Là một nước được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trên toàn quốc có khoảng 4.000 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó 2.250 di tích được nhà nước xếp hạng. Đặc biệt là các điểm du lịch nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn (Quang Nam), khu di tích Cố Đô Huế (Thừa Thiên Huế), Động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) là điểm đến lý tưởng của bạn bè du khách quốc tế. Để thu hút khách du lịch, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp hạ tầng cơ sở du lịch ngày càng tốt, hoàn thiện hơn.
Một trong những biện pháp cơ bản để thu hút khách du lịch là tạo ra các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn đáp ứng nhu cầu và sở thích của du khách. Để phát triển du lịch, điều kiện không thể thiếu là nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó môi trường tự nhiên như môi trường nước, không khí, đất đai, đồi núi là yếu tố chính đem đến sự thoả mãn cho du khách du lịch, môi trường tự nhiên là yếu tố quyết định trong việc thu hút khách du lịch. Du lịch đến với thiên nhiên đồng thời cũng là con đường cứu thiên nhiên bằng cách thị trường hóa nó, tìm được sự cân bằng giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế.
Bên cạnh việc khai thác thế mạnh tài nguyên du lịch, việc bảo vệ các di sản văn hoá, các công trình lịch sử, các cảnh quan thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Đây vừa là tài sản quốc gia, vừa là những điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển bản sắc văn hoá, cuộc sống tinh thần, duy trì môi trường ổn định cho phát triển kinh tế trước những biến động không ngừng của đời sống xã hội trong nước và quốc tế [20]
Hiện nay, tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, loại hình du lịch sinh thái rất phát triển, nhờ du lịch mà các Vườn quốc gia giải quyết được vấn đề kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương đồng thời
nâng cao nhận thức, kiến thức của mọi người về bảo vệ thiên nhiên và định hướng những hành động của họ theo chiều hướng có lợi cho thiên nhiên.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 1
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - 2
- Quá Trình Thu Thập Tài Liệu Thứ Cấp
- Điều Tra, Đánh Giá Các Hoạt Động Du Lịch Tại Khu Du Lịch Hồ Tuyền Lâm
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Từ Năm 2007 Đến Năm 2011 Của Công Ty Du Lịch Cáp Treo Đà Lạt
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
2.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm có vị trí địa lý thuận lợi, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 4,0 km về hướng Nam, nằm dọc theo Quốc lộ 20 nối tỉnh Lâm Đồng với các tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực Hồ Tuyền Lâm được Thủ Tướng Chính Phủ công nhận là thắng cảnh Quốc Gia và là một trong 20 khu du lịch quốc gia tại văn bản số 1095/CP-KTTH ngày 28/11/2000 của Chính Phủ, số 158/TCDL-KHĐT ngày 27/2/2001 của Tổng Cục Du Lịch.
Khu vực Hồ Tuyền Lâm là một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Đà Lạt và cả nước, những năm qua thu hút rất nhiều khách
du lịch trong nước
Hình 2.1: Hồ Tuyền Lâm
và quốc tế. Diện tích 2.827 ha với trung tâm là Hồ Tuyền Lâm rộng 296,70 ha với nhiều nhánh ăn sâu vào đất liền theo dạng hình lông chim [15], địa hình chia cắt thành nhiều bán đảo có diện tích khá rộng rất thích hợp cho sự phát triển các loại hình du lịch, đây là nơi duy nhất có rừng thông tự nhiên, rừng lá rộng thường xanh còn lại gần trung tâm thành phố Đà Lạt. Khu vực Hồ Tuyền Lâm có tài nguyên rừng đa dạng với nhiều kiểu rừng: rừng lá rộng thường xanh, rừng lá kim, rừng hỗn giao; hệ động vật phong phú; mặt hồ thơ mộng với hoạt động du thuyền phục vụ du khách thưởng ngoạn toàn cảnh Khu du
lịch, các giá trị văn hóa, nhân văn: văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số K’Ho; tài nguyên di chỉ, khảo cổ học; tài nguyên lịch sử; du lịch tôn giáo ... là những tài nguyên lợi thế cho phát triển du lịch.
Nhằm khai thác thế mạnh du lịch, tạo điểm nhấn thành phố Đà Lạt. UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 5/11/2003 thành lập Ban quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm trực thuộc UBND tỉnh với nhiệm vụ quản lý, phát triển Khu du lịch theo hướng bền vững, phát triển du lịch nhằm khai thác thế mạnh tài nguyên thiên nhiên đồng thời vẫn bảo tồn các giá trị văn hóa, môi trường. Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm được Thủ Tướng Chính Phủ cho phép chuyển 292 ha từ đất lâm nghiệp sang đất chuyên dùng phục vụ xây dựng Khu du lịch.
Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch vẫn còn những mặt tiêu cực: diện tích rừng bị suy giảm do xây dựng các công trình, chất thải trong quá trình xây dựng, khách du lịch làm ô nhiễm môi trường Khu du lịch, sự gia tăng dân số cơ học, tiếng ồn tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên.
2.2 Các tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch
2.2.1 Tiềm năng văn hóa của đồng bào dân tộc K’Ho
Phía Đông Nam của khu vực Hồ Tuyền Lâm là nơi sinh sống của làng dân tộc Đarahoa, đây là khu định cư của 42 hộ dân tộc K’Ho. Nhóm dân cư này bảo tồn được truyền thống văn hóa của dân tộc mình với những lễ hội truyền thống như lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu ... và các phong tục tập quán của dân tộc mình có giá trị phục vụ du lịch.
2.2.2 Tài nguyên di chỉ, di tích khảo cổ
Khu vực chân Núi Voi, ven các con suối đầu núi Voi (suối Đạ Bộ Way, Đạ B’Năm Ruôi) thuộc địa phận thôn Phú Thạnh, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, từ năm 2002 đã phát hiện được một số di chỉ khảo cổ, từ đó đến nay đã có nhiều đoàn khảo sát thuộc các cơ quan khảo cổ Trung ương và Tỉnh đến
nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát đoàn đã thu được nhiều hiện vật có giá trị, những hiện vật này là của cư dân thời đại đá cũ, theo đánh giá của giáo sư Trần Quốc Vượng – đại học Quốc gia Hà Nội thì di chỉ, di tích Núi Voi có thể có liên đại trên 3 – 4 vạn năm cho đến 5 – 6 vạn năm về trước [13]. Ngoài ra cũng phát hiện một số chế phẩm được làm từ đá opal là công cụ lao động của dân cư hậu kỳ đá mới khá phổ biến ở Tây Nguyên, chúng có niên đại cách đây khoảng 3.000 năm.
Như vậy, núi Voi không chỉ có vết tích văn hóa của cư dân thời đá cũ mà còn có dấu tích văn hóa của cư dân hậu kỳ đá mới, sự phát hiện này có ý nghĩa quan trọng xác nhận sự có mặt của nhiều lớp cư dân thời tiền sử tại đây, trong đó có thể là lớp cư dân cổ nhất được biết hiện nay ở Lâm Đồng.
2.2.3 Tài nguyên về lịch sử
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, với đặc điểm vị trí, địa hình khu vực Núi Voi, Suối Tía là căn cứ quan trọng trong phong trào cách mạng của thành phố Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức (tỉnh Lâm Đồng ngày ngay). Khu căn cứ này là nơi chỉ đạo các phong trào đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang của quân và dân thị xã Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức, là nơi dừng chân tập kết, huấn luyện các lực lượng vũ trang, các đội công tác của Tỉnh và Quân khu, là bàn đạp để các lực lượng tấn công vào Đà Lạt và cơ động đánh địch ở các mặt trận trong tỉnh Tuyên Đức.
Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài cơ quan Thị ủy còn có các đơn vị đóng quân như Ban kinh tài, bệnh xá, Đội công tác phụ nữ, thanh niên, học sinh, Đội công tác nội thị, Đội biệt động thị 850, 852, 860, các cơ quan lãnh đạo, đơn vị tiền phương cũ của Tỉnh như: Tỉnh ủy, Tỉnh đội, Trạm hành lang, Đại đội 810, Đội điệp báo Tỉnh và lực lượng quân khu 6: tiểu đoàn 186, 145, 200C ... hiện nay, các di tích lịch sử vẫn còn.
Khu vực trung tâm của căn cứ Núi Voi: đồi Ngo, đồi Sân bay, đồi Công sự, Yên ngựa 1, Yên ngựa 2, đồi Bà cả, đồi C1, đồi Tân binh, đồi Ông Danh, đồi Hòm thơ, đồi cây đa, dốc Quế ... với tổng số 46 điểm di tích, hầm hào, nơi đóng quân.
Khu vực Núi đá là nơi đóng quân của Đội công tác an ninh, đơn vị biệt động Thị 820, đội công tác quân báo Quân khu 6 ... tại đây vẫn còn 3 di tích.
Khu căn cứ địa Núi Voi đang được tôn tạo, tu bổ để hình thành một khu bảo tồn di tích lịch sử để phục vụ du lịch.
2.2.4 Tài nguyên về du lịch tôn giáo
Trong khu vực Hồ Tuyền Lâm có Thiền Viện Trúc Lâm, là công trình văn hóa tôn giáo quan trọng và nổi tiếng của Phật giáo được xây dựng từ năm 1993 và khánh thành ngày 19/3/1994, tọa lạc trên đồi Phượng Hoàng với độ cao 1.450 m so với mực nước biển với các công trình: Chánh điện, Lầu Chuông, nhà tăng, thư viện, vườn thiền ... được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền kết hợp với hiện đại trang nghiêm và thanh thoát. Đây là địa điểm hàng năm thu hút rất nhiều du khách thập phương các nơi đến tham quan, vãn cảnh, chiêm bái.
2.2.5 Tiềm năng về mặt nước Hồ Tuyền Lâm
Hồ Tuyền Lâm có diện tích lưu vực 32,8 km2, địa hình dạng hình lòng chảo nên diện tích của mặt hồ khá lớn, rộng 296,70 ha với nhiều nhánh ăn sâu vào đất liền theo dạng hình lông chim, địa hình chia cắt thành nhiều bán đảo có diện tích khá rộng rất thích hợp cho sự phát triển các loại hình du lịch. Hệ thông thủy văn của hồ gồm những thác nước đẹp đã và đang đưa vào khai thác phục vụ phát triển du lịch: Thác Đatanla, Thác Bảo Đại.
Nguồn cung cấp nước cho Hồ Tuyền Lâm là hệ thống suối từ các dãy núi cao xung quanh như Suối Tía, khu dân cư An Bình, Quảng Thừa. Lượng mưa tập trung vào mùa mưa chiếm tới 88,6% tổng lượng mưa hàng năm tạo
nên sự phân hóa về dòng chảy và mức chênh lệch mặt nước giữa hai mùa là khá lớn.
Kết quả điều tra cho thấy dòng chảy bình quân năm tại Hồ Tuyền Lâm với tần suất 75% là 0,550 m3/s, tổng lưu lượng 17,35 triệu m3.
Tiềm năng nguồn nước của Hồ Tuyền Lâm không chỉ đảm bảo cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp khu vực huyện Đức Trọng, điều hòa tiểu khí hậu khu vực mà còn là cảnh quan quan trọng trong việc quy hoạch phát triển du lịch khu vực Hồ Tuyền Lâm.
Các thông số kỹ thuật cơ bản của Hồ Tuyền Lâm:
Diện tích lưu vực 32,80 km2
Chiều dài của đập 265,00 m
Chiều cao lớn nhất của đập 32,00 m
Cao trình đỉnh đập 1.382,00 m
Mực nước chết 1.363,00 m
Mực nước dâng bình thường 1.377,50 m
Mực nước gia cường 1.380,04 m
Dung tích hồ chứa 10,60 triệu m3
Dung tích hiệu dụng 9,6 triệu m3 Diện tích mặt hồ khi mực nước dâng bình thường 296,70 ha
2.3 Điều kiện tự nhiên - Dân sinh - Kinh tế - Xã hội
2.3.1 Vị trí địa lý
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm nằm trên địa bàn phường 3, phường 4 thành phố Đà Lạt, cách trung tâm thành phố 4,0 km về hướng Nam. Từ trung tâm thành phố có thể đến Khu du lịch bằng 2 tuyến đường: theo đường Quốc lộ 20 đến km số 5 từ thành phố Đà Lạt về thành phố Hồ Chí Minh và đường Triệu Việt Vương, hoặc có thể di chuyển bằng đường cáp treo với chiều dài 2,4 km.
2.3.2 Phạm vi, ranh giới
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm nằm trong thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi cao, địa hình của Khu du lịch được xác định theo đường phân thủy, diện tích tự nhiên 2.827 ha có giới cận như sau:
Phía Đông giáp Quốc lộ 20
Phía Tây diện tích rừng Ban quản lý rừng Lâm Viên Phía Bắc giáp khu vực Sầm Sơn, Quảng Thừa
Phía Nam giáp núi Voi thuộc địa bàn Ban quản lý rừng Đại Ninh
2.3.3 Địa hình
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm nằm trong vùng rìa chuyển tiếp từ cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình 1.500 m xuống bậc địa hình thấp hơn là cao nguyên Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà có độ cao trung bình 1.200 m. Địa hình khu vực chủ yếu là đồi, núi có độ cao trung bình xen kẽ với các thung lũng, mức độ phân cắt dọc và ngang lớn. Các sông, suối chảy theo các đứt gãy và thung lũng giữa núi nên có bờ rất sâu, dốc, nhiều ghềnh, thác có giá trị du lịch cao như thác Bảo Đại, thác Đatanla
Trung tâm của khu vực là Hồ Tuyền Lâm có diện tích 296,70 ha với nhiều nhánh ăn sâu vào đất liền theo dạng hình lông chim, chia cắt địa hình thành nhiều bán đảo có diện tích khá rộng thuận lợi cho việc xây dựng du lịch với nhiều loại hình du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, làng biệt thự ven hồ … tạo nên nhiều cảnh quan thơ mộng, trữ tình. Trên hồ sử dụng thuyền máy để du ngoạn và nghé thăm các điểm du lịch như: Thác Bảo Đại, điểm du lịch Đá Tiên, Nam Qua, Suối Tía. Quanh Hồ Tuyền Lâm là những cánh rừng trồng, rừng thông tự nhiên, rừng lá rộng tạo cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng. Trên đỉnh đồi phía Bắc là Thiền Viện Trúc Lâm, một công trình kiến trúc phật giáo lớn của thành phố Đà Lạt, hàng năm thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan vãn cảnh, chiêm bái.