Phạm Vi, Đối Tượng, Số Lượng, Thời Gian Của Cuộc Điều Tra Xã Hội Học


- Thông qua nội dung của câu hỏi điều tra xã hội học, NCS muốn mang đến cho người đọc nhiều thông điệp, quan điểm sống tốt đẹp về bổn phận, trách nhiệm của con người; từ đó giúp bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách, đạo đức nơi các cá nhân;

- Với kết quả nhận được từ cuộc điều tra xã hội học, NCS sẽ đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam về Nghĩa vụ con người và các giải pháp thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của con người đối với cộng đồng.

3. Yêu cầu của cuộc điều tra xã hội học

Yêu cầu về nghiệp vụ thu thập thông tin: điều tra viên phải tiếp xúc trực tiếp với đối tượng tham gia điều tra, hướng dẫn họ cách trả lời theo từng câu hỏi trong phiếu thu thập ý kiến;

Yêu cầu về mặt khoa học: thông tin thu được từ cuộc điều tra phải đảm bảo tính chân thực, khách quan, phản ánh đúng thực trạng các quy định về Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam và việc thực thi Nghĩa vụ con người hiện nay; phục vụ thiết thực cho việc minh chứng, luận chứng tính khả thi của các giải pháp thúc đẩy gia tăng Nghĩa vụ con người và bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam.

4. Phạm vi, đối tượng, số lượng, thời gian của cuộc điều tra xã hội học

4.1. Phạm vi cuộc điều tra xã hội học:

Phạm vi trong nước: Bao gồm 33 tỉnh, thành, trong đó:

+) 11 tỉnh, thành miền Bắc: Điện Biên, Thái Bình, Lào Cai, Hải Dương, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

+) 10 tỉnh, thành miền Trung, Tây Nguyên: Đà Nẵng, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Gia Lai, Lâm Đồng, Nghệ An, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình.

+) 12 tỉnh, thành miền Nam: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bến Tre, Bình Dương, Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Nai, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Tp. Hồ Chí Minh.

Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 30

Phạm vi nước ngoài: bao gồm bốn quốc gia, vùng lãnh thổ là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.

4.2. Đối tượng tham gia cuộc điều tra xã hội học:

Đa dạng về độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp, tôn giáo, vùng miền…


Ở trong nước gồm có: Các tầng lớp nhân dân; Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp nhà nước; và lực lượng vũ trang nhân dân.

Ở nước ngoài gồm có: người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và công dân của các quốc gia, vùng lãnh thổ đó (không phân chia thành các khối như trong nước).

4.3. Số lượng người tiến hành điều tra và số lượng tham gia điều tra:

Lực lượng tiến hành cuộc điều tra xã hội học này bao gồm 650 người trong và ngoài nước với 3 nhóm công việc như sau: Điều tra (570 người), Tổng hợp số liệu (56 người), Xử lý số liệu (24 người).

Tổng số lượng người tham gia điều tra là 3018 người, trong đó:

+) Ở trong nước là 2800 người, bao gồm: 1962 người (đối với khối nhân dân), 685 người (đối với khối cán bộ, công chức, viên chức), 153 người (đối với khối lực lượng vũ trang nhân dân).

+) Ở nước ngoài là 218 người, bao gồm: 69 người (Đài Loan), 88 người (Hàn Quốc), 29 người (Nhật Bản), 32 người (Singapore).

4.4. Thời gian tiến hành cuộc điều tra:

Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 01/02/2021.

5. Nội dung câu hỏi và kết quả điều tra

Chúng tôi xin giới thiệu chi tiết toàn bộ câu hỏi điều tra và tỉ lệ (%) lựa chọn của tất cả người tham gia trả lời trong cuộc điều tra xã hội học này:


Câu 1. Điều 15 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Công dân có trách nhiệm thực thi Nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội”, “Quyền công dân không tách rời Nghĩa vụ công dân.” Quý vị đã biết đến những quy định này chưa? (Chỉ chọn 01 phương án trả lời)

1. 73,75% Biết rất rõ, vì đây là quy định rất cơ bản, thông dụng

2. 21,68% Biết mơ hồ, chỉ nghĩ rằng mình có Quyền thì phải có Nghĩa vụ mới công bằng

3. 3,89% Chưa từng nghe, vì từ trước đến giờ cứ nghĩ rằng Quyền mới thiêng liêng

4. 0,68% Ý kiến khác


Câu 2. Bên cạnh Quyền con người, Quyền công dân, Hiến pháp đồng thời quy định Nghĩa vụ của con người, của công dân như một cách để cân bằng giữa Quyền cá nhân và lợi ích tập thể. Theo Quý vị, những Nghĩa vụ nào đã được quy định trong Hiến pháp? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 88,07% Nghĩa vụ quân sự

2. 89,89% Nghĩa vụ đóng thuế

3. 79,66% Nghĩa vụ bảo vệ môi trường

4. 84,59% Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng

5. 76,24% Nghĩa vụ bầu cử

6. 63,32% Nghĩa vụ học tập

7. 72,23% Nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng

8. 3,08% Các Nghĩa vụ khác

Câu 3. Trong cuộc sống, con người vừa được thụ hưởng một số Quyền cho lợi ích của bản thân, đồng thời cũng buộc phải thực hiện một số Bổn phận (Nghĩa vụ) để cống hiến xây dựng cho cuộc đời. Theo Quý vị, việc thụ hưởng Quyền và việc thực hiện Nghĩa vụ, điều nào nên được ưu tiên hơn? (Chỉ chọn một phương án trả lời)

1. 7,55% Quyền nên được ưu tiên hơn

2. 23,19% Nghĩa vụ nên được ưu tiên

3. 68,52% Hai bên nên bằng nhau

4. 0,73% Ý kiến khác

Câu 4. Công dân có Nghĩa vụ tài chính đối với quốc gia, nghĩa là phải đóng thuế để tạo nên ngân sách cho Nhà nước hoạt động. Ngân sách dồi dào thì nhiều hoạt động đầu tư xây dựng đất nước, phát triển hạ tầng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ… sẽ được triển khai nhanh, nhưng điều đó cũng có nghĩa là mức đóng thuế sẽ phải cao hơn. Theo Quý vị, việc thực thi Nghĩa vụ đóng thuế là bổn phận cao quý hay là sự bắt buộc? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 62,89% Việc đóng thuế là bổn phận cao quý

2. 3,35% Việc đóng thuế là chuyện bắt buộc gây khó chịu

3. 42,98% Nên đóng thuế theo khả năng cho phép

4. 2,55% Nhà nước nên giúp cho dân có thu nhập cao thì không ai tiếc tiền đóng thuế


Câu 5. Công dân có Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Đây là một Nghĩa vụ cực kỳ thiêng liêng đến nỗi nhiều anh hùng liệt sĩ đã chấp nhận hy sinh cả tính mạng mình để lên đường thực thi Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Theo Quý vị, việc thực thi Nghĩa vụ quốc phòng cao quý này nên là bắt buộc hay tự nguyện? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 31,08% Nên tự nguyện, ai có lòng thì tham gia chiến đấu sẽ hiệu quả hơn là bắt buộc

2. 25,25% Nên bắt buộc, vì ta cần phải có đủ quân số để bảo vệ lãnh thổ

3. 41,72% Nên bắt buộc đối với những ai có đủ khả năng, và nên cho tự nguyện đối với những ai kém năng lực thể chất

4. 3,48% Khi cần thì Nghĩa vụ quốc phòng là bắt buộc đối với tất cả mọi người, vì Tổ quốc còn là còn tất cả

Câu 6. Hiện nay tình hình ô nhiễm sinh thái là điều báo động vì đang gây ra hậu quả nặng nề lên đời sống con người khắp cả thế giới. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường đang trở thành một Nghĩa vụ quan trọng cho con người. Hạn chế và tái chế rác thải, hạn chế tạo ra cacbonic làm ô nhiễm không khí, bảo vệ các nguồn nước không bị nhiễm bẩn, bảo tồn rừng cây và các giống loài tự nhiên… đều là những việc cấp bách phải thực hiện. Theo Quý vị, Nghĩa vụ bảo vệ môi trường sinh thái là công việc dành cho nhân viên được trả lương hay là công việc chung của mọi người? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 23,53% Nhà nước lấy ngân sách trả lương cho nhân viên làm công việc bảo vệ môi trường

2. 85,06% Đây là nhiệm vụ của mọi người có mặt trên Trái đất này, ai cũng phải làm gì đó để bảo vệ môi trường

3. 7,02% Việc giảm thải sẽ lập tức ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất vì ngành sản xuất nào cũng xả thải ra môi trường, do đó, muốn gia tăng sản xuất thì nên chấp nhận có sự ô nhiễm môi trường

4. 83,33% Nên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ tiểu học để cho bất cứ ai, dù làm việc gì, cũng phải liên hệ đến việc bảo vệ môi trường

Câu 7. Con người có quyền được sống trong một xã hội sung túc, dồi dào vật chất. Để có được điều này, theo Quý vị, chúng ta nên có Nghĩa vụ gì? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)


1. 19,48% Nhà nước có Nghĩa vụ cung cấp Lợi ích hợp pháp cho người dân, chăm lo cho xã hội, chứ đó không phải Nghĩa vụ của cá nhân

2. 82,50% Lao động để tạo ra nhiều giá trị vật chất và tinh thần để cùng nhau xây dựng một cộng đồng thịnh vượng

3. 2,75% Không cần vất vả làm việc, miễn sao đóng thuế đầy đủ

4. 71,77% Siêng năng làm việc và sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn

5. 75,81% Tận tâm cống hiến để xã hội có nguồn lực mà phát triển bền vững

6. 1,16% Ý kiến khác

Câu 8. Con người có Quyền được thụ hưởng sự an toàn đối với thân thể cũng như hoàn cảnh, nghĩa là không bị nguy hiểm, không bị tra tấn. Theo Quý vị, con người cần có Nghĩa vụ gì để xứng đáng hưởng Quyền này? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 19,09% An toàn của mình là trên hết, không nên vì người khác mà gây oán thù với kẻ xấu

2. 81,64% Bảo vệ lẫn nhau trước sự gây hại của kẻ xấu

3. 78,46% Ngăn chặn mọi sự ức hiếp, phá hoại, bạo lực, cướp bóc, đe dọa

4. 69,91% Ngăn chặn lời nói hận thù, thô bỉ, vu khống

5. 75,98% Mỗi người phải tự bảo vệ sự an toàn cho chính mình, không nên ỷ vào người khác

6. 1,29% Ý kiến khác

Câu 9. Theo tinh thần của quyền tự do ngôn luận, con người có quyền nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của mình thông qua lời nói hoặc các phương tiện truyền thông. Vậy theo Quý vị, mỗi người cần có Nghĩa vụ gì bên cạnh Quyền này? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 7,32% Phát ngôn là Quyền của tôi, lắng nghe hay không là Quyền của bạn

2. 60,11% Chia sẻ quan điểm cá nhân là điều cần thiết để mọi người hiểu nhau

3. 69,75% Dùng mọi lý lẽ, lập luận, chứng minh để bảo vệ Nhà nước, chế độ trước những phát ngôn xuyên tạc, chống phá, gây mất đoàn kết toàn dân

4. 74,35% Phải kiểm soát nội dung trình bày của mình sao cho chỉ truyền bá những điều tốt đẹp thiện lành cho xã hội

5. 75,81% Không gieo rắc điều hận thù ác độc, không gieo rắc điều phân biệt kỳ thị, không gieo rắc điều sai lầm ngu xuẩn


6. 50,20% Hãy suy xét rằng: sau khi phát ngôn, con người sẽ thương nhau hay ghét nhau

7. 1,06% Ý kiến khác

Câu 10. Trong thời đại ngày nay, kiến thức rất quan trọng với con người. Nếu ai nắm kiến thức trong tay sẽ gặt hái được rất nhiều thành công trong cuộc sống. Ngược lại, nếu ai không có kiến thức sẽ trở thành người kém giá trị trong xã hội. Theo Quý vị, con người có Nghĩa vụ gì với kiến thức mà mình có được? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 2,62% Không nên chia sẻ kiến thức vì đó là một lợi thế cạnh tranh

2. 36,22% Chỉ nên chia sẻ những kiến thức nền tảng, phải để họ tự nghiên cứu, tìm tòi thêm thì mới có thể giỏi được

3. 9,87% Chỉ nên chia sẻ với người mình tin cậy, không nên chia sẻ cho người ngoài

4. 93,07% Tận tình chia sẻ vì mong mọi người thành công, tốt đẹp hơn mình, biết tương trợ lẫn nhau, để xã hội phát triển bền vững

5. 1,79% Ý kiến khác

Câu 11. Mọi người sinh ra đều có Quyền được no đủ, không bị đói kém. Đây là Quyền cơ bản của con người. Theo Quý vị, chúng ta cần có Nghĩa vụ gì để mọi người được no đủ? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 3,98% Đây là trách nhiệm của Nhà nước, không phải trách nhiệm của cá nhân

2. 21,24% Phải chu toàn cho gia đình trước đã, có dư mới giúp người khác được

3. 81,35% Đây là trách nhiệm chung của mọi người, khả năng của mỗi người đến đâu thì giúp đến đó

4. 31,08% Chỉ giúp đỡ người có ý chí vươn lên để tránh tâm lý ỷ lại, trông chờ vào người khác

5. 61,66% Việc giúp đỡ những người đói kém chung quanh mình được xem như là một trách nhiệm bắt buộc của luân lý xã hội, là một mệnh lệnh của lương tâm

6. 1,99% Ý kiến khác:

Câu 12. Sống trên đời, mọi người có quyền được sống có phẩm giá và danh dự. Theo Quý vị, con người cần có Nghĩa vụ gì để xứng đáng với Quyền đó? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 23,33% Ăn mặc lịch sự, lời nói trau chuốt, hoa mỹ, luôn làm đẹp lòng mọi người


2. 50,30% Luôn có ý chí vươn lên, nỗ lực làm giàu và phấn đấu để có địa vị trong xã hội

3. 46,95% Không làm điều xấu ác, không hại người là có phẩm giá rồi

4. 92,01% Tuân thủ pháp luật, sống đạo đức, làm gương cho mọi người xung quanh

5. 58,78% Cống hiến hết mình cho xã hội mà không đòi hỏi quyền lợi

6. 74,92% Bảo vệ phẩm giá, danh dự cho người khác, không bao giờ xúc phạm, hạ nhục nhau

7. 0,63% Ý kiến khác

Câu 13. Con người có Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nghĩa là nhà nước luôn tạo điều kiện cho con người được tự do tin kính thần thánh hay đi theo tôn giáo nào mình chọn. Vậy, theo Quý vị, tín đồ tôn giáo cần có Nghĩa vụ gì để mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 14,51% Không phải giáo lý của tôn giáo nào cũng đúng đắn, nếu cần, nên thuyết phục tín đồ của những tôn giáo sai lầm gia nhập tôn giáo mình

2. 67,63% Tu dưỡng bản thân và xây dựng tôn giáo của mình thành một nguồn đạo đức cho xã hội

3. 59,84% Phát triển tổ chức tôn giáo mình thành nơi hoạt động đúng với pháp luật

4. 47,58% Xây dựng giáo lý tôn giáo mình không mâu thuẫn với sự phát triển của khoa học

5. 83,50% Đặt tình yêu nước, yêu nhân loại lên trên hết. Đối xử thân ái với mọi người dù họ không cùng tín ngưỡng, tôn giáo với mình

6. 66,27% Tín đồ có Nghĩa vụ ngăn chặn những hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm phạm an ninh quốc gia, đạo đức xã hội và khối đoàn kết dân tộc

7. 42,21% Cùng nhau tìm ra một tín ngưỡng, tôn giáo hợp lý nhất để đoàn kết nhân loại trong một nền tâm linh chung

8. 0,86% Ý kiến khác

Câu 14. Con người có Quyền được sống trong một cộng đồng an toàn mà chung quanh là những người đạo đức hiền thiện. Vậy con người phải có Nghĩa vụ gì để xứng đáng hưởng những Quyền đó? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 15,64% Được sống an toàn là Quyền tự nhiên của con người, Nhà nước phải có Nghĩa vụ đảm bảo chứ không phải cá nhân

2. 4,74% Mình chỉ là cá nhân nhỏ bé, đóng góp cũng chẳng được bao nhiêu


3. 85,49% Mỗi người hoàn thiện đạo đức nơi chính mình để mình không bao giờ là nỗi đe dọa cho người khác, để mình là sự yên tâm tin tưởng của cộng đồng

4. 85,59% Không chỉ có Nghĩa vụ hoàn thiện đạo đức bản thân mà còn phải giúp mọi người xung quanh hoàn thiện đạo đức, cũng như không cho điều xấu len lỏi vào cộng đồng

5. 0,63% Ý kiến khác

Câu 15. Con người có Quyền được sống trong một thế giới thanh bình không có chiến tranh giết chóc. Dù khác nhau về biên giới hay màu da, Quý vị nghĩ rằng con người nên có trách nhiệm gì để cùng nhau xây dựng một thế giới thanh bình? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 4,67% Công dân nước nào thì chỉ bảo vệ nước đó, chứ không cần có Nghĩa vụ đối với nước khác, vì nó quá rộng lớn và trừu tượng

2. 11,99% Mỗi người có một trách nhiệm khác nhau, bảo vệ hòa bình thế giới là trách nhiệm của lãnh đạo các quốc gia, không phải là của người dân

3. 61,40% Con người phải có bổn phận kêu gọi hạn chế sản xuất vũ khí sát thương bao gồm mọi loại như hóa học, sinh học, cơ học…

4. 94,23% Con người có Nghĩa vụ yêu nước, nhưng cũng có Nghĩa vụ yêu cả thế giới, thế nên không ai được phép kích động tinh thần bạo lực, hiếu chiến để trở thành xung đột với các nước khác

5. 1,36% Ý kiến khác

Câu 16. Có những người không thực thi hoặc thực thi không đầy đủ Nghĩa vụ con người. Hành vi này có thể vi phạm Nghĩa vụ về lương tâm đạo đức, luân lý của xã hội, nhưng có khi đó là sự vi phạm Nghĩa vụ do pháp luật quy định. Tùy theo mức độ vi phạm mà con người chịu những hình thức xử lý phù hợp. Theo Quý vị, những biện pháp nào có thể được áp dụng cho hành vi vi phạm Nghĩa vụ con người: (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 59,05% Giáo dục, nhắc nhở, khiển trách đối với hành vi vi phạm Nghĩa vụ do đạo đức lương tâm thúc đẩy

2. 32,80% Phải lên án gay gắt những trường hợp vi phạm Nghĩa vụ do lương tâm đạo đức thúc đẩy

3. 49,67% Nên khuyên bảo, động viên đối với những trường hợp vi phạm Nghĩa vụ do luân lý xã hội đòi hỏi

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí