Tổng Hợp Hệ Số Tác Động Của Các Biến Trong Mô Hình Chuẩn Hóa


Bảng 4.14. Tổng hợp hệ số tác động của các biến trong mô hình chuẩn hóa


Biến phụ thuộc

Chiều tác động

Biến độc lập

P-values

Estimate

CL_DD

<---

MT_DL

0,000

.455

CL_DD

<---

CS_HT

0,000

.488

CL_DD

<---

GIA_CA

0,000

.305

CL_DD

<---

VH_BD

0,000

.686

CL_DD

<---

HD_TN

0,000

.299

HAI_LONG

<---

CL_DD

0,000

.893

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc - 14

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố môi trường tham quan, cơ sở hạ tầng, giá cả, văn hóa bản địa, hấp dẫn tự nhiên đều tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc là đánh giá của khách du lịch cộng đồng về Chất lượng điểm đến. Yếu tố chất lượng điểm đến cũng có sự ảnh hưởng rõ ràng đến biến phụ thuộc là Sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng. Do đó, có thể đưa đến những kết luận như sau:

Thứ nhất, các giả thuyết: H1, H2, H3, H4, H5,H6 đều được chấp nhận đồng thời mô hình hồi quy dạng chuẩn hóa được viết như sau:

Chất lượng điểm đến = 0.455* Môi trường tham quan + 0.488* Cơ sở hạ tầng + 0.305* Giá cả + 0.686* Văn hóa bản địa + 0.299* Hấp dẫn tự nhiên (1)

Hài lòng = 0.893* Chất lượng điểm đến (2)

Như vậy từ phương trình (1) chúng ta có thể đưa ra nhận xét rằng:

Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết

Nội dung

Kết quả kiểm định


H1

Văn hóa bản địa có ảnh hưởng đến đánh giá về chất lượng điểm đến của khách du lịch cộng đồng khi tham gia các sản phẩm du lịch cộng đồng

Chấp nhận


H2

Môi trường du lịch có ảnh hưởng đến đánh giá về chất lượng điểm đến của khách du lịch cộng đồng khi tham gia các sản phẩm du lịch cộng đồng.

Chấp nhận


H3

Hấp dẫn của tự nhiên có ảnh hưởng đến đánh giá về chất lượng điểm đến của khách du lịch cộng đồng khi tham gia các sản phẩm du lịch cộng đồng.

Chấp nhận


Giả thuyết

Nội dung

Kết quả kiểm định


H4

Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến đánh giá về chất lượng

điểm đến của khách du lịch cộng đồng khi tham gia các sản phẩm du lịch cộng đồng.

Chấp nhận


H5

Giá cả của các sản phẩm du lịch có ảnh hưởng đến đánh giá

về chất lượng điểm đến của khách du lịch cộng đồng khi tham gia các sản phẩm du lịch cộng đồng.

Chấp nhận

H6

Chất lượng điểm đến ảnh hưởng đến Sự hài lòng của khách du

lịch cộng đồng khi tham gia các sản phẩm du lịch cộng đồng

Chấp nhận

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Thứ hai, mức độ quan trọng của các thành phần ảnh hưởng tới đánh giá của khách du lịch cộng đồng về chất lượng điểm đến, qua đó tác động một cách gián tiếp đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng đối với sản phẩm du lịch cộng đồng (trong điều kiện các thành phần khác không thay đổi) được xác định như sau:

Môi trường tham quan tác động tích cực đến đánh giá về chất lượng điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng, nếu các yếu tố khác không đổi, thì đánh giá của khách du lịch cộng đồng về môi trường tham quan tăng lên 1 đơn vị, thì đánh giá về chất lượng điểm đến của khách du lịch cộng đồng sẽ tăng lên 0,455 đơn vị, và sự hài lòng tăng lên 0,406 đơn vị.

Cơ sở hạ tầng tác động tích cực đến đánh giá về chất lượng điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng, nếu các yếu tố khác không đổi, thì đánh giá của khách du lịch cộng đồng về cơ sở hạ tầng tăng lên 1 đơn vị, thì đánh giá về chất lượng điểm đến của khách du lịch cộng đồng sẽ tăng lên 0,488 đơn vị, và sự hài lòng tăng lên 0,435 đơn vị.

Giá cả tham quan tác động tích cực đến đánh giá về chất lượng điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng, nếu các yếu tố khác không đổi, thì đánh giá của khách du lịch cộng đồng về Giá cả tham quan tăng lên 1 đơn vị, thì đánh giá về chất lượng điểm đến của khách du lịch cộng đồng sẽ tăng lên 0,305 đơn vị, và sự hài lòng tăng lên 0,272 đơn vị.

Văn hóa bản địa tác động tích cực đến đánh giá về chất lượng điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng, nếu các yếu tố khác không đổi, thì đánh giá của khách du lịch cộng đồng về văn hóa bản địa tăng lên 1 đơn vị, thì đánh giá về chất lượng điểm đến của khách du lịch cộng đồng sẽ tăng lên 0,686 đơn vị, và sự hài lòng tăng lên 0,612 đơn vị.

Hấp dẫn tự nhiên tác động tích cực đến đánh giá về chất lượng điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng, nếu các yếu tố khác không đổi, thì đánh giá của



khách du lịch cộng đồng về hấp dẫn tự nhiên tăng lên 1 đơn vị, thì đánh giá về chất lượng điểm đến của khách du lịch cộng đồng sẽ tăng lên 0,299 đơn vị, và sự hài lòng tăng lên 0,267 đơn vị.

4.3 Đánh giá của khách du lịch cộng đồng về các yếu tố

4.3.1 Đánh giá về yếu tố Môi trường du lịch

Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Khảo sát về môi trường du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 4.16. Đánh giá về yếu tố môi trường du lịch từ phía khách du lịch cộng đồng


Biến

Câu hỏi

Trung bình

MTDL1

Môi trường thăm quan an toàn

4,45

MTDL2

Môi trường thăm quan sạch sẽ và gọn gàng

4,71

MTDL3

Những người dân địa phương thân thiện

4,95

MTDL4

Môi trường thăm quan thoáng và yên tĩnh

4,63

MTDL5

Thời tiết dễ chịụ

4,86

MTDL6

Người dân tại điểm du lịch cộng đồng mến khách

4,95

MTDL

Trung bình chung

4,76

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khách du lịch cộng đồng đánh giá khá tốt về môi trường du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc, các nội dung khảo sát đều đạt mức trên 4,45 điểm. Theo đánh giá, người dân các vùng du lịch thân thiện và mến khách. Điều này là do, người dân các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc chủ yếu là dân tộc thiểu số nên tinh thần đoàn kết cộng đồng được đề cao, đặc biệt dân tộc Thái, Tày, Mường, Mông thường có truyền thống giúp đỡ nhau và giúp đỡ khách du lịch cộng đồng khi lưu trú tại địa bàn. Từ đây khiến khách du lịch cộng đồng có những cảm nhận rất tốt về người dân địa phương tại các điểm du lịch cộng đồng.

Ngoài ra, môi trường thăm quan du lịch tại vùng Tây Bắc cũng được khách du lịch cộng đồng đánh giá cao ở sự yên tĩnh, an toàn, sạch sẽ và gọn gàng. Điều này nhờ không gian đặc trưng của vùng núi phía Bắc bao gồm sinh cảnh rừng xanh á nhiệt đới - cận ôn đới núi cao tập trung ở vùng núi cao và một số dãy núi cao tạo nên môi trường thăm quan du lịch sinh thái thiên nhiên hùng vĩ, đa dạng sinh học gây ấn tượng đặc biệt với khách du lịch cộng đồng, tạo cảm giác bình yên, an toàn, thư thái cho khách du lịch cộng đồng khi đến tham quan, nghỉ dưỡng.



Bên cạnh đó, khi khảo sát về thời tiết, khí hậu của vùng Tây Bắc, phần lớn khách du lịch cộng đồng đều đánh giá thời tiết Tây Bắc dễ chịu và nội dung khảo sát đạt 4,86 điểm. Thời tiết, khí hậu vùng Tây Bắc chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao, bức xạ của vùng tương đối thấp nên luôn tạo cảm giác dễ chịu cho khách du lịch cộng đồng. Đồng thời, do được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan môi trường ở Tây Bắc rất đẹp với núi non hùng vĩ, thảm rừng được bảo vệ luôn giữ màu xanh tươi cũng tạo cho khách du lịch cộng đồng cảm giác dễ chịu về thời tiết và khí hậu nơi này.

Như vậy, khách du lịch cộng đồng khá hài lòng với môi trường du lịch vùng Tây Bắc, không gian yên tĩnh, an toàn, sạch sẽ cộng với người dân địa phương mến khách, thân thiện, cảnh quan kỳ vĩ đã tạo nên những nét đặc trưng riêng cho các điểm du lịch cộng đồng trong vùng Tây Bắc. Đây là lợi thế giúp đẩy mạnh hoạt động du lịch cộng đồng và thu hút khách du lịch cộng đồng đến tham quan, nghỉ dưỡng.

4.3.2 Đánh giá về yếu tố Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cộng đồng bao gồm đường xá, nhà hàng, phương tiện di chuyển, cơ sở mua sắm… Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng về yếu tố này tại các điểm du lịch vùng Tây Bắc, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 4.17. Đánh giá về yếu tố cơ sở hạ tầng từ phía khách du lịch cộng đồng


Biến

Câu hỏi

Trung bình

CSHT1

Có nhiều nhà hàng và ẩm thực để lựa chọn

4,17

CSHT2

Có nhiều cơ sở bán sản phẩm địa phương

4,53

CSHT3

Chỗ ở và nhà vệ sinh rộng dãi

4,32

CSHT4

Đường đi, phương tiện di chuyển sẵn có, thuận tiện

4,48

CSHT

Trung bình chung

4,37

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy, tại các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc, số lượng cơ sở, cửa hàng bán sản phẩm địa phương khá nhiều (nội dung đạt 4,53 điểm). Những cửa hàng này bán đồ lưu niệm, đồ thủ công, hàng thổ cẩm của các dân tộc trong vùng tạo nên ấn tượng và sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Tuy nhiên, do đặc thù về địa lý, địa hình núi cao, trải rộng, khiến việc đầu tư hạ tầng giao thông đi lại giữa các điểm đến khó khăn. Từ đây, nội dung khảo sát “Đường đi, phương tiện di chuyển sẵn có, thuận tiện” chỉ đạt 4,48 điểm.

Ngoài ra, hệ thống nhà hàng ẩm thực vùng Tây Bắc cũng không được du khách hàng đánh giá cao (nội dung khảo sát chỉ đạt 4,17 điểm). Thực trạng này xuất phát từ



việc thiều nguồn cung cấp thực phẩm tại các điểm du lịch cộng đồng. Do nhiều yếu tố nên người dân địa phương chưa thể nuôi trồng và cung cấp đủ các loại rau màu và vật nuôi, vì vậy khi xây dựng thực đơn cho khách du lịch cộng đồng, các nhà hàng hoặc hộ gia đình thường phải điều chỉnh thực đơn trên cơ sở các loại thực phẩm mà gia đình sẵn có để phục vụ cho khách du lịch cộng đồng, yếu tố này cũng làm giảm sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng đối với vấn đề ẩm thực tại điểm du lịch cộng đồng.

Bên cạnh đó, khi đánh giá về chỗ ở và vấn đề vệ sinh tại các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc, tác giả không nhận được kết quả đánh giá cao từ phía khách du lịch cộng đồng, nội dung khảo sát đạt 4,32 điểm. Hiện tại, nhiều hộ gia đình tại các khu du lịch Tây Bắc đã từng bước quan tâm từng bước để chỉnh trang nhà và cải tạo khu vệ sinh nhằm tiếp đón khách du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế nên các khu vệ sinh vẫn chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu sử dụng của khách du lịch cộng đồng, nhà cửa được xây dựng thiết kế theo kiểu truyền thống nên diện tích sử dụng ít, không gian chật hẹp. Từ đây khiến nội dung khảo sát chỉ nhận số điểm thấp.

Như vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc chưa tạo được sự hài lòng đối với khách du lịch cộng đồng, khách du lịch còn phàn nàn nhiều về hệ thống đường xá, nhà hàng, ẩm thực, chỗ ở. Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ du lịch tạo ra thách thức trong việc thu hút khách du lịch cộng đồng đến tham quan, nghỉ dưỡng tại địa phương.

4.3.3 Đánh giá về yếu tố Giá cả

Giá cá dịch vụ du lịch là một trong những yếu tố mà khách du lịch cộng đồng quan tâm khi lựa chọn các điểm du lịch. Đối với các điểm du lịch công đồng tại vùng Tây Bắc, khách du lịch cộng đồng đánh giá về giá cả dịch vụ như sau:

Bảng 4.18. Đánh giá về yếu tố giá cả từ phía khách du lịch cộng đồng


Biến

Câu hỏi

Trung bình

GC1

Giá cả phòng khách tại điểm du lịch cộng đồng hợp lý

4,90

GC2

Các điểm thăm qua và hoạt động có giá hợp lý

4,69

GC3

Giá cả cho các món ăn tại nhà hàng hợp lý

4,62

GC4

Mua sắm các sản phẩm địa phương mặc cả thoải mái

4,83

GC5

Các đơn vị cung cấp dịch vụ không để xẩy ra tình trạng

nâng giá đột xuất, không rõ ràng

4,66

GC

Trung bình chung

4,74

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát



Mức điểm đánh giá chung về yếu tố giá cả tại các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc là 4,74 điểm, số điểm thể hiện khách du lịch cộng đồng khá hài lòng về yếu tố giá cả. Theo đó, phần lớn khách du lịch cộng đồng đều phản hồi mức giá cả các dịch vụ du lịch (giá phòng nghỉ; giá thăm quan, hoạt động giải trí; giá dịch vụ ăn uống; giá sản phẩm lưu niệm) vùng Tây Bắc tương đối hợp lý. Vào những thời kỳ cao điểm, trên địa bàn không xảy ra tình trạng nâng giá đột xuất, không rõ ràng. Đạt kết quả này là do chính quyền địa phương tại các điểm du lịch cộng đồng đã quản lý, giám sát chặt chẽ việc đăng phí và xây dựng mức giá dịch vụ. Các thành viên thuộc Ban quản lý du lịch cộng đồng rất năng động, giữ vai trò thiết yếu trong khâu quản lý và nhận, giải quyết khiếu nại của khách du lịch cộng đồng khi mức giá dịch vụ cao hơn giá niêm yết của Ban quản lý. Đồng thời, tại các điểm du lịch cộng đồng cũng thường xuyên có người được cộng đồng cử ra để giám sát các hoạt động du lịch thực hiện theo quy ước đã được cộng đồng thống nhất, người này cũng thường xuyên đến thăm các hộ kinh doanh du lịch và tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân bản địa về những nét đẹp văn hóa; về sự văn minh trong kinh doanh du lịch. Từ đó hạn chế được vấn đề người dân tự ý tăng giá sử dụng dịch vụ và khách du lịch cộng đồng đánh giá cao về sự hợp lý của các mức giá dịch vụ tại các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.

Như vậy, yếu tố giá cả tại các điểm du lịch công đồng vùng Tây Bắc đã tạo được sự hài lòng và ấn tượng đặc biệt đối với khách du lịch cộng đồng. Từ đó góp phần tăng thêm nét đẹp văn hóa của du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc, tạo tiền đề thu hút khách du lịch cộng đồng đến tham quan.

4.3.4 Đánh giá về yếu tố Văn hóa bản địa

Tại các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc vẫn còn duy trì các ngôi nhà truyền thống như nhà sàn, nhà trình tường, nhà mái lợp gỗ là các kiểu kiến trúc đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số cùng các nhà văn hóa đặc trưng của vùng, các cửa hàng bán đồ lưu niệm là các sản phẩm tự chế tác của đồng bào dân tộc như các sản phẩm mây, tre đan, dệt may, thổ cẩm, trang phục dân tộc truyền thống, các nhạc cụ, đồ trang sức, các dụng cụ phục vụ sinh hoạt gia đình. Điều này đã tạo nên những dấu ấn riêng biệt của văn hóa bản địa các dân tộc. Khi khảo sát về yếu tố này, tác giả thu được kết quả như sau:


Bảng 4.19. Đánh giá về yếu tố văn hóa bản địa từ phía khách du lịch cộng đồng


Biến

Câu hỏi

Trung bình

VHBĐ1

Kiến trúc nhà sàn mộc mạc, nguyên sơ, đặc biệt

4,61

VHBĐ2

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng, đậm bản sắc

4,19

VHBĐ3

Các sự kiện văn hóa và lễ hội lôi cuốn

4,14

VHBĐ4

Cuộc sống sinh hoạt thường ngày đầy màu sắc

4,63

VHBĐ5

Các món ăn đặc trưng, độc đáo

4,79

VHBĐ6

Các sản phẩm thổ cẩm truyền thống độc đáo

4,85

VHBĐ7

Các chò trơi dân gian ý nghĩa, thú vị

4,93

VHBĐ8

Các điệu múa và làn điệu dân ca đặc trưng

4,34

VHBĐ9

Trang phục và đồ trang sức gây ấn tượng

4,27

VHBĐ

Trung bình chung

4,53

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát

Số điểm đánh giá chung dành cho yếu tố văn hóa bản địa của khách du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc là 4,53 điểm, số điểm ở mức khá. Trong đó, được đánh giá cao nhất là nội dung “Các chò trơi dân gian ý nghĩa, thú vị” với 4,93 điểm. Các trò chơi dân gian của các dân tộc Tây Bắc thường gắn liền với cuộc sống thường ngày và các lễ hội truyền thống của đồng bào mang ý nghĩa cầu mong cho một mùa màng bội thu, cho cuộc sống ấm no, an lành, hạnh phúc. Nhiều trò chơi trở nên quen thuộc, gắn bó gần gũi với các cộng đồng dân tộc miền núi Tây Bắc và tạo được dấu ấn đặc biết với khách du lịch cộng đồng vì họ rất dễ nắm bắt khi được hướng dẫn và tham gia vui chơi cùng người dân bản địa như: ném còn, tó má lẹ, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, đánh con quay, đánh khăng, đi cà kheo, nhảy que, múa xòe, nhảy sạp. Các sản phẩm thổ cẩm truyền thống, độc đáo của người dân bản địa cũng được khách du lịch cộng đồng đánh giá cao với 4,85 điểm. Theo đó, khách du lịch cộng đồng có thể tìm mua các sản phẩm thổ cẩm đa dạng tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm trong vùng hoặc trực tiếp tham gia tìm hiểu cách dệt Thổ cẩm tại các hộ gia đình dân tộc Mường, Thái, Mông. Bên cạnh đó, những món ăn đặc trưng của vùng Tây Bắc cũng tạo nên dấu ấn riêng biệt với khách du lịch cộng đồng. Đến với du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc, khách du lịch cộng đồng được thưởng thức những món ăn truyền thống của người Tày, Thái, Dao, H’Mông, Bố Y, Giáy, Hà Nhì… với các món ăn độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc như: Pa pỉnh tộp, cơm lam, xôi ngũ sắc, cá lam, thịt trâu gác bếp; gà nướng, xôi



tím; rau rừng; rượu cần, rượu sâu chít, rượu táo mèo cùng với những loại gia vị đặc biệt như mắc khén, hạt dổi, lá vón vén. Tất cả những món ăn này tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào bản địa và được khách du lịch cộng đồng đánh giá cao, nội dung “Các món ăn đặc trưng, độc đáo” đạt 4,79 điểm.

Từ kết quả đánh giá của khách du lịch cộng đồng cho thấy, cuộc sống sinh hoạt thường ngày đầy màu sắc của các dân tộc vùng cao vùng tây Bắc cùng với kiến trúc nhà sàn, nhà trình tường mộc mạc, nguyên sơ. Tuy nhiên, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong khu vực bị các sản phẩm mỹ nghệ sản xuất công nghiệp, du nhập từ các vùng hay quốc gia lân cận cạnh tranh, vì mẫu mã đẹp, đa dạng, sản xuất hàng loạt, giá rẻ, lợi nhuận cao, dẫn đến ngày càng nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của người dân bị lấn át do khách du lịch cộng đồng khó có thể phân biệt được sản phẩm thật, sản phẩm giả khiến nội dung “Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng, đậm bản sắc” chỉ đạt 4,19 điểm. Hơn nữa, trong cuộc sống hàng ngày cũng như khi tham gia các các lễ hội, một số lượng không nhỏ người dân tộc địa phương trong bản cũng chưa chú trọng sử dụng trang phục truyền thống làm mai một dần bản sắc văn hóa của địa phương. Đồng thời, các điệu múa, làn điệu dân ca tại vùng Tây Bắc cũng đang dần bị mai một do việc truyền khẩu gặp khó khăn. Từ đây khiến nội dung “Các điệu múa và làn điệu dân ca đặc trưng” và “Trang phục và đồ trang sức gây ấn tượng” không được khách du lịch cộng đồng đánh giá cao với số điểm lần lượt là 4,34 điểm và 4,27 điểm.

Như vậy, mặc dù nét đẹp văn hóa bản địa tại các điểm du lịch cồng đồng vùng Tây Bắc đã được khách du lịch cộng đồng đánh giá cao về các trò chơi dân gian; về các món ăn đặc trung; về sản phẩm thủ công địa phương, song vẫn tồn tại các hạn chế cần khắc phục khi một số yếu tố của văn hóa bản địa chưa được quan tâm bảo tồn như các làn điều dân ca, các sản phẩm trang phục truyền thống cũng như việc cải tạo, sửa chữa, xây mới các ngôi nhà không theo khuân mẫu truyền thống. Từ đó, đòi hỏi cần những quy hoạch đồng bộ trong phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.

4.3.5 Đánh giá về yếu tố Hấp dẫn tự nhiên

Tây Bắc được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp đó là các ngọn núi cao hùng vĩ, nhiều khu sinh thái đa dạng tạo nên nét đẹp đặc trưng thu hút khách du lịch cộng đồng. Khi khảo sát về yếu tố sự hấp dẫn của tự nhiên vùng Tây Bắc, tác giả thu được kết quả như sau:

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí