, tác giả tổng hợp được 14 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng bao gồm: Cơ sở hạ tầng; Giá cả dịch vụ; Văn hóa bản địa; Sự an toàn; Tài nguyên thiên nhiên; Cảnh quan sinh thái; Không khí môi trường; Không gian du lịch; Các nghề truyền thống; Lễ hội truyền thống; Nghệ thuật ẩm thực; Người dân bản địa; Hướng dẫn viên du lịch; Phong tục tập quán.

Dựa trên hiểu biết của bản thân và ý kiến chuyên gia, tác giả loại bỏ những yếu tố không phù hợp với loại hình du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc và gộp một số yếu tố vào 1 biến chung để giảm bớt khối lượng công việc cần thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Theo đó, mô hình nghiên cứu đề xuất cuối cùng bao gồm 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng (gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc) là: Văn hóa bản địa; Môi trường tham quan; Tính hấp dẫn của tự nhiên; Cơ sở hạ tầng; Giá cả dịch vụ tại điểm du lịch; Chất lượng các điểm du lịch cộng đồng.

Theo kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với 5 yếu tố - 5 biến độc lập (Văn hóa bản địa; Môi trường tham quan; Tính hấp dẫn của tự nhiên; Cơ sở hạ tầng; Giá cả dịch vụ tại điểm du lịch) thì hệ số KMO= 0,892 và hệ số phương sai trích = 65,37 cho thấy cả 5 yếu tố đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc. Tương tự, kết quả phân tích nhân tố khảm phá đối với yếu tố Chất lượng các điểm du lịch cộng đồng cũng cho giá trị hệ số KMO= 0,866 và phương sai trích bằng 66,80 thể hiện yếu tố chất lượng điểm đến du lịch cộng đồng có ánh hưởng nhất định đối với sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng đối với loại hình du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc gồm: Văn hóa bản địa; Môi trường tham quan; Tính hấp dẫn của tự nhiên; Cơ sở hạ tầng; Giá cả dịch vụ tại điểm du lịch; Chất lượng các điểm du lịch cộng đồng.

4.4.2 Kết quả nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2

Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính cho kết quả các yếu tố: môi trường tham quan, cơ sở hạ tầng, giá cả, văn hóa bản địa, hấp dẫn tự nhiên đều tác động tích cực và



có ý nghĩa thống kê đối với yêu tố Chất lượng điểm đến. Và yếu tố chất lượng điểm đến cũng có sự ảnh hưởng rõ ràng đến Sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng khi tham gia trải nghiệm loại hình du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc. Mức độ tác động của mỗi yếu tố là khác nhau, trong đố yếu tố chất lượng điểm đến có mức độ tác động với hệ thống β = 0.893.

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng điểm đến thì yếu tố văn hóa bản địa có mức độ tác động mạnh nhất, β = 0.686; Tiếp đến là yếu tố cơ sở hạ tầng, hệ số β = 0.488; yếu tố môi trường tham quan có mức độ tác động cao thứ 3, hệ số β = 0.455; yếu tố giá cả dịch vụ du lịch có mức độ tác động cao thứ 4 với hệ số β = 0.305; Yếu tố có mức độ tác động thấp nhất là Hấp dẫn tự nhiên với β = 0.299.

Về chiều tác động của các yếu tố, kết hợp kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu đi trước, tác giả đưa ra những bình luận sau:

- Kết quả nghiên cứu của tác giả thống nhất với kết quả nghiên cứu của Ismail và cộng sự (2016); Naidoo và cộng sự (2015); Nguyễn Hoàng Phương (2017) về tác động tích cực của yếu tố “môi trường tham qua du lịch” đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng khi tham gia loại hình du lịch cộng đồng. Tức là khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu đánh giá của du khách đối với môi trường tham quan du lịch gia tăng, đồng nghĩa sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến du lịch cộng đồng cũng tăng lên. So với các nghiên cứu trước, nghiên cứu của tác giả đã xem xét yếu tố “môi trường tham quan du lịch” một cách toàn diện trên các khía cạnh về: người dân bản địa; cảnh quan thiên nhiên; khí hậu thời tiết; sự an toàn của cảnh quan… Khách du lịch đưa ra nhiều cảm nhận tích cực đối với môi trường tham quan du lịch vùng núi Tây Bắc như: không gian yên tỉnh, an toàn, sạch sẽ, người dân địa phương mến khách, thân thiện, cảnh quan kỳ vĩ tạo nên những nét đặc trưng riêng cho các điểm du lịch công động vùng Tây Bắc.

- Yếu tố “Cơ sở hạ tầng” cũng là một trong những nhân tố quan trọng, có mức độ tác động lớn đến chất lượng điềm đến du lịch cộng đồng cũng như sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Mohamadia và cộng sự (2016); Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014). Mohamadia và cộng sự (2016) cho rằng, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch bao gồm: hệ thống lưu trú, cơ sở phục vụ ăn uống, hệ thống vận chuyển, thông tin liên lạc… khi hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, khách du lịch đánh giá cao cơ sở hạ tầng du lịch, đồng nghĩa chất lượng điểm đến du lịch gia tăng và sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng cũng tăng lên. Trong nghiên cứu, tác giả đã đánh giá yếu tố “Cơ sở hạ tầng” trên các phương diện: hệ thống



nhà hàng, ẩm thực; các cơ sở bán đồ lưu niệm địa phương; cơ sở lưu trú, khu vệ sinh; cơ sở hạ tầng đường đi, phương tiện di chuyển.

- Nghiên cứu của Mohamadia và cộng sự (2016); Hoàng Trọng Tuấn (2015) và Nguyễn Hoàng Phương (2017) đã chỉ ra sự tác động tích cực của yếu tố “Giá cả dịch vụ du lịch” đến chất lượng điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch. Trong nghiên cứu này tác giả cũng tìm thấy bằng chứng chứng minh sự tác động tích cực của yếu tố “Giá cả dịch vụ du lịch” đối với sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng khi tham gia loại hình du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc. Bằng chứng cho thấy nếu các yếu tố khác không đổi, khi đánh giá của khách du lịch cộng đồng về giá cả tham quan tăng lên thì đồng nghĩa chất lượng điểm đến du lịch cộng đồng gia tăng và khách du lịch cộng đồng càng hài lòng về loại hình du lịch cộng đồng được trải nghiệm. Hiện tại, tại các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc, giá cả dịch vụ du lịch (giá phòng nghỉ; giá thăm quan, hoạt động giải trí; giá dịch vụ ăn uống; giá sản phẩm lưu niệm) được đánh giá hợp lý. Vào những thời kỳ cao điểm, trên địa bàn không xảy ra tình trạng nâng giá đột xuất, không rõ ràng, đây là tiền đề nâng cao giá trị hình ảnh điểm đến du lịch cộng đồng vùng núi Tây Bắc trong mắt khách du lịch cộng đồng.

- Đối với yếu tố “Văn hóa bản địa” là yếu tố đặc trưng tạo nên sự khác biệt đối với du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc. Trong các nghiên cứu trước của Naidoo và cộng sự (2015); Nguyễn Hoàng Phương (2017); Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014); Ismail và cộng sự (2016), mỗi nghiên cứu tiến hành đánh giá một khía cạnh nhỏ trong thành phần của yếu tố “Văn hóa bản địa” như: Các nghề truyền thống; Các lễ hội; người dân bản địa; nghệ thuật ẩm thực… đều chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố này đối với sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng. Kết quả này trùng khớp với bằng chứng mà tác giả kiểm định được về sự tác động tích cực của yếu tố “văn hóa bản địa” đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng khi tham gia trải nghiệm loại hình du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc. Theo đó, nếu các yếu tố khác không đổi, kết quả đánh giá của khách du lịch cộng đồng về văn hóa bản địa gia tăng đồng nghĩa chất lượng điểm đến du lịch cộng đồng và sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng cũng tăng lên.

- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra bằng chứng về sự tác động tích cực của yếu tố “Tính hấp dẫn của tự nhiên” đến chất lượng điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình du lịch cộng đồng. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Naidoo và cộng sự (2015); Nguyễn Hoàng Phương (2017). Trong nghiên cứu, tác giả đánh giá “Tính hấp dẫn của tự nhiên” trên tất cả các khía cạnh gồm: núi non, thung lũng, công viên, sông, hồ, động vật hoang dã, hang động. Hiện



tại, phong cảnh tự nhiên tại các điểm du lịch vùng Tây Bắc còn khá hoang sơ, chưa được khai thác và đâu tư toàn diện. Những cảnh sông hồ, cảnh động vật hoang dã chưa tạo được ấn tượng đặc biệt cho khách du lịch cộng đồng.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu thứ 2 về mức độ tác động cũng như chiều tác động của từng yếu tố đối với sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng khi tham gia trải nghiệm loại hình du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc.

4.4.3 Kết quả nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3

Hiện tại, vùng Tây Bắc có 39 điểm du lịch cộng đồng, trong đó Hòa Bình có 12 điểm; Sơn La 11 điểm; Điện Biên 10 điểm và Lai Châu 6 điểm. Tuy nhiên, hiện chỉ có 16 điểm du lịch cộng đồng được coi là chính thức hoạt động và thu hút khách du lịch cộng đồng đến tham quan, trải nghiệm đem lại doanh thu, tạo việc làm thường xuyên cho người dân địa phương. Qua các năm, số lượng khách du lịch đến các tỉnh vùng Tây Bắc liên tục gia tăng, từ 659.646 lượt năm 2005 lên đến 1.957.012 lượt năm 2010 và 4.508.213 lượt vào năm 2017. Hòa Bình là tỉnh có số lượng khách du lịch đến tham quan nhiều và gia tăng nhanh nhất trong 4 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc.

Sự gia tăng về số lượng khách du lịch đã giúp doanh thu du lịch cộng đồng tại các tỉnh vùng Tây Bắc liên tục tăng lên, với mức tăng trưởng bình quân là 23,7%. Lũy kế đến năm 2017, doanh thu hoạt động du lịch cộng đồng tại các tỉnh vùng Tây Bắc là 18.532,9 tỷ đồng, trong đó Hòa Bình vẫn là tỉnh có mức doanh thu từ du lịch cộng đồng cao nhất đạt 6.959 tỷ đồng.

Qua các năm, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc ngày càng hoàn thiện, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyển của khách du lịch cộng đồng. Hiện tại, có khoảng 196 hộ gia đình có thể đón khách ăn, nghỉ và các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, nghỉ homestay, trong đó: Hòa Bình 86 hộ, Sơn La 54 hộ; Điện Biên 35 hộ và Lai Châu 21 hộ. Tại các điểm du lịch cộng đồng thuộc 4 tỉnh vùng Tây Bắc, hệ thống giao thông đã được bê tông hóa, song còn một số điểm còn đường đất, giao thông đi lại khó khăn. Bên cạnh đó, trên địa bàn hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, dịch vụ phục vụ khách du lịch còn rất hạn chế, gần như không có các sân chơi thể thao, các dịch vụ như phòng tập thể dục, bể bơi, phòng karaoke, massage (mặc dù đây là những dịch vụ khách du lịch cộng đồng thường không yêu cầu cao).

Sự phát triển của du lịch cộng đồng các tỉnh vùng Tây Bắc đỏi hỏi nguồn nhân lực phục vụ loại hình du lịch này cần được tăng cường cả về số lượng và chất



lượng, theo đó số lao động tại các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc gia tăng không ngừng đạt gần 3.000 lao động vào năm 2017. Tuy nhiên, trình độ lao động còn hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa được qua các lớp đào tạo, các hộ gia đình tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng là tự phát, người dân tham gia phục vụ, kinh doanh tại các điểm du lịch cộng đồng chưa qua đào tạo nên trình độ lao động thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch cộng đồng, gây ra nhiều thách thức, khó khăn khi thực hiên mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc hiệu quả, bền vững.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu thứ 3 về tình hình phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc những năm gần đây. Theo đó, tại 4 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, loại hình du lịch cộng đồng ngày càng phát triển, số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch cộng đồng không ngừng gia tăng. Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch cộng đồng ngày càng hoàn thiện, tuy nhiên các điểm vui chơi, giải trí còn ít, chưa phát triển, chất lượng lao động hạn chế, trình độ thấp đã phần nào kìm hãm sự phát triển của loại hình du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc.

4.4.4 Kết quả nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 4

Kết quả nghiên cứu của câu hỏi này sẽ được tác giả trình bày và trả lời cụ thể trong chương 5.

4.5 Ý nghĩa của nghiên cứu

* Đối với cơ quan nhà nước

Nghiên cứu có ý nghĩa giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước như: UBND tỉnh, sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, các Trung tâm xúc tiến du lịch, Ban quản lý du lịch cộng đồng có những dự báo, đánh giá chính xác về tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại 4 tỉnh vùng Tây Bắc những năm qua, những hạn chế bất cập còn tồn tại về cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực, về dịch vụ du lịch, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương nhằm ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch cộng đồng đến tham quan, khám phá để góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương cũng như tạo thêm việc làm cho đồng bào các dân tộc.

Nghiên cứu đã đề xuất các khuyến nghị có căn cứ khoa học, có tính khả thi và hiệu quả giúp các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở xây dựng các chính sách nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch cộng đồng khi tham gia du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc với mục đích phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.



* Đối với các hộ, tổ chức, cá nhân kinh doanh loại hình du lịch cộng đồng

Nghiên cứu có ý nghĩa giúp các công ty du lịch, những người dân kinh doanh du lịch và cộng đồng người dân tộc vùng Tây Bắc biết được cảm nhận của khách du lịch cộng đồng, đánh giá của khách du lịch cộng đồng về các yếu tố thuộc sản phẩm du lịch cộng đồng tại địa phương bao gồm: giá cả dịch vụ, môi trường tham quan, văn hóa bản địa, cơ sở hạ tầng, sự hấp dẫn của tự nhiên, văn hóa bản địa. Nhận biết được yếu tố nào khách du lịch cộng đồng hài lòng và yếu tố nào làm họ chưa hài lòng. Từ đó giúp các tổ chức, các nhân kinh doanh du lịch cộng đồng có những giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ du lịch, duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nhằm tăng cường thu hút khách du lịch cộng đồng tại các địa phương, góp phần tăng thu nhập từ hoạt động du lịch cộng đồng.

* Đối với tổ chức, cá nhân nghiên cứu

Nghiên cứu tổng hợp những cơ sở lý thuyết về hoạt động du lịch cộng đồng và sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình du lịch cộng đồng, đề xuất những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phân tích, đánh giá về mức độ tác động của từng nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng khi tham gia du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc. Do đó, với các tổ chức và cá nhân nghiên cứu, đây là nghiên cứu bổ sung và cung cấp một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn, đóng góp cho việc nghiên cứu, phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí