Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG



Số hiệu bảng


Tên bảng


Trang


4.1

Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2011 của Công ty du lịch cáp treo Đà Lạt


30


4.2

Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2011 của Công ty du lịch thác Đatanla


31


4.3

Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến năm 2011 của Hợp tác xã du thuyền


32

4.4

Hiện trạng tài nguyên rừng trong Khu du lịch

35

4.5

Bảng tổng hợp số lượng Bộ, Họ các loài động vật

39

4.6

Vị trí lấy mẫu nước mặt

50

4.7

Kết quả phân tích mẫu nước mặt năm 2005

50

4.8

Kết quả phân tích mẫu nước mặt năm 2011

51

4.9

Vị trí lấy mẫu nước ngầm

53

4.10

Kết quả phân tích nước ngầm năm 2005

53

4.11

Kết quả phân tích nước ngầm năm 2011

54

4.12

Kết quả phân tích nước thải

55


4.13

Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến kinh tế - xã hội


60

4.14

Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường

62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH



Số hiệu hình


Tên hình


Trang

2.1

Hồ Tuyền Lâm

8


4.1

Bản đồ phân khu chức năng Khu du lịch Hồ

Tuyền Lâm


23

4.2

Du lịch sinh thái Suối Tía

26

4.3

Khu nghỉ dưỡng Dalat Edensee

28

4.4

Ga cáp treo Đà Lạt

29

4.5

Thác Đatanla

30

4.6

Bến du thuyền Hồ Tuyền Lâm

32

4.7

Điểm du lịch Đá Tiên

34

4.8

Vị trí quan sát chim Hồ Tuyền Lâm trên bản đồ

42

4.9

Rác thải khách du lịch giáp mép nước hồ

57

4.10

Phân Voi tại điểm du lịch Suối tía

58

4.11

Chất thải rắn tại điểm du lịch Suối tía

59

4.12

Một bãi rác thải của nhà hàng trong Khu du lịch

63

4.13

Nước thải của một nhà hàng trong Khu du lịch

65


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ



Số hiệu biểu đồ


Tên biểu đồ


Trang


4.1

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm 2005 và năm 2011


51


4.2

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm năm 2005 và năm 2011


54


4.3

Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến kinh tế

- xã hội


61


4.4

Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường


62


4.5

Quan điểm các đối tượng phỏng vấn về xử lý rác


64


ĐẶT VẤN ĐỀ‌

Thành phố Đà Lạt nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng với diện tích rừng

26.182 ha chiếm 67% diện tích thành phố. Với lợi thế về tài nguyên rừng, tính đa dạng hệ sinh thái, thảm thực vật rừng, khí hậu ôn hòa quanh năm, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng làm cho Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng của cả nước và khu vực. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Lâm Đồng và Nghị quyết đại hội của Đảng bộ Tỉnh xác định du lịch là ngành kinh tế động lực và có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội.

Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm có diện tích 2.827 ha cách trung tâm thành phố Đà Lạt 4,0 km với trung tâm là Hồ Tuyền Lâm với diện tích 296,70 ha [11], xung quanh là rừng thông tự nhiên, rừng lá rộng thường xanh với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn. Khu vực có địa hình đồi núi xen kẽ như đỉnh Pinhatt cao 1.693 m, đỉnh B’Nam Qua cao 1.714 m cùng với các thung lũng, dòng suối tạo nên nhiều ghềnh thác hấp dẫn.

Hồ Tuyền Lâm đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Đà Lạt và cả nước, những năm qua thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, lượng khách đến đây không đều mà tập trung vào 2 thời điểm chính: Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7 và mùa đông từ tháng 12 cho đến tháng 01 năm sau, đặc biệt là các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật và những năm thành phố Đà Lạt tổ chức chương trình Festival hoa, lượng khách tại các điểm, khu du lịch thường quá tải.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. UBND tỉnh Lâm Đồng quy hoạch khu vực Hồ Tuyền Lâm thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng hiện đại của Tỉnh mang tầm cỡ khu vực và quốc tế với các sản phẩm du lịch: du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần kết hợp với hội nghị,


hội thảo; du lịch sinh thái; du lịch thể thao và vui chơi giải trí chất lượng cao [13]

Du lịch và môi trường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong phát triển du lịch, môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch. Những lợi ích thu được trong hoạt động du lịch không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, văn hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong công tác phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ môi trường.

Các dự án du lịch nói chung, dự án Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm nói riêng mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội cho địa phương song cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề tác động tiêu cực đến môi trường như suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí … làm giảm chất lượng các sản phẩm du lịch, dẫn đến suy thoái môi trường nếu không được quan tâm đúng mức. Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường có mối quan hệ hữu cơ với nhau, việc bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm.

Để góp phần giảm tác động tiêu cực từ các hoạt động du lịch đến môi trường, đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững. Tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” làm luận văn thạc sĩ.



1.1 Trên thế giới‌‌‌‌

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Du lịch trên thế giới đã xuất hiện từ lâu, theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống. Theo tổ chức du lịch thế giới (1980): Du lịch là việc lữ hành của mọi người, bắt đầu từ mục đích không phải di cư và một cách hòa bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hoá và tinh thần cùng với việc thúc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người.

Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Theo thống kê của UNWTO và WTTC, năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm 10,7% GDP của toàn thế giới, ở Việt Nam năm 2007 thu nhập ngành du lịch chiếm 11%. Du lịch là một ngành công nghiệp không khói mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế [23].

Du lịch ngày càng phát triển đồng nghĩa với những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên như: suy thoái đất đai, nguồn nước, cảnh quan tự nhiên ... Trước những tác động xấu ngày càng gia tăng do du lịch mang lại, các nhà nghiên cứu du lịch đã tìm kiếm những cách thức mới nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường. Do đó, một loại hình du lịch mới ra đời đó chính là “du lịch sinh thái”.

Du lịch sinh thái (hay con gọi là du lịch tự nhiên) là loại hình du lịch ngày càng được ưa chuộng và phát triển với tốc độ nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới (Ecotorism


society): "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương". Cùng với việc khai thác tài nguyên du lịch thì con người phải quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của môi trường tự nhiên bằng các biện pháp lâu dài. Du lịch sinh thái có quy mô không lớn, nhưng hoà nhập với môi trường tự nhiên ở điểm du lịch, khu du lịch và nền văn hoá ở đó, tổ chức du lịch thế giới đã khẳng định du lịch sinh thái là loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách cùng người dân ở vùng có du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng . . . nhưng đồng thời chú trọng việc tôn tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện phát triển hoạt động của du lịch trong tương lai.

Tại hội nghị môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Rio de Janiero (Brazil) năm 1992, đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững: Là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa nhưng vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu về kinh tế, xã hội, môi trường nhưng vẫn duy trì được sự toàn vẹn văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển của hệ sinh thái và các hệ thống khác hỗ trợ cho con người.

Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về phát triển du lịch bền vững Rio+20 diễn ra trong tháng 6/2012 được đồng tổ chức bởi UNWTO, Bộ du lịch Brazil và Ủy ban Liên hiệp quốc về phát triển du lịch đã nhấn mạnh vai trò của du lịch trên hành tinh hướng tới phát triển bền vững toàn cầu. Hội nghị khẳng định cam kết về phát triển bền vững và giải quyết những thách thức mới nảy sinh, hội nghị thảo luận hai vấn đề chính: một nền kinh tế xanh trong bối cảnh phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo, khung thể chế cho phát triển bền vững.


Ngày nay, du lịch đóng góp trực tiếp 5% GDP và hơn 1,1 nghìn tỷ USD trong kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, du lịch tạo ra nhiều việc làm cho phụ nữ và thanh thiếu niên, cứ 12 lao động trên thế giới thì có 01 người hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Du lịch đã trở thành một công cụ quan trọng để xóa đói, giảm nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng môi trường bền vững và đóng góp vào thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ [23].

Một chính sách du lịch hợp lý, đúng đắn sẽ thúc đẩy các hệ thống quản lý du lịch có lợi cho môi trường. Du lịch bền vững là tổng hợp phát triển của các nhân tố nằm trong sự bền vững của môi trường và tài nguyên quốc gia. Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo các yếu tố sau: Quá trình phát triển trong một thời gian dài, mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ mai sau.

1.2 Ở Việt Nam‌

Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, du lịch có nhiều đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. theo số liệu của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, năm 2010 ngành du lịch đóng góp 12,4% vào GDP tương đương 12,5 tỷ USD, tạo ra 4,53 triệu việc làm trực tiếp và dán tiếp. Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN về tốc độ tăng trưởng, đứng thứ 4 về tỷ trọng đóng góp vào lền kinh tế quốc dân và đứng thứ 5 về kết quả tuyệt đối. Trong 181 quốc gia trên thế giới, du lịch Việt Nam đứng thứ 12 về tốc độ tăng trưởng, thứ 54 về tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế quốc dân và đứng thứ 47 kết quả tuyệt đối. Du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng về mọi mặt: tăng GDP, tạo việc làm, xuất khẩu và đầu tư [23]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023