nước và quốc tế đã có những quan tâm nhất định đến các tỉnh miền núi Tây Bắc khi lựa chọn các tour du lịch cho mình, đây cũng là cơ hội cho các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc tận dụng những tiềm năng sẵn có để phát huy những lợi thế của mình trong phát triển du lịch đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng.
- Doanh thu
Tổ chức Du lịch Thế giới đã áp dụng hệ thống thống kê cho các nước thành viên về tổng thu từ du lịch được tính bằng toàn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi đi thăm một nước khác (trừ chi phí cho việc vận chuyển hàng không Quốc tế). Tuy nhiên, ở nước ta nói chung và các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nói riêng, hệ thống thống kê chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch trong toàn bộ chương trình du lịch chưa tập hợp được đầy đủ và chính xác. Vì vậy, số liệu thống kê sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế có thể chưa được đầy đủ.
Bảng 4.7. Tổng thu từ du lịch các tỉnh vùng Tây Bắc giai đoạn 2005 - 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Các tỉnh vùng Tây Bắc | Tổng | Tăng trưởng (%) | ||||
Hòa Bình | Sơn La | Điện Biên | Lai Châu | |||
2005 | 131 | 76 | 50 | 32 | 289 | - |
2006 | 189 | 90 | 61 | 38 | 378 | 130,8 |
2007 | 204 | 115 | 70 | 42 | 431 | 114,0 |
2008 | 244 | 140 | 95 | 48 | 527 | 122,3 |
2009 | 285 | 169 | 175 | 52 | 681 | 129,2 |
2010 | 343 | 185 | 235 | 58 | 821 | 120,6 |
2011 | 490 | 215 | 205 | 102 | 1.012 | 123,3 |
2012 | 553 | 501 | 350 | 117 | 1.521 | 150,3 |
2013 | 617 | 601,7 | 433 | 140,5 | 1.792,2 | 117,8 |
2014 | 749 | 622 | 540 | 274 | 2.185 | 121,9 |
2015 | 831 | 640 | 550 | 285,4 | 2.306,4 | 105,6 |
2016 | 1.107 | 887,3 | 712 | 331 | 3.037,3 | 131,7 |
2017 | 1.216 | 1.040 | 950 | 346 | 3.552 | 116,9 |
Cộng | 6.959 | 5.282 | 4.426 | 1.865,9 | 18.532,9 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Một Số Chỉ Tiêu Thuộc Vùng Tây Bắc
- Trình Tự Thực Hiện Nghiên Cứu Định Lượng
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Vùng Tây Bắc
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo Bằng Cronbach-Alpha
- Tổng Hợp Hệ Số Tác Động Của Các Biến Trong Mô Hình Chuẩn Hóa
- Đánh Giá Về Yếu Tố Hấp Dẫn Tự Nhiên Từ Phía Khách Du Lịch Cộng Đồng
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện du lịch các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu các năm từ 2005 - 2017
Qua bảng số liệu 4.7 cho thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch của các tỉnh vùng Tây Bắc liên tục tăng trưởng, mức tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2005 - 2017 vào khoảng 23,7%/năm, trong đó thấp nhất là 5,6% vào năm 2015 và cao nhất là năm 2012 (50,3%).
Tổng thu từ hoạt động kinh doanh du lịch của các tỉnh trong giai đoạn 2005 đến 2017 là 18.532,9 tỷ đồng, lũy kế qua các năm cho thấy, Hòa Bình là tỉnh có mức doanh thu cao nhất (6.959 tỷ đồng) tiếp đến là Sơn La (5.354,7 tỷ đồng); Điện Biên (4.426 tỷ đồng); Lai Châu (1.865,9 tỷ đồng). Các mức doanh thu này cũng phù hợp với đánh giá thực trạng lượng khách du lịch đến các tỉnh trong cùng giai đoạn.
4.1.1.3 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng
- Hệ thống nhà nghỉ homestay: Theo số liệu thống kê, đến thời điểm hiện tại có khoảng 196 hộ gia đình có thể đón khách du lịch cộng đồng ăn, nghỉ và tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, nghỉ homestay, trong đó: Hòa Bình có 86 nhà, Sơn La có 54 nhà; Điện Biên có 35 nhà và Lai Châu có 21 nhà.
Nhìn chung các nhà nghỉ homestay có thể đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch cộng đồng, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm riêng và do vậy cách thức trang trí nhà nghỉ tại các điểm du lịch cộng đồng cũng khác nhau, có sức thu hút khách du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, chất lượng của các nhà nghỉ homestay chưa cao, mới chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của khách du lịch cộng đồng, các trang thiết bị còn sơ sài và chưa đảm bảo vệ sinh tốt.
Công suất sử dụng nhà nghỉ của người dân còn thấp, chỉ đạt trung bình khoảng 20% - 30%, tại nhiều điểm du lịch cộng đồng (đặc biệt gần các trung tâm) khách du lịch chỉ đến tham quan, ăn uống, giao lưu văn hóa bản rồi về thuê phòng nghỉ tại các khách sạn.
- Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, dịch vụ phục vụ khách du lịch cộng đồng
Hiện nay, hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, dịch vụ phục vụ khách du lịch cộng đồng còn rất hạn chế. Gần như các bản không có sân chơi thể thao, các dịch vụ như phòng tập thể dục, bể bơi, phòng karaoke, massage không có (tuy nhiên đây không phải là nhu cầu thiết yếu của khách du lịch cộng đồng). Các dịch vụ tắm thuốc, tắm nước nóng là thế mạnh của vùng nhưng vẫn chưa được tận dụng phát huy. Điều này không những không kích thích nhu cầu chi tiêu của khách du lịch mà còn
không giữ được khách du lịch lưu trú lại. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho khách du lịch cộng đồng chỉ đi về trong ngày và có mức chi tiêu thấp, bởi thế doanh thu từ hoạt động du lịch cộng đồng của vùng chưa cao.
- Hệ thống hạ tầng giao thông
Về cơ bản đáp ứng được nhu cầu di chuyển, đi lại của khách du lịch cộng đồng, hầu hết các điểm du lịch cộng đồng hệ thống giao thông đã được bê tông hóa, tuy nhiên còn một số điểm tại một số bản du lịch cộng đồng vẫn còn đường đất, gây ra những hạn chế nhất định cho khách du lịch cộng đồng trong việc di chuyển đi lại.
4.1.1.4 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng
Theo số liệu thống kê, số lao động tại các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc có xu hướng tăng, năm 2006 có khoảng 1.800 lao động, đến năm 2017 tăng lên trên 3.000 lao động, trong đó lao động nữ chiếm khoảng 65%.
Về độ tuổi của các lao động phục vụ tại các điểm du lịch cộng đồng trung bình từ 24 đến 41 tuổi, đây là độ tuổi đã có kinh nghiệm trong cuộc sống. tiếp đến là độ tuổi trên 41 đến 55 chiếm khoảng 20% và trên 55 chiếm tỷ lệ nhỏ trong việc tham gia hoạt động du lịch cộng đồng.
Về trình độ lao động, chủ yếu là lao động phổ thông, các hộ tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng ban đầu chủ yếu là tự phát, người dân tự thực hiện các công việc không qua đào tạo nên trình độ lao động nhìn chung còn thấp. Trình độ ngoại ngữ giao tiếp còn nhiều hạn chế, đây cũng là một trong những khó khăn đối với việc thu hút khách du lịch cộng đồng quốc tế.
4.1.2 Thực trạng bảo tồn văn hóa kết hợp phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc
4.1.2.1 Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể
Sau khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ra đời cùng với quá trình hội nhập quốc tế diễn ra một cách sôi động, sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, năng động của ngành công nghiệp không khói trên thế giới (trong đó có Việt Nam) thì các tỉnh Tây Bắc thật sự quan tâm đến hoạt động bảo tồn văn hóa kết hợp phát triển DLCĐ. Một số hoạt động bảo tồn di sản văn hóa vật thể tại vùng Tây Bắc như sau:
Bảng 4.8. Hoạt động bảo tồn di sản văn hóa vật thể vùng Tây Bắc
Nội dung thực hiện | Kết quả | |
Bảo tồn các hiện vật lịch sử | ||
1.Sưu tầm, | Hoạt động sưu tầm bổ sung các hiện vật | Năm 2009 Bảo tàng các tỉnh |
bổ sung hiện | lịch sử vùng Tây Bắc được các nhà khảo | có 17.280 hiện vật, tư liệu, đến |
vật lịch sử | cổ học trong và ngoài nước thực hiện. | năm 2017 Bảo tàng đã sưu tầm |
Những năm qua, nhiều nhà khoa học đã | được 20.891 hiện vật. Các di | |
đến Sơn La, Điên Biên, Lai Châu cùng | tích khảo cổ cũng được phát | |
tiến hành nghiên cứu văn hóa, lịch sử khu | hiện bổ sung từ 2009 đến 2017 | |
vực Tây Bắc và phát hiện rất nhiều hiện | khai quật khảo cổ học 14 di | |
vật, di chỉ khảo cổ ở hầu hết các huyện thị, | chỉ. | |
tập trung nhiều nhất ở các huyện Phù Yên, | ||
Thuận Châu, Yên Châu, Sông Mã, Mộc | ||
Châu, Mai Sơn, Phong Thổ, Tam Đường, | ||
Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa. | ||
2.Bảo quản, | Hoạt động bảo quản, trưng bày hiện vật | Các hiện vật, tư liệu văn hóa, |
trưng bày | tại Tây Bắc được bảo tàng các tỉnh thực | lịch sử được trưng bày trong |
hiện vật lịch | hiện thường xuyên, như lập sổ theo dõi | khu di tích lịch sử Cách mạng |
sử văn hóa | hàng năm, bảo quản hiện vật, lưu giữ | Nhà tù Sơn La, Chiến thằng |
theo quy định của Luật Bảo tàng, bảo | Điện Biên Phủ với 6 phòng | |
quản, kiểm kê, đánh giá các hiện vật được | trưng bày (1.125 tư liệu, hiện | |
lưu giữ trong kho, trong các phòng trưng | vật). Từ năm 2009 đến 2017 | |
bày; trưng bày giới thiệu những giá trị văn | đã trưng bày được 60 chuyên | |
hóa, khoa học, lịch sử của các hiện vật | mục và 145 cuộc trưng bày | |
lịch sử với cộng đồng, du khách… | triển lãm. | |
Bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng | ||
1. Kiểm kê, | Hoạt động kiểm kê, đánh giá các di tích | Kết quả kiểm kê cho thấy, vùng |
đánh giá | lịch sử được Bảo tàng các tỉnh thực hiện | Tây Bắc có một kho tàng văn |
định kỳ dưới nhiều góc độ như: kiểm | hóa vật thể phong phú, đa | |
soát diện tích thuộc các di tích, mức độ | dạng, độc đáo được lưu giữ tại | |
xâm hại của thiên nhiên, con người, | Bảo tàng các tỉnh và tại các di | |
quyền sử dụng đất, quy hoạch di tích, | tích lịch sử, hiện có tất cả 164 | |
phân cấp quản lý, mức độ đầu tư tôn tạo, | di tích (số liệu tính đến | |
việc phát huy giá trị của các di tích... | 7/2017). |
Nội dung thực hiện | Kết quả | |
2. Phát huy | Chính quyền các tỉnh Tây Bắc đã phối | Mỗi năm các di tích danh |
giá trị của di | hợp với các đơn vị lữ hành thu hút | thắng cấp quốc gia thu hút |
tích, danh | khách du lịch đến tham quan, phát huy | hàng chục nghìn lượt khách du |
thắng | tối đa giá trị của các di tích, danh thắng | ngoạn. Di tích lịch sử Nhà tù |
trong hoạt động bảo tồn văn hóa. | Sơn La, đồi A1, bảo tàng chiến | |
thằng Điện Biện Phủ có nguồn | ||
thu ước đạt trên 3 tỷ | ||
đồng/năm. Tuy nhiên, còn | ||
nhiều di tích, danh thắng cấp | ||
tỉnh và di tích chưa xếp hạng | ||
chưa phát huy được giá trị |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Những năm qua, hoạt động bảo tồn văn hóa vùng Tây Bắc cơ bản đã thực hiện theo đúng Luật di sản văn hóa, khá toàn diện, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu thực tế công tác bảo tồn văn hóa của các tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn đồng thời thể hiện được sự quan tâm đúng mức của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành...tới công tác bảo tồn văn hóa kết hợp phát triển du lịch nói chung, DLCĐ nói riêng tại địa phương, góp phần giảm nghèo tại các xã, bản. Việc bảo tồn văn hóa, tôn tạo một số di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng cấp quốc gia, cấp tỉnh đã tạo đà cho hoạt động du lịch, phát huy được giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị...và kết hợp để phát triển DLCĐ, đồng thời góp phần hình thành tuyến du lịch khu vực Tây Bắc.
Tuy nhiên, hiện tại kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo tồn văn hóa chủ yếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách của Trung ương, chưa phát huy được lợi thế từ nguồn ngân sách địa phương. Quy mô hoạt động bảo tồn văn hóa chưa đáp ứng so với tiềm năng, số di tích lịch sử, danh thắng được đầu tư tôn tạo còn hạn chế. Các tỉnh Tây Bắc chưa xây dựng được bảo tàng riêng của mình để có thể phát huy giá trị văn hóa của hơn 20.000 hiện vật, di chỉ khảo cổ, tư liệu; chưa có không gian văn hóa để thường xuyên tổ chức việc giới thiệu, trưng bày các sản phẩm văn hóa cho khách tham quan.
4.1.2.2 Bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể
Trong thời gian qua các tỉnh Tây Bắc đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn các tỉnh, cụ thể là:
Bảng 4.9. Hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể vùng Tây Bắc
Nội dung thực hiện | Kết quả | |
Phục dựng các lễ hội | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh tiến hành khảo sát, lựa chọn, lập hồ sơ khoa học về lễ hội cần được bảo tồn phục dựng, chú trọng phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc, được lưu giữ trong đời sống các dân tộc thiểu số trên địa bàn | Nhiều lễ hội đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc có nguy cơ thất truyền được sưu tầm, phục dựng và phát huy giá trị trong đời sống đương đại như: Lễ hội cầu mưa của người Thái ở thị xã Tam Đường - Lai Châu; lễ hội "Xên bản, Xên Mường" của dân tộc Thái ở Phong Thổ; lễ hội "Cầu mùa" dân tộc Khơ Mú, "Cầu Mưa" dân tộc Thái Mai Châu; lễ hội "Pàng A nụ ban" dân tộc La Ha Mường La… |
Phục dựng các nghề truyền thống | Xây dựng chính sách hỗ trợ các nghề trong danh sách bảo tồn, duy trì, phát triển. Hợp tác xã các địa phương phối hợp với Trung tâm hỗ trợ làng nghề truyền thống Việt Nam tiến hành quảng bá, tìm kiếm thị trường... | Nhiều nghề truyền thống được phát triển như: nghề dệt thổ cẩm Thèn Luông Tam Đường - Lai Châu; nghề làm gốm Mường Chanh, Mai Sơn, nghề đan lát, nghề rèn Nà Tấu - Điện Biên…. |
Phát triển các điệu mua dân gian truyền thống | Các đơn vị nghệ thuật chú ý dàn dựng, sáng tác các điệu múa, bài hát mới trên nền chất liệu dân gian truyền thống. Nhiều chương trình, tiết mục có giá trị nghệ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc vùng Tây Bắc được ra đời và đã tạo được dấu ấn trong lòng khán giả. | Nhiều điệu múa dân gian truyền thống được đã được phục dựng khai thác, phát triển như: múa Nón, múa Xoè, múa Sạp của dân tộc Thái, múa Khèn của dân tộc Mông, múa Chuông của dân tộc Dao, múa Au eo của dân tộc Khơ Mú… |
Giữ gìn chữ viết các dân tộc thiểu số | Ban hành các chính sách khuyến khích, bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào các dân tộc thiểu số, mở lớp dạy tiếng nói, chữ viết cho đồng bào dân tộc | Chữ Thái, chữ Dao, chữ Mông… đã được đưa vào chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc, hoặc được tin học hóa để dễ dàng giữ gìn |
Nội dung thực hiện | Kết quả | |
Bảo tồn văn hóa thông qua hoạt động văn hóa nghề thuật | Tiến hành tổ chức các hoạt động văn hóa với mục tiêu hướng về cội nguồn, tiếp cận và đưa văn hóa truyền thống vào trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của địa phương như: xây dựng nhà văn hóa, củng cố, xây dựng các đội văn nghệ xã, phường, bản; thi sáng tác thơ.. | Năm 2009 tỉnh Điện Biên có 174 đội văn nghệ đến năm 2017 là 425 đội; chữ Thái, chữ Mông, chữ Dao được lưu giữ với 2 kho sách với hơn 1400 cuốn (bản gốc); toàn vùng có gần 1200 sáng tác văn học song ngữ. |
Bảo tồn văn hóa thông qua hoạt động đối ngoại | Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch các tỉnh Tây Bắc thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, quảng bá những giá trị văn hóa với các địa phương, tỉnh thành trong cả nước, giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch tới khách nước ngoài, hợp tác quốc tế về chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học... | Tham gia ngày Hội Văn hóa - Thể thao Tây Bắc; giao lưu văn hóa, nghệ thuật với nước bạn Lào, tham gia liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp 3 nước Đông Dương tại Quảng Trị, tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khánh thành khu di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, huyện Yên Châu. |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Nhìn chung, việc bảo tồn văn hóa kết hợp trong phát triển DLCĐ, cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo nên một không gian văn hóa, môi trường văn hóa - xã hội phát triển ổn định trên địa bàn vùng Tây Bắc tạo nên một không khí vui tươi, phấn khởi ở khắp các địa phương, xã, phường, thị trấn, bản, từng cộng đồng dân tộc, tới mỗi hộ gia đình; động viên khích lệ toàn dân tham gia hoạt động văn hóa - xã hội, biết kết hợp bảo tồn văn hóa với phát triển DLCĐ, nhất là việc bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc và từng bước xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong quá trình phát triển xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cho việc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể còn hạn chế khi các yếu tố truyền thống đang có nguy cơ bị mất dần, xen vào đó là những yếu tố hiện đại: Trang phục, nhạc cụ, phong cách; hệ thống chữ viết của dân tộc Thái, Mông, Dao chưa được phổ biến, chỉ tập trung ở người cao tuổi; Những lễ hội, nghi lễ truyền thống sau khi được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng nếu không được duy trì thường xuyên sẽ dần mai một, một số nghề truyền thống phát triển nhưng kém hiệu quả, nguồn thu nhập từ việc duy trì nghề truyền thống còn rất thấp khó đảm bảo duy trì cuộc sống ổn định cho các nghệ nhân.
Như vậy hoạt động bảo tồn văn hóa trên địa bàn vùng Tây Bắc đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong hoạt động bảo tồn. Vì thế các tỉnh Tây Bắc cần khắc phục những khó khăn trên để hoạt động bảo tồn văn hóa mang lại hiệu quả cao và kết hợp phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh sẽ thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan và mang lại lợi ích kinh tế cao cho cộng đồng các dân tộc tại các địa phương.
4.2 Kết quả nghiên cứu của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc
4.2.1 Thống kê mô tả đối tượng khảo sát
Sau khi thu thập đủ các mẫu phiếu đã phát ra và thu về, qua kiểm tra, sàng lọc được 545 phiếu khảo sát có đầy đủ thông tin, tác giả thực hiện bảng phân tích đặc điểm đối tượng khảo sát theo giới tính, độ tuổi, thu nhập, hôn nhân, học vấn và nghề nghiệp. Số liệu nghiên cứu và phân tích được trình bày như kết quả dưới đây.
Bảng 4.10. Thông tin đối tượng khảo sát
Số lượng | Phần trăm | ||
Nhóm | Nam | 288 | 52,8 |
Nữ | 257 | 47.2 | |
Tổng cộng | 545 | 100 | |
Hôn nhân | |||
Số lượng | Phần trăm | ||
Nhóm | Độc thân | 197 | 36.1 |
Đã kết hôn | 348 | 63.9 | |
Tổng cộng | 545 | 100 | |
Độ tuổi | |||
Số lượng | Phần trăm | ||
Nhóm | Dưới 25 | 242 | 44.4 |
Từ 25- 35 | 166 | 30.5 | |
Từ 36-45 | 103 | 18.9 | |
Trên 45 | 34 | 6.2 | |
Tổng cộng | 545 | 100 |