Chuyển Đổi Số Liệu Và Kiểm Định Tính Độc Lập Các Biến Trong Mô Hình


STT

Kí hiệu biến

Tên biến

49

VAR57

Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ

khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

50

VAR58

Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

51

VAR59

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30

ngày đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu

52

VAR60

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

53

VAR61

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

54

VAR62

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91

ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

55

VAR63

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo

thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai

56

VAR64

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả

chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn

Tốc độ phát triển và tỷ trọng GDP của ngành

57

VAR66

Tốc độ phát triển ngành

58

VAR67

Tỷ trọng đóng góp GDP của ngành

Loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh

59

VAR65

Loại hình doanh nghiệp

60

VAR68

Ngành nghề kinh doanh

Thông tin về đối tượng phỏng vấn

61

VAR69

Số lượng lao động

62

VAR70

Vốn chủ sở hữu

63

VAR71

Giới tính

64

VAR72

Trình độ học vấn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thị trường nợ xấu tại Việt Nam - 13

3.3 Số liệu và thu thập số liệu nghiên cứu

3.3.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp sử dụng cho mục đích nghiên cứu bao gồm tốc độ phát triển của các ngành trong nền kinh tế giai đoạn 2013 – 2017 và tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành năm 2017 được thể hiện trong bảng 3.1. Kết quả phân tích thống kê đã chỉ ra rằng tốc độ phát triển bình quân của các ngành giao động từ 3,0% đến 4,2%/năm. Trong đó, tốc độ phát triển bình quân của ngành giáo dục và đào tạo là cao nhất đạt 4,2%/năm, tiếp theo là các ngành bán buôn bán lẻ, công nghệ chế biến - chế tạo đạt 4,0%/năm và thấp nhất là nông nghiệp và thủy sản với tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt 3,0%/năm.


Kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng tỷ trọng đóng góp GDP của các ngành giao động từ 0,69% đến 15,34% năm 2017, trong đó nông nghiệp, thủy sản và công nghệ chế biến, chế tạo đóng góp vào GDP cao nhất chiếm 15,34% và 15,33%.

Bảng 3.1: Tốc độ phát triển và tỷ trọng GDP của ngành



Ngành nghề kinh doanh

Tốc độ phát triển

ngành 2013-2017

Tỷ trọng đóng góp

GDP của ngành 2017


(%) VAR66

(%) VAR67

Kinh doanh bất động sản

3,2

4,79

Kinh doanh bán buôn bán lẻ

4,0

10,71

Đầu tư xây dựng cơ bản

3,9

5,74

Công nghiệp chế biến, chế tạo

4,0

15,33

Dịch vụ vận tải và kho vận

3,2

2,66

Nông nghiệp và thủy sản

3,0

15,34

Giáo dục và đào tạo

4,2

3,55

Thông tin và truyền thông

3,2

0,69

Du lịch, lưu trú và ăn uống

3,6

3,83

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

3,5

5,47

Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê và tác giả tính toán theo tốc độ phát triển bình quân gia quyền

3.3.2 Số liệu sơ cấp

Để thu thập số liệu sơ cấp, nghiên cứu tiến hành một cuộc khảo sát gửi ngẫu nhiên đến các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tác giả lựa chọn địa bàn Hà nội để khảo sát nghiên cứu vì trong quá trình khảo sát từ các chuyên gia về thị trường mua bán nợ xấu cho rằng ở Hà Nội là nơi diễn ra các hoạt động mua bán nợ xấu lớn nhất; mặt khác theo Jame T. McCLave và Pgeorge Benson (Statistics For business and Economic; second Edition, 1982), việc chọn mẫu và phân tích thống kê dựa vào hệ số tương quan, nếu mức ý nghĩa giá trị P-value đạt ở mức ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 0.5% và 10% (đối với ngành xã hội) thì mẫu đó có thể suy luận ra tổng thể; bên cạnh đó cơ chế chính sách về mua bán thị trường nợ xấu hoàn toàn như nhau ở các địa bàn tại Việt Nam, do đó việc lựa chọn mẫu tại Hà Nội nơi diễn ra các hoạt động mua bán nợ xấu lớn là tương đối phù hợp.

Các doanh nghiệp được khảo sát đa dạng và phong phú có thể đã, đang và chưa tham gia trên thị trường nợ xấu tuy nhiên đại diện được cho bên cung và bên cầu của thị trường mua bán nợ xấu vì (i) Theo Carlos, 2012, thị trường bao gồm tất cả khách hàng hiện có và tiềm năng, có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, có khả năng và


sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó của con người. Từ định nghĩa này cho thấy, các doanh nghiệp chưa tham gia vào thị trường mua bán nợ xấu chưa chắc đã không tham gia, và họ có thể là khách hàng tiềm năng nếu họ thấy việc đầu từ vào thị trường này đem lại lợi nhuận cho họ. “Cho ví dụ: Trong thị trường bất động sản, những người chưa tham gia vào thị trường bất động sản không có nghĩa là họ sẽ không tham gia, nếu như việc tham gia vào thị trường bất động sản có lợi, họ sẵn sảng tham gia nếu giá nhà mà họ đang ở có người trả mức cao hơn họ sẵn sàng bán, còn nếu họ có tiền và có thông tin về mảnh đất rẻ và có lãi trong tương lai họ sẵn sàng mua”.

(ii) Theo Robert và Richard (1990), số liệu sơ cấp được sử dụng để ước tính cung, cầu hiện đại về một loại hàng hóa có thể đạt được bằng việc xây dựng một kịch bản giả định, trong đó miêu tả các thuộc tính của một loại hàng hóa và tham vấn người trả lời về mức độ sẵn lòng chi trả để được tham gia thị trường. Người phỏng vấn cung cấp thông tin và kiến thức đầy đủ để người được phỏng vấn hiểu về thị trường sau đó thực hiện phỏng vấn thì câu trả lời hoàn toàn đạt được độ tin cậy (Robert và Richard, 1990). Do đó việc khảo sát các doanh nghiệp chưa tham gia vào thị trường nợ xấu là phù hợp.

Để xác định cung cầu trên thị trường nợ xấu, Người phỏng vấn cung cấp thông tin và kiến thức để người được phỏng vấn hiểu về thị trường nợ xấu sau đó thực hiện phỏng vấn. Nghiên cứu tiến hành tham vấn người trả lời bằng câu hỏi: “Giả sử Ông/Bà đang sở hữu một khoản nợ xấu có giá trị sổ sách là A của một dự án với tài sản thế chấp đi kèm, Ông/Bà có sẵn sàng trả một khoản phí gọi là phí giao dịch để được tham gia vào thị trường hay không?” và “Nếu như thị trường mua bán nợ cung cấp thông tin có liên quan đến một dự án đầu tư và tài sản thế chấp được định giá bằng giá trị sổ sách của một khoản nợ xấu là A. Để có được cơ hội đầu tư hoặc sở hữu các tài sản thế chấp mà Ông/Bà đang tìm kiếm. Ông/Bà có sẵn sàng chi trả một khoản phí để mua khoản nợ xấu đó hay không?”. Hành vi tham gia vào thị trường của người mua và người bán được kết nối với quyết định mức trả phí để được tham gia thị trường với khoản nợ mà họ sở hữu hoặc muốn sở hữu. Các vấn đề quan tâm của người mua và người bán khi định giá khoản nợ, mức độ tiếp cận thông tin về thị trường, nhận thức về thực trạng thị trường, bối cảnh thông tin của các đối tượng phỏng vấn cũng được thiết kế trong bảng hỏi, chi tiết được thể hiện trong phụ lục 3.1. Với 500 bảng hỏi được gửi đi, sau khi loại bỏ 33 bản do trả lời không đầy đủ từ 456 bản hỏi được thu về, số bảng hỏi sử dụng cho mục đích nghiên cứu còn lại là 423 bản. Mẫu được miêu tả cụ thể trong phần 4.1 Thống kê miêu tả.


3.4 Chuyển đổi số liệu và kiểm định tính độc lập các biến trong mô hình

3.4.1 Chuyển đổi số liệu phân tích

Mức giá người mua sẵn sàng chi trả: Như đã được đề cập trong phần 3.1 chi phí mà người mua phải bỏ ra để sở hữu một khoản nợ bao gồm mức giá khoản nợ xấu mà người mua phải bỏ ra và mức chi trả để tham gia vào thị trường, do đó mức giá (P1) mà người mua sẵn sàng chi trả để sở hữu khoản nợ xấu được xác định bằng tổng chi phí mà người mua phải bỏ ra khi tham gia vào thị trường. Để thuận tiện cho việc giải thích, giả sử A là giá trị sổ sách của một khoản nợ xấu, B1 là giá trị của khoản nợ xấu mà người mua chấp nhận mua, C1 là tỷ lệ phần trăm mà người mua trả thấp hơn so với giá trị sổ sách, D1 là tỷ lệ phần trăm mức phí mua bán khoản nợ mà người mua sẵn sàng chi trả để sở hữu khoản nợ, E1 là lượng chi phí bỏ ra để được tham gia vào thị trường, ta có mối quan hệ giữa A, B1, C1, D1 và E1 được thể hiện như sau:

BE 1 CE. A (3.35a)

EE DE. BE (3.35b)

Từ 4.35a và 4.35b, mức giá thị trường mà người mua sẵn sàng chi trả được xác định bằng:

PE [ 1 CE. A DE. BE]

A. [ 1 CEDE1 CE]

)1 DE. 1 CE(3.35c)


Từ điểm cân bằng 4.35c, nhận thấy rằng vế trái của phương trình là tỷ lệ phần trăm giữa mức giá mà người mua sẵn sàng chi trả so với giá trị sổ sách của khoản nợ xấu, trong đó số liệu về D1 và C1 có thể đạt được từ bảng hỏi điều tra như đã được đề cập trong phần 4.3.

Mức giá mà người bán chấp nhận bán: Tương tự như người mua, tổng thiệt hại mà người bán sẵn sàng tham gia thị trường bao gồm chênh lệch giữa giá trị sổ sách và mức giá chấp nhận bán trên thị trường và phần chi phí sẵn sàng chi trả để tham gia vào thị trường. Do đó, mức giá bán thực tế mà người bán chấp nhận bằng giá trị sổ sách của khoản nợ trừ đi phần chi phí thiệt hại mà người bán tham gia vào thị trường. Để thuận tiện cho việc giải thích, giả sử A là giá trị sổ sách của một khoản nợ và C2 là tỷ lệ phần trăm mà người bán chấp nhận bán thấp hơn so với giá trị sổ sách của khoản nợ, B2 là giá trị của khoản nợ xấu mà người bán chấp nhận bán, D2 là tỷ lệ phần trăm mức phí mua bán khoản nợ mà người bán phải chi trả, E2 là lượng chi phí bỏ ra để được tham gia vào thị trường, ta có mối quan hệ giữa A, B2, C2, D2 và E2 được thể hiện như sau:


B61 C6. A (3.35d)

E6D6. B6 (3.35e)

Từ 4.35d và 4.35e, mức giá thị trường mà người bán sẵn sàng bán được xác định bằng:

P6 1 C6. A D6. B6

1 C6. A D6. 1 C6. A

,1 D6. 1 C6(3.35f)

Từ 3.35f, nhận thấy rằng vế trái của phương trình là tỷ lệ giữa mức giá mà người bán chấp nhận bán trên thị trường so với giá trị sổ sách của các khoản nợ xấu, trong đó số liệu về D2 và C2 có thể đạt được từ bảng hỏi điều tra được đề cập trong phần 3.3.2.

Thước đo phúc lợi: Như đã được đề cập ở trên thước đo phúc lợi trên thị trường được xác định bằng tỷ lệ giữa mức giá giao dịch thành công trên thị trường và giá trị sổ sách của các khoản nợ xấu. Giá giao dịch thành công được xác định là mức giá cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường nợ xấu. Giả định rằng hàm cung, Qsi, trên thị trường đối với một khoản nợ xấu thứ i là một hàm tuyến tính phục thuộc vào mức giá mà người bán sẵn sàng bán ở mức giá P1i và các nhân tố tác động đến cung Xij với i≠j, i là khoản nợ xấu thứ i j là biến quan sát thứ j, ta có hàm cung về một khoản nợ xấu như sau:

Q αŸ β PE T γ uXu ε  3.35i

uXE


Trong đó, Rs là hằng số cố định, SŸ, γŸA là hệ số của P1i và Xij phản ánh mức độ tác động của Psi và Zij đến Q, ε là số dư phản ánh các biến không thể quan sát. Giả định rằng hàm cầu, Qdi, trên thị trường đối với một khoản nợ xấu thứ i là một hàm tuyến tính phục thuộc vào mức giá mà người mua sẵn sàng mua ở mức giá P2i và các nhân tố tác động đến cầu Yij với i≠j, ilà khoản nợ xấu thứ i j là biến quan sát thứ j, ta có hàm cung về một khoản nợ xấu như sau:

Q¡ α¢ β¡P6 T γ¡uXu ε¡ 3.35k

uXE


Trong đó, Rd là hằng số cố định, S¢, γ¢AV là hệ số của P2i và Yij phản ánh mức độ tác động của Pdi và Yij đến Q¡, ε¡là số dư phản ánh các biến không thể quan sát. Khi đó mức giá giao dịch thành công được xác định như sau:



„ „

αŸ β PE T γ uXu ε  α¢ β¡P6 T γ¡uXu ε¡

uXE uXE


„ „

β PE β¡P6 αŸ α¢ {T γ uXu T γ¡uXu| ε  ε¡ 3.35q

uXE uXE


Từ điểm cân bằng 3.35q, có thể thấy rằng vế trái phương trình phản ánh mức giá thị trường, do đó mức giá cân bằng Pi của khoản nợ xấu thứ i có thể được xác định như sau:

β. P β PE β¡P6(3.35m)

Trong đó β là hằng số cố định. Chia cả hai vế của điểm cân bằng 3.35m với giá trị sổ sách A, ta có điểm cân bằng 3.35n như sau:

β. l. β )l β¡,l


β. l. β  1 DE . 1 CE β¡ 1 D6 . 1 C6(3.35n)

Từ điểm cân bằng 3.35n, nhận thấy β là một hằng số không phụ thuộc vào sự biến thiên của mức giá PEP6điều này ngụ ý rằng β không ảnh hưởng đến sự thay đổi phúc lợi trên thị trường nợ xấu do đó, β.Pi/A có thể trở thành thước đo thay thế cho thước đo phúc lợi trên thị trường nợ xấu với β.Pi/A nhận giá trị trong khoảng [0, β]. D1, C1, D2 và C2 của điểm cân bằng 3.35n có thể đạt được thông qua số liệu bảng hỏi điều tra, hệ số β β¡có thể xác định được sau khi ước lượng các tham số trong mô hình hồi quy như đã đề cập ở trên.

3.4.2 Kiểm định tính độc lập của các biến trong mô hình nghiên cứu

Như đã đề cập trong phần 3.3, phần lớn các biến trong bảng câu hỏi được thiết kế theo dữ liệu dãy số thứ tự và giả định rằng các biến được đưa vào mô hình phân tích là các biến độc lập. Do đó, để đảm bảo độ tin cậy trong quá trình ước tính, nghiên cứu đã tiến hành kiểm định phi tham số với mẫu dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi. Kết quả kiểm định (chi tiết trong phụ lục 4.1) đã chỉ ra rằng tất cả các biến được đưa vào mô hình phân tích là các biến độc lập, có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (P value = 0.00), do đó số liệu được đưa vào mô hình đảm bảo độ tin cậy cho quá trình ước tính.


Kết luận chương 3

Thị trường nợ xấu là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán các khoản nợ được ghi vào danh mục nợ xấu tại các ngân hàng thương mại hay tổ chức tín dụng. Về bản chất thị trường nợ xấu được hình thành bởi các quyết định mua và quyết định bán trên thị trường. Như vậy để nghiên cứu các nhân tố tác động đến thị trường nợ xấu tác giả đã phân tích thông qua các nhân tố tác động đến quyết định tham gia hay rút khỏi thị trường của người mua, người bán và phúc lợi xã hội trên thị trường. Chương 3 tác giả đã xây dựng khung lý thuyết về thị trường nợ xấu dựa trên phân tích đặc điểm của khoản nợ xấu, lý thuyết về thị trường và lý thuyết về hành vi tham gia thị trường đã được giới thiệu trong chương 1, cụ thể tác giả đã xây dựng 3 mô hình nghiên cứu sau:

- Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định tham gia thị trường của người bán:

Q f P, X

- Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định tham gia thị trường của người mua:

Q f P, Y

- Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến phúc lợi xã hội trên thị trường nợ xấu:

θ F g X , f X, Y

Bên cạnh đó, trong chương này tác giả cũng giới thiệu và xây dựng mô hình phân tích thực nghiệm trên cơ sở mô hình logistic nhị thức, đa thức và phương pháp thu thập số liệu dựa vào việc phân tích thực trạng thị trường nợ xấu tại Việt Nam và kinh nghiện xử lý nợ xấu thông qua thị trường ở một số nước trên thế giới để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thống kê miêu tả

Loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh

Kết quả khảo sát điều tra về loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh được thể hiện trong bảng 4.1. Trong tổng số 423 doanh nghiệp được phỏng vấn thì có tới có 84 (19,9%) công ty có vốn Nhà nước trên 50%, 80(18,9%) công ty TNHH, 165(39,0%) công ty cổ phần, 11(2,6%) công ty hợp doanh, 36(8,5%) công ty tư nhân, 13(3,1%) công ty có vốn đầu tư nước ngoài và 34(8,0%) hộ kinh doanh cá thể. Các ngành nghề kinh doanh bao gồm 105(24,8%) doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, 143(33,8%) doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, 47(11,1%) doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, lưu trú và dịch vụ ăn uống, 46(10,9%) kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ, 27(6,4%) doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, 27(6,4%) doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, 11(2,6%) doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, 8(1,9%) doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, 6(1,4%) doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin truyền thông và 3(0,7%) doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải và kho vận (xem bảng 4.1).

Bảng 4.1: Loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh

Kí hiệu biến Loại hình doanh nghiệp Số lượng Phần trăm


Công ty có vốn Nhà nước trên 50%

84

19,9

Công ty TNHH khác

80

18,9

Công ty cổ phần khác

165

39,0

VAR65 Công ty hợp danh

11

2,6

Doanh nghiệp tư nhân

36

8,5

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

13

3,1

Hộ kinh doanh, cá nhân

34

8,0

Ngành nghề kinh doanh



Kinh doanh bất động sản

105

24,8

Kinh doanh bán buôn bán lẻ

46

10,9

Đầu tư xây dựng cơ bản

27

6,4

Công nghiệp chế biến, chế tạo

27

6,4

VAR68 Dịch vụ vận tải và kho vận

3

0,7

Nông nghiệp và thủy sản

8

1,9

Kinh doanh lĩnh vực giáo dục

11

2,6

Lĩnh vực thông tin truyền thông

6

1,4

Lĩnh vực lưu trú và ăn uống

47

11,1

Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

143

33,8

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí