Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 31


4. 23,72% Khiển trách, lên án, tẩy chay đối với hành vi vi phạm Nghĩa vụ do luân lý xã hội đòi hỏi

5. 76,97% Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, hình phạt hình sự đối với hành vi vi phạm Nghĩa vụ do pháp luật quy định

6. 0,73% Ý kiến khác

Câu 17. Công dân phải có Nghĩa vụ đối với quốc gia. Bên cạnh đó, Quốc gia là một bộ phận của cộng đồng quốc tế. Vậy, theo Quý vị, công dân của quốc gia phải có Nghĩa vụ đối với thế giới hay không? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 16,50% Có, nếu Nghĩa vụ đó có thể đem lại lợi ích cho quốc gia. Lợi ích quốc gia là tối cao, lợi ích quốc tế chỉ là thứ yếu

2. 31,78% Có, nếu quốc gia mình có cam kết với quốc tế về Nghĩa vụ đó

3. 20,54% Có, bằng cách xây dựng nước mình thành cường quốc hàng đầu để dẫn dắt thế giới

4. 80,55% Phải xây dựng quốc gia mình thành một nguồn lợi ích cho thế giới, sẵn sàng giúp đỡ các quốc gia khác cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của thế giới

5. 44,37% Phải bỏ qua sự sai biệt, có khi hy sinh lợi ích quốc gia để tránh chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ngăn cản chiến tranh thế giới nguy hại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

6. 72,90% Phải có trách nhiệm đối với các sự biến toàn cầu như chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, chia rẽ, ... chứ không được bỏ mặc

7. 0,46% Ý kiến khác

Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 31

Câu 18. Xây dựng hạnh phúc gia đình là trách nhiệm của mỗi người. Nhưng mỗi thành viên trong gia đình cũng là một cá thể trong cộng đồng và có Nghĩa vụ bảo vệ lợi ích chung. Vậy trong trường hợp có sự xung đột giữa lợi ích gia đình và lợi ích cộng đồng, Quý vị sẽ lựa chọn cách ứng xử nào? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 1,89% Chấp nhận gây tổn hại lợi ích cộng đồng để bảo vệ lợi ích gia đình

2. 1,19% Không quan tâm lợi ích cộng đồng, chỉ quan tâm đến lợi ích gia đình

3. 10,9% Ưu tiên lợi ích gia đình trước, lợi ích cộng đồng để sau

4. 35,95% Sẵn sàng hy sinh lợi ích gia đình để bảo vệ lợi ích cộng đồng

5. 90,09% Bằng mọi cách để vừa không làm tổn hại lợi ích cộng đồng nhưng cũng không ảnh hưởng đến lợi ích gia đình

6. 1,29% Ý kiến khác


Câu 19. Mỗi người đều có Quyền được sống trong cộng đồng tốt đẹp, ở đó mọi người được yêu thương, được đối xử bằng tình nhân ái, được tạo điều kiện để phát huy năng lực cá nhân. Vậy, theo Quý vị, mỗi người cần có Nghĩa vụ gì đối với cộng đồng? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 9,01% Phải lo cho mình trước, mình có tốt thì cộng đồng mới tốt được. Chăm lo cho cộng đồng là Nghĩa vụ của Nhà nước

2. 72,37% Mọi người phải có Nghĩa vụ tương trợ lẫn nhau vì không ai có thể sống một mình được

3. 84,03% Mỗi người phải có Nghĩa vụ xây dựng cộng đồng vì cộng đồng tốt đẹp thì bản thân mình cũng sẽ có lợi ích

4. 11,7% Chỉ giúp đỡ người tốt, người có thiện chí, còn người xấu thì để pháp luật trừng trị

5. 75,51% Không được phép làm ngơ trước những kẻ xấu ác, phải giúp đỡ những người lầm lỡ để họ quay về với cuộc sống lương thiện

6. 20,48% Chỉ tận tình giúp đỡ người yếu thế và người không đủ khả năng vượt qua khó khăn

7. 0,56% Ý kiến khác

Câu 20. Vì trẻ em chưa thể đóng góp, cống hiến cho xã hội, chưa thể tự mình nuôi sống bản thân, vì vậy, các em cần nhận được sự bảo bọc, nuôi dưỡng từ gia đình, đó là Quyền của trẻ em. Theo Quý vị, trẻ em cần được giáo dục những bổn phận nào để xứng đáng với Quyền của mình? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 20,25% Trẻ em chỉ cần có bổn phận vâng lời, lễ phép với người trên, hiếu kính với cha mẹ là đủ

2. 19,22% Trẻ em là đối tượng để yêu thương, chăm sóc, không cần phải có bổn phận gì, vì các em chưa đủ sức khỏe và nhận thức như người trưởng thành

3. 53,38% Trẻ em không phân biệt độ tuổi, nhận thức đến đâu thì phải có bổn phận tương xứng đến đó

4. 90,52% Trẻ em có bổn phận rèn luyện tích cực, để sau này khôn lớn có đủ các đức tính quý báu của một con người có lợi ích cho cộng đồng

5. 0,8% Ý kiến khác

Câu 21. Người khuyết tật là một thành phần đặc biệt trong xã hội, họ ít có cơ hội cống hiến cho cộng đồng và cũng rất dễ mặc cảm. Do vậy họ cần nhận được sự quan


tâm, giúp đỡ từ cộng đồng. Theo Quý vị, chăm lo cho người khuyết tật là Nghĩa vụ của ai? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 40,82% Của Nhà nước, Nhà nước phải trích một phần ngân sách để chăm lo người khuyết tật

2. 39,13% Của các tổ chức từ thiện xã hội, vì những người khuyết tật cần sự đối xử Nhân đạo của cộng đồng

3. 30,09% Của những người thân trong gia đình phải có trách nhiệm chăm sóc họ, chứ không nên dựa vào sự giúp đỡ của cộng đồng

4. 77,27% Họ cũng cần được hỗ trợ để tìm kiếm khả năng, có cơ hội cống hiến, vì nhờ có cống hiến mà họ có phẩm giá xứng đáng giữa cuộc đời

5. 23,59% Đừng đặt ra Nghĩa vụ đối với người khuyết tật vì bản thân họ đã kém may mắn và dễ bị tổn thương

6. 76,11% Đó là trách nhiệm của tất cả mọi người theo đạo lý “thương người như thể thương thân”

7. 0,33% Ý kiến khác

Câu 22. Người cao tuổi đã có một thời gian dài cống hiến. Do đó, khi về già, họ có Quyền được hưởng sự chăm sóc của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, theo Quý vị, người cao tuổi nên nghỉ ngơi hay tiếp tục cống hiến? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 45,69% Làm được gì thì làm, tùy theo sức của họ chứ không nên yêu cầu Nghĩa vụ cho người cao tuổi

2. 24,02% Tuổi già là lúc cần nghỉ ngơi và được nhận sự phụng dưỡng của con cháu

3. 65,9% Rèn luyện phù hợp, cống hiến vừa sức, để không bao giờ mất đi tinh thần phụng sự của mình

4. 86,98% Nên dùng kinh nghiệm, kiến thức, đời sống đạo đức mẫu mực của mình để truyền dạy, nêu gương cho thế hệ sau

5. 52,62% Dù còn một hơi thở, vẫn cống hiến. Còn cống hiến là còn giá trị

6. 0,4% Ý kiến khác

Câu 23. Quyền được làm việc là một trong những Quyền cơ bản của con người để duy trì và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, trong cuộc sống có rất nhiều người không tự tìm kiếm công việc được. Theo Quý vị, mỗi người nên có Nghĩa vụ hỗ trợ người khác tìm được công ăn việc làm hay không? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)


1. 30,22% Đó là trách nhiệm của mỗi người, họ phải tự tìm kiếm việc làm để bảo đảm cuộc sống của mình

2. 2,72% Không cần phải hỗ trợ vì họ có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong khi tìm việc làm khác

3. 88,47% Mọi người nên có Nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau tìm kiếm việc làm, vì ai cũng có việc làm thì xã hội ổn định, kinh tế đất nước phát triển

4. 78,73% Nhà nước có Nghĩa vụ tạo ra nhiều chính sách hỗ trợ việc làm vì giảm tỷ lệ thất nghiệp là một trong những mục tiêu hành động của Nhà nước

5. 35,85% Đây là Nghĩa vụ cao cả của doanh nhân đối với xã hội

6. 0,23% Ý kiến khác

Câu 24. Sức khỏe là tài sản vốn quý của con người. Có sức khỏe, con người mới có thể thực hiện được ước mơ, học tập, làm việc, cống hiến và thụ hưởng. Vì vậy, Quyền sống khỏe mạnh là Quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, theo Quý vị, con người cần phải có Nghĩa vụ gì đối với sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 7,95% Chỉ cần đóng bảo hiểm y tế đầy đủ vì khi bệnh đã có bảo hiểm chi trả

2. 1,49% Không cần phải bận tâm nhiều đến việc chăm sóc sức khỏe vì bệnh đã có bác sĩ chữa trị

3. 47,28% Nghiên cứu y học cổ truyền để tìm ra những cách chữa bệnh thích hợp cho bản thân và mọi người xung quanh mà tránh được các tác dụng phụ của thuốc hóa dược

4. 77,97% Đóng bảo hiểm nhưng không phải chỉ để được chữa bệnh khi ốm đau, mà còn có mục đích xây dựng quỹ bảo hiểm chung cho người khác

5. 93,27% Mọi người nên có Nghĩa vụ chủ động phòng bệnh bằng cách tập luyện hợp lý, ăn uống khoa học, để bảo vệ sức khỏe của mình

6. 0,83% Ý kiến khác

Câu 25. Con người có Quyền tự do cư trú, nghĩa là được tự do đi đến nơi thích hợp để sống, làm việc, học tập và nghiên cứu. Theo Quý vị, bên cạnh quyền tự do cư trú thì con người cần phải có những Nghĩa vụ gì? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 3,15% Không cần phải có Nghĩa vụ, vì tự do đi lại là Quyền tự nhiên của con người


2. 68,12% Khi phát hiện các trường hợp cư trú bất hợp pháp thì cần có Nghĩa vụ trình báo cơ quan có thẩm Quyền để giúp cho việc quản lý cư trú của Nhà nước được hiệu quả

3. 86,35% Con người có Nghĩa vụ chủ động khai báo cư trú một cách trung thực, nhanh chóng và không dùng công nghệ để che giấu nơi cư trú của mình trong thời đại kỹ thuật số phát triển

4. 71,7% Tìm hiểu văn hoá, nếp sống tại nơi cư trú mới để nhanh chóng thích nghi, tránh xung đột với người dân sở tại

5. 78,36% Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để giúp cho việc phân bố lao động, quản lý an ninh trật tự, y tế, dân số được hiệu quả

6. 0,27% Ý kiến khác

Câu 26. Con người đều có quyền được sống trong một gia đình hạnh phúc, có sự yêu thương, chia sẻ và đùm bọc lẫn nhau. Thế nên theo Ông/Bà, con người cần có những Nghĩa vụ nào để bảo vệ hạnh phúc gia đình bền vững? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 19,18% Chỉ cần cha mẹ có Nghĩa vụ yêu thương, nuôi nấng, dạy dỗ con cái thì gia đình sẽ hạnh phúc

2. 27,93% Người chồng có Nghĩa vụ chăm lo kinh tế gia đình, còn người vợ có Nghĩa vụ giữ gìn tiết hạnh, nội trợ và chăm sóc con cái

3. 87,54% Vợ chồng có Nghĩa vụ giữ nghĩa thủy chung để bảo vệ gia đình khỏi những sự xung đột, đổ vỡ

4. 75,94% Vợ chồng có Nghĩa vụ giúp nhau chung tay làm việc thiện nguyện, giúp ích cho đời

5. 79,72% Con cái cũng phải có Nghĩa vụ vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ

6. 1,82% Ý kiến khác

Câu 27. Khi thực thi Nghĩa vụ con người, cống hiến cho xã hội, cho cộng đồng, Quý vị có cảm xúc như thế nào? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 85,42% Hạnh phúc 3. 11,13% Bình thường

2. 34,1% Thích thú 4. 0,3% Khó chịu

5. 3,15% Cảm xúc khác

Câu 28. Theo Quý vị, cá nhân thường vi phạm những Nghĩa vụ con người, Nghĩa vụ công dân nào? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)


1. 52,82% Nghĩa vụ quân sự

2. 67,13% Nghĩa vụ đóng thuế

3. 84,26% Nghĩa vụ bảo vệ môi trường

4. 56,66% Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng

5. 22,43% Nghĩa vụ bầu cử

6. 25,08% Nghĩa vụ học tập

7. 61,76% Nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng

8. 1,19% Các Nghĩa vụ khác

Câu 29. Theo Quý vị, những vi phạm về Nghĩa vụ con người, Nghĩa vụ công dân đã được Nhà nước phát hiện và xử lý thích đáng chưa (ví dụ như việc xử lý các cá nhân trốn thuế, trốn Nghĩa vụ quân sự, hành vi xả thải ra môi trường, tham nhũng,…)? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 62,69% Chưa thích đáng

2. 25,45% Đã thích đáng

3. 2,82% Không quan tâm

4. 12,26% Không biết

5. 3,78% Ý kiến khác

Câu 30. Hiện nay, Hiến pháp năm 2013 quy định Quyền con người, Quyền công dân rất nhiều so với Nghĩa vụ con người, Nghĩa vụ công dân. Theo Quý vị, Hiến pháp có nên tăng thêm quy định về Nghĩa vụ con người hay không, vì sao? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 53,88% Nên, vì để đảm bảo nguyên tắc Quyền không tách rời Nghĩa vụ trong pháp luật, một Quyền phải có một Nghĩa vụ cân xứng đi kèm

2. 67,23% Nên, vì giúp cho mọi người cân bằng lại nhận thức và tâm lý, rằng muốn được hưởng Quyền thì phải có đóng góp xứng đáng

3. 69,55% Nên, vì giúp cho xây dựng một quốc gia đầy tinh thần trách nhiệm

4. 63,19% Nên, vì nhiều người cống hiến thì xã hội được thịnh vượng

5. 2,22% Ý kiến khác


Nếu quý vị là cán bộ, công chức, viên chức xin vui lòng trả lời thêm từ Câu 31 đến Câu 33:

Câu 31. Với tư cách là một cán bộ, công chức, viên chức - người được nhà nước trao cho những quyền lợi và ưu đãi nhất định, và đồng thời cũng mang những nhiệm vụ và trách nhiệm tương xứng. Trong mối quan hệ giữa quyền lợi thụ hưởng và Nghĩa vụ cống hiến, Quý vị chọn cách ứng xử như thế nào? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 0,88% Cống hiến vừa chừng, vì biết rằng lương bổng không đủ để trang trải cuộc sống

2. 2,77% Nên xem quyền lợi, đãi ngộ thế nào trước để yên tâm làm việc

3. 52,26% Hết lòng cống hiến, hoàn thành nhiệm vụ nhiều hơn được giao, dù biết rõ lương thấp vì ngân sách nhà nước không bao giờ đủ

4. 41,02% Cố gắng, thầm lặng cống hiến, và tin tưởng sẽ được đãi ngộ, đối xử xứng đáng

5. 88,47% Làm việc công tâm, cống hiến không tư lợi, vì ý thức rất rõ nhiệm vụ của người cán bộ, công chức, viên chức là phục vụ công chúng

6. 1,17% Ý kiến khác


Câu 32. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Quốc gia muốn cường thịnh, người hiền tài phải được trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng, tạo mọi điều kiện để phát huy năng lực, yên tâm cống hiến cho đất nước. Theo Quý vị, việc bảo vệ người hiền tài là Nghĩa vụ của Nhà nước hay là Nghĩa vụ chung của mọi người? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 10,51% Chỉ Nhà nước mới có tiềm lực, có cơ quan chuyên môn, kế hoạch cụ thể để thực thi Nghĩa vụ này

2. 20,29% Đây không phải Nghĩa vụ của Nhà nước hay mọi người, người hiền tài phải có đủ bản lĩnh để vượt qua khó khăn

3. 83,65% Đây không chỉ là Nghĩa vụ của Nhà nước mà là Nghĩa vụ chung của mọi người. Ai phát hiện, nâng đỡ, đào tạo nhân tài nên được khen thưởng xứng đáng

4. 64,82% Mọi người phải có Nghĩa vụ tố giác kịp thời những hành vi trù dập người hiền tài

5. 0,88% Ý kiến khác


Câu 33. Có quan điểm cho rằng, cần đưa Nghĩa vụ con người vào chương trình giáo dục, để giúp con người nâng cao nhận thức về những Nghĩa vụ đối với gia đình, cơ


quan, cộng đồng, quốc gia, quốc tế. Quý vị có nhận xét gì về quan điểm này? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. 3,36% Chưa cần thiết, vì mỗi người tự ý thức về bổn phận của mình là được

2. 2,19% Không cần thiết, vì đi ngược xu hướng văn minh của thế giới là giáo dục về Quyền con người

3. 2,77% Không cần thiết, vì sẽ hạn chế quyền tự do của con người

4. 93,28% Cần thiết, nếu không được giáo dục, thì theo tâm lý tự nhiên, con người thích thụ hưởng hơn thích cống hiến. Mà hưởng thụ nhiều sẽ làm suy kiệt nguồn lực của đất nước

5. 1,9% Ý kiến khác


Tiếp theo, Quý vị vui lòng cung cấp một số thông tin cá nhân (những thông tin này được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích thống kê khoa học). Đối với cán bộ, công chức, viên chức vui lòng trả lời từ câu A-D; còn lại Quý vị trả lời đầy đủ cả 5 câu từ A-E.

A. Giới tính? (Chỉ chọn 1 phương án trả lời)

1. 49,83% Nam 2. 50,17% Nữ

B. Quý vị thuộc nhóm tuổi nào dưới đây? (Chỉ chọn 1 phương án trả lời)

1. 0% Dưới 15 tuổi 5. 17,59% Từ 45 đến 55 tuổi 2. 13,29% Từ 15 đến 24 tuổi 6. 12,76% Từ 55 đến 64 tuổi 3. 22,83% Từ 25 đến 34 tuổi 7. 10,64% Trên 64 tuổi

4. 22,9% Từ 35 đến 44 tuổi

C. Trình độ học vấn cao nhất hiện nay của Quý vị? (chỉ chọn 1 phương án trả lời)

1. 5,7% Tốt nghiệp Tiểu học 5. 6,93% Tốt nghiệp Trung cấp

2. 15,34% Tốt nghiệp Trung học cơ sở 6. 7,59% Tốt nghiệp Cao đẳng

3. 23,23% Tốt nghiệp Trung học phổ thông 7. 32,04% Tốt nghiệp Đại học

4. 2,25% Tốt nghiệp Sơ cấp 8. 6,93% Tốt nghiệp Sau đại học

D. Tôn giáo? (chỉ chọn 1 phương án trả lời)

1. 61,99% Không tôn giáo 4. 0,36% Tin lành

2. 34,16% Phật giáo 5. 0,5% Cao Đài

3. 2,35% Công giáo 6. 0,63% Khác

Xem tất cả 320 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí